intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cơn nhiễm độc hormon tuyến giáp kịch phát và hôn mê do suy chức năng tuyến giáp (Kỳ 2)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

132
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1.6. Điều trị cơn nhiễm độc hormon tuyến giáp kịch phát: Nếu cơn nhiễm độc hormon tuyến giáp kịch phát không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tích cực thì tỉ lệ tử vong tới 75% các trường hợp, ở bệnh nhân cao tuổi tới 100%. Mục đích của điều trị cơn nhiễm độc hormon tuyến giáp kịch phát bao gồm: + ức chế sự hình thành hormon tuyến giáp: - PTU: liều 600-1200mg/ngày chia đều 200mg/4 giờ cho bệnh nhân uống hoặc bơm qua sonde dạ dày . ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cơn nhiễm độc hormon tuyến giáp kịch phát và hôn mê do suy chức năng tuyến giáp (Kỳ 2)

  1. Cơn nhiễm độc hormon tuyến giáp kịch phát và hôn mê do suy chức năng tuyến giáp (thyrotoxic crisis and myxedema coma) (Kỳ 2) TS. Hoàng Trung Vinh (Bệnh học nội khoa HVQY) 1.6. Điều trị cơn nhiễm độc hormon tuyến giáp kịch phát: Nếu cơn nhiễm độc hormon tuyến giáp kịch phát không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tích cực thì tỉ lệ tử vong tới 75% các trường hợp, ở bệnh nhân cao tuổi tới 100%. Mục đích của điều trị cơn nhiễm độc hormon tuyến giáp kịch phát bao gồm: + ức chế sự hình thành hormon tuyến giáp: - PTU: liều 600-1200mg/ngày chia đều 200mg/4 giờ cho bệnh nhân uống hoặc bơm qua sonde dạ dày . - Methimazole: 120mg/ngày chia 20mg/4 giờ. + ức chế sự giải phóng hormon từ tuyến giáp:
  2. - Dùng iodine dưới dạng dung dịch lugol 1% x 10 giọt/lần x 3 lần/ngày. Hoặc NaI: 1-2 gam/24h tiêm tĩnh mạch. - Líthium carbonate cũng có tác dụng chống lại sự phóng thích hormon tuyến giáp. + ức chế thần kinh giao cảm: - Propranolol liều120-240mg/ngày chia 20-40 mg/mỗi 4-6 giờ uống, trường hợp nặng có thể tăng tới 60-120mg/mỗi 4-6 giờ. Nếu có rối loạn nhịp như cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất có thể dùng propranolol đường tĩnh mạch song cần được theo dõi trên monitoring. Liều tiêm tĩnh mạch ban đầu 0,5- 1 mg/10-15 phút; mức độ nặng và cần thiết có thể tăng lên 2-3 mg/10-15 phút kéo dài trong nhiều giờ trong khi chờ đợi tác dụng của thuốc qua đường uống. - Nếu có chống chỉ định với propranolol như co thắt phế quản, suy chức năng thất trái nặng có thể thay thế bằng diltiazem 30-60mg/mỗi 4-6 giờ hoặc reserpine 2,5-5mg/mỗi 4 giờ, tiêm bắp (nên thử test với reserpine 1mg và theo
  3. dõi chặt chẽ huyết áp trước khi dùng liều điều trị); hoặc guanethidine 30- 40mg/mỗi 6 giờ bằng đường uống. Cần nhớ rằng cả hai loại thuốc trên đều có thể gây hạ huyết áp và ỉa lỏng. + Điều trị bổ trợ: Hydrocortisol hemisuccinat: 50 mg tiêm tĩnh mạch/6 giờ /lần hoặc cho uống prednisolon 40- 60 mg/ngày. + Điều trị triệu chứng và các biểu hiện nguy kịch: - Nếu bệnh nhân sốt cao: đắp khăn ướt, chườm đá, dùng acetaminophen (acetamol) uống hoặc đặt viên thuốc đạn. Tránh dùng aspirine vì aspirine dễ gắn với thyroglobulin làm T4 sẽ được giải phóng, hậu quả là T4 tự do lại cao thêm. - Nước-điện giải: truyền tĩnh mạch chậm các dung dịch mặn, ngọt ưu trương 4-5 lít/ngày, thêm kali nếu cần. - An thần: tốt nhất là phenobarbital ngoài tác dụng an thần nó còn tăng sự thoái biến của T4, T3 ở ngoại biên, khử hoạt tính của T4 và T3. - Dinh dưỡng: cho ăn qua đường miệng hoặc sonde dạ dày.
  4. + Điều trị các biểu hiện nguy kịch: nếu có suy tim cho digitalis, lợi tiểu, ôxy liệu pháp. Theo dõi chức năng hô hấp, đặt nội khí quản khi cần thiết, loại trừ các yếu tố tác động nhất là nhiễm khuẩn. + Điều trị đề phòng cơn tái phát dùng 131I trong 2 tuần. Bảng 4.15. Tổng hợp các biện pháp điều trị cơn b∙o giáp. Mục đích và thuốc Liều lượng và cách dùng sử dụng + ức chế tổng hợp hormon: 200mg/cứ 4 giờ uống hoặc đặt qua sonde. - PTU 20 mg/cứ 4 giờ uống hoặc đặt qua - Methimazole sonde. + ức chế giải phóng Dung dịch lugol, KI: 10 giọt/lần x 3 hormon: lần/ngày, NaI:
  5. Iodine 1g/24h tĩnh mạch. + ức chế thần kinh giao cảm: 20- 40mg/ cứ 4- 6 giờ Propranolol 0,5- 1mg/cứ 10-15 phút (TM) + Điều trị bổ trợ: Hydrocortisol 100mg/cứ 8 giờ (300mg/ngày) tĩnh mạch. + Điều trị triệu chứng và các biểu hiện nguy kịch: - Chườm đá, acetaminophen, HTN - Hạ sốt, bù nước, điện 5%, điện giải, vitamin, phenobarbital, kháng giải, dinh dưỡng, an thần. sinh. - Điều trị suy tim. - Digoxin, lợi tiểu, ôxy. + Dự phòng tái phát. - Điều trị nguyên nhân, dùng phóng xạ
  6. 131I x 2 tuần. Bảng 4.16. Cấp cứu cơn b∙o giáp bằng kết hợp thuốc với các biện pháp kỹ thuật. Mục đích và biện pháp + Loại bớt hormon ra khỏi máu: - Lọc huyết tương (plasmapheresis). - Thẩm phân màng bụng. - Truyền huyết tương bao bọc gắn kết hormon. + ức chế giải phóng hormon: líthium carbonate 300mg/mỗi 6 giờ. + ức chế chuyển T4 → T3 ở ngoại vi: ipodate 1g/ 24h. - Thay thế các ức chế giao cảm: ức chế dòng canxi (diltiazem 30-60mg/4-6 giờ).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0