Công nghệ chăn nuôi : Kỹ thuật chăn nuôi gia cầm part 1
lượt xem 48
download
6.1. Đặc tính sinh vật học và ý nghĩa kinh tế của chăn nuôi gia cầm Gia cầm là đối tượng vật nuôi có nguồn gốc từ lớp chim, có nhiều đặc tính sinh vật học phù hợp với nhu cầu và sở thích của con người. vì vậy được con người chọn lọc, nuôi dưỡng và mang lại lợi ích kinh tế đáng kể cho ngành chăn nuôi. 6.1.1. Gia cầm đa dạng về chủng loài và địa bàn sinh sống. Trong các đối tượng vật nuôi thì gia cầm đa dạng về chủng loài hơn cả. gia...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Công nghệ chăn nuôi : Kỹ thuật chăn nuôi gia cầm part 1
- Chương VI kü thuËt ch¨n nu«i gia cÇm 6.1. Đặc tính sinh vật học và ý nghĩa kinh tế của chăn nuôi gia cầm Gia cầm là đối tượng vật nuôi có nguồn gốc từ lớp chim, có nhiều đặc tính sinh vật học phù hợp với nhu cầu và sở thích của con người. vì vậy được con người chọn lọc, nuôi dưỡng và mang lại lợi ích kinh tế đáng kể cho ngành chăn nuôi. 6.1.1. Gia cầm đa dạng về chủng loài và địa bàn sinh sống. Trong các đối tượng vật nuôi thì gia cầm đa dạng về chủng loài hơn cả. gia cầm có nhiều loài, giống thích ứng với môi trường sống phong phú. Loài sống trên cạn có gà tây, gà, ngỗng; loài sống dưới nước (thuỷ cầm) có vịt, ngan; loài sống trên không như bồ câu... Loài có tầm vóc nhỏ nuôi nhốt với mật độ cao như chim cút, nhưng cũng có loài có tầm vóc lớn hơn đòi hỏi không gian rộng như đà điểu... Gia cầm có phạm vi phân bố rộng, không chỉ ở vùng dân cư tập trung mà từ hải đảo xa xôi, rừng sâu hẻo lánh hay núi cao cho đến các miền cực; ở đâu có người ở đó có gia cầm. 6.1.2. Gia cầm có khả năng thích nghi cao, qui mô nuôi linh hoạt. Các loài, giống gia cầm hình thành ở nhiều nước, nhiều vùng khác nhau nhưng nhờ có khả năng thích nghi cao nên chỉ trong một thời gian ngắn các giống gia cầm cao sản, phù hợp thị hiếu và sở thích người nuôi đã nhanh chóng trở thành giống chung cho nhiều quốc gia, nhiều vùng khí hậu. Chẳng hạn như gà chuyên trứng giống Leghorn, vịt siêu trứng Khakicampbell... đã gần như là giống chung của thế giới. Gia cầm có thể nuôi với qui mô nhỏ tập trung trong nông hộ (3 - 5 gà mái đẻ); qui mô vừa (200 - 300 con) và các qui mô lớn, tập trung, công nghiệp gồm hàng vạn gà mái đẻ, gà thịt thương phẩm. 6.1.3. Gia cầm có tốc độ sinh trưởng nhanh, sớm cho thịt. Trong các đối tượng vật nuôi thì gia cầm có tốc độ sinh trưởng nhanh nhất. Gà thịt (Broiler) thời gian nuôi chỉ 8 tuần tuổi đạt khối lượng 2,0 - 2,5 kg tăng gấp 44 - 54 lần khối lượng lúc mới nở. Các giống gà thả vườn ở nước ta sau 120 - 150 ngày tuổi khối lượng trung bình đạt 1,6 - 1,8 kg, tăng 40-50 lần khối lượng lúc mới nở. Nhờ tốc độ sinh trưởng nhanh mà chăn nuôi gia cầm thu được sản phẩm chỉ trong thời gian ngắn. Gia cầm chuyên thịt chỉ 6 - 8 tuần tuổi là giết thịt được. 6.1.4. Khả năng sinh sản cao. Buồng trứng của gia cầm mái trưởng thành chứa số lượng tế bào trứng rất lớn. Theo Freye (1972) ở gà mái là 3500, vịt 1500, vịt trời 600. Gia cầm có tuổi thành thục sớm. Gia cầm trưởng thành giống hướng trứng 140 - 150 ngày tuổi, giống hướng thịt 170
- - 180 ngày tuổi đã đẻ quả trứng đầu tiên. Mỗi năm gà mái đẻ 180 - 300 trứng (tuỳ theo giống); từ một gà mái giống hướng thịt mỗi năm sản xuất ra khoảng 150 - 160 kg thịt. 6.1.5. Gia cầm cho sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao Gia cầm cho sản phẩm chính là thịt và trứng. Thịt, trứng đều là những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, hương vị thơm ngon, dễ tiêu hoá, tỉ lệ tiêu hoá, hấp thụ cao. tỷ lệ protein trong thịt gà Broiler 19,8%; trong trứng là 12,8%; trong thịt vịt và trứng vịt tương ứng là 15,8% và 13,7%; đặc biệt trong thịt, trứng gia cầm có hàm lượng axit amin cao và cân đối, có đầy đủ các chất khoáng và vitamin nên làm tăng giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. 6.1.6. Chi phí thức ăn thấp, quay vòng vốn nhanh. Gia cầm có khả năng đồng hoá thức ăn cao, tốc độ phân hoá dinh dưỡng thành sản phẩm nhanh nên chi phí thức ăn cho một đơn vị sản phẩm thường thấp hơn các vật nuôi khác. Đẻ có 1 kg thịt gia cầm hoặc trứng gia cầm cần chi phí 2 kg thức ăn hỗn hợp; trong đó để có 1 kg thịt hơi cần 3,5 - 4,5 kg thức ăn hỗn hợp và 10 - 12 đơn vị thức ăn để sản xuất 1 kg thịt hơi trâu bò. Chăn nuôi gia cầm vốn đầu tư con giống ban đầu thấp, thời gian nuôi ngắn nên quay vòng vốn nhanh. Nhờ các đặc điểm sinh học và ưu thế trên đây mà gia cầm được chọn là đối tượng vật nuôi quan trọng trong việc thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và các chương trình xoá đói giảm nghèo ở nước ta những năm gần đây. Chăn nuôi gia cầm đã thực sự mang lại lợi ích kinh tế cho nông dân và đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. 6.2. Kỹ thuật chăn nuôi gia cầm con Gia cầm được phân thành các nhóm: gia cầm con là từ 1 đến 8 hoặc 10 tuần tuổi; gia cầm sinh trưởng từ 8 (10) tuần tuổi đến 20 (22) tuần tuổi và gia cầm sinh sản từ 20 (22) tuần tuổi đến khi kết thúc chu kỳ sinh sản. 6.2.1. Đặc điểm của gia cầm con. Gia cầm con có tốc độ sinh trưởng nhanh, cường độ trao đổi chất mạnh nhưng dung tích đường tiêu hoá nhỏ; khả năng tiêu hoá còn thấp nên cần có chế độ nuôi dưỡng hợp lý. Khối lượng gia cầm con nở ra khoảng 68 - 70% khối lượng trứng đưa vào ấp. Khối lượng gia cầm tăng gấp 2 - 3 hoặc 5 lần trước 6 tuần tuổi và tăng trưởng kéo dài đến khoảng 10 tuần tuổi, sau đó tốc độ sinh trưởng giảm đi rõ rệt. Cùng với sự tăng trọng là sự hoàn thiện của bộ lông. ở 4 - 5 tuần tuổi bộ lông tơ của gia cầm con được thay bằng bộ lông vũ có khả năng giữ ấm, còn trước 5 tuần tuổi bộ lông chưa hoàn thiện, khả năng điều tiết thân nhiệt kém nên gia cầm con dễ bị nhiễm lạnh, đòi hỏi nhiệt độ chuồng nuôi phải cao (350C). Giai đoạn 13 - 14 tuần tuổi gia cầm thay bằng bộ lông hoàn thiện hơn và giữ cho đến trước khi thành thục về tính. Sau khi thành thục về tính,
- gia cầm có bộ lông của gia cầm trưởng thành. Cùng với sự tăng trưởng kích thước cơ thể, tiêu thụ thức ăn của gia cầm cũng tăng lên nhưng hiệu quả sử dụng thức ăn giảm xuống. trước 6 tuần tuổi gà hướng trứng tiêu thụ khoảng 1 kg thức ăn hỗn hợp, ở gà thịt (Broiler) là 2 - 2,3 kg. Tổng thức ăn tiêu thụ cho gà cho đến thời điểm đẻ trứng là khoảng 8 - 12 kg. Các cơ quan của cơ thể gia cầm phát triển với tốc độ khác nhau qua các giai đoạn sinh trưởng phát dục của nó. Các cơ quan của cơ thể có thể phân làm 3 nhóm liên quan đến giai đoạn phát triển. Các cơ quan thành thục sớm là đầu, tim, gan, máu, ống tiêu hoá,; các cơ quan phát triển ở mức trung bình là chân, phổi, cánh, lông, thân. Trong đó các cơ quan: buồng trứng, ống dẫn trứng, lách, bài tiết và mô mỡ của gia cầm thuộc nhóm thành thục muộn. 6.2.2. Công tác chuẩn bị nhận gà con một ngày tuổi Trước khi đưa gà về nuôi cần chuẩn bị chu đáo chuồng trại, các thiết bị dụng cụ chăn nuôi và đảm bảo khử trùng sạch sẽ. • Khử trùng chuồng trại: chuồng trại được quét sạch bụi bẩn, mạng nhện trên trần, lưới, sàn nhà. Khử trùng nền chuồng bằng cách phun dung dịch formol 2%, liều lượng 0,5 lít trên 1m2 nền chuồng hoặc quét một lớp nước vôi đặc lên trên nền chuồng (nền ximăng hoặc lát gạch); để khô trước khi cho vào lớp độn chuồng. • Chuẩn bị rèm che: rèm che quây quanh chuồng có thể làm bằng cót, vải bạt nhưng phải đảm bảo kín, linh hoạt khi mở ra hoặc đóng vào. Rèm che treo cách trần 30 - 40cm đảm bảo thông thoáng và phủ sát nền chuồng để tránh gió lùa. • Chuẩn bị nguồn sưởi: nguồn sưởi có thể là lò sưởi điện, bếp than, củi, trấu, bóng đèn điện… đảm bảo cung cấp nhiệt trong quây gà lên được 36 - 37 0C. Phải được vận hành thử để kiểm tra trước khi đưa gà vào chuồng. • Quây gà: quây gà được làm băng cót, bìa cứng, hộp gỗ... quây có đường kính 2,5m, chiều cao 0,5m dùng cho 300 gà 1 ngày tuổi. Quây có thể nới rộng, để có thể mở ra khi tuổi gà lớn lên. • Máng ăn, máng uống: máng ăn, máng uống cho gia cầm con có thể hình trụ, hình ống. Cần tính toán đủ cho đàn gà và phân bố nhiều trong quây gà. Khay làm máng ăn, máng uống cỡ 70 x 70cm cho 75 - 100 gà. • Nguyên liệu làm độn chuồng: nguyên liệu làm lớp độn chuồng cho chăn nuôi gia cầm con có nhiều loại. Khi chọn nguyên liệu làm độn chuồng cần chú ý là các vật liệu không nát vụn, có khả năng giữ ẩm tốt, không tạo thành nhiều bụi, không bị nấm mốc. Thông thường hay dùng phôi bào, mùn cưa, trấu, rơm rạ, phân ngựa hoặc than bùn phơi khô làm độn chuồng. Lớp độn chuồng lúc đầu dày 8 - 10cm, sau đó bổ sung hoặc thay mới.
- • Thức ăn, nước uống: chuẩn bị thức ăn theo yêu cầu độ tuổi của gà , đảm bảo chất lượng thức ăn và không ẩm mốc. Nước uống phải từ nguồn nước sạch và cung cấp đủ cho cả giai đoạn nuôi. Tất cả dụng cụ, vật liệu đều được khử trùng sạch sẽ trước khi đưa vào chuồng nuôi. Chú ý kiểm tra lưới, nền, trần để phòng chuột, thú dữ có thể tấn công đàn gia cầm. 6.2.3. Chọn gà 1 ngày tuổi Gà nở ra khỏi máy ấp cần được chọn lọc kỹ. Chọn gà có khối lượng trung bình của giống, không quá to, không quá nhỏ. Gà lông khô, bồng, mịn, mắt sáng tinh nhanh, bụng to mềm, không hở rốn, khoèo chân, đứng vững trên hai chân. Loại bỏ gà quẹo mỏ, lông xoăn, chân yếu, khòeo chân, rốn không kín có dính máu, có các dị tật... Nhưng gà con nở đúng ngày quy định (không quá sớm, không quá muộn) là những gà tốt. Cần tách riêng trống mái ngay khi gà 1 ngày tuổi (nếu có yêu cầu nuôi riêng). 6.2.4. Vận chuyển gà con Gia cầm con được vận chuyển tốt nhất bằng các xe chuyên dụng, cũng có thể vận chuyển bằng tàu hoả, ô tô, máy bay hoặc xe mô tô nhưng cần chú ý tránh xóc lắc mạnh, tránh gió lùa và gà xô vào nhau chết vì ngạt. Gà con nở ra được đựng trong các hộp cỡ 450 x 450 x 125mm bằng bìa cotton hoặc hộp nhựa. Hộp được chia làm 4 ô nhỏ, mỗi ô 20 - 25 gà con 1 ngày tuổi, xung quanh hộp có những lỗ thông hơi tránh ngạt. Nếu vận chuyển đi xa, khi gà về cần mở hộp cho thông thoáng, cho uống nước có pha vitamin C,B trước khi thả gà vào quây. 6.2.5. Kỹ thuật chăn nuôi gà con Các yêu cầu đối với gà con + Nhiệt độ: Nhiệt độ là yếu tố đầu tiên và cũng là yêu tố quan trọng nhất trong chăn nuôi gia cầm con. Tuần đầu nhiệt độ trong quây gà là 33 - 350C, cứ mỗi tuần sau đó giảm đi 2 - 3 0 C và giữ ổn định ở 20 - 22 0C lúc 8 tuần tuổi. Thực tế tuỳ thuộc vào sức khoẻ đàn gà và nhiệt độ môi trường mà sử dụng nguồn sưởi, mùa hè có thể chỉ sử dụng 3 - 4 tuần đầu. Thường xuyên theo dõi quan sát đàn gà trong quây để điều chỉnh nhiệt độ. Gà con phân tán xa nguồn sưởi, ép sát vào mép quây là nhiệt độ cao. Gà tập trung thành cụm sát nguồn sưởi, chen lấn nhau là nhiệt độ quá thấp. Gà phân bố đều trong quây , ăn uống tốt, hoạt động linh hoạt là nhiệt độ thích hợp. Gà nằm dạt về một phía của quây, chen lấn, kêu nhiều cần chú ý kiểm tra có gió lùa. + Ẩm độ trong chuồng nuôi gà con thích hợp là 75 - 80%. Tránh ẩm thấp do nước uống đổ ra nên chuồng. + Mật độ nuôi
- Mật độ nuôi là số gà/m2 nền chuồng. Trong những ngày đầu một quây gà dùng cho 300 gà con thương phẩm hoặc 500 gà giống. Sau 4 - 5 ngày nới rộng dần quây, sau 10 ngày có thể bỏ quây cho gà tự do trên nền chuồng (nếu gà khoẻ, sinh trưởng tốt và thời tiết tốt). Vẫn giữ quây nếu thời tiết xấu. Sau khi bỏ quây mật độ gà giống 8con/m2, gà thịt thương phẩm 10 - 12 con/m2, gà trứng thương phẩm 18 - 22 con/m2. Mật độ có thể thay đổi theo mùa nóng - lạnh. + Sử dụng rèm che: Bảng 6.1. Sử dụng rèm che chuồng nuôi gà con Trạng thái rèm che Mùa hè Mùa đông Che kín chuồng Tuần1 Tuần 1 và 2 Che kín bên có gió ban ngày, ban đêm che kín Tuần2 Tuần 3 hoàn toàn Cả ngày đêm che kín bên có gió thổi Tuần 3 Tuần 4 Tuỳ thời tiết có thể che hoặc không che Từ tuần 4; 5 trở đi + Ánh sáng Tuần đầu gà con cần chiếu sáng 24/24 giờ. Sử dụng bóng đèn công suất 75 - 100W, định mức 3 - 4W/m2 nền chuồng (5 - 10lux). Thời gian chiếu sáng các tuần tiếp theo giảm 2 - 4h/tuần, và giữ ở 18h/tuần ở tuần thứ 8. Màu sắc ánh sáng tốt nhất ở gà con là màu đỏ hoặc ánh sáng trắng(đèn neon), ánh sáng yêu cầu toả đều trong chuồng nuôi. + Thức ăn, nước uống Thức ăn sử dụng cho gà con, trong 1 kg thức ăn hỗn hợp cần có 3000 - 3500 Kcal năng lượng trao đổi protein thô 19 - 21% ở 1 - 3 tuần tuổi đầu, sau đó giảm xuống 2800 - 3000 Kcal và 17 - 19% tương ứng ở các tuần tiếp theo. Lượng cho ăn tự do bằng máng ăn tự động là tốt nhất. Cần chứa đủ vitamin, khoáng trong thức ăn. Từ ngày tuổi thứ 43 - 46 chuyển dần thức ăn từ thức ăn cho gà con qua thức ăn cho gà dò theo tỉ lệ 75/25, 50/50, 25/75 và 100. Nước uống sạch và đủ cho gà uống tự do. + Chủng ngừa vaccine Trong giai đoạn gà con cần cho uống hoặc tiêm phòng các loại vaccine phòng bệnh đậu gà, Gumboro, Niucatxon, tụ huyết trùng, viêm rốn…theo hướng dẫn của thú y (quá trình phòng bệnh). Ở vịt, ngan, ngỗng, gà tây con có quá trình nuôi tương tự như chăn nuôi gà con. Các yếu tố kĩ thuật có điều chỉnh chút ít. Nuôi vịt chăn thả thời vụ có quy trình nuôi vịt riêng. 6.3. Kỹ thuật chăn nuôi gà dò
- Sau khi kết thúc giai đoạn gà con, nếu nuôi thịt (Broiler) thì gà được xuất chuồng 8 - 10 tuần tuổi, nếu nuôi thả hoặc nuôi sinh sản gà được chuyển nuôi theo quy trình nuôi gà dò. Nếu nuôi gà giống thì chuyển qua giai đoạn nuôi gà hậu bị cho đến 20 – 22 tuần tuổi. Gà dò cơ thể đã phát triển hoàn thiện nên ít chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Trong chuông nuôi không cần nguồn sưởi, quây, rèm che và có thể nuôi chăn thả ngoài sân vườn… 6.4. Kỹ thuật chăn nuôi gà đẻ Gà hướng thịt sau 22 tuần tuổi, gà hướng trứng sau 20 tuần tuổi chuyển qua giai đoạn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm. Cũng ở độ tuổi này nhưng là gà sinh sản lấy trứng giống đem ấp được gọi là gà giống và chăn nuôi theo quy trình nuôi gà giống. Yêu cầu gà giống khác gà thương phẩm là phải đảm bảo tỉ lệ trống/ mái thích hợp để có tỉ lệ phôi, tỉ lệ ấp nở cao. Gà đẻ trứng thương phẩm thường loại thải sau 1 năm đẻ (500 - 550 ngày tuổi), gà giống sinh sản có thể kéo dài hơn. 6.4.1. Cấu tạo bộ máy sinh dục gia cầm cái và quá trình hình thành trứng Bộ máy sinh dục gia cầm cái cấu tạo gồm 2 phần: Buồng trứng và ống dẫn trứng. 6.4.1.1. Buồng trứng Gia cầm chỉ có một buồng trứng bên trái, riêng bồ câu có cả 2 buồng trứng. Trong quá trình phát triển của phôi gia cầm giai đoạn đầu có 2 buồng trứng, sau khi ấp 5 - 6 ngày phôi bắt đầu phân hoá giới tính và buồng trứng bên phải bị thoái hoá. Khi gia cầm thành thục về tinh buồng trứng gồm nhiều tế bào trứng. Số lượng tế bào trứng trong buồng trứng gà mái theo Jull (1907) là 3600 tế bào. Tuy vậy gà mái đẻ trứng tốt nhất suốt đời cũng chỉ đẻ được số lượng trứng ít hơn số tế bào trứng thấy được trong buồng trứng (số trứng đẻ tối đa của 1 gà mái hiện nay là 1500 quả). Mỗi tế bào trứng được bao bọc trong một noãn bao đính vào buồng trứng bằng một cuống nhỏ. Trên bề mặt noãn bao có nhiều mạch máu để nuôi tế bào trứng. Thời gian từ khi hình thành đến khi trứng rụng khoảng 7 - 10 ngày. 6.4.1.2. Ống dẫn trứng Ống dẫn trứng là một ống dài chia làm 5 phần với chức năng khác nhau. • Loa kèn: là phần đầu của ống dẫn trứng với chức năng hứng trứng. Trứng được thụ tinh ở phần loa kèn. Thành loa kèn tiết ra các chất dinh dưỡng để nuôi sống tinh trùng. Tinh trùng có thể sống ở loa kèn từ 1 - 30 ngày. Nhưng hoạt lực thụ tinh tốt nhất là 1 - 7 ngày. Trứng rơi vào loa kèn chững lại ở đây 5 - 25 phút. Sau đó nhờ nhu động của lao kèn trứng được di chuyển xuống các phần sau của ống dẫn trứng.
- • Bộ phận sinh lòng trắng: tiếp với loa kèn là bộ phận sinh lòng trắng chiếm 80% chiều dài của ống dẫn trứng. Chức năng là sản sinh ra lòng trắng của trứng. 40 - 50% trọng lượng lòng trắng hình thành tại đây. Phần còn lại của lòng trắng sẽ được hình thành tiếp ở phần eo và tử cung. Tế bào trứng dừng lại ở phần phân tiết lòng trắng trứng khoảng 3 giờ. • Phần eo: tiếp với phần phân tiết lòng trắng. Có chức năng hình thành màng vỏ trứng và một phần lòng trắng. Qua khỏi phần eo thì hình dạng trứng được hình thành. Trứng lưu lại ở đây chừng 75 phút. • Tử cung: là phần phình to tiếp theo phần eo. Chiếm 15% chiều dài ống dẫn trứng. Tại đây lòng trắng tiếp tục được sinh ra và thấm qua màng vỏ trứng vào trứng. Ngay khi trứng vừa đến phần eo thì đầu trước của nó hình thành vỏ lụa. Sau đó trứng đựơc hình thành vỏ cứng. Thời gian tiếp trứng dừng lại ở tử cung để hình thành vỏ là 16 - 20 giờ. Tại đây màu sắc vỏ trứng cũng được hình thành. • Âm đạo: là phần tận cùng của ống dẫn trứng có chức năng sinh ra lớp màng mỡ bao bọc bên ngoài vỏ trứng. Lớp màng mỡ này có tác dụng giúp gà dễ đẻ, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và hạn chế sự bốc hơi nước của trứng. Thời gian trứng dừng lại ở âm đạo rất ngắn. Gà mái đẻ tốt mỗi ngày một trứng thường sự rụng trứng bắt đầu sau khi đẻ quả trứng trước nửa giờ. 15 phút sau khi trứng rơi vào phễu và phần đầu của ống dẫn trứng. Qua bảng trên ta thấy trứng di chuyển trong ống dẫn trứng với tốc độ khác nhau. Chẳng hạn phần phân tiết lòng trắng chiếm 60% chiều dài nhưng trứng chỉ lưu lại 3 giờ, tức là gần 13% thời gian trứng di chuyển trong ống dẫn trứng. Trong khi đó tử cung chỉ chiếm 15% chiều dài nhưng trứng ở lại đó 19 giờ (chiếm gần 80% thời gian hình thành trứng). Cấu tạo bộ máy sinh dục gà mái (hình 6.1).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình công nghệ chăn nuôi
184 p | 286 | 105
-
Giáo trình công nghệ chăn nuôi part 1
19 p | 198 | 50
-
Công nghệ chăn nuôi : Kỹ thuật chăn nuôi lợn part 1
5 p | 271 | 41
-
Giáo trình công nghệ chăn nuôi part 2
19 p | 149 | 37
-
Giáo trình công nghệ chăn nuôi part 3
19 p | 122 | 29
-
Giáo trình công nghệ chăn nuôi part 4
19 p | 110 | 28
-
Giáo trình công nghệ chăn nuôi part 5
19 p | 140 | 28
-
Giáo trình công nghệ chăn nuôi part 7
19 p | 148 | 28
-
Giáo trình công nghệ chăn nuôi part 6
19 p | 103 | 27
-
Giáo trình công nghệ chăn nuôi part 10
13 p | 168 | 26
-
Công nghệ chăn nuôi : Kỹ thuật chăn nuôi lợn part 6
5 p | 149 | 24
-
Công nghệ chăn nuôi : Kỹ thuật chăn nuôi lợn part 3
5 p | 142 | 24
-
Giáo trình công nghệ chăn nuôi part 9
19 p | 133 | 24
-
Giáo trình công nghệ chăn nuôi part 8
19 p | 139 | 24
-
Công nghệ chăn nuôi : Kỹ thuật chăn nuôi lợn part 4
5 p | 110 | 18
-
Giới thiệu một số công nghệ chăn nuôi bò sữa nhằm nâng cao chất lượng sữa và tăng hiệu quả kinh tế nông hộ
65 p | 39 | 5
-
Ứng dụng công nghệ chăn nuôi chính xác thách thức về phúc lợi động vật và biến đổi khí hậu
22 p | 12 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn