intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cơn lốc mới trên thị trường VN

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

143
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dilmah, Qualitea, Jollibee, KFC, Cafe Trung Nguyên... đang hoạt động rất hiệu quả ở Việt Nam theo hình thức franchising (nhượng quyền thương mại). Đây mới chỉ là sự bắt đầu của một làn sóng mới đang nổi lên. Hàng loạt tập đoàn bán lẻ, đồ ăn nhanh sẽ ồ ạt vào Việt Nam sau thời điểm gia nhập WTO dưới hình thức franchising. Nếu DN Việt Nam không nắm bắt nhanh hình thức này thì có thể sẽ bị thiệt thòi, đặc biệt trong thị trường bán lẻ. Franchising tại Việt Nam - cuộc chiến mới bắt đầu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cơn lốc mới trên thị trường VN

  1. Cơn lốc mới trên thị trường VN Dilmah, Qualitea, Jollibee, KFC, Cafe Trung Nguyên... đang hoạt động rất hiệu quả ở Việt Nam theo hình thức franchising (nhượng quyền thương mại). Đây mới chỉ là sự bắt đầu của một làn sóng mới đang nổi lên. Hàng loạt tập đoàn bán lẻ, đồ ăn nhanh sẽ ồ ạt vào Việt Nam sau thời điểm gia nhập WTO dưới hình thức franchising. Nếu DN Việt Nam không nắm bắt nhanh hình thức này thì có thể sẽ bị thiệt thòi, đặc biệt trong thị trường bán lẻ. F ranchising tại Việt Nam - cuộc chiến mới bắt đầu Hiện franchising đã xuất hiện ở mọi khu vực trên thế giới và tại đa số các quốc gia với 16.000 hệ thống trên toàn cầu. Nhượng quyền thương mại, hay franchising là phương thức kinh doanh được các tập đoàn lớn trên thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực phân phối, dịch vụ sử dụng. Có thể hiểu một cách nôm na về hoạt động nhượng quyền thương mại như sau: bên nhượng quyền trao cho bên nhận quyền sử dụng mô hình, kỹ thuật kinh doanh, sản phẩm dịch vụ dưới thương hiệu của mình và nhận lại một khoản phí hay % doanh thu trong thời gian nhất định.
  2. Các nhãn hiệu đồ ăn nhanh McDonald's, KFC, Jollibee, kem Carvel, siêu thị 7-Eleven... đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng trên khắp thế giới, nhưng ít người để ý rằng bí quyết thành công của họ chính là phương thức kinh doanh frachising. Dự thảo 8 Luật Thương mại Sửa đổi: - Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó, bên nhượng quyền chấp thuận trao quyền và cung cấp các hỗ trợ cho bên nhận quyền để b ên đó bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo nhãn hiệu hàng hóa, hệ thống, phương thức do bên nhượng quyền xác định trong một khoảng thời gian và phạm vi địa lý nhất định. - Quyền được nhượng bao gồm quyền sử dụng các bí quyết nghề nghiệp; cách thức tổ chức bán hàng, cung ứng dịch vụ; tên thương mại; nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ; khẩu hiệu kinh doanh; biểu tượng của bên nhượng quyền và quyền sử dụng các trợ giúp khác để bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. - Thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam muốn nhượng quyền thương mại phải đăng ký với Bộ Thương mại.
  3. - Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương và phải được đăng ký với Bộ Thương mại. Ở V iệt Nam, phương thức kinh doanh mới mẻ này du nhập từ đ ầu những năm 1990 và hiện đang phát triển với một tốc độ khá vũ bão; có chuyên gia ước tính tới 15%-20%/năm. Theo điều tra của Hội đồng Nhượng quyền thương mại thế giới (WFC) năm 2004, hiện Việt Nam cũng đã có 70 hệ thống này. Điển hình như KFC, Trung Nguyên, Dilmah, Qualitea, Jollibee... Tuy nhiên, cuộc cạnh tranh trên lĩnh vực này dường như mới chỉ bắt đầu. Sau thời điểm Việt Nam gia nhập WTO với sự mở cửa của thị trường dịch vụ, các chuyên gia thương mại dự đoán, hàng loạt các tập đoàn bán lẻ và đồ ăn nhanh, siêu thị sẽ xâm nhập mạnh vào thị trường Việt Nam. Với phương thức franchising, họ có thể nhanh chóng vươn ''vòi bạch tuộc'' chiếm lĩnh thị trường bán lẻ của Việt Nam. Nhiều nhà đầu tư tại thị trường Việt Nam cũng đang tính chuyện làm ăn theo mô hình franchising như Lotteria với chuỗi 9 cửa hàng. H ệ thống này dự tính khi phát triển đến 20 cửa hàng sẽ mở rộng theo mô hình franchising.
  4. Vì sao franchising? Một trong những DN Việt Nam đầu tiên nhạy bén nắm hình thức kinh doanh franchising phải kể đến là Trung Nguyên. Thành lập từ giữa năm 1996, đến nay, thương hiệu Trung Nguyên đ ã có mặt trên 63 tỉnh thành. Từ 1998-2004, Trung Nguyên đã có khoảng trên 500 quán cà phê nhượng quyền chính thức. Theo ông Nguyễn Trần Quang, Giám đốc Tiếp thị của Công ty Cà phê Trung Nguyên, để được trưng biển Trung Nguyên, các quán cà phê đ ều phải ký hợp đồng ràng buộc với công ty. Họ sẽ phải bài trí quán theo một phong cách thống nhất, pha chế cà phê theo một công thức nhất quán của Trung Nguyên. Phía Trung Nguyên không hề thu phí chuyển nhượng đối với những quán này. Ngược lại, phía Trung Nguyên có những sự giám sát nhất định về mặt kỹ thuật pha chế, cách thức quản lý với những quán này. Với phương thức kinh doanh này, Trung Nguyên đã không chỉ thành công trong nước mà còn có mặt tại nhiều nước như: Nhật Bản, Campuchia, Singapore, Thái Lan... Họ đang có tham vọng mở rộng danh tiếng sang Philippines, Trung Quốc, Hàn Quốc... Với bên nhận quyền, nhất là những người mới bắt đầu bước vào kinh doanh thì franchising là cách lựa chọn đảm bảo giảm thiểu rủi ro vì không phải trải qua giai đoạn xây dựng và phát triển ban đầu. Mặt khác, nếu thương hiệu có uy tín thì họ sẽ dễ dàng được thị trường chấp nhận.
  5. Ông Đoàn Đ ình Hoàng, Giám đốc Công ty Tư vấn Masso nhận định rằng: ''Franchising là một trong những phương thức đầu tư khôn ngoan và chắc chắn nhất''. Theo nghiên cứu của Phòng Thương mại Mỹ, từ năm 1974 đến nay, trung bình chưa đến 5 % DN trong lĩnh vực nhượng quyền thất bại so với tỷ lệ 30%-65% trong các lĩnh vực khác. Với những DN Việt Nam đang có tham vọng mở rộng ra thị trường thế giới, nhưng chưa đủ sức để tấn công trực tiếp các thị trường lớn đầy tiềm năng như Mỹ, EU hay Nhật Bản thì franchising quả là một bước đi phù hợp. Nhượng quyền thương mại sẽ giúp các DN xâm nhập một cách gián tiếp vào những thị trường này với chi phí thấp nhất, đồng thời đây cũng là cách hữu hiệu để bảo vệ nhãn hiệu của DN tại thị trường nước ngoài. Các m ặt hàng truyền thống Việt Nam như hàng thủ công, mỹ nghệ, may mặc, thực phẩm là những sản phẩm tiềm năng có thể áp dụng mô hình franchising. Tháng 8/2002, AQ Silk đã chuyển nhượng thành công nhãn hiệu của mình tại Mỹ với giá 100.000USD. Mới đây, Phở 24 tại TP.HCM cũng đã thành công với phương thức này. Hiện, danh sách xin nhượng quyền của họ có nhiều khách hàng đến từ Mỹ, Nhật, Hàn Quốc. Cần sớm có luật điều chỉnh Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng franchising là mô hình kinh doanh dễ nảy sinh tranh chấp nhất, đặc biệt là những tranh chấp về doanh thu. Bên nhượng quyền có thể kiểm soát được khoản doanh thu cụ thể của bên nhận
  6. quyền để tính %, trong khi quyền quản lý hoàn toàn thuộc về bên nhận quyền. Mặt khác, mở rộng theo hình thức franchising, DN cũng phải đối mặt với nguy cơ sẽ bị giảm uy tín thương hiệu nếu bên nhận quyền không thực hiện đúng cam kết. Ví dụ như chỉ một vệt bẩn trên tấm biển Cafe Trung Nguyên hay một thái độ bất lịch sự của khách hàng cũng có thể làm giảm uy tín Trung Nguyên, điều này Trung Nguyên khó có thể kiểm soát hết. Chia sẻ vấn đề này, ông Nguyễn Trần Quang, Giám đốc Tiếp thị Công ty Cà phê Trung Nguyên cho biết: ''Ở Việt Nam từ trước đến nay chưa có một mô hình franchising nào để chúng tôi nghiên cứu. Chúng tôi đều phải tự học hỏi, bươn chải. Chính vì phải tự tìm tòi nên Trung Nguyên đ ã phải trả giá rất nhiều trong quá trình xây dựng thương hiệu. Hiện, mối liên kết với các franchise của chúng tôi hoàn toàn dựa vào cam kết kinh doanh hay đạo đức của hai b ên. N ếu hoạt động này có hành lang pháp lý thì sẽ tạo thuận lợi cho chúng tôi rất nhiều''. Dự thảo Luật Thương mại do Bộ Thương mại soạn thảo đã đưa hoạt động nhượng quyền thương mại vào và đang lấy ý kiến rộng rãi của nhiều giới. Trao đổi với VietNamNet, ông Trương Quang Hoài Nam, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thương mại khẳng định: ''Đây là thời điểm thích hợp để đưa hoạt động nhượng quyền thương mại vào Luật Việt Nam. Tuy nhiên, vì đây là hoạt động rất mới mẻ ở Việt Nam nên xây dựng một hành lang pháp
  7. lý phù hợp là điều không đơn giản''. Ông cũng cho biết, Bộ Thương mại đã đưa vào Dự thảo Luật quy định thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài hoạt động thương m ại tại Việt Nam muốn nhượng quyền thương mại phải đăng ký với Bộ Thương mại. Với việc đăng ký này, Bộ Thương mại sẽ giúp đỡ DN về mặt thông tin để không gặp rủi ro trong việc ký kết các hợp đồng nhượng quyền. Hoạt động nhượng quyền thương mại (franchising) được coi là khởi nguồn tại Mỹ, vào giữa thế kỷ 19. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhượng quyền trên thế giới năm 2000 là khoảng 1.000 tỷ USD với khoảng 320.000 DN từ 75 ngành khác nhau. Tại Mỹ, hoạt động nhượng quyền chiếm trên 40% tổng mức bán lẻ, thu hút được trên 8 triệu người lao động trong khu vực này và bình quân cứ 12 phút lại có 1 franchise mới ra đời. Ở Anh, franchising là một trong những hoạt động tăng trưởng nhanh nhất của nền kinh tế với khoảng 32.000 DN nhượng quyền, doanh thu mỗi năm 8,9 tỷ bảng Anh. Khu vực franchising cũng thu hút một lượng lao động lớn với khoảng 317.000 lao động và chiếm trên 29% thị phần bán lẻ. Phương Thanh - V ietNamNet
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2