Công chúa Mononoke: Lý do tại sao Miyazaki không (nên) nghỉ hưu
lượt xem 6
download
Poster phim "Công chúa Mononoke" Tiểu sử ngắn: .Hayao Miyazaki sinh năm 1941, ở Tokyo. Cha của ông làm giám đốc của một xưởng sản xuất bánh lái máy bay, nên ông yêu máy bay từ nhỏ và thường vẽ cảnh bay lượn trong phim của mình. Ông khởi nghiệp tại hãng Toei Animation và bắt đầu nổi danh sau khi đạo diễn thành công bộ phim Lupin III: Castle of Cagliostro. Lupin, giống James Bond 007, có nhiều tập, nhưng phần Castle of Cagliostro của Miyazaki nổi bật hơn hẳn. (Đạo diễn Steven Speilberg từng nói rằng bộ phim này có...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Công chúa Mononoke: Lý do tại sao Miyazaki không (nên) nghỉ hưu
- Công chúa Mononoke: Lý do tại sao Miyazaki không (nên) nghỉ hưu Poster phim "Công chúa Mononoke" Tiểu sử ngắn:
- Hayao Miyazaki sinh năm 1941, ở Tokyo. Cha của ông làm giám đốc của một xưởng sản xuất bánh lái máy bay, nên ông yêu máy bay từ nhỏ và thường vẽ cảnh bay lượn trong phim của mình. Ông khởi nghiệp tại hãng Toei Animation và bắt đầu nổi danh sau khi đạo diễn thành công bộ phim Lupin III: Castle of Cagliostro. Lupin, giống James Bond 007, có nhiều tập, nhưng phần Castle of Cagliostro của Miyazaki nổi bật hơn hẳn. (Đạo diễn Steven Speilberg từng nói rằng bộ phim này có “Cảnh đua xe tuyệt nhất trong lịch sử điện ảnh”) Sau Cagliostro, ông bắt tay làm Nausicaa of the Vally of the Wind, kịch bản lần này do chính ông viết. Phim thành công vang dội, và ông cùng đồng nghiệp Isao Takahata mở hãng Studio Ghibli. Tới ngày nay, Ghibli là hãng hoạt hình hàng đầu ở Nhật, và Miyazaki được rất nhiều đạo diễn hoạt hình ở khắp nơi bái làm thầy. Ông ghét hoạt hình 3-D, nhưng rất thân với đạo diễn Jon Lasseter của Pixar. Tự nhận mình là một ông già bi quan bị bệnh đau lưng hành hạ (do ngồi vẽ đến quên ăn quên ngủ), nhưng ông không thích ép quan điểm của mình lên ai hết. * Vào năm 89, Đạo diễn Hayao Miyazaki hoàn thành bộ phim hoạt hình “Kiki Delivery service”, và tuyên bố sẽ nghỉ hưu. Năm 92, ông làm tiếp “Porco Rosso”, và tuyên bố nghỉ hưu. Năm 97, ông làm “Công chúa Mononoke”, và tuyên bố nghỉ hưu.
- Khoảng vài phim phim nữa, ông thở dài và quyết định mình sẽ “bỏ cuộc”, không tuyên bố nghỉ hưu nữa. Theo tôi thì Miyazaki chẳng bao giờ nên nghỉ hưu cả. Riêng mảng phim hoạt hình thì hiện nay chưa ai vượt qua được Miyazaki về thành tích, tài năng, cũng như sự chăm chỉ trong lao động. Một số nhà báo, nhà phê bình ở Mỹ gọi ông là “Walt Disney của Nhật Bản”. Đây là một sự so sánh khập khiễng, dân Mỹ cứ hay cho mình là “nhất” và hay so thành tích của người khác với thành tích của mình. Walt Disney về sau chủ yếu chỉ sản xuất phim chứ không vẽ hay đạo diễn nữa, trong khi Miyazaki vẫn làm hai việc này; “công chúa” của Walt Disney chẳng làm gì ngoài hát hò (lúc có hứng) và ngồi đấy chờ hoàng tử cứu, còn “công chúa” của Miyazaki thì sao? Tôi sẽ cố tóm tắn ngăn ngắn thôi, vì nói thẳng ra, ai ráng tóm phim của Miyazaki trong vài đoạn thì mấy đoạn ấy đọc sẽ rất ngố. * Bộ phim Công chúa Mononoke đặt bối cảnh câu chuyện vào thời thế kỷ 14 – 15 ở Nhật Bản; trước đó, loài người và các thần linh (hiện thân của thiên nhiên) chung sống hòa bình, nhưng vào đầu phim thì phe người đang phạm thượng, dám cả gan chém giết phe thần. Tại ngôi làng heo hút của bộ tộc Emishi, một “con quái vật” từ trong rừng đang tiến thẳng vào làng. Hoàng tử Ashitaka, sau khi quan sát kỹ, hiểu con quái vật thực chất là một vị thần giữ rừng tên Nago. Nago có
- hình dạng một con heo khổng lồ, nhưng vì lý do nào đó mà bị một đám giun đen thui bám theo, làm ông đau đớn đến hóa điên và tấn công dân chúng một cách vô tội vạ. Để bảo vệ bộ tộc, Ashitaka giết vị thần, nhưng cũng vì thế mà cánh tay của anh bị vị thần nguyền rủa. Hình ảnh thần Nago gầm rú với hàng nghìn con giun đen thui ngo ngoe bám chặt trên da thịt sẽ khiến bao tử người xem phải thắt lại. Miyazaki ghét máy tính, ghét 3-D; ông tự vẽ tay hàng ngàn khung hình. Đám giun lúc nhúc đó xuất hiện khoảng vài phút, nhưng khi xem phim thì ai cũng hiểu để vẽ tay hết chừng ấy con thì tốn rất nhiều thời gian. Phim của Miyazaki vì thế mà luôn sống động, hấp dẫn. Miyazaki không đi đường ngắn, đường tắt lúc vẽ, cũng không dễ dãi “kết thúc có hậu” khi xây dựng nhân vật hay cốt truyện. Phần đầu của phim quả thực là một tuyệt tác. Nếu bạn lười thì ít nhất cũng nên xem đoạn này, chỉ vài phút thôi nhưng bạn sẽ thấy bỏ ra 25.000 mua đĩa (đúng không nhỉ?) là một quyết định sáng suốt.
- Thần Nago đang bị đám gium đeo bám đến quẫn trí. Từng con giun trên da là do các hoạ sĩ ở Studio Ghibli vẽ tay.
- Ashitaka cưỡi chú linh dương Yakul (thay vì cưỡi ngựa, một văn hoá của người Emishi) để bắn hạ Nago. Cánh tay của anh đã bị đám giun bám theo. Nếu không tìm cách loại bỏ lời nguyền thì Ashitaka sẽ chết, vậy nên anh cắt tóc, rời bỏ bộ tộc (lẫn vợ sắp cưới), và ra đì tìm đường cứu sống bản thân. Trên đường đi, hoàng tử Ashitaka gặp hai anh hùng nữ nhi. Và đây chính là cái mà phụ nữ của Walt Disney còn lâu mới bằng phụ nữ Nhật. Người đầu tiên là chủ nhân của Làng Sắt (Iron Town) – bà Eboshi – một phụ nữ đẹp, hảo hớn, và dữ dằn đang chặt phá rừng để lấy chất đốt đúc vũ khí và dùng những viên đạn đại bác để giết các vị thần rừng, khiến họ phát điên.
- Làng Sắt được xây giữa rừng, sông, và núi; đang thả khói gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng – một ám chỉ công cuộc hiện đại hóa ngày nào. Người thứ hai là công chúa Mononoke (tên thân mật: San) – bị bố mẹ ruột bỏ rơi, được bà thần sói của khu rừng cạnh Làng Sắt cưu mang. Mononoke ghét loài người phá hoại, nên muốn sát cánh cùng các vị thần để bảo vệ thiên nhiên.
- Công chúa San đang cùng hai em (chính là hai chú sói khổng lồ) tính kế giết bà Eboshi.
- San chạm trán Eboshi Và cả bộ phim là cuộc sống đầy kịch tính mà thơ mộng của hoàng tử trong khu rừng thiêng, đối lập với cuộc sống “công nghiệp” của đám dân thường ngoài kia. Khu rừng thiêng trong phim. Studio Ghibli vẽ phong cảnh rất đẹp. "Đẹp" ở đây không có nghĩa tươi tắn đầy đủ màu sắc, mà là thể hiện được không khí của một khu rừng lớn: hùng vĩ, bí hiểm, có cái gì đó mê hoặc, nhưng khá âm u. Trái ngược rừng rậm theo kiểu "thần tiên" của Walt Disney.
- Còn đây là một ngôi làng Ashitaka đi qua. Trông chẳng khác gì tranh phong cảnh nhỉ? Phim nào của Miyazaki cũng có đề tài môi trường, nhưng Nausicaa of the valley of the wind và Công chúa Mononoke là hai phim duy nhất đưa “môi trường” lên thành chủ đề chính. Những phim loại này (nhìn chung) bị một tật là hay bị biến thành phim giảng đạo (đơn cử: Avatar), ca cẩm về con người chặt cây, đốn rừng. Nhưng Miyazaki có cái nhìn thâm thúy, vị tha, cũng như sâu sắc hơn hàng trăm đạo diễn “bom tấn” gộp lại. Thí dụ, bà chủ Eboshi, mang tiếng làm kẻ phá môi trường, nhưng không đơn giản chỉ “ác” với “ác”. Bà yêu quý những ai bị xã hội hắt hủi: chuộc gái điếm khỏi nhà thổ, cho họ việc làm. Bà chiến tới
- cùng để bảo vệ người dân Làng Sắt. Tính hai mặt của việc phá môi trường cũng được đưa vào phim: đúng là Eboshi có đốn rừng, nhưng bà chỉ làm cái điều mà ai cũng làm nhằm cải thiện cuộc sống: phát triển công nghiệp nặng, cũng như rèn vũ khí. Ngay cả chúng ta cũng khác gì? Để được sống thoải mái, ta phí điện, phí nước, dùng chất hoá học lau nhà… nên cũng phải “tha thứ” cho Eboshi thôi. Eboshi giống ta. Eboshi và các cô gái điếm bà từng chuộc về từ nhà thổ. Họ rất biết ơn Eboshi và nguyện bảo vệ Làng Sắt - nơi họ có công ăn việc làm ổn định - đến cùng, dù công việc này góp phần tàn phá thiên nhiên (một tình trạng khá quen thuộc hiện nay)
- Tên Jigo - một tay sai lẻo mép của Nhật Hoàng - đến gặp Eboshi để thương lượng hợp tác làm ăn. Đây là cuộc hợp tác kiểu gì? Nhưng gì thì gì, Jigo là một trong số những tên nham hiểm đang nhăm nhe chiếm Làng Sắt. Nếu không nhờ bà Eboshi lúc nào cũng mạnh mẽ thì ngôi làng này chẳng trụ được lâu. Nếu bà chỉ độc ác thì chuyện dễ giải quyết quá rồi, nhưng cuộc sống lúc nào cũng có những người phức tạp khiến ta không biết nên yêu hay ghét. Miayazaki hiểu rất rõ điều đó nên phim của ông lúc nào cũng có chiều sâu. Đối đầu với Eboshi là San – tức công chúa Mononoke. Cô công chúa này khỏi nói thì cũng biết là rất hoang dã, mạnh mẽ, dũng cảm, và cực kỳ cứng đầu. Cô chống lại loài người; trông cô rất dữ dằn, nhưng không ngu gốc hay lì lợm bất cần đời, bạ ai cũng chém giết. Lần đầu
- tiên gặp Ashitaka, cô không buồn bắt chuyện mà chỉ quát “cút đi” (cảnh cô nhăn nhó làm mặt hình sự trong poster chính là cảnh lần đầu cô gặp Ashitaka)… Một chàng trai yêu hòa bình trong khi hai phụ nữ phát động chiến tranh? Miyazaki thích phụ nữ mạnh mẽ và phức tạp nên chuyện này chẳng có gì lạ. Ashitaka đóng một vai trò rất đàn ông điển hình: giữa hai người phụ nữ đẹp gấu ó với nhau, anh điềm tĩnh suy nghĩ nhận ra cái tốt cũng như cái xấu của từng người, và làm mọi cách để phe thần với phe người dừng chuyện phá hoại lẫn nhau, chứ anh không theo phe này chém giết phe kia. Nhưng dù San có vẻ bắt đầu thích Ashiataka, thì mẹ của San - thần sói Moro - không ưa việc anh chàng này bén mảng đến gần con mình. Đây
- là cảnh Moro "nửa trò chuyện nửa hăm dọa Ashitaka" (như một bà mẹ vợ tương lai) Nhưng Miyazaki được yêu thích không phải vì ông đưa ra ý tưởng này kia về giới tính, mà cho các nhân vật của mình hành động theo tính cách của họ. Rất nhiều đạo diễn khi làm phim về nữ anh hùng bị mắc phải tật: hô hào om sòm về nữ quyền mà bỏ bê nhân vật nam. Họ cho vai nữ chính đánh đông dẹp tây, không cần chàng nào giúp, nếu có thì chủ yếu giúp về mặt… tinh thần, với cương vị người yêu (đơn cử: Colombiana). Miyazaki không thế. Việc ai nấy làm. Công chúa sói San cũng như hoàng tử Ashitaka phải tự thân vận động để giái quyết vụ chiến tranh giữa thần và người, không ai tối ngày kè kè bên nhau để bảo vệ nhau hay làm hộ việc cho nhau; sự giúp đỡ tự nó phát sinh; người xem sẽ không cằn nhằn “lại anh hùng cứu mỹ nhân” khi thấy Ashitaka giúp San, cũng không cau mày “lại mỹ nhân cứu anh hùng” khi San cứu Ashitaka. Thay vì đề cao một giới (hay một phe) theo kiểu khẩu hiệu, Miyazaki nhẹ nhàng cho người xem thấy rằng mỗi người, mỗi giới có một vị trí của mình trong cuộc sống, phải làm việc mình cần làm, rồi việc gì đến sẽ đến. “Thiên nhiên” trong mắt Miyazaki cũng không một phía, tuy ông yêu môi trường và muốn bảo tồn rừng, Miyazaki hiểu rõ “thiên nhiên” không phải là một người bạn dễ hòa đồng. Quả thật, chúng ta có khuyến khích con cái khám phá thiên nhiên đến mấy thì cũng không thể
- bỏ chúng ngoài biển nếu chúng không biết bơi. Các vị thần trong “Công chúa Mononoke” khá bạo lực, khó hiểu, bí ẩn, và rất nguy hiểm nếu họ nổi giận, vì bản chất của thiên nhiên là vậy. Miyazaki luôn cho người xem cái gì đó để suy nghĩ, “công chúa” của ông chẳng rỗi hơi hát hò, rồi chờ muông thú… bu tới nghe. San và Ashitaka trong cảnh cuối của phim. Đa số các phim hoạt hình khác thì xem chưa đến nửa là đã đoán được kết cục, nhưng phim của Miyazaki giống như cuộc sống vậy, chả ai đoán trước được điều gì. Đọc đến đây, chắc mọi người cũng đoán được phim này không dành cho trẻ con. Thì đúng thế thật (nhưng theo tôi thì 14, 15 là xem được rồi, chứ nhồi sọ chúng bằng những “siêu nhân” thì bổ béo gì?), nhưng thực ra gán mác “phim con nít” cho thể loại hoạt hình thì bất công quá. Công chúa Mononoke sâu sắc hơn nhiều và hấp dẫn hơn nhiều so với
- những phim bom tấn hay nghệ thuật nhan nhản trên thị trường. Studio Ghibli vẽ lúc nào cũng chi tiết hơn Disney, và uyển chuyển hơn phim 3-D cứng ngắc của Pixar. Tôi rất thích Vút Bay, nhưng khi so sánh giữa sự chuyển động của thần sói trong “Mononoke” với đám chó săn trong “Vút bay”, thì thần sói được vẽ mềm hơn nhiều. Nhạc phim Mononoke không những rất tuyệt vời, mà còn rất phù hợp với bối cảnh của phim. Nhà soạn nhạc Joe Hisaishi, sau bao nhiêu năm hợp tác với Miyazaki, vẫn luôn “phong độ”. Hết phim này đến phim khác, tôi không chỉ tốn tiền mua đĩa phim mà còn tốn tiền mua đĩa nhạc. Sau chừng đấy phim và chừng đấy năm, tác phẩm của Miyazaki chưa bao giờ làm tôi phải thất vọng. May mà sau phim này, ông vẫn không… nghỉ hưu. * Vài chuyện về “Công chúa Mononoke” Đây có khả năng sẽ là phim hành động cuối cùng của Miyazaki. Ông từng đắn đo không biết nên làm phim hành động hay phim tâm lý trước khi nghỉ hưu, thì nhà sản xuất khuyên ông nên chọn loại đầu tiên, vì ông… sắp già rồi. Tuy giờ không tuyên bố nghỉ hưu, nhưng Miyazaki có thể sẽ không đủ sức khỏe làm phim hành động như vậy nữa. Trước khi mọi người bắt bẻ là nhân vật Kaya ở đầu phim không phải vợ sắp cưới của Ashitaka vì cô này gọi anh bằng “anh hai”, xin giải thích: các bộ tộc nhỏ ở Nhật thời đó gọi nhau bằng anh em hết.
- Nên xem bản tiếng Nhật có phụ đề, vì bản tiếng Anh lồng tiếng hơi dở. Ngoài Billy Bob Thornton và Minnie Driver, các diễn viên khác (nhất là Claire Danes trong vai San) có giọng buồn ngủ. Thần sói là mẹ nuôi của San, nhưng lại có giọng đàn ông, đó là vì anh chàng gay nổi tiếng của Nhật Bản, Akihiro Miwa, lồng tiếng cho nhân vật này. Theo Miyazaki thì thần linh phải mập mờ giới tính một chút. Bản tiếng Anh của Mỹ hơi cổ hủ, nên lấy nữ diễn viên Gillan Anderson lồng tiếng cho thần Sói.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn