intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Con mắt của trái tim

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

102
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bùi Xuân Phái (1921-1988) là một trong những khuôn mặt đặc biệt, đáng yêu và hiếm hoi nhất của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Ở Việt Nam, nếu không kể một biệt lệ là Lê Văn Miến (1873-1943) tốt nghiệp Trường mỹ thuật Paris năm 1985 rồi bỏ nghề, không để lại một ảnh hưởng gì nối nghiệp, thì nền mỹ thuật hiện đại được gắn liền với sự ra đời của Trường Mỹ thuật Đông Dương, do người Pháp mở ở Hà Nội, 1925-1945, và Bùi Xuân Phái là thế hệ cuối cùng. Khi ông bước vào trường, 1941,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Con mắt của trái tim

  1. Con mắt của trái tim Bùi Xuân Phái (1921-1988) là một trong những khuôn mặt đặc biệt, đáng yêu và hiếm hoi nhất của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Ở Việt Nam, nếu không kể một biệt lệ là Lê Văn Miến (1873-1943) tốt nghiệp Trường mỹ thuật Paris năm 1985 rồi bỏ nghề, không để lại một ảnh hưởng gì nối nghiệp, thì nền mỹ thuật hiện đại được gắn liền với sự ra đời của Trường Mỹ thuật Đông Dương, do người Pháp mở ở Hà Nội, 1925-1945, và Bùi Xuân Phái là thế hệ cuối cùng. Khi ông bước vào trường, 1941, thì thế hệ đàn anh như Nguyễn Phan Chánh, Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Tô Ngọc Vân... đã nổi tiếng ở Hà Nội và Paris từ mười năm trước, tại cuộc triển lãm 1931. Khi ông ra trường, 1946, thì thế giới nghệ thuật đang bước vào thời kỳ hậu chiến và phân hóa kịch liệt. Picasso, Matisse, Léger đã được xếp hạng là những bậc thầy cổ điển, trường phái Paris đã xa dần. ở Pháp, B.
  2. Buffet, J. Bazainne, E. Hartung, G. Mathieu, P. Soulages, N. de Stael, S. Poliakoff; ở Đức, A.O.Wols; ở Hà Lan, K.Appel, với những thông báo thẩm mỹ nghịch lý của tâm trạng, cùng một lúc tự do bước lên diễn đàn. Châu Âu mở hết cường độ cho xu hướng Trừu tượng trữ tình, và ở Mỹ thì xu hướng Biểu hiện trừu tượng. Tất cả những hình ảnh đó đều có trong con mắt Bùi Xuân Phái, con mắt của trái tim. Và ông đã tìm được kích thước của chính mình trong khuôn khổ ngặt nghèo của xã hội, để rồi, như một mạch nước ngầm, ngày càng lan rộng và thẩm thấu chân thành đến tận những tâm hồn xa lạ. Bùi Xuân Phái là đứa con ruột thịt của Hà Nội, và được coi là hoạ sĩ số một của linh hồn thành phố này. Phố cổ Hà Nội vô cùng hội hoạ, và nói theo nghĩa đen của nghệ thuật, thì chính là Bùi Xuân Phái đã phát hiện ra nó.
  3. Đây là mảng tranh ưu quyền nhất của ông mà ông đã đeo đuổi trong gần một nửa thế kỷ, cũng như bây giờ nó còn đeo đuổi chúng ta và bạn bè trên thế giới dài lâu. Bùi Xuân Phái đã vẽ nó trong mọi tâm trạng, bằng mọi chất liệu và kích thước, từ trên những tấm vải sang trọng đến trên một tờ báo cũ, một chiếc bì thư, một vỏ thuốc lá, một vỏ diêm. Ông đã vẽ nó từ nguyên hình thể đến trừu tượng, khi nó chỉ còn là nhịp điệu và ánh sáng gần, xa của kỷ niệm. Tôi đã gọi nó là "phố tiềm thức" trong một cuộc triển lãm gần đây tại nhà riêng của ông. ở đó, ta có thể nhận ra được bước đi song song, như khi P. Mondrian vẽ hàng loạt Cây (1911-1913) hay Mặt biển (1914-1916), như P.Klee vẽ Thành phố đang bay (1930), vẽ Làng trong núi đá (1932), Làng và núi đồi (1934)... Chính Bùi Xuân Phái cũng không biết là mình đã vẽ bao nhiêu phố cổ, và chúng đã quanh quẩn vào tận những ngõ ngách nào của Hà Nội hay đã lưu lạc tận chân trời nào của Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ. Nhưng tôi biết ông rất vui lòng. Mà chính số phận lang thang của tranh ông đã làm ông nổi tiếng.
  4. Sưu tập Bùi Xuân Phái của Trần Hậu Tuấn là một sưu tập đẹp. Mới và trẻ, nhưng số lượng và chất tranh đều là xuất sắc, ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài. Ở đây ta sẽ gặp đường nét của Bùi Xuân Phái, không bao giờ đơn thuần là chu vi của một hình thể, mà sẵn sàng đậm đặc, run rẩy, khác thường. Nó là cái tương đồng hội hoạ ngay lúc bấy giờ đã nẩy trong ông. Màu sắc cũng vậy, chúng chỉ là tượng trưng cho sự có mặt của một thực tại đã từng được tiên nghiệm. Bởi vậy, phố cổ Hà Nội của Bùi Xuân Phái có giá trị ký hiệu, chủ quan. Nó ám chỉ một điều gì khác, ở trong và ở ngoài nó, nó hoà nhập làm một người hoạ sĩ vào đối tượng. Ta có thể dùng khái niệm Einfuhlung của W.Woringer để nói về tranh của Bùi Xuân Phái nó là sự "cùng - đẻ ra" của phố cổ Hà Nội, tác giả, và người xem. Mà ppmg cũng không phải chỉ là hoạ sĩ của phố cổ, và chỉ thành công ở đấy. Ta thử đặt một lần cạnh nhau những phố cổ và những làng quê của Bùi Xuân Phái trong sưu tập Trần Hậu Tuấn. Ta sẽ thấy rõ hơn con mắt của trái tim ông, và tin hơn ở chủ thể sáng tạo. Cũng như xưa kia, Van Gogh, Cézanne, Gauguin, Marquet đều thành đạt lớn lao và khẳng định chính mình ở những không gian xa vắng, những thị trấn nhỏ, những
  5. làng mạc và hòn đảo bị bỏ quên. Và các ông đã kéo dài đời sống mong manh của chúng đến hàng thế kỷ. Những nhà tranh vách đất, những đứa trẻ bế em, những con bò kéo xe trên ngõ xóm gập gềnh, những gốc cây chứa đầy cổ tích của Bùi Xuân Phái đều chung một thế giới nhân văn với phố cổ Hà Nội. Một thế giới tiềm thức và kỷ niệm, nhưng đồng thời chúng lại là hiện tại, những nét khắc ăn sâu nhất vào tâm thức Việt Nam. Làng quê Bắc kỳ còn vọng nhiều tiếng trống Chèo trong loạt tranh về sân khấu, dập dình nhịp điệu và màu sắc tươi vui của Bùi Xuân Phái. ở đây ông duyên dáng và hóm hỉnh lạ thường. Cũng cần để ý hơn một chút đến bản chất đậm đà của sân khấu Chèo, những chiếc yếm đào và quạt xếp, lối bông đùa nhả nhớt nơi đình đám của những gã hề, những nhịp lệch trong dàn nhạc, để cảm thụ động tác hội hoạ của ông. Từ khi xuất hiện mảng tranh Chèo, rồi những minh hoạ cho tập sách Hề Chèo (1977) và sau đó cho tập thơ nôm Hồ Xuân Hương, người ta mới nhận ra cái khía cạnh dí dỏm đến nghịch ngợm của bàn tay Bùi Xuân Phái. Ở đây, cũng như ở phố cổ Hà Nội, ông luôn là người phát hiện và đứng đầu, tưởng như trước và sau ông vẫn là khoảng trống.
  6. Bùi Xuân Phái có những gặp gỡ nghệ thuật với trường phái Paris, Gặp Picasso và Matisse trong tinh hoa của đường nét, gặp Marquet trước ánh hắt của biển và sóng, gặp Van Gogh trong thâm tâm tự hoạ, gặp Mondrian và Klee trong tiềm thức phố phường. Nhưng bao giờ ông cũng biết tìm và đặt mình đúng giới hạn, nơi ông có thể thao diễn hết cử chỉ hội họa của mình với chân thành và tự trọng, bao giờ ông cũng giữ được phẩm chất nho nhã và trầm tưởng của người tri thức Việt Nam trước thời cuộc. Và ở đó, còn phảng phất chút sầu tư định mệnh. Tôi có được đọc ở trang đầu một cuốn sổ tay (1971) của Bùi Xuân Phái câu sau đây của Rouault ghi nguyên bằng tiếng Pháp: "J'ai été si heureux, oubliant tout dans le plus noir chagrin" (Tôi rất sung sướng được vẽ, mê cuồng hội hoạ, quên mất cả trong chốn u sầu tăm tối nhất). Có khi tôi tự hỏi, nếu hội hoạ Việt Nam không có Bùi Xuân Phái? Và tôi tự trả lời, thì có một khoảng trống không bù đắp được trong tâm tưởng và hình hài Hà Nội, ở Việt Nam và ở mọi chân trời.
  7. Tôi xin trân trọng và vui mừng được gặp sưu tập Bùi Xuân Phái của Trần Hậu Tuấn, một người chơi tranh có nhãn thức tinh tường về tác giả và có công gìn giữ cho chúng ta cái tài sản tinh thần vô giá. Thái Bá Vân Tiếp xúc với nghệ thuật
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2