intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CON THẰN LẰN CON

Chia sẻ: Phung Tuyet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

114
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Duyên kêu lên: -Eo ơi, ghê lắm! Kha trấn an cô bé: -Gì mà ghê, nó có cắn ai bao giờ đâu! -Nhưng cũng có ai nuôi nó bao giờ đâu? -Sao không? Nhà nào mà không đầy thằn lằn trên tường? -Nhưng chả ai nuôi trong hộp như anh bảo đâu? -Vì người ta không cần nó như mình. Duyên ngần ngừ: -Nhưng… Duyên sợ nó lắm! -Nhưng nhưng hoài. Vậy là nhỏ không thương bố nữa rồi

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CON THẰN LẰN CON

  1. CON THẰN LẰN CON Duyên kêu lên: -Eo ơi, ghê lắm! Kha trấn an cô bé: -Gì mà ghê, nó có cắn ai bao giờ đâu! -Nhưng cũng có ai nuôi nó bao giờ đâu? -Sao không? Nhà nào mà không đầy thằn lằn trên tường? -Nhưng chả ai nuôi trong hộp như anh bảo đâu? -Vì người ta không cần nó như mình. Duyên ngần ngừ: -Nhưng… Duyên sợ nó lắm! -Nhưng nhưng hoài. Vậy là nhỏ không thương bố nữa rồi? Duyên chớp nhanh đôi mi cong ướt, những giọt nước mắt cuộn tròn lăn xuống môi cô bé. Những giọt sương long lanh trên nụ hoa hồng. Duyên thương bố lắm! Thiếu bố, căn nhà nhỏ bỗng nhiên rộng thênh thang và trống vắng lạ kỳ. Bộ tách trà lạnh tanh, nằm trên bàn lặng lẽ. Chiếc đĩa gạt thiếu tàn thuốc lá, sạch nhẵn vô duyên. Mẹ suốt ngày thờ thẫn bên máy may, trầm lặng như một “rô bốt”. Duyên sợ hình ảnh này và sợ cả tiếng máy khua “xành xạch” khô khan, đơn điệu. Mỗi lần vô tình ngồi lên chiếc ghế mà bố thường vẫn ngồi là mỗi lần mẹ khóc. Mẹ nhớ bố! Còn Duyên thì lại khác, cô thích ngồi học trên bàn riêng của bố. Như vậy thấy nhẹ nhớ hơn! Bố đã bỏ nhà suốt cả tháng nay để chạy theo một tình yêu mơ hồ nào đó. Duyên chưa gặp mặt bà ta bao giờ. Chẳng rõ đẹp thế nào mà bố phải say mê đến quên cả gia đình như vậy? Không. Duyên không tin trên đời này có người đàn bà nào dịu hiền hơn mẹ và có đứa con gái nào xinh ngoan với bố bằng mình. Bố nhất định phải quay về. Bất giác, cô nói thành lời:
  2. -Bố Duyên nhất định sẽ trở về, phải không anh? -Đúng vậy! -Duyên chả thiết học nữa! Duyên… buồn lắm anh biết không? Kha nhìn Duyên. Cô bé trông xanh xao và gầy đi nhiều. Kha cảm thấy thương cô bé hơn bao giờ. -Nói bậy! Nhỏ sẽ làm mẹ buồn hơn. Vả lại, nhỏ còn phải thi tốt nghiệp phổ thông và vào đại học nữa chứ! Nên ăn nhiều, ngủ kỹ và nhất là đừng khóc nhè trước mặt mẹ. Như vậy nhé? Duyên bĩu môi dài ra: -Làm như anh là… thầy Duyên không bằng. Xí! Người lớn dữ! -Không lớn, nhưng dư sức dạy kèm “con nít cấp III” cở nhỏ là được rồi! Thế nào, bài học hôm nay có gì khó hiểu, đưa đây? Duyên lắc đầu: -Thôi hết rồi! Hết giờ rồi, hổng học bài nữa đâu. Nói chuyện con thằn lằn con nữa đi? -Nhỏ sợ thằn lằn lắm mà? -Duyên nghĩ lại rồi, phải liều gan thôi. Tất cả vì bố!... Nhưng có thật như anh nói không? Nuôi nó trong hộp, nó sẽ gọi bố về cho Duyên hả? -Đúng vậy. Tiếng chắc lưỡi của nó sẽ thay lời gọi của cô chủ nhỏ, và vì thế, người được gọi sẽ quay về. -Nhưng sao không dùng thằn lằn lớn, nó sẽ “gọi” to hơn con thằn lằn con? -Lời nói của người lớn ít khi chân thật, vô tư và hồn nhiên như trẻ con. Thằn lằn lớn chỉ chắc lưỡi để dụ con mồi, để hù dọa con khác đừng tranh ăn với nó, hoặc vì tiếc của chứ không mấy khi hết lòng giúp bạn như thằn lằn con. Thật chứ?
  3. -Thật. -Anh học điều này ở đâu vậy? -Ở… trong sách. -Sách gì? -Sách nghiên cứu về… những điều kỳ diệu của loài vật. -Cho Duyên mượn đi? -Sách tiếng Anh mà! -Duyên cũng học Anh? -Nhưng… toàn từ ngữ chuyên môn không hà, nhỏ không hiểu được đâu! Đúng vậy. Làm sao cô bé hiểu được Kha. Anh chỉ tưởng tượng ra một trò chơi để cô bé gửi niềm tin vào đó mà hy vọng và chờ đợi. Dù chỉ là hy vọng và chờ đợi, nhưng người ta không thể sống mà không có nó. Cô em gái hiền ngoan bé bỏng, một ngày nào khi biết anh nói dối, hãy tội nghiệp “tên quản trò” nghen? Hắn chỉ muốn đem đến nhỏ chút niềm vui, để nhỏ vượt qua những ngày buồn… * ** -Anh làm xong cho nhỏ cái hộp rồi nè! Duyên reo lên: -Đẹp quá hén! Và ngắm nghía kỹ hơn: -Ủa, có cái lỗ nhỏ trên nắp hộp chi vậy? Cho nó thở hả? -Ừ, cho nó thở và cũng để khi vừa đủ lớn, nó sẽ leo được lên ấy mà thoát đi. -Sao vậy? Sao để nó trốn đi?
  4. -Vì khi vượt qua tuổi con nít, tiếng gọi của nó khó còn thu hút được ai, ta phải nhờ con khác! Duyên ngẫm nghĩ, rồi chợt buồn hiu: -Vậy… có nghĩa là… cũng lâu lắm bố Duyên mới trở về hả? -Không lâu lắm đâu, nhưng có khi một con chưa đủ… hiệu lực! -Thì nuôi một lúc mười con? -Hổng dám đâu! Chỉ cần hai con thôi, nó cũng đủ… “hai con thằn lằn con đuổi nhau cắn nhau đứt đuôi” rồi! -Thì nuôi riêng ra, mỗi con một hộp? -Khiếp quá! Giống trại chăn nuôi thằn lằn. -Nhưng chúng sẽ họp nhau lại gọi lớn hơn? -Còn lâu! Chúng đâu có học nhạc đâu mà biết “hòa âm”. Nuôi lần lượt từng con thôi. Một con, tiếng nó mới đơn lẻ, thiết tha. Nghe được, bố Duyên mới cảm động quay về. -À há! Duyên sẽ kiên nhẫn… Họ đưa nhau đi tìm thằn lằn con. “Đối tượng” tưởng như dễ kiếm này hóa ra hiếm hoi lạ! Phòng Kha không có. Nhà Duyên cũng không có. Cuộc “truy bắt” thằn lằn con bỗng trở thành những chuyến thăm viếng bạn bè. Kha đưa cô bé đến khắp nhà các bạn mình. Họ nấu nướng, xào chiên… ăn uống tưng bừng. Kha nói nhỏ với Duyên: -Không phải vui chơi đâu, cái chính là để… dụ thắn lằn con đấy, nghe mùi thơm thức ăn nó sẽ ló đầu ra! Duyên cười. Cô bé đã cười: -Anh “xịa”! Thằn lằn “nhí” chỉ mê chè, ô mai, cóc ổi … -Ờ đúng rồi, mình quên chưa ghé mấy quán chè!
  5. “Lệnh truy nã” lại chuyển qua mấy quán chè, kem, nước dừa xiêm… Không có con thằn lằn nhí nào nhởn nhơ giải khát! Họ vào cả mấy tiệm hủ tíu, mì xào, bột chiên, bánh cuốn… Chẳng có con nào háu ăn! Một tháng trôi qua rất nhanh. Chiếc “hộp thần” của Duyên vẫn trống không chờ đợi con thắn lằn nhí. Nhưng sự đợi chờ trong lòng Duyên đã vơi nhẹ ít nhiều. Cô bé đã tươi tắn hơn, đã ăn khá ngon, uống tạm tốt và ngủ yên… Điều đó làm Kha vui lắm! Quê ở Vĩnh Long, Kha lên thành phố học Y. Anh thuê phòng trọ trong một căn hộ đối diện nhà Duyên từ dạo cô bé còn thắt khăn quàng và anh cũng mới bước vào năm đầu đại học. Kha thương cô bé như người em gái nhỏ ở quê. -Quê anh đẹp không, Kha? -Hiền queo. -Em gái anh đẹp không? -Thua nhỏ. Duyên chớp mắt: -Anh lại “xịa” nữa rồi? -Thật đấy! -Mẹ anh hiền không? -Như mẹ của nhỏ vậy! -Bố anh có… như… -Ba anh mất rồi! Duyên im lặng cúi đầu. Cô chợt thấy mình còn may mắn hơn Kha. Cô còn bố để mà chờ đợi. -Kia, nó kìa! Kha kêu lên rồi chạy vội đến một góc phòng. Duyên ngẩng đầu lên và kịp thấy con thằn con đang bò nhanh lên cao.
  6. -Duyên, kéo bàn lại đây! Cô bé làm theo mệnh lệnh như một người máy xinh đẹp. Kha leo lên bàn, chụp tay vào tường. Hụt! Con thằn lằn con thản nhiên trườn lên cao hơn. -Lấy thêm cái ghế, Duyên! Chiếc ghế được đặt chồng lên bàn. Kha giơ tay. Như có mắt sau đuôi, con thằn lằn vọt tới. Lần này nó không thoát khỏi khoảng cách đã được Kha lường trước, chận đầu. Nhưng chính khoảng cách ấy đã khiến Kha nghiêng người qua một bên. Chiếc ghế lật ngang. Duyên la thất thanh: -Té!... Kha ngã đánh rầm xuống… giường. Cũng may, có chiếc giường gần đó. Nhưng lại chẳng may là cái ghế cũng ngã theo Kha, đập vào trán anh đến tươm máu. Duyên hốt hoảng gào cuống lên: -Mẹ ơi! Mẹ ơi! Anh Kha té… Kha đau lắm, nhưng vẫn còn nắm chặt con thằn lằn trong lòng bàn tay. Anh gọi khẽ: -Đem chiếc hộp lại đây, Duyên! Mẹ Duyên từ nhà trong chạy ra, vừa đúng lúc Kha đã bỏ con thằn lằn con vào hộp… * ** Hôm nay nhà Duyên có tiệc mừng. Duyên vào đại học và bố của cô bé cũng đã trở về. Mãi phụ mẹ nấu nướng, dọn bàn. Đến giờ vẫn không thấy Kha sang. Cô bé chạy sang phòng anh. Căn phòng vắng ngắt. Một trang giấy để sẵn trên bàn. Tờ giấy thật to nhưng chỉ vài dòng ngắn gọn: “Anh về thực tập tại một bệnh viện tỉnh nhà. Không muốn cho nhỏ biết trước. Vì như vậy sẽ làm buồn ngày vui của nhỏ. Con thằn lằn nhí ấy cừ ghê há? Hãy khao cho nó một chầu rồi thả nó ra. Nó đã làm tròn trách nhiệm của mình.
  7. Cô bé dậm chân tức tưởi khóc. Kha! Từ nay em sẽ là “con thằn lằn nhỏ” luôn gọi anh về! NTH
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2