intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công nghệ chăn nuôi : Kỹ thuật chăn nuôi lợn part 3

Chia sẻ: Afsjkja Sahfhgk | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

143
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hàng ngày cho lợn vận động 2 lần, 30 phút/lần. Nên cho vận động từng con một. Mùa hè thì cho vận động vào sáng sớm, chiều thì muộn, mùa đông thì ngược lại. - Tắm chải: có tác dụng tốt đến quá trình bài tiết mồ hôi, tăng cường họat động về tính và thèm ăn, phòng tránh được bệnh ngoài da, làm cho lợn quen với người chăn nuôi tạo điều kiện thuận lợi cho huấn luyện, sử dụng. Mùa hè tắm cho lợn 1 - 2 lần lúc nóng, mùa đông vào những ngày nắng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công nghệ chăn nuôi : Kỹ thuật chăn nuôi lợn part 3

  1. bức. Hàng ngày cho lợn vận động 2 lần, 30 phút/lần. Nên cho vận động từng con một. Mùa hè thì cho vận động vào sáng sớm, chiều thì muộn, mùa đông thì ngược lại. - Tắm chải: có tác dụng tốt đến quá trình bài tiết mồ hôi, tăng cường họat động về tính và thèm ăn, phòng tránh được bệnh ngoài da, làm cho lợn quen với người chăn nuôi tạo điều kiện thuận lợi cho huấn luyện, sử dụng. Mùa hè tắm cho lợn 1 - 2 lần lúc nóng, mùa đông vào những ngày nắng ấm, có thể tắm bằng bàn chải khô, không tắm sau khi ăn no. - Ðịnh kỳ kiểm tra trọng lượng, phẩm chất tinh dịch: để nắm được tình hình sức khỏe, sinh trưởng, phẩm chất tinh dịch và hoàn thành kế hoạch phối giống, đồng thời để loại thải kịp thời những lợn đực không đạt chất lượng hằng tháng phải kiểm tra khối lượng, hằng tuần phải kiểm tra phẩm chất tinh dịch chủ yếu là VAC. * Chế độ sử dụng: + Tuổi và trọng lượng sử dụng: đối với lợn nội khi đạt 8 tháng tuổi và trọng lượng tối thiểu 30 kg, lợn ngoại 10 - 12 tháng tuổi, khối lượng 90 kg mới cho truyền giống lần đầu. + Chế độ phối giống: căn cứ vào tình hình phát dục, sức khỏe, phẩm chất tinh dịch mà qui định số lần phối giống/tuần hoặc tháng. Lợn 8-12 tháng tuổi: 2 - 3 lần/tuần; lợn 12 – 24 tháng tuổI: 3 - 4 lần/tuần; lợn trên 24 tháng tuổi: 5 - 6 lần/tuần. Thường lấy tinh vào buổi sáng sớm: mùa hè trước 6h, mùa đông trước 7h, lúc mát mẻ, yên tĩnh. Trước khi truyền giống không nên cho ăn no, sau khi truyền giống 30 - 60 phút mới cho ăn. + Tỷ lệ đực cái và thời gian sử dụng: truyền giống trực tiếp: 1 đực/25 - 30 cái; thụ tinh nhân tạo 1 đực 200 - 300 cái. Thời gian sử dụng lợn đực giống 3 - 4 năm. 4.3.2. Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái hậu bị Lợn nái hậu bị là lợn nái từ sau khi cai sữa được chọn giữ lại nuôi với mục đích làm giống. Thời gian nuôi hậu bị được tính từ khi giữ lại nuôi (thường từ 60 ngày tuổi) cho đến khi phối giống lần đầu tiên có kết quả (có chửa). Thời gian nuôi hậu bị dài hay ngắn phụ thuộc vào giống, dinh dưỡng, sự thành thục về sinh dục và thể vóc của giống. Ðối với các giống lợn nội thời gian nuôi hậu bị thường 6 tháng (2 - 8 tháng tuổi), lợn ngoại thường 8 tháng tuổi (2 - 10 tháng tuổi). a) Chọn lợn hậu bị: muốn có đàn nái tốt, trước hết chúng ta phải chọn lọc và nuôi tốt đàn lợn nái hậu bị. Việc chọn lợn nái hậu bị phải được tiến hành một cách toàn diện và chặt chẽ thông qua chọn lọc qua tổ tiên và bản thân lợn nái. - Chọn lọc thông qua tổ tiên (chọn lọc theo hệ phả) tức là căn cứ vào ông bà, bố mẹ của cá thể đó để đánh giá và chọn lọc nó. Chọn lọc qua tổ tiên căn cứ vào 3 chỉ tiêu: ngoại hình thể chất, sinh trưởng phát dục và sức sản xuất. Tổ tiên (ông bà bố mẹ) phải có lý lịch rõ ràng, có ngoại hình đẹp, tầm vóc lớn, phát dục và trưởng thành sớm, có tốc độ sinh trưởng phát dục nhanh, tiêu tốn thức ăn/ 1kg tăng trọng thấp. Có khả năng sinh sản
  2. cao, đẻ nhiều con, đồng đều, khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa lớn, sản lượng sữa nhiều. Thành tích sản xuất phải ổn định hoặc tăng dần qua các thế hệ. Nếu chọn lợn nái hậu bị để làm giống thì lợn đời bố của nó phải có cấp tổng hợp từ cấp 1 trở lên; lợn mẹ từ cấp 2 trở lên. Nếu chọn lợn nái hậu bị để làm nái thương phẩm thì bố mẹ của nó phải đạt cấp tổng hợp từ cấp 2 trở lên. Lợn nái hậu bị phải là con của những nái ở lứa đẻ 3 - 6, có khả năng sinh sản cao (1.8 - 2 lứa/năm, đẻ 10 con/ổ, cai sữa 8 con/ổ), tốt nhất là ở trong đàn hạt nhân. Bố mẹ của chúng đều không có bệnh tật và khuyết tật về di truyền, không đồng huyết hoặc đồng huyết ở mức độ thấp. - Chọn lọc qua bản thân: là thông qua bản thân con vật mà chọn lọc để giữ lại là giống. Ðây là khâu quan trọng nhất vì bản thân con vật đang trực tiếp sản xuất. Chọn lọc qua 2 chỉ tiêu: + Ngoại hình thể chất: phải tiến nhanh chọn lọc ngay sau khi cai sữa. Chọn những con đặc trưng cho phẩm giống, có tầm vóc lớn, cân đối mạnh khỏe, không bị bệnh đi phân trắng, viêm phổi trong giai đoạn theo mẹ. Lợn có đầu to vừa phải, mõm be, vai ngực nở, lưng thẳng, dài, mông nở, khấu đuôi to, 4 chân cao khỏe, đi bằng móng, có 12 vú trở lên, 2 hàng vú song song, gần nhau và xếp thành từng cặp cách đều nhau, bầu vú to, núm vú lộ rõ, to tròn vừa phải, cơ quan sinh dục cái nổi rõ. Tránh những con ngấn vai đai cổ, tính tình hung dữ. + Sinh trưởng phát dục: chọn những con có trọng lượng cai sữa lớn. Lợn nội lúc 2 tháng tuổi có khối lượng 8 - 10 kg, lợn lai: 12 - 14 kg, lợn ngoại: 14 - 16 kg. Sau đó tiến hành cân khối lượng qua các tháng tuổi để đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển. Những cá thể có khả năng tăng trọng kém, sinh trưởng phát dục chậm sẽ bị loại thải. Từ tháng thứ 6 trở đi kết hợp cân khối lượng và chiều đo dài thân để tiến hành chọn lọc hay loại thải. b) Ðặc điểm sinh lý của lợn nái hậu bị Lợn nái hậu bị đang ở giai đoạn sinh trưởng phát triển. Cùng với quá trình phát triển của cá thể thì các bộ phận trong cơ quan sinh dục của lợn cái cũng phát triển về cả trọng lượng lẫn kích thước. Lợn nái hậu bị phát triển đến một giai đoạn nhất định thì thành thục về tính, khi lợn thành thục về tính thì có biểu hiện động dục. Tuổi thành thục về tính phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giống, dinh dưỡng, mùa vụ. Lợn nội thường xuất hiện động dục lần đầu tiên vào lúc 3 - 4 tháng tuổi, lợn ngoại lúc 6 - 8 tháng tuổi. Nếu nuôi dưỡng tốt thì động dục lần đầu xuất hiện sớm hơn. Chu kỳ động dục (chu kỳ tính) trung bình là 21 ngày có thể dao động từ 16 - 21 ngày. Ðối với lợn nái hậu bị, ở chu kỳ đầu tiên số lượng tế bào trứng rụng ít và kích thước của nó nhỏ, triệu chứng động dục biểu hiện không rõ ràng. Khoảng 15 - 16 ngày sau xuất hiện động dục trở lại, ở chu kỳ này triệu chứng động dục của lợn biểu hiện rõ ràng hơn, số tế bào trứng rụng nhiều hơn và kích thước lớn hơn. Các chu kỳ sau thì ổn định và đi vào qui luật. Triệu chứng động dục: khi lợn nái động dục, có biểu hiện không yên tĩnh: lợn kêu la, bỏ ăn, phá chuồng, nhảy lên lưng con khác hoặc cho con khác nhảy lên lưng
  3. nó. Âm hộ sưng to, xung huyết màu đỏ sau đó chuyển sang màu đỏ tím, âm đạo chảy dịch nhầy trong suốt, đôi khi mép âm hộ xuất hiện dịch nhầy đặc, đỏ tái, vùng thắt âm đạo mở hoàn toàn, tử cung co bóp mạnh, nếu sờ tay vào lưng, 2 bên hông thì lợn đứng yên, lưng cong, đuôi võng lên ở tư thế chờ giao phối lúc này gọi là lúc lợn mê ì. Lúc này tế bào trứng rụng (thời điểm 24 - 36 giờ sau khi xuất hiện triệu chứng động dục đầu tiên). Lúc này, nếu kiểm tra âm đạo thấy chỉ tiêu pH= 6,7 so với 7 (bình thường), nhiệt độ âm đạo tăng 0,3 - 0,70C, điện trở âm đạo giảm thấp nhất (sinh lý 300 - 4000 Ôm) do ion Ca, K, Na tăng dẫn đến tăng độ dẫn điện. c) Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn nái hậu bị Tốc độ sinh trưởng của các cơ quan bộ phân của lợn nái hậu bị tăng dần theo tuổi, hàm lượng nước giảm, vật chất khô tăng. Do đó phải có chế độ nuôi dưỡng tốt đáp ứng nhu cầu sinh trưởng. Mặt khác phải đảm bảo lợn không quá béo hoặc quá gầy, vì quá béo sẽ dẫn đến lợn nân sổi, còn quá gầy sẽ dẫn đến lợn không động dục, không đảm bảo trọng lượng phối giống. - Nhu cầu năng lượng: nhu cầu năng lượng của lợn nái hậu bị bao gồm nhu cầu năng lượng duy trì, nhu cầu năng lượng cho tăng trọng. + Nhu cầu năng lượng duy trì phụ thuộc vào khối lượng trao đổi của lợn. (0,5 MJDE x W 0,75). Lợn có khối lượng càng lớn, nhu cầu năng lượng duy trì càng cao. + Nhu cầu năng lượng sản xuất: phụ thuộc vào khả năng tăng trọng nạc và mỡ của lợn. Người ta xác định được cần 15 MJDE để sản xuất ra 1 kg thịt nạc và 50MJDE để sản xuất ra 1 kg thịt mỡ (ME = 0,96 DE). Trong sản xuất, người ta đã tính toán nhu cầu năng lượng cho lợn nái hậu bị ở các trọng lượng khác nhau (Bảng tiêu chuẩn ăn NRC, 1998). - Nhu cầu protein: Nhu cầu protein cho lợn nái hậu bị bao gồm nhu cầu protein duy trì, nhu cầu cho sản xuất (tăng trọng nạc). Bảng 4.5. Nhu cầu các acid amin (trên cơ sở nhu cầu tổng số, g/ngày) trong khẩu phần ăn của lợn nái hậu bị (NRC-1998) Khối lượng cơ thể 50 - 80 kg 80 - 120 kg Lượng nạc tích lũy (g/ngày) 300 325 350 300 325 350 Khối lượng trung bình (kg) 65 65 65 100 100 100 Arginine 6.4 7.1 7.7 5.1 5.7 6.3 Histidine 5.8 6.3 6.7 5.5 5.9 6.3 Isoleusine 10.0 10.7 11.5 9.4 10.1 10.7
  4. Leusine 16.9 18.4 19.8 15.3 16.6 17.9 Lysine 18.8 19.7 21.1 17.3 18.5 19.7 Methionine 4.8 5.1 5.5 4.4 4.8 5.1 Methionine + Cysteine 10.5 11.3 12.1 10.1 10.8 11.5 Phenylanine 10.5 11.3 12.2 9.7 10.4 11.2 Phenylanine + Tyrosine 16.7 18.0 19.3 15.6 16.8 18.0 Threonine 12.2 13.0 13.9 11.8 12.6 13.3 Tryptophan 3.3 3.6 3.8 3.2 3.4 3.6 Valine 12.4 13.3 14.3 11.5 12.4 13.2 + Cách tính toán nhu cầu protein duy trì cho lợn nái hậu bị giống với lợn đực giống (= hệ số duy trì cho từng mức khối lượng x khối lượng lợn). + Cách tính toán nhu cầu protein sản xuất cho lợn nái hậu bị (đang sinh trưởng) dựa vào tăng trọng mô nạc và hàm lượng protein có trong thịt nạc (22%). Ðể áp dụng trong thực tế đã có bảng nhu cầu protein cho lợn nái hậu bị (NRC - 1998). Hàm lượng protein thô cho lợn nái hậu bị có khối lượng 50 - 80 kg là 15.5 - 17.1% và 80 - 120 kg là 13.2 - 14.4%. Bên cạnh nhu cầu protein, cần phải chú ý thỏa mãn nhu cầu acid amin. Khi phối hợp khẩu phần cho lợn hậu bị cần tránh hiện tượng dùng protein đơn điệu, phải chú ý sử dụng protein có nguồn gốc động vật, đảm bảo sự cân bằng axit amin để tăng giá trị sinh vật học và tiết kiệm protein. - Nhu cầu về khoáng và vitamin: + Nhu cầu về khoáng: khoáng rất cần cho sự phát triển của cơ thể và sự sinh sản của lợn nái hậu bị, đặc biệt là sự phát triển của bộ xương. Khoáng quan trọng là Ca và P. Thiếu Ca bộ xương kém vững chắc, sinh ra các bệnh về xương. Ðặc biệt đối với lợn nái hậu bị thì biểu hiện không thụ thai, số lợn con đẻ ra ít. P ít thiếu hơn. Bảng 4.6. Nhu cầu khoáng hàng ngày cho lợn nái hậu bị (Tiêu chuẩn Nhật Bản - 1993) Trọng lượng (kg) Chất khoáng Ðơn vị 60-80 80-100 100-120 Canxi g 16.1 17.3 18.4 Photpho tổng số g 12.9 13.9 14.7 Photpho dễ ti êu g 9.7 10.4 11.0 Natri g 3.2 3.5 3.7 Clo g 2.6 2.8 2.9 Magie g 0.9 0.9 1.0 Kali g 4.3 4.6 4.9 Ðồng mg 10.81 11.5 12.2
  5. Iot mg 0.30 0.32 0.34 Sắt mg 172 185 196 Kẽm mg 107 115 122 + Nhu cầu về vitamin: vitamin đặc biệt là A, D, E rất cần cho lợn nái sinh sản. Thiếu vitamin A, ảnh hưởng đến các hoạt động cơ năng về tính, cũng như sự phát dục của tế bào trứng. Thiếu vitamin D ảnh hưởng đến sự hấp thu Ca, P và sự cân bằng Ca và P trong máu. Do đó thiếu vitamin D thì lợn bị mềm xương, còi xương. Nói chung thiếu vitamin sẽ làm giảm khả năng sinh sản của lợn. Do vậy phải đáp ứng nhu cầu vitamin cho lợn nái hậu bị. Chú ý cho lợn ăn nhiều thức ăn xanh, củ qua sẽ ít bị thiếu vitamin. Bảng 4.7. Nhu cầu vitamin hàng ngày cho lợn nái hậu bị (Tiêu chuẩn Nhật Bản- 1993) Trọng lượng (kg) Vitamin Ðơn vị 60-80 80-100 100-120 Vitamin A IU 8600 9230 9790 Vitamin D IU 430 460 490 Vitamin E IU 47.3 50.8 53.9 Vitamin K (menadion) mg 1.1 1.2 1.2 Thiamin mg 2.15 2.31 2.45 Riboflavin mg 8.06 8.66 9.18 A xít Pantothenic mg 25.8 27.7 29.4 Niacin dễ hấp thụ mg 21.5 23.1 24.5 Cholin mg 2690 2890 3060 Vitamin B12 mg 32.2 34.6 36.7 Biotin mg 0.43 0.46 0.49 Folactin mg 0.64 0.69 0.73 Vitamin B4 mg 2.15 2.31 2.45 d) Kỹ thuật chăm sóc - Chuồng trại: phải đảm bảo mùa đông ấm, mùa hè mát, chuồng trại luôn luôn khô ráo sạch sẽ, phải có hệ thống cống rãnh thoát nước. Có thể nuôi 5 - 12 con/ô chuồng. Tiêu chuẩn chuồng nuôi cho lợn nội và lợn lai là 0,8 m2 chuồng và 0,8 m2 sân chơi/ con. Ðối với lợn ngoại là 1 m2 chuồng và 1 m2 sân chơi/ con. - Vận động: vận động và tắm nắng có ảnh hưởng tốt đến sự động dục và rụng trứng của lợn nái. Vận động làm cho lợn nái hậu bị nhanh nhẹn khoẻ mạnh, hệ xương cơ phát triển tốt, khả năng thích nghi với môi trường cao, tránh được hiện tượng lợn quá béo, bổ sung thêm khoáng và vitamin. Nên cho vận động 2 lần/ngày và 1 - 1,5 giờ/lần. Tốt nhất là cho vận động tự do. - Vệ sinh tắm chải: tác dụng tránh được các bệnh ngoài da, tăng hưng phấn và làm cho lợ n nái sớm đ ộng dục và động dục đều đặn, tăng quá trình trao đổi chất và
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0