intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Con người - Động lực và mục tiêu của phát triển

Chia sẻ: Trần Phát | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

35
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Con người - Động lực và mục tiêu của phát triển" bàn về sự phát triển của con người qua từng giai đoạn, và sự phát triển của con người Việt Nam hướng tới sự tốt đẹp. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Con người - Động lực và mục tiêu của phát triển

  1. CON NGƯỜI ĐỘNG LỰC VÀ MỤC TIÊU CỦA PHÁT TRIỂN GS.Tương Lai I. CON NGƯỜI 1. Con người là ai a. Để giải đáp câu hỏi muôn thuở ấy, đã có không ít cách trả lời. Song cho đến nay, tư duy của loài người vẫn chưa ngừng tìm tòi vì người ta chưa thỏa mãn với bất cứ cách giải đáp nàp. Phải chăng vì thế, đã từng có nhà thơ, bằng thơ,đưa ra ý tưởng rằng, đặt ra một cách hỏi khác với câu hỏi muôn thuở đó có thể làm sáng lên con đường người. Hỏi và trả lời “ta vì ai” thay cho câu hỏi “ta là ai” thì “ngọn gió siêu hình” thổi tắt mọi ngọn nến sẽ biến thành “vạn triệu chồi xanh” tràn đầy sức sống, Sự huyễn hoặc của hình tượng thơ đã làm mờ đi cách lẩn tránh câu trả lời. Câu hỏi vẫn còn nguyên đó. Chuyện vì ai không thể thay thế cho câu trả lời ta là ai. Con người là gì, con người từ đâu đến, và rồi con người sẽ đi đến những chân trời nào? Tư duy khoa học không thể lẩn tránh khái niệm. b.Trước tiên, không hề có con người trừu tượng. Con người bao giờ cũng là “con người này” theo cách diễn đạt rất hàm súc của Hegel. Còn với C.Mác, con người phải được xem xét trong tính lịch sử cụ thể. Muốn tìm hiểu bản chất con người thì phải dõi theo toàn bộ tiến trình phát triển của nó trong lịch sử hình thành và phát triển Phải lý giải vấn đề con người căn cứ vào đời sống hiện thực của nó, trong đó rất quan trọng là cung cách làm ăn hằng ngày, là việc sản xuất ra của cải vật chất, chứ không thể theo những suy nghiệm mơ hồ. c. Aristote cho rằng “con người là động vật xã hội”, nhưng phải đến cuối thế kỷ XIX, Ch. Darwin mới chỉ ra được con người là khâu cuối cùng của chuỗi tiến hóa vật chất trên hành tinh Trái đất. Ph Ăngghen dựa vào thành tựu khoa học thế kỷ XIX để đưa ra quan điểm “lao động là nguyên nhân chuyển hóa cuối cùng để vượn thành người”. Adam Smith đưa ra luận điểm “lao động là nguồn gốc duy nhất của mọi của cải”, dựa vào luận điểm đó, Franklin đưa ra định nghĩa “con người là một thực thể biết chế tạo công cụ” .Với việc đưa lao động vào trong tìm hiểu bản chất người, từ Hegel trở đi, triết học đã vận dụng những thành tựu của kinh tế chính trị học để cố gắng trả lời câu hỏi về con người bằng luận điểm tuyệt vời của Hegel “con người là thực thể tự sinh thành nên chính mình” C.Mác đã từng cho rằng sự vĩ đại của George Wilhem Friedrich Hegel là đã “coi sự tự sản sinh của con người như một quá trình”. Chỉ rõ ra được như vậy vì Hegel đã biết “ nắm lấy bản chất của lao động” và lý giải con người hiện thực như là “kết quả lao động của bản thân con người” . Để tránh những suy đoán mơ hồ, C.Mác đã lưu ý, khi nói đến lao động thì phải “giả định lao động dưới hình thức mà chỉ riêng con người mới có mà thôi” 1. Đó là việc sử dụng và chế tạo công cụ (tư liệu lao động) mà C.Mác xác định đó chính là “thước đo sự phát triển sức lao 1
  2. động của con người” 2, đồng thời cũng là đặc trưng tiêu biểu cho một thời đại. Mà chính vì vậy, cũng là đặc trưng cho một trình độ tư duy. d. Con người trực tiếp là một thực thể tự nhiên, nhưng bằng hoạt động thực tiễn, con người trở thành chính mình. Thuật ngữ “trực tiếp”cần hiểu ở bình diện triết học chứ không theo nghĩa thông thường. Là sản phẩm của tự nhiên và xã hội, con người vừa thích ứng với tự nhiên và xã hội vừa cải tạo chúng. Quá trình con người thích ứng và cải tạo tự nhiên và xã hội cũng là quá trình con người hoàn thiện bản thân mình. Tự nhiên-xã hội-con người, đấy là thể hoàn chỉnh hợp thành thế giới của con người. Trong thể hoàn chỉnh ấy, con người là trung tâm và là lý do tồn tại của thể hoàn chỉnh ấy. Sự thống nhất giữa con người với tự nhiên là nhờ hoạt động thực tiễn của con người, mà hệ quả của nó là con người tìm cách thích ứng và cải tạo tự nhiên. Tự nhiên không còn là trực quan nữa mà là thành tựu lý luận của thực tiễn của con người với tư cách là một thực thể xã hội. e. Lấy phạm trù thực tiễn thay cho phạm trù tha hóa [của Hegel], C.Mác đã xác định nền tảng lý luận để sau này V.Lênin khẳng định “quan điểm về đời sống,về thực tiễn phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản về nhận thức”3 . Quan điểm thực tiễn đã vạch ra phương pháp cải tạo hiện thực “nếu hoàn cảnh ảnh hưởng đến con người thì phải làm cho hoàn cảnh trở nên hoàn cảnh có tính người”. Bởi vì, “con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người đến mức ấy ” 4. Phương pháp có một ý nghĩa hết sức lớn trong hoạt động thực tiễn. Bởi lẽ , theo Hegel, “tòan bộ triết học nói chung, đều được thâu tóm thành phương pháp”. Sự phù hợp giữa thay đổi hoàn cảnh với hoạt động của con người cũng tức là với sự tự biến đổi của con người, không gì khác, chính là thực tiễn, tức là quá trình con người sử dụng các phương tiện, công cụ vật chất, sức mạnh vật chất và tinh thần của mình tác động vào tự nhiên và xã hội phù hôp vời nhu cầu tồn tại và phát triển của chính mình. Quá trình làm cho hoàn cảnh trở nên hoàn cảnh có tính người cũng chính là quá trình con người tự hoàn thiện bản thân mình. Phạm trù người đánh dấu một cốt mốc quyết định trong tiến trình tư duy của con người, của lịch sử người. 2. Cá nhân. a. Lịch sử toàn thế giới, nói theo C.Mác, là sự sáng tạo con người thông qua lao động của con người. Ở buổi ban đầu của lịch sử, con người chưa có ý thức về tính cá thể. Con người chỉ xuất hiện như là cá nhân sau một quá trình lịch sử nhất định. Chính vì thế, có thể nói lịch sử loài người là một quá trình người, do con người tạo ra. Cho nên, lịch sử là nhất nguyên. Nhưng nhất nguyên không theo ý nghĩa của qưyết định luận máy móc, mà là một tiến trình phức tạp với những bước thăng trầm chứa đựng nhiều bí ẩn phải liên tục khám phá. Hành trình khám phá ấy cũng là hành trình con người tự khám phá chính mình, điều mà Xôcrat dòi hỏi “Con người, hãy tự nhận thức chính mình”. Trong hành trình ấy, mỗi bước tiến lên đều phải trả giá đắt. Đó là cái giá của cuộc đấu tranh giữa tốt và xấu, giữa thiện và ác, giữa chính và tà, ánh sáng xua dần bóng tối. 2
  3. b. Ở thời nguyên thủy, con người sống dựa vào tự nhiên và khiếp sợ sức mạnh tự nhiên Từ việc thờ cúng “vật linh” (totem, tiếng Anh ) đến những nghi lễ “ma thuật” (magic), con người dần tiến lên khi việc thờ cúng “vật linh” nhường chỗ cho việc thờ cúng “thần thánh”, tức là sức mạnh tự nhiên được “người hóa”, dẫu thời gian đầu con người chưa ý thức được như thế. Có thể xem đấy là khâu trung gian chuyển tiếp con người và thần thánh, mà thần thánh được con người tạo dựng theo hình ảnh của chính mình, theo đó, con người từng bước, từng bước thực hiện sự tự khẳng định chính mình. Trên ý nghĩa ấy, “cá nhân” manh nha xuất hiện từ ngay trong lòng xã hội cổ đại chứ không phải đợi đến sự ra đời của chủ nghĩa tư bản mới có cá nhân. Những yếu tố nhân văn được nảy nở trong xã hội cổ đại. Sức mạnh tự nhiên được “người hóa” trong “thần thánh của con người, do con người tạo dựng nên”, để rồi “thần thánh” được thay bằng “thượng đế toàn trí, toàn năng” với sự hình thành tư duy tôn giáo. Phân tích kỹ lại sẽ thấy, “thượng đế toàn trí, toàn năng” cũng chỉ là biểu tượng “người hóa” khát vọng của con người chứ không gì khác. Đấy là cách con người được “thượng đế hóa” như đã từng được “thần thánh hóa”. Con người tạo ra “thượng đế”của mình để có chỗ dựa tinh thần nhằm đương đầu với tự nhiên. Vì có “thượng đế” của mình làm chỗ dựa, con người không còn quá sợ hãi trước tự nhiên khiếp đảm và kỳ bí. Con người chỉ còn khuất phục trước “thượng đế” của mình. Bởi lẽ, tự nhiên cũng bị thượng đế toàn trí toàn năng khuất phục và chi phối. Cũng từ cách lý giải ấy mà người ta cho rằng, tôn giáo nguyên thủy là một phương cách để con người tự khẳng định mình. Thế nhưng, khi trở thành một “thể chế xã hội” với sự liên kết giữa “thần quyền” và “thế quyền” tạo nên công cụ kép của tầng lớp thống trị, thì tôn giáo lại trở thành một sức mạnh nô dịch con người, đẩy tới sự tha hóa của con người. Bằng sự tha hóa ấy, con người tìm thấy ở “tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức”, từ chỗ là sự khẳng định của con người với tôn giáo nguyên thủy, đã biến thành sự tự phủ định con người khi tôn giáo là sản phẩm của sự câu kết giữa “thế quyền” với “thần quyền”. Càng tự phủ định mình, càng tự hiến mình cho hư ảo lại càng thấy mình được “cứu rỗi” trong “cái biển khổ mà tôn giáo là vòng hào quang thần thánh”5 như C.Mác đã từng phân tích . Chừng nào con người vẫn còn bị giày vò bởi những nỗi đau trần thế về thể chất và tinh thần, nhất là nỗi đau tinh thần, chừng ấy con người vẫn cần đến “vòng hào quang thần thánh” ấy. Cũng chính vì thế, tôn trọng con người, phải tôn trọng niềm tin ấy của con người khi mà cái “biển khổ” vẫn còn tràn ngập đời sống con người. “Nhân dân [chỉ có thể] từ bỏ một tình cảnh đang cần có ảo tưởng” như C.Mác đòi hỏi khi mà cái “biển khổ” ấy bị thu hẹp lại rồi mất đi với sức mạnh vật chất và tinh thần hiện thực được tạo ra đủ sức làm việc ấy. Khi sức mạnh hiện thực ấy chưa có, nếu nhân danh lý tưởng giải phóng con người mà lại chà đạp lên đời sống tâm linh của con người chính là phản lại chủ nghĩa nhân văn. Tôn giáo, và rộng hơn thế, tín ngưỡng là một hiện tượng người, một biểu thị nhân bản, một thực tế xã hội rộng lớn và sâu xa, kết tinh chẳng những tâm linh và tình cảm, mà cả nhận thức lý trí của rất nhiều người. Tín nngưỡng hoặc không tín ngưỡng là một quyền cơ bản của con người, cần được thể chế hóa và thực sự tôn trọng.. 3
  4. Tôn giáo là một sức mạnh xây dựng và một động lực tích cực của cá nhân và cộng đồng. Đạo đức và chính sách khoan dung dung tôn giáo là một nhân tố quan trọng tạo nên sự đồng thuận và cố kết xã hội. “Chủ nghĩa tôn giáo” cực đoan, biệt phái, cực quyền cùng với sự kỳ thị và xung đột tôn giáo là những nguyên nhân gây mất ổn định, góp phần làm nảy sinh ra nạn khủng bố, phá hoại rất nghiêm trọng. Đó là một nỗi đau của con người, của loài người trên nhiều vùng rộng lớn của các châu lục của hành tinh Trái đất này, “ngôi làng toàn cầu” ngày càng trở nên gần gũi và nhỏ bé. Chính ở đây càng phải thấy cho sâu truyền thống khoan dung tôn giáo trong đời sống tinh thần của dân tộc là một điểm tựa cực ký quý báu. Tuy có lúc, có nơi cũng đã từng nảy sinh sự kỳ thị tôn giáo và tín ngưỡng xuất phát từ những nhận thức sai lầm của người cầm quyền và những người lợi dụng tôn giáo để thực hiện những ý đồ khác, gây nên những hậu quả tai hại, nhưng nhờ truyền thống khoan dung tôn giáo vốn đã ăn sâu trong tâm thức của dân tộc mà hạn chế được những tai hại đó. c. Là sản phẩm của lịch sử, con người đồng thời cũng là chủ thể sáng tạo lịch sử. Mà lịch sử là sự kết nối những giai đoạn trong sự phát triển vô cùng tận của xã hội loài người đi từ thấp đến cao. Mỗi giai đoạn đều là tất yếu, có lý do tồn tại trong thời đại với những điều kiện mà nó ra đời. Để rồi, trước những điều kiện mới cao hơn, nảy sinh và phát triển trong lòng nó, nó sẽ mất lý do tồn tại, buộc phải nhường chỗ cho giai đoạn mới cao hơn. Cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp. Động lực tiến hóa của lịch sử nằm trong con người, trong mọi hoạt động của con người mà xét đến cùng, quyết định nhất là hoạt động sản xuất. Nền sản xuất xã hội luôn luôn là là cái sân khấu lớn, cái địa bàn ưu tiên, trên đó diễn ra mọi quan hệ của con người với thiên nhiên, quan hệ giữa con người với con người, tức là quan hệ xã hội. Chính những người thiết lập nên những quan hệ xã hội phù hợp với năng lực sản xuất vật chất của họ cũng là những người thiết lập nên những nguyên lý phù hợp với những quan hệ xã hội ấy. Từ thế kỷ XVI, chủ nghĩa tư bản ra đời, con người thoát ra khỏi đêm trường trung cổ. Đó là một cột mốc vĩ đại trên hành trình con người đi tìm sự giải phóng chính mình khỏi những thế lực đen tối. Khởi đầu từ nước Ý, quê hương của thời đại phục hưng, từ cuối thế kỷ XIV với việc “trở về với con người”. Trở về với con người nào? Trở về với những yếu tố nhân văn chủ nghĩa của thời cổ đại đã từng bị đẩy lùi vào bóng đêm trung cổ, để tạo ra bước nhảy vọt lớn của con người với thời đại phục hưng . Đó là thời đại cách mạng về thế giới quan của con người, chính là bước chuẩn bị cho cuộc cách mạng tư sản Anh 1648 ở thế kỷ XVII, tuy không bạo lực và dữ dội như cách mạng tư sản ở Pháp 1789 thế kỷ XVIII nhưng đã làm biến đổi sâu xa xã hội nước Anh cả về chính trị, kinh tế , văn hóa, thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp, thúc đẩy tư duy và thực tiễn dân chủ . Từ chỗ là “thân phận tội lỗi và thấp hèn” khởi nguồn từ “tội tổ tông”, con người kiêu hãnh được làm người với sự xuất hiện những “con người khổng lồ”: “Đó là một cuộc đảo lộn tiến bộ lớn nhất mà từ xưa tới nay, loài người đã trải qua; đó là một thời đại cần có những người khổng lồ và đã sinh ra những con người khổng lồ : 4
  5. khổng lồ về năng lực suy nghĩ, về nhiệt tình và tính cách, khổng lồ về mặt có lắm tài, lắm nghề và về mặt học thức sâu rộng. Những người đã đặt cơ sở cho nền thống trị hiện đại của giai cấp tư sản có thể được coi, bất cứ là những người như thế nào nhưng quyết không phải là những người có tính hạn chế tư sản” như Ph. Ăngghen đã từng phân tích rất đúng. 6 Đây là điểm tựa cần thiết để hóa giải những cực đoan, máy móc và thô thiển trong cách giải thích về giai cấp tính và nhân tính. Cùng với sự ra đời của chủ nghĩa tư bản, nguyên lý chủ nghĩa cá nhân thay thế cho nguyên lý quyền uy của thời trung cổ đã từng đè nặng trên thân phận con người, đưa sự tự khẳng định của cá nhân con người bước vào một giai đoạn mới mà khó có một giai đoạn nào trong lịch sử có thể so sánh nổi. Mãi cho đến gần năm thế kỷ sau, với thế kỷ XXI, vấn đề giải phóng cá nhân mới được đặt ra một cách quyết liệt và mạnh mẽ do những tiền đề mới được tạo ra. Cá nhân, sự tự khẳng định có quy mô ngày càng rộng lớn, đến mức bao trùm toàn thế giới, một “thế giới nối mạng toàn cầu”, trong đó mỗi cá nhân đối diện với cả thế giới và cả thế giới đối diện với mỗi cá nhân. Điều ấy không hề làm giảm bớt đi ý nghĩa của bước khởi đầu nói trên trong hành trình của con người đi tìm sự giải phóng cho mình. d. Chủ nghĩa tư bản “đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các chế độ trước kia gộp lại”. Và quả thật, “có thế kỷ nào trước đây lại ngờ được rằng có những lực lượng sản xuất như thế vẫn tiềm tàng trong lao động xã hội” 7 ,C.Mác là người đã đánh giá rất cao vai trò của chủ nghĩa tư bản trong lịch sử. Nhưng chính ông lại đã đặt một miếng sắt nung đỏ vào giữa bộ mặt của chủ nghĩa tư bản, hằn sâu một dấu ấn không sao tẩy sạch được, do những nghịch lý mà chủ nghĩa tư bản gây ra cho loài người. Của cải vật chất đầy ắp do xã hội tư bản sản sinh ra vẫn không sao bù đắp được cho nỗi khổ của thân phận con người trong xã hội, đặc biệt là lớp người đông đảo nằm dưới đáy của hình tháp, được mở rộng ra cho thân phận những con người ở các nước chậm phát triển tại châu Á, châu Phi, châu Mỹ La-tinh. Cho dù có một sự thật không thể chối cãi là đời sống của người nghèo nhiều nơi đã được cải thiện phần nào từ sự tăng lên của sản phẩm xã hội mà họ góp phần tạo ra ngày càng nhiều hơn. Song điều ấy không sao lấp được cái hố sâu ngăn cách ngày càng rộng ra giữa một thiểu số người nắm trong tay nguồn của cải to lớn của xã hội với đại đa số người nghèo khổ bằng lao động của mình đã góp phần tạo ra nguồn của cải ấy. Cái hố ngăn cách giữa các nước giàu và các nước nghèo, giữa đô thị và nông thôn, giữa các vùng lãnh thổ vẫn ngày càng doãng ra. Trong vòng 100 năm, mức tiêu dùng của loài người nói chung đã tăng 16 lần, trong đó, 20% số người giàu nhất đã tiêu dùng 86%, còn 20% số người nghèo nhất chỉ được có 1,3% trong tổng tiêu dùng của thế giới. Mức tiêu dùng của người dân châu Phi giảm 20% so với 25 năm trước đây. Nước Mỹ có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới, lại là nước có tỷ lệ người nghèo lớn nhất trong các nước tư bản. Sự bất công ghê gớm do phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng giữa các loại quốc gia và các hạng người là vết nhơ do chủ nghĩa tư bản tạo nên, cũng là nỗi tủi nhục của con người. 5
  6. Cùng với sự tăng lên nhanh chóng nguồn của cải vật chất, sức tàn phá môi trường sống trên hành tinh ngày càng chật hẹp này cũng tăng lên theo cấp số nhân.. Cùng với sự tàn phá môi trường, sinh thái , những tệ nạn xã hội có tính toàn cầu ngày càng nhức nhối, mà việc khắc phục đã vượt quá khả năng của từng quốc gia. e. Những thành tựu kỳ diệu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã ghi nhận những cột mốc quan trọng trên hành trình con người tìm đường giải phóng cho mình. Đặc biệt là trong hơn ba thập kỷ cuối thế kỷ XX bước sang thế kỷ XXI, những tri thức mà loài người có được đã nhiều hơn toàn bộ những tri thức tích lũy trong lịch sử của hơn 4 triệu năm từ khi có con người trên trái đất. Những thành tựu ấy đã khiến cho khoa học và công nghệ không những trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp mà còn thâm nhập vào mọi dạng hoạt động của con người, trở thành sức mạnh bên trong của mọi nhân tố tiến bộ, nhân lên gấp bội khả năng tiềm ẩn của con người. Chính những thành tựu ấy đã là nhân tố quyết định giúp chủ nghĩa tư bản tự điều chỉnh để có thể tồn tại và phát triển trước áp lực đấu tranh của giai cấp công nhân và quần chúng lao động trong xã hội tư bản và phong trào giải phóng dân tộc. Mặc dầu những thành quả của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ được phân phối rất bất công và loài người chỉ mới vận dụng được chỉ một phần không lớn thành quả đó, song như Nobert Wiener , vốn được xem là cha đẻ của ngành điều khiển học, đã nhận định : “chúng ta đang làm biến đổi môi trường của ta đến tận gốc rễ đến mức rồi ta phải biến đổi chính mình mới tồn tại được trong môi trường đó”. Môi trường đó chứa đầy những yếu tố biến động, không ổn định và không tiên đoán được. Con người phải thường xuyên đánh giá và kiểm định lại tri thức cũ, giải pháp cũ để có những tri thức mới, giải pháp mới cho tình hình đã thay đổi, đó là một đòi hỏi sống còn. Thế kỷ XXI, thế kỷ của sự khai thác những tiềm năng cực lớn của bộ não đang mở ra một chân trời mới cho con người. f. Bi kịch mà con người phải gánh chịu chính là trên hành trình giải phóng cho mình, những cái mà con người giành được tuy vô cùng to lớn song vẫn còn cách quá xa khát vọng của họ. Chính vì thế, mà đã nảy sinh ra không ít những nôn nóng muốn “đốt cháy giai đoạn” nhằm đẩy nhanh hơn các bước đi đến mục tiêu. Và hệ lụy của sự nôn nóng duy ý chí mang nặng tính chất không tưởng ấy là cái giá đắt phải trả của biết bao tâm huyết và không thiếu những hy sinh lớn lao. Bi kịch càng thấm thía hơn khi với những trái tim càng đập mãnh liệt, cái đầu càng lớn những suy tư, thì cái giá loài người phải trả cho những nôn nóng chủ quan ấy lại càng lớn. Đó chính là khúc bi tráng của con người trên hành trình tìm đường giải phóng cho chính mình. Hành trình ấy từng vang dội những “hùng ca” song cũng đầy rẫy những “ai ca”. Nhưng đó lại chính là sự tiến hóa của lịch sử. Và đó cũng là biện chứng của lịch sử. Trong quá trình tiến hóa ấy, những gìá trị do con người tạo ra sẽ được bảo tồn và phát triển. Đó chính là văn hóa. Văn hóa chính là ngọn lửa thiêng chiếu sáng hành trình của con người đi tìm những chân trời mới trong sự phát triển vô cùng tận của lịch sử người. Đó cũng chính là quá trình tự phát triển của con người. 6
  7. Con người trong nhận thức của triết học và khoa học hiện đại có thể vắn tăt trong 10 điểm sau đây: * Tác giả của lịch sử, động lực mạnh nhất của phát triển * Sản phẩm của chính mình * Sở hữu cơ bản nhất. * Vốn (tư bản) lớn nhất * Tài nguyên tái tạo có tiềm năng vô tận * Công nghệ cao nhất * Sự thống nhất chất sinh vật và chất xã hội * Sự tổng hợp ý thức, tiềm thức và vô thức, hữu lý và ngoại lý * Sự hài hòa nhân cách xã hội và bản sắc cá nhân, trí tuệ sáng tạo, tình cảm cao cả và tâm hồn tự do * Mục tiêu tự thân cao nhất, đầu tiên và cuối cùng. II. CON NGƯỜI VIỆT NAM 7
  8. 1. Đứng bên bờ biển Đông quanh năm sóng vỗ, con người Việt nam vốn đã được thử thách. “Có cứng mới đứng được đầu gió”. Bán đảo hình chữ S ưỡn ngực đón gióThái Bình Dương với những cuồng phong phẫn nộ bất thường cướp đi không ít những ân huệ mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng. Những truyền thuyết về “con rồng, cháu tiên”, Lạc Long Âu Cơ đem con lên rừng xuống biển mở mang bờ cõi, những Sơn Tinh Thủy Tinh , những Thành Gióng…thấm đẫm chất liệu hiện thực về sức mạnh, khát vọng và bản lĩnh của con người Việt Nam. Con người từ thời hang động xa xưa cách đây hàng triệu năm đã khai sơn, phá thạch, cải tạo đầm lầy, đi theo các dòng sông để tìm đất sống tại các vùng châu thổ phì nhiêu, vùng trung du mầu mỡ, men theo vùng dưyên hải tiến dần về phương nam, phát cỏ đắp bờ, thau chua rửa mặn, lập vùng đất mới ở đồng bằng sông Cửu Long tạo dựng nên non sông gấm vóc của Tổ quốc Việt Nam hôm nay. Con người Việt Nam với bản lĩnh của mình vốn gắn bó với cộng đồng làng xã, với quê hương đất nước đã tạo dựng cho mình một bản sắc riêng. Bản sắc dân tộc và bản sắc của cá nhân từng người. “Đã là một người thì phải có cái riêng của con người, không thể có con người siêu hình. Không thể phá đơn vị con người. Không còn cái riêng của con người nữa thì xã hội sẽ mất hết ý nghĩa, mất cơ sở” 8 . Cái riêng và cái chung ấy đều phải được trân trọng nuôi dưỡng và phát triển. Gia đình, làng và nước là cái nôi nuôi dưỡng con người Việt Nam, tính cộng đồng và chủ nghĩa nhân văn “người ta là hoa của đất”đã hun đúc nên cốt cách của con người Việt Nam và nền văn hóa Việt Nam. Con người lớn lên từ nền văn hóa ấy và nền văn hóa ấy ngày càng phong phú nhờ vào sự vun đắp của các thế hệ Việt Nam trong trường kỳ dựng nước và giữ nước. Con người Việt nam ấy, với bàn tay và khối óc của mình đã tạo dựng nên đất nước giàu đẹp của mình, và chính non sông của Tổ quốc đã hun đúc nên tâm hồn và khí phách của con người Việt Nam, hình thành bản sắc cho dân tộc mình trong đó có cái riêng của từng con người, đó chính là bản sắc văn hóa Việt Nam.. 2. Không chỉ “đứng đầu gió”, con người trên bán đảo hình chữ S này lại đứng vào ngã tư của con đường giao lưu quốc tế, từ Ấn Độ dương xuyên sang Thái bình Dương. Cho nên “triền miên binh lửa” là số phận lịch sử dành cho dân tộc này. Đêm dài của nghìn năm Bắc thuộc không thể tiêu diệt sức sống của dân tộc. Sức quật khởi kỳ lạ và tài thao lược giữ nước của con người Việt Nam đã bao lần chiến thắng, và dân tộc Việt Nam đến thế kỷ XI đã dõng dạc tuyên bố “Nam quốc sơn hà Nam đế cư, Tiệt nhiên định phận tại thiên thư, Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm, Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”. “Sách trời” [Thiên thư], thật ra là ý chí và khí phách của con người Việt quyết xác lập chủ quyền đất nước và độc lập dân tộc. Gọi bài thơ ấy, tương truyền của Lý Thường Kiệt trên sông Như nguyệt, là bản “Tuyên ngôn Độc lập” lần thứ nhất có cái lý rất thuyết phục. Và thời đại Hồ Chí Minh, đẩy tới đỉnh cao truyền thống quật khởi ấy với Cách mạng Tháng Tám 1945, cuộc kháng chiến lần thứ nhất với Điên Biên Phủ 1954, cuộc kháng chiến lần thứ hai với đại thắng Mùa Xuân 1975, đã nói lên sức mạnh và khát vọng của con người Việt Nam. 8
  9. 3. “Văn hóa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của dân tộc, nó làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt qua biết bao sóng gió và thác ghềnh tưởng chừng không thể vượt qua được, để không ngừng phát triển và lớn mạnh, viết nên những trang sử lạ lùng bởi tính kiên cường trong hoạn nạn, bởi khí phách hào hùng trong giữ nước và dựng nước”9 Trong phần kết thúc “Tổng tập hồi ký” của Võ Nguyên Giáp, có một đoạn đối thoại thú vị giữa tác giả với Rôbớt Mắc Namara, một trong những kiến trúc sư của chiến tranh xâm lược Việt Nam : “Trong cuốn hồi tưởng của ngài có một điều mà tôi cho là đúng. Đó là Mỹ đánh Việt Nam mà không hiểu gì về lịch sử, địa lý, văn hóa, phong tục, tập quán về con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam nói chung và những người lãnh đạo Việt Nam nói riêng. Chúng tôi có một nền văn hóa vững bền, có một học thuyết quân sự độc đáo và được thử thách trong lịch sử. Vì vậy mà chúng tôi đã thắng. Ông Mắc Namara đáp : Vâng, đúng như vậy 10 ”. Việt Nam là một nước “vốn xưng văn hiến đã lâu”. “Văn hiến”, văn hóa và hiền tài, là nhân tố đầu tiên phân định vị thế của một quốc gia độc lập, tiếp đó mới đến lãnh thổ, phong tục và triều đại theo quan điểm của Nguyễn Trãi, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Xuất hiện cách đây 5 thế kỷ, quan điểm ấy hiện đại, vì đó là một hằng số xuyên lịch sử. Bản lĩnh và cốt cách của con người Việt Nam, sức mạnh và vẻ đẹp của con người Việt Nam được hun đúc nên từ bản sắc và truyền thống văn hóa ấy. Tinh hoa của dân tộc, của con người Việt Nam là ở đấy. 4. Làng xã là mô hình xã hội và văn hóa truyền thống. a. Những giá trị văn hóa của dân tộc chủ yếu được hun đúc và gìn giữ trong văn hóa làng. Là một đơn vị xã hội và chính trị có chức năng bảo vệ những lợi ích thiết thực của người dân, của cộng đồng, làng xã cũng là cái cuống nhau nuôi dưỡng văn hóa dân tộc. Có khi, nước mất nhưng làng thì vẫn còn. “Còn” trong ý nghĩa bộ máy thống trị xâm lược không sao vươn khắp và nắm chặt được mọi sinh hoạt của làng. “Cái làng Việt Nam là nơi đã diễn ra sự hình thành của văn hóa, văn minh Việt Nam ngay từ buổi ban đầu và hiện nay vẫn là nơi mà văn hóa, văn minh Việt Nam bảo lưu được nhiều giá trị truyền thống hơn cả trên con đường tiến lên phía trước…là vùng văn hóa quan trọng vào bậc nhất [làng của đồng bằng sông Hồng] của nước ta”.11 Thế nhưng, cũng chính mô hình làng xã ấy lại nuôi dưỡng sự thiển cận và thủ cựu, mặt trái của tấm huân chương bộc lộ rất rõ và không dễ khắc phục. “Trạng thái kinh tế tự cấp, tự túc là cái cơ sở của văn hóa đình trệ và bảo thủ của ta ngày xưa. Văn hóa ấy gồm những phong tục tập quán khiến cho người nhà quê trong bao nhiêu đời ở trong cảnh khốn cùng hết sức mà vẫn nhẫn nại chịu đựng được” 12 . b. Hệ thống làng xã khép kín và tự trị vốn có tác dụng lớn trong tổ chức chống ngoại xâm, chống lại ảnh hưởng văn hóa ngoại lai và âm mưu đồng hóa, bảo vệ văn hóa truyền thống. Đồng thời, cũng chính hệ thống ấy kìm hãm sự phát triển của sản xuất, kìm hãm sự giao lưu, duy trì nền kinh tế gia trưởng tự cung tự cấp không sao chuyển nổi sang kinh tế hàng hóa. Cho nên, mặc dù là một nước có nền nông nghiệp phát triển sớm, đã từng là một nước sản xuất lúa gạo và cũng đã từng 9
  10. xuất cảng gạo, nhưng cho đến nay, sản xuất nông nghiệp của ta vẫn còn ở trình độ thấp so với nhiều nước trong khu vực và thế giới. c. Lịch sử dựng nước, mở nước và giữ nước của ông cha ta là từ đất tổ Hùng Vương, vùng rừng núi và trung du, tiến về châu thổ sông Hồng, sông Mã, rồi men theo duyên hải, tiến về vịnh Thái Lan. Đã đành dựa vào sự cấu tạo hình thể của thế liên hoàn núi sông để mở nước là một sự ràng buộc khách quan của lịch sử, song ra đến mép nước của Thái Bình Dương mà vẫn không có được cái can trường xông pha sóng nước, với hơn 3000 km bờ biển mà không có được những đội thương thuyền vượt đại dương thì quả là “có vấn đề”! Cung cách làm ăn của làng tiểu nông, lối sống tiểu nông có được sự cần cù, nhẫn nại đi liền với sự an phận mà thiếu sự táo bạo dám mạo hiểm phiêu lưu để lập nghiệp. “Giấc mộng tiểu nông” ru ngủ con người trong tâm lý an cư lạc nghiệp mà ngại sự xê dịch đổi thay. Chỉ cần “còn ao rau muống còn đầy chum tương” là đã có thể ung dung nhìn ngắm sự đời. Ngay cả khi có nhu cầu giao lưu, trao đổi “nhất cận thị, nhị cận giang” thì người ta vẫn không quen được với cái cảnh “gạo chợ nước sông”. Nghề buôn, nghề thủ công tuy kiếm ra tiền song vẫn không bằng được “nông vi bản”, “cấy cày vốn nghiệp nông gia”. Con người dễ bằng lòng với cái hiện có, dễ thỏa hiệp, ngại “rút dây thì động rừng”, tự an ủi “tránh voi chẳng xấu mặt nào”, ngại “sinh sự thì sự sinh” cho nên chủ trương “cơm sôi nhỏ lửa”, “một điều nhịn là chín điều lành”. d. Cái đã có, cái hiện có vốn quen thuộc và có uy lực vì nó mang tính ổn định. Đặc biệt là cái đã có của xã hội cổ truyền được trầm tích lại trong suốt chiều dày lịch sử, hàng nghìn năm không có mấy đổi thay về kỹ thuật sản xuất. Cái đã có tạo thành một lớp váng dày đặc trên mặt nước ao tù. Cái làng tiểu nông với nền kinh tế tự cung tự cấp đã đến độ hoàn chỉnh, khép kín. Vì vậy, các ngành nghề thủ công dù đạt đến độ tinh xảo và chiếm một tỷ lệ khá cao vì phần lớn người nông dân đều làm nghề phụ thủ công nhưng vẫn là “nghề phụ” và chỉ là tự sản tự tiêu ở cái chợ làng hay chợ phiên tháng họp vài lần. Cho đến thế kỷ XVIII vẫn chưa xuất hiện nỗi thành thị với tư cách là trung tâm công thương nghiệp. Thậm chí ngay kinh thành Thăng Long buổi ấy cũng chỉ là cái chợ phiên lớn mà thôi. e. Lối sống đô thị theo ý nghĩa đích thực của nó cho đến đầu thế kỷ XX vẫn chưa hình thành được ở ngay những trung tâm gọi là đô thị của nước ta. Tâm lý “trọng nông, ức thương” vẫn giữ thế chủ đạo trong mọi cung cách ứng xử dù người ta sống ở làng quê hay ở “kẻ chợ”. Cái sức nặng của “đất lề quê thói”, nhìn ở khía cạnh tiêu cực của nó, chính là thứ xiềng xích về tư tưởng.Tâm lý “trâu ta ăn cỏ đồng ta” ngăn chặn sự đổi mới, vươn xa, những khát vọng giải phóng cá nhân để tự đặt mình vào những điều kiện mới kích thích và phát huy năng lực mới, cổ vũ sự sáng tạo. Hương ước và tập quán của làng quê cổ truyền là những bộ luật thành văn và không thành văn, một mặt giúp gìn giữ bảo lưu những giá trị thuần phác và tốt đẹp của văn hóa làng xã, nhưng mặt khác lại khuôn mỗi cá nhân là thành viên của 10
  11. cộng đồng làng xóm, của hệ thống thân tộc vào những lối mòn quen thuộc của cung cách làm ăn và cung cách sống.. Chính cái bộ luật thành văn và không thành văn của tổ chức cộng đồng làng xã đã giám sát con người rất chặt, không cho đi chệch khỏi con đường mòn mà ông cha đã đi, một “biến tấu” của điệp khúc đạo đức học Khổng Mạnh “kế, thuật , vô cải”, nối tiếp, làm theo, không thay đổi mà nhiều bậc thức giả tác động đến tâm lý xã hội. Mặc dầu một số thức giả thời xa xưa ấy đã có những tư tưởng, tác phẩm và việc làm “vượt quá bến bờ Khổng Mạnh” , có chất sáng tạo và tính nhân văn cao cả song cũng không đủ mạnh để chuyển đổi được tâm lý xã hội ấy. “Hương ước, lệ làng đã tạo nên môi trường xã hội và văn hóa, khuôn thức cho cuộc sống của dân làng”13 Cái xã hội nông nghiệp lạc hậu kéo dài triền miên, không mấy đổi thay về kỹ thuật sản xuất, không chuyển nổi sang sản xuất hàng hóa ấy đã sản sinh và lưu giữ những nét tiêu cực trong tính cách con người Việt Nam, điều ấy bộc lộ rõ khi đất nước đi vào giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa. g. Cung cách làm ăn và thói quen ứng xử của xã hội tiểu nông luyện cho con người lối tư duy “năng nhặt chặt bị” và khuyến khích sự “khéo tay, hay làm”, rõ ràng theo cách nhìn thông thường thì đó là những thói quen tốt của con người “hay lam hay làm”, “cần cù, nhẫn nại”, một nét của đức hạnh mà các bậc cha mẹ muốn rèn dạy cho con cháu. Nhưng, từ một cách tiếp cận khác, có thể thấy rằng, cũng chính nét “đức hạnh” ấy sẽ kìm giữ con người trong khuôn khổ cũ, thói quen cũ, tập quán cũ mà xa lạ với sự canh tân, không dám vứt bỏ thói quen đã thành nếp sống, không dám vứt bỏ cách làm cũ , nếp tư duy quen thuộc để vươn xa hơn, chí ít là cũng đạt được năng suất lao động cao hơn. Năng suất quá thấp của sản xuất nông nghiệp lạc hậu “tay làm hàm nhai”, “vắt mũi bỏ miệng”, “giật gấu vá vai” không tạo ra được thặng dư, không có được tích lũy! Vì, chỉ “năng nhặt chặt bị” thì không thể có cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ. Cách nghĩ và cách làm ấy dẫn đến cái logic của lối ứng xử “bớt bát, mát mặt ” trong sự tự bằng lòng “cơm ba bát, áo ba manh, đói không xanh, rét không chết”, thế là được! Một khi mà năng suất lao động quá thấp, người ta buộc phải tự thích nghi, tự an ủi đối với một nhu cầu cực kỳ hạn hẹp “thịt cá là hương hoa, tương cà là gia bản”. Chẳng những thế, còn tự ngụy biện để che lấp một sự thật đói nghèo bằng một triết lý quái gở : “sống về mồ mả, ai sống vì cả bát cơm”. Nhưng thật ra đấy lại là sự phản ánh một trạng thái tâm lý bất lực và tự huyễn về một thế giới bên kia theo kiểu “sống gửi, thác về”. h. Rõ ràng là, “khéo tay hay làm” thì chỉ có thể dẫn tới chủ nghĩa kinh nghiệm. Đề cao một chiều “trăm hay không bằng tay quen”, tức là tán dương chủ nghĩa kinh nghiệm mà khước từ sự tìm tòi, sáng tạo và tự học hỏi nhằm nâng cao hiểu biết, đầu tư cho trí tuệ. Cung cách ấy không thể không dẫn đến sự bảo thủ, trì trệ, chỉ tập cho con người đi theo một lối mòn quen thuộc, cổ vũ cho lối suy nghĩ “cứ ngựa quen đường cũ”. Chính cái chủ nghĩa kinh nghiệm ấy dẫn đến triết lý “ông bảy mươi phải học ông bảy mốt”, củng cố vững chắc cái trật tự “lão quyền” để duy trì phương châm “sống lâu lên lão làng”. Đó là một lực cản ghê gớm vì nó bóp chết mọi khát 11
  12. vọng của lớp trẻ muốn thoát ra cảnh “ao tù nước đọng”. Triệt tiêu mọi khát vọng chọc thủng lớp bèo dày đặc trên mặt nước ao tù ấy để khơi thông dòng chảy. Nền văn minh lúa nước dẫm chân tại chỗ trong cả chiều dài lịch sử đã vỗ về, ru ngủ con người trong “giấc mộng tiểu nông”! i. Thực dân Pháp xâm chiếm thuộc địa, việc đầu tiên họ làm là chiếm đất, khai thác đồn điền, vừa lợi dụng được nhân công rẻ mạt vốn có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp không phải mất nhiều công của đầu tư đào tạo nghề, dễ đạt mục đích thu lợi nhanh. Vì thế, “đại công nghiệp” chưa phải là điểm ưu tiên. Mặt khác, chính Pasquier, toàn quyền Đông Dương lại hiểu rất rõ cái đặc điểm “làng Việt Nam”: “một tổ chức phức tạp như thế, dễ bảo như thế,một tổ chức mà trong đó không bao giờ thấy có một viên kỳ mục nào hành động đơn độc cả, một tổ chức đã tồn tại theo truyền thống từ rất xa xưa, tổ chức đó chúng ta không nên đụng chạm tới, kẻo làm dân chúng bất bình, xứ sở rối loạn”. Bởi vậy, cuộc đảo lộn xã hội tiểu nông đầu tiên là việc thực dân Pháp xâm lược, du nhập nền văn minh phương Tây vào Việt Nam, có những tác động, trước hết là ở các vùng đô thị và khu vực“trực trị”, còn nói chung, với cái làng của nông thôn Việt Nam thì tác động ấy chưa nhiều. Sức sống của làng quê cổ truyền tuy bị kìm hãm bởi những tập tục hủ bại và tiêu cực của lối sống tiểu nông đã trình bày ở trên, nhưng không vì thế mà không thấy được rằng “không một khúc đường nào là không nhắc lại sự nghiệp gian nan tiến thủ của tổ tiên ta để mở rộng hy vọng cho tương lai. Cái văn hóa của tổ tiên ta đã gây dựng trong hai nghìn năm để sinh trưởng giữa những điều kiện tự nhiên ác liệt ở xứ này, tất phải có sinh khí mạnh mẽ lắm.”.14 Nhận định ấy của học giả Đào Duy Anh trong “Việt Nam văn hóa sử cương” xuất bản năm 1938 được chứng minh chỉ mấy năm sau đó. “Cái sinh khí mạnh mẽ lắm” ấy đã bừng phát, trào dâng như nước vỡ bờ với Cách Mạng Tháng Tám 1945. 5. Với Cách mạng Tháng Tám, con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam bước sang một bước ngoặt lịch sử. Đây là cuộc cách mạng xã hội đầu tiên trong lịch sử đưa con người Việt Nam vào vị thế làm chủ đất nước độc lập của mình. Cả dân tộc bừng tỉnh dậy, ào lên như nước vỡ bờ, cùng chung vai gánh nặng lịch sử, bảo vệ nước Cộng hòa Dân chủ non trẻ của mình. Và sự thử thách của lịch sử thật là khắc nghiệt. Cả dân tộc triển hết gân sức, khí lực để chống trả sự phản công quyết liệt của kẻ thù, “thà hy sinh tất cả chứ nhất quyết không chịu làm nô lệ”, “không có gì quý hơn độc lập tự do”. Ba mươi năm chiến đấu, từ ngày 23.9.1945 Nam bộ kháng chiến, cho đến đại thắng Mùa Xuân ngày 30.4.1975 con người Việt Nam của thời đại Hồ Chí Minh đã hoàn thành trọn ven sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.( Đấy là chưa kể cuộc chiến tranh biên giới). a.Ba mươi năm chiến tranh, sự thử thách thật là khốc liệt. Cái giá phải trả cho độc lập tự do đương nhiên phải là quá lớn. Kẻ thù đã không từ một thủ đoạn dã man, tàn khốc nào. Để đối phó với một sức mạnh vật chất khủng khiếp như vậy, sức mạnh tinh thần của con người Việt Nam cũng phải chuyển thành sức mạnh vật chất đủ để đánh bại kẻ thù. Chưa bao giờ trí tuệ Việt Nam, khí phách Việt Nam lại được 12
  13. thử thách và phát huy đến đỉnh cao như vậy để vừa huy động đến mức cao nhất ý chí và sức mạnh của cả dân tộc, vừa tranh thủ được sức mạnh quốc tế tiếp sức cho Việt Nam đánh thắng kẻ thù. Hồ Chí Minh và những học trò xuất sắc của Người đã biết lèo lái con thuyền cách mạng vượt qua bao thác ghềnh để cập bến thắng lợi. b. Nhưng rồi, những sai lầm phải trả cho hệ lụy của chủ nghĩa giáo điều phản Mác, áp đặt mô hình lý luận Stalinít và Maoít vào xã hội Việt Nam, làm chậm bước phát triển của dân tộc, khiến cho đất nước từ đỉnh cao của thắng lợi lâm vào sự khủng hoảng bế tắc. Tuy đã bật dậy được với Đổi Mới, nhưng ba mươi năm sau 1975, Việt Nam vẫn phải chịu thân phận của một nước nghèo, kém phát triển để bước vào quỹ đạo của thế giới mới. Bài học ấy khiến cho con người Việt Nam tỉnh ngộ và lớn lên với ý chí tự lực, tự cường dám tự mình quyết định vận mệnh của chính mình và dân tộc mình với một tư duy độc lập và sáng tạo, không cam chịu bị lệ thuộc và áp đặt. Cứ lúc nào chúng ta độc lập và sáng tạo, lúc ấy cách mạng thắng lợi, lúc nào nô lệ giáo điều chịu sự áp đặt của bên ngoài, lúc ấy chúng ta thất bại. Cái cách ruộng đất, chỉnh đốn tổ chức, cải tạo tư sản, công tư hợp doanh, chống “Nhân văn Giai phẩm”… là những bài học đau đớn. Nhưng rồi, thuốc đắng dã tật, những bài học ấy làm cho con người lớn lên. Lớn lên theo nghĩa con người Việt Nam dày dạn và trưởng thành, thấm thía sự cảnh báo của V.I Lênin : “ Đối với một người cách mạng chân chính thì mối nguy hiểm lớn nhất, thậm chí có thể là mối nguy hiểm duy nhất là phóng đại tinh thần cách mạng, là quên mất những giới hạn và những điều kiện của một sự vận dụng có kết quả và thỏa đáng những phương pháp cách mạng…Những người cách mạng chân chính chỉ sẽ bị diệt vong [ không phải là hiểu theo nghĩa họ bị thất bại bên ngoài, mà là hiểu theo nghĩa sự nghiệp của họ bị phá sản bên trong ], nếu như, nhưng lúc đó thì nhất định họ sẽ bị diệt vong, họ mất hết đầu óc tỉnh táo và tưởng tượng rằng bất kỳ trong trường hợp nào và trong tất cả mọi lĩnh vực hoạt động, cuộc cách mạng “vĩ đaị, thế giới, thắng lợi” cũng đều có thể và cần phải giải quyết tất cả mọi vấn đề bằng phương pháp cách mạng”15. Cùng với điều đó, con người Việt Nam cũng thoát ra khỏi những ảo tưởng ấu trĩ để nhận ra rằng : Đứng vững trên lợi ích của dân tộc, độc lập và chủ động trong mọi quyết sách, sáng tạo linh hoạt trong vận dụng kinh nghiệm của thế giới để đi tới là bài học mà học phí phải trả là máu và nước mắt Việt Nam. Bài học ấy, mỗi người Việt Nam đều phải ghi nhớ nằm lòng. c. Chiến thắng kẻ thù đã gian khổ, chiến thắng chính mình lại càng gian khổ gấp bội. Đó là bài học muôn thuở song không phải lúc nào người ta cũng tỉnh táo nhận ra. Không hiếm những mê đắm vào những điều quái gở mà khi bừng tỉnh ra được, không thể không tự khiếp sợ cho chính mình : tại sao lại có sự mê đắm kỳ lạ làm vậy! Thì đây, hãy đọc lại sư phê phán “Chủ nghĩa xã hội không tưởng” của Ph. Ăngghen : “Biện pháp giải quyết những vấn đề xã hội còn nằm kín trong quan hệ kinh tế chưa phát triển, nên phải đượcsản sinh ra từ đầu óc con người. Chế độ xã hội chỉ biểu hiện toàn những khuyết điểm, tẩy trừ khuyết điểm ấy là nhiệm vụ của lý tính tư duy. Điều cần thiết là phải phát minh ra một hệ thống mới hoàn thiện hơn, 13
  14. đồng thời dùng tuyên truyền và nếu có thể được, thì dùng những thí nghiệm kiểu mẫu để gán hệ thống ấy từ bên ngoài vào xã hội. Những hệ thống xã hội mới ấy ngay từ đầu đã không thể không rơi vào không tưởng;và nó càng được quy định tỉ mỉ bao nhiêu thì nó càng rơi vào ảo tưởng thuần túy bấy nhiêu” 16 Sự phê phán đó thật là sâu sắc. Nhưng, oái oăm thay, có thể sử dụng toàn bộ luận điểm ấy của Ph.Ăngghen để phân tích về mô hình xã hội chủ nghĩa được mệnh danh là “chủ nghĩa xã hội khoa học” đã được áp đặt trên đất nước ta. Cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội trầm trọng, kéo dài trước Đại hội VI, thực chất là cuộc khủng hoảng về lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội, là sự đổ vỡ của một mô hình sai lầm bị áp đặt vào một đất nước vừa trải qua ngót nửa thế kỷ chiến tranh. C.Mác đã từng phân tích : “Sự tha hóa của con người, và nói chung bất cứ quan hệ nào của con người với bản thân mình, đều chỉ được thực tại hóa, chỉ được biểu hiện ớ các quan hệ của con người với những người khác” 17. Lý luận sai lầm được áp đặt đã làm tha hóa con người, khiến cho những đấu óc sáng tạo muốn tìm tòi đổi mới lại bị truy chụp là không trung thành với chủ nghĩa xã hội, là thiếu vững vàng, không kiên định lập trường vô sản. Thậm chí, một bộ óc lớn của Đảng như Tổng bí thư Lê Duẩn, từng đòi hỏi sự độc lập sáng tạo trong tư duy, không được sao chép của nước ngoài, từ Hội nghị Trung ương 6 khóa IV đã cổ vũ những tìm tòi đổi mới, cũng “không đột phá nổi độ dày của bảo thủ, giáo điều, xơ cứng”.18 Đất nước chậm phát triển chính là do con người chưa vượt lên được chính mình. Cái căn tính tiểu nông được biến tấu và thăng hoa trong chủ nghĩa giáo điều phản Mác lại bộc lộ những nhược điểm cố hữu của sự trì trệ, bảo thủ và giáo điều, làm thui chột những đầu óc năng động sáng tạo, đánh mất cơ hội của phát triển. Sự tha hóa còn biểu hiện ở chủ nghĩa cơ hội “lựa chiều đón ý, gió chiều nào xoay chiều ấy” để thu về cho cá nhân quyền, danh và lợi. Sự tha hóa ấy càng trầm trọng khi đã nắm được quyền lực, dùng cái đặc quyền vừa chiếm dụng được để tạo ra đặc lợi . Sự tha hóa sẽ dẫn đến biến chất hoàn toàn khi có khủng hoảng về lý luận, về ý thức hệ. Lúc đã đánh mất niềm tin sẽ dẫn đến tình trạng mà V.I Lênin đã từng chỉ ra khi lên án sự thoái hóa biến chất của những đảng viên cộng sản đã không còn tin gì vào lý tưởng của mình, cốt sao lựa thế quyền uy nắm được để sẵn sàng “ngoạm một miếng rồi chuồn”. Đây chính là sự đánh mất con người tệ hại nhất. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, trong hành trình của con người đi tìm sự giải phóng cho chính mình, mỗi bước tiến lên đều phải trả giá đắt. Đó là cái giá của cuộc đấu tranh giữa tốt và xấu, giữa thiện và ác, giữa chính và tà, ánh sáng xua dần bóng tối. Bao giờ cũng vậy, cái mới phải tự mở đường đi tới thông qua quy luật phủ định của phủ định. Trên dòng sông cuộc sống, rác rưởi và váng bẩn dồn lên mặt, song quyết định tốc độ và hướng đi của con sông vẫn là sức cuộn chảy từ bên dưới. Dòng chảy càng mạnh, nhất là ở những đoạn nước xoáy, váng bẩn càng nhiều, tấp vào hai bên bờ, cũng có thể làm chậm sức nước song không ngăn được dòng sông xuôi về biển cả. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, trên bán đảo hình chữ S ưỡn ngực đón sóng gió Thái Bình Dương, con người Việt Nam “chân cứng đá mềm”,“từ thuở mang gươm đi mở cõi”, vẫn “ngàn năn thương nhớ đất Thăng Long”, tâm thế cùng chung nguồn cội là một nét son rực rỡ trong truyền thống văn hóa Việt Nam, đã cố kết họ lại. Với bản lĩnh được tôi luyện nơi đầu sóng ngọn gió, con người Việt Nam 14
  15. từ xã Lũng Cú Hà Giang mây vờn gió núi cho đến xóm Đất Mũi Cà Mâu như “ngón chân cái của Tổ quốc chưa khô bùn vạn dặm” hằng năm vẫn bồi lấn ra biển, đã viết nên những trang thật hào hùng trong lịch sử dân tộc. Con người Việt Nam ấy, qua từng thời đại lịch sử, đã luôn ngời sáng lên những khuôn mặt thật tiêu biểu cho tinh hoa của đất nước, cái mà ông cha ta gọi là “nguyên khí quốc gia” cho “khí phách của dân tộc” từ Bà Trưng, Bà Triệu cho đến Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Quang Trung và ngời sáng lên với Hồ Chí Minh của thế kỷ XX đầy thử thách. Trí tuệ Việt Nam vừa phải tập trung vào sự nghiệp đánh giặc giữ nước song cũng đã hun đúc nên những tên tuổi sáng giá đã làm rạng rỡ nền văn hóa Việt Nam với những Chu Văn An, Tuệ Tĩnh, Hải thượng Lãn Ông, Nguyễn Bỉnh Khiêm , Phan Huy Chú, Lê Quý Đôn, Nguyễn Du… và những Tôn Thất Tùng, Trần Đại Nghĩa, Trần Đức Thảo, Đào Duy Anh, Tạ Quang Bửu… Tuổi trẻ Việt Nam luôn là nguồn sinh lực bất tận của dân tộc, là xung lực trong mọi giai đoạn lịch sử, đảm đương những nhiệm vụ nặng nề nhất và luôn xứng đáng với cha anh mình. Từ huyền thoại Thánh Gióng chất chứa sức bùng phát mạnh mẽ của sức mạnh Việt Nam và ý chí cứu nước, khát vọng đem sức trẻ cống hiến cho đất nước được thể hiện trong khí phách Trần Quốc Toản, Lý Tự Trọng, Kim Đồng, Võ Thị Sáu và biết bao gương mặt trẻ tiêu biểu khác qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, đã làm rạng rỡ truyền thống dân tộc trong các cuộc chiến tranh giữ nước và trong xây dựng đất nước. Sức sông mãnh liệt của con người Việt Nam bùng lên mãnh liệt trong các cuộc kháng chiến cứu nước thế kỷ XIII, XV, XVIII và các cuộc kháng chiến đánh bại các đế quốc xâm lược thế kỷ XX, trong đó có đội quân chưa hề nếm mùi chiến bại. Sức sống ấy còn thể hiện trong những trăn trở, tìm tòi, thử nghiệm để bung ra khai phá con đường đổi mới và phát triển đất nước. Đó chính là thiên anh hùng ca và bi ca vĩ đại, nhiều dũng cảm, nhiều sáng tạo, nhiều hy sinh. Đó là biểu hiện của hồn thiêng dân tộc, linh khí núi sông, là bản lĩnh, cốt cách và sức mạnh Việt Nam. III. NGUỒN NHÂN LỰC 1.Con người là nguồn lực quyết định của phát triển, song “nguồn nhân lực” không phải là “con người”. a. Con người là nguồn lực rất quan trọng, nhưng cái quan trọng hơn rất nhiều, có thể coi đây là“vấn đề của mọi vấn đề”: con người là mục tiêu của toàn bộ sự nghiệp cách mạng, mục đích tối thượng của phát triển. Phát triển là vô nghĩa nếu không lấy con người, sự giải phóng con người, hạnh phúc của con người làm mục tiêu. b. Như đã phân tích ở trên, trực tiếp là một thực thể tự nhiên, con người trở thành chính mình, “phạm trù người” đánh dấu một cột mốc quyết định trong lịch sử tư duy, tách khỏi “phạm trù vật”. Trong thể hoàn chỉnh : “tự nhiên-xã hội-con người” trên hành tinh trái đất, thì con người là trung tâm và là lý do tồn tại của thể 15
  16. hoàn chỉnh ấy. Nếu xem con người như một “nguồn nhân lực” cũng đồng nghĩa hạ thấp con người, đưa nó vào “phạm trù vật”. Ở một trình độ tư duy cần có, không cho phép sự nhầm lẫn để đưa đến sự ứng xử với con người như với một vật. Điều này in dấu ấn lên chủ trương, đường lối, lên những quyết sách và giải pháp và thể hiện rõ mục đích cuối cùng của sản xuất, của phát triển kinh tế là gì. Đơn giản chỉ là vì “con người là một sinh vật có ý thức…Chỉ vì thế hoạt động của con người là hoạt động tự do…con người nhân đôi mình không chỉ về mặt trí tuệ như xảy ra trong ý thức nữa, mà còn nhân đôi mình một cách hiện thực, một cách tích cực và con người ngắm nhìn bản thân mình trong thế giới do mình sáng tạo ra” 19. Đồng nhất “con người” với “nguồn nhân lực”, chính là chấp nhận hoàn cảnh thực hiện sự tha hóa của lao động và của con người như C.Mác đã từng lên án : “hoạt động đó thuộc về người khác, hoạt động đó là việc con người đánh mất mình…Cái vốn có của súc vật trở thành chức phận của con người, còn cái có tính người thì biến thành cái vốn có của súc vật” 20, trong lúc chính chúng ta đã thực hiện một cuộc chiến đấu để “giải tha hóa”, bằng cách trả về cho người lao động vị thế “làm chủ” . Làm chủ được đến đâu là tùy thuộc vào mức độ và chất lượng của việc biến hoàn cảnh sống của con người, trên danh nghĩa con người làm chủ, trở nên “hoàn cảnh có tính người ”như C.Mác yêu cầu. Hiện thực là vậy, nhưng về tư duy lý luận thì phải sòng phẳng. Lý luận mà mù mờ thì sự chỉ đạo thực tiễn sẽ rất nguy hiểm. Liệu tình trạng lờ mờ này đã được nhìn nhận ra sao? b. Nói như thế không hề hạ thấp “nguồn nhân lực”, nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước, trước hết là nhân tố quyết định của tăng trưởng kinh tế một cách bền vững. Ngược lại, chính là để hiểu đầy đủ về ý nghĩa của nguồn nhân lực. Hiện nay tăng trưởng dựa phần lớn vào khai thác tài nguyên, ưu đãi vốn và tăng đầu tư công, hàm lượng chất xám của sản phẩm còn qúa thấp do đầu tư vào nguồn nhân lực và đổi mới công nghệ còn quá chậm. So sánh tỷ lệ sử dụng công nghệ cao của nước ta với một số nước ASEAN sẽ thấy rõ : Việt Nam : 2%, Thái Lan : 30%, Malayxia : 51% và Singapore : 73% ! Các báo cáo thống kê của ta cho đến nay vẫn chưa đưa ra được chính xác sư đóng góp của vốn con người. Trong lúc đó, vượt thu ngân sách năm 2005 là nhờ giá dầu thô tăng 14.000 tỷ trên 20.000 tỷ vượt thu chiếm 67,6% tổng số vượt thu trong năm, nguồn thu từ sản xuất kinh doanh chỉ chiếm 43% tổng thu ngân sách. Có lẽ vì thế, gần đây người ta khuyến cáo sử dụng chỉ số mới mang tên “Tổng sản lượng quốc gia thuần và xanh” , NNP (Green net national product) chứ không chỉ sử dụng GDP. “Thuần”, là đòi hỏi phải điều chỉnh tổng sản phẩm sau khi đã khấu trừ các tài sản của đất nước bị hao hụt trong quá trình sản xuất. “Xanh” nghĩa là phải chú ý đến mức tiêu hao nguồn tài nguyên thiên nhiên trong nước đã bị khai thác để phục vụ cho tăng trưởng kinh tế , gắn với sự hủy hoại môi trường sống của con người khi tính GDP. c. Báo cáo về phát triển con người (Human Development report) được đánh giá là “Viên kim cương trên vương miện của Cơ quan phát triển Liên Hiệp quốc UNDP” như phát biểu của Mark M. Brown, người điều hành UNDP. Sáu năm, và với 6 báo cáo, khi sắp thôi chức, Brown còn đầy tự hào mà nói rằng “vẻ lộng lẫy 16
  17. của viên kim cương ấy càng tăng thêm lên”. Điều ấy có phần đúng. Mặc dầu còn thiếu hoàn chỉnh, có phần phiến diện nhưng “Báo cáo hàng năm về Phát triển con người” là một cố gắng rất đáng hoan nghênh.Trong các báo cáo ấy, vấn đề “Phát triển con người ở Việt Nam năm 2006 ” cũng đã được đề cập đến tương đối khách quan, đưa lại những nhận xét bổ ích, tuy vẫn còn quá nhiều điều phải bàn. Theo báo cáo ấy thì : Trong 177 nước có số liệu, Việt Nam xếp thứ 109, tụt một bậc so với 2005. Chỉ số HDI tốt hơn chỉ số GDP (PPP)/đầu người 12 bậc (năm 2005 tốt hơn 16 bậc). Trong 177 nước, có 97 nước thứ bậc HDI tốt hơn thứ bậc GDP (PPP)/ đầu người, có một nước hai thứ bậc bằng nhau là Israel. Còn Buhtan có HDI tốt hơn GDP (PPP)/đầu người 2 bậc. Có 79 nước thứ bậc HDI xấu hơn thứ bậc GDP (PPP) /đầu người. Có thể tham khảo một vài con số sau đây để hiểu rõ hơn: Năm 2006: Cuba + 43 bậc (2005: + 40 ) Moldova + 33 (2005 : + 33 ) Tajikistan + 34 (2005 : + 36 ) Uzebekistan + 32 (2005 : + 32 ) Albania + 26 (2005 : + 26 ) Myanma + 33 (2005 : + 34 ) Xếp loại trung bình là từ thứ 54 đến thứ 146, Việt Nam thứ 109. Nhưng nếu đi vào cụ thể một số nước thì sẽ thấy có những nghịch lý trong thứ bậc của “thống kê thuần túy” ví như : độ chênh cao nhất là Cuba : 43 bậc, tiếp đó Tajikistan là 36, Myanma là 34, Moldova và Kyrgistan là 33, Uzơbekistan là 32, Albania là 30. Có trường hợp tuy giáo dục và y tế không quá kém song có lẽ do GDP/đầu người đến 10.346USD nên độ chênh rất cao là Nam Phi : -68, còn Myanma thì vì GDP quá thấp nên HDI được tính hơn đến 34 bậc! Nếu chỉ căn cứ vào chỉ số HDI đã công bố, người ta có thể an tâm về thực trạng giáo dục và y tế của ta hiện nay! Liệu điều này có phản ánh đúng nỗi bức xúc của xã hội ta không, hay sự bức xúc đó chỉ là sự “sốt ruột” và thiếu “tinh thần lạc quan”? 2. Tư tưởng sáng láng nhất và cao cả nhất được C.Mác và Ph Ăngghen nêu lên trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” viết năm 1848 “Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” mãi mãi là ánh lửa vẫy gọi con người hướng đến lý tưởng vĩ đại giải phóng con người. a. Điều quan trọng có ý nghĩa quyết định là từng bước trên hành trình vạn dặm ấy của loài người, những mục tiêu cụ thể của từng chặng đường phải hướng vào sự thay đổi hoàn cảnh lịch sử cụ thể trong đó con người sống, để hoàn cảnh ấy “có tính người” hơn, thay vì những suy lý thuần túy tư biện. “Tự do của con người” phải là tự do của con người cụ thể, được từng bước thực hiện tương thích với sự thay đổi hoàn cảnh ấy bằng chính hoạt động thực tiễn của con người nhằm cải tạo và thay đổi hoàn cảnh đồng thời tự hoàn thiện mình. b. Con người, hạnh phúc của con người, là mục tiêu của cách mạng và phát triển. “Cách mạng” sẽ là sự phá hoại cuồng loạn nếu nhân danh những khẩu hiệu rất choáng lộng của sự lừa mị, để dày xéo lên thân phận con người, những con người cụ thể, “con người này” như cách nói cực kỳ hàm súc của Hegel. Cách mạng 17
  18. thực sự là cần thiết và cao cả khi đẩy lùi và xóa bỏ cái cũ đã suy tàn nhưng luôn ngoan cố bám riết lấy cuộc sống, ngăn chặn sự ra đời và phát triển của cái mới. Bằng sự xuất hiện của “phạm trù người”, lịch sử đã vận động theo quy luật của phạm trù ấy. Với Hegel, đó là quá trình tự phát triển của bản chất người. C.Mác đánh giá cao luận điểm của Hégel “coi sự tự sản sinh của con người như một quá trình”. Nhưng C.Mác coi con người là một thực thể tồn tại hiện thực và vì vậy có khả năng tự phát triển. “Con mắt trở thành con mắt người”20, cho nên “sự hình thành năm giác quan là công việc của toàn bộ lịch sử toàn thế giới đã diễn ra từ trước tới nay”21. C.Mác chỉ rõ nguồn gốc của tự phát triển. Năng lực tự phát triển ấy lấy từ đâu ? Từ lao động! C.Mác gọi đó là “kết quả lao động của bản thân con người”.Từ trừu tượng của Hegel, C.Mác dựa vào mảnh đất hiện thực, giả định lao động dưới hình thức mà chỉ riêng con người mới có được. Nhưng, đó phải là lao đông tự do, tức là lao động từng sáng tạo ra con người và làm cho con người phát triển. Cũng có nghĩa là C.Mác không chỉ nhìn lao động trong hình thái trừu tượng và nói chung mà nhìn vào biểu hiện hiện thực có tính lịch sử của nó. Điểm tựa triết học của luận điểm con người là động lực và mục tiêu của phát triển phài tìm về trong những mệnh đề ấy của Hegel và của C.Mác về phát triển và tự phát triển. b. Trong vận động biện chứng, sự chuyển hóa giữa nguyên nhân và kết quả là điều diễn ra thường xuyên. Con người, hạnh phúc của con người, là mục tiêu của sản xuất, của tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Mục tiêu ấy cũng chính là động lực. Từ luận điểm của Hégel về “con người là thực thể tự sinh thành nên chính mình” có thể nhận rõ sự vận động thống nhất giữa mục tiêu và động lực. Soi vào đời sống hiện thực, điều ấy rõ như ban ngày. Sản xuất nông nghiệp, đời sống nông dân và cuộc sống nông thôn trước “khoán” và sau “khoán” là bằng chứng sinh động. Sự áp đặt mô hình hợp tác hóa bậc thấp rồi bậc cao đưa đến những kết quả tai hại. Từ cuối 1959 đến cuối 1960, trong vòng một năm, 85% hộ nông dân miền Bắc vào HTX bậc thấp thì sản lượng năm 1960 giảm mất 1 triệu tấn thóc so với 1959. Từ 1961 đến 1965, trong 5 năm, 76,7%HTX được nâng lên bậc cao, rồi 10 năm tiếp theo, nhà nước đầu tư một số vốn khổng lồ cho nông nghiệp song năng suất lúa vẫn tiếp tục giảm. Trong khi đó, mảnh đất 5% mà “hộ gia đình xã viên” còn được giữ lại, không phải đưa vào HTX, thì được khai thác tối đa nhằm trang trải những nhu cầu của cuộc sống. Không ví dụ nào có sức thuyết phục hơn về động lực và mục tiêu của sản xuất khi người lao động có được quyền “làm chủ” trên mảnh đất của họ dù chỉ 5%! Khi lương thực tụt xuống 215kg/người vào năm 1980 là đã đến cái ngưỡng không còn chịu đựng được nữa. Cuộc sống phải tự mở lấy đường đi với “khoán chui”. Rồi “khoán chui” buộc phải hợp pháp hóa bằng chỉ thị 100 của Ban Bí thư năm 1981.Ấy vậy mà cũng phải mất hơn 8 năm mới chuyển được từ “Chỉ thị 100 của Ban Bí thư” đến “Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị”, trả lại quyền tự chủ sản xuất và kinh doanh cho “hộ gia đình nông dân” năm 1988, khởi đầu cho Đổi Mới. Năng suất lúa đạt bình quân lượng thực từ 215kg/người năm 1980, lên 330kg/người năm 1989 là kết quả cụ thể ai cũng có thấy được. 18
  19. Với ngần ấy năm, bằng sự thật của đất nước từ cuộc khủng hoảng kinh tế , xã hội trầm trọng và kéo dài để phải có Đổi Mới, mới thấy hết được tác hại của tư duy giáo điều đã kìm hãm cuộc sống, gây bao cơ cực cho nhân dân như thế nào. c. Thực ra thì cuộc sống không chỉ có một Kim Ngọc, bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phú bị kỷ luật vì dám chọc thủng cái màn sương hư ảo của một kiểu sùng kính tư tưởng chính thống như một thứ tôn giáo phủ kín đời sống xã hội.Từ cuộc sống, tư duy và việc làm đổi mới vẫn gian khổ và nhẫn nại tìm đường đi của mình, những con người dũng cảm và sáng tạo kế tục nhau, tiếp sức nhau. Sau này, Phạm Văn Đồng có dịp nói đến “cái giá đắt phải trả” của việc “quay lưng lại với biết bao sự thật hàng ngày diễn ra trước mắt mình để lao vào những sai lầm”. Những sai lầm “trong nhận thức và hành động, trong lý luận và thực tiễn”. 22 Đây chính là bài học kinh nghiệm mà học phí phải trả là sự lạc hậu của đất nước so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, chỉ nói riêng những nước cùng một xuất phát điểm với ta năm 1975. Bài học của sai lầm đến mức làm triệt tiêu động lực của sản xuất, đi ngược lại mục tiêu cao cả thường xuyên được rao giảng về lý tưởng giải phóng con người, đem lại hạnh phúc cho con người. Bài học đánh mất động lực của con người của sản xuất do tự chìm đắm trong những giáo điều xơ cứng đã bị cuộc sống bác bỏ, song vẫn còn đủ uy lực, khi những giáo điều ấy vẫn còn cầm tù không ít những đầu óc. Điều này không lạ, Ph Ăngghen đã từng cảnh báo : “Mỗi bước tiến mới sẽ tất yếu biểu hiện ra như là một sự xúc phạm tới cái thiêng liêng, là một sự nổi loạn chống lại trạng thái cũ đang suy đồi, nhưng được tập quán thần thánh hóa”.23 3. Bằng đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế, con người được xác định là mục tiêu của phát triển, sự xác định ấy đã khơi dậy động lực con người trong sự nghiệp phát triển. Đó cũng là biện chứng của sự phát triển. a. Trên ý nghĩa ấy, cần hiểu rằng “đổi mới là văn hóa, văn hóa là đổi mới” . Khi xác định con người là động lực và mục tiêu của phát triển cũng có nghĩa là xem văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực của phát triển. Mà nói phát triển bền vững thì phải hiểu đó là sự tăng trưởng kinh tế đi liền với tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường, nâng cao văn hóa, thực hiện dân chủ, phát triển con người. Đó là cách nhìn văn hóa, nói cách khác, đó chính là chất văn hóa của sự phát triển. Có cái chất văn hóa đó mới có sự phát triển bền vững. b. Chỉ có điều, cách nhìn nhận văn hóa là động lực của phát triển, cụ thể là động lực của kinh tế, là cách nhìn mới được xác lập gần đây, những thập niên cuối thế kỷ XX. Trong cách tiếp cận của truyền thống văn hóa Việt Nam nói riêng và phương Đông từ xưa, cách nhìn ấy quá xa lạ với quan điểm “văn dĩ tải đạo”. Đạo ở đây là “đạo của người quân tử” chỉ đề cao “nghĩa” mà coi khinh “lợi” vốn cho là ham muốn của kẻ “tiểu nhân” ham giàu! Nho, Phật, Lão đều không cổ vũ cho mẫu người biết làm kinh tế, càng không đề cao người làm giàu cho mình và làm giàu cho xã hội. Tôn vinh triết lý “an bần lạc đạo”, lấy đó làm thái độ sống của người quân tử trọng đạo lý, là người “có văn hóa”. 19
  20. Tiếp đó, cái mô hình kế hoạch hóa tập trung bao cấp lấy chính trị làm thống soái, (cho dù chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế), đối lập với kinh tế thị trường vì cho rằng “kinh tế thị trường” là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản. Trong chừng mức nào đấy, cách quan niệm nói trên vẫn còn gây ảnh hưởng với những biến thái mới không kém nặng nề, đôi khi lại nặng nề hơn. Chẳng hạn như, chỉ cách đây không xa, chừng mười năm,doanh nhân còn bị nghi kỵ và thành kiến. Đến nay thì đã có khác trong nhận thức, trong chủ trương, nhưng cần chuyển biến đầy đủ trong hành động. c. Từ Đổi Mới, với việc chấp nhận kinh tế thị trường, hàng loạt những mệnh đề lý luận phải thay đổi, kể cả một số vấn đề thường được xem là then chốt hoặc cơ bản. Doanh nhân được xác nhận là một nhân vật xã hội mới với sứ mệnh là người lính xung kích trên “trận địa mới” vừa được các nhà đàm phán để vào WTO bàn giao, doanh nghiệp là một trong ba trụ cột của nền kinh tế. “Văn hóa kinh doanh” trở thành một đòi hỏi quan trọng trong đời sống kinh tế và xã hội. Để kinh doanh một cách có văn hóa thì doanh nhân phải là người có văn hóa, trọng văn hóa. Vừa rồi, với những sự kiện có ý nghĩa đặc biệt của APEC, vào WTO ….nâng vị thế của Việt Nam lên một tầm cao mới, tờ báo “Lao Động”, “Cơ quan của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, tiếng nói của công nhân viên chức lao động Việt Nam”số ra ngày 18.11.2006 chạy một tít lớn giữa trang nhất : “Doanh nghiệp dứng ở vị trí trung tâm”. Chính ở đây, nổi bật lên văn hóa là động lực của phát triển nói chung và tăng trưởng kinh tế nói riêng. Chính cái chất văn hóa ấy làm rõ hơn, cụ thể hơn cách hiểu động lực con người trong phát triển. 4. Bài học kinh nghiệm của nhiều nước phát triển cũng chính là bài học sâu sắc nói trên. a. “Văn hóa dù được định nghĩa như thế nào, cũng tồn tại dai dẳng một cách khác thường. Cách đây gần 50 năm, Nhật Bản và Đức đã bị bại trận, và cùng với sự bại trận đó, những giá trị, những định chế cùng nền văn hóa của họ cũng mất hết uy tín. Nhưng nước Nhật và nước Đức ngày nay, về phương diện văn hóa của họ vẫn rất Nhật và rất Đức, không thể nhầm lẫn vào đâu được dù cho cách ứng xử nọ của họ có khác đi bao nhiêu chăng nữa. Thực tế là người ta chỉ có thể thay đổi thành công ứng xử nếu dựa trên nền tảng cũ nền văn hóa hiện tồn. Nhật là tấm gương tốt nhất. Là nước duy nhất trong tất cả các nước không thuộc phương Tây đã trở thành một xã hội hiện đại, nhờ các nhà canh tân của họ, cách đây một trăm năm, đã có ý thức đặt sự ứng xử mới được“Tây phương hóa” trên nền tảng những giá trị truyền thống và văn hóa truyền thống của Nhật”24. Đó là một ví dụ mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc của sức mạnh văn hóa với động lực con người trong phát triển. b. Khi bước vào nền kinh tế tri thức, nguồn nhân lực cũng sẽ đòi hỏi phải thay đổi về chất. Đừng quên rằng bộ não của chúng ta có đến mười tỷ tế bào thần kinh và có khả năng nhớ tới 86 triệu đơn vị thông tin khác nhau, nhưng bộ não chỉ sử dụng 1% lượng thông tin mà các cơ quan khác nhau trong cơ thể báo về, 99% 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2