intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công nghệ - Dữ liệu - Con người trong thư viện thông minh 4.0: Phần 2

Chia sẻ: ViUzumaki2711 ViUzumaki2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:311

75
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 của tài liệu Công nghệ - Dữ liệu - Con người trong thư viện thông minh 4.0 sẽ tiếp tục trình bày các nội dung chính sau: Nghiên cứu phát triển của web cùng các thế hệ thư viện và đề xuất mô hình thư viện đại học Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, internet vạn vật và ứng dụng trong thư viện, hệ thống quản lý tài nguyên khoa học tại thư viện Đại học Tôn Đức Thắng, trí tuệ nhân tạo và tiềm năng ứng dụng trong hoạt động thư viện. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công nghệ - Dữ liệu - Con người trong thư viện thông minh 4.0: Phần 2

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CỦA WEB CÙNG CÁC “THẾ HỆ THƯ VIỆN”<br /> VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH THƯ VIỆN ĐẠI HỌC VIỆT NAM<br /> TRONG B́I CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0<br /> Lê Bá Lâm*<br /> Nguyễn Hồng Minh**<br /> <br /> Tóm tắt: Khái quát sự chuyển động của cuộc cách mạng công nghiệp<br /> 1.0 đến 4.0. Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 với xu thế vạn<br /> vật kết nối (Internet of Things - IoT), trí tuệ nhân tạo (Artiicial Intelligence - AI) và dữ liệu lớn (Big Data) đến ngành Thư viện. Tìm hiểu sự<br /> phát triển của web cùng các “thế hệ thư viện” ở giai đoạn các “chấm”.<br /> Dựa trên các yếu tố dữ liệu, công nghệ, dịch vụ thông tin và nguồn nhân<br /> lực hiện tại của các thư viện khối đại học, các tác giả đề xuất mô hình<br /> phát triển thư viện cho các thư viện đại học Việt Nam trong bối cảnh<br /> cách mạng công nghiệp 4.0.<br /> Từ khoá: Thư viện đại học; Cách mạng công nghiệp; Mô hình.<br /> <br /> Giới thiệu<br /> <br /> Trong khoảng 10 năm qua, các thư viện và nhà nghiên cứu về lĩnh<br /> vực thư viện - thông tin đã có nhiều hội thảo, bài viết về sự phát triển<br /> lên thế hệ thư viện 3.0. Tất nhiên các nghiên cứu, bài viết tập trung và<br /> xoay quanh các vấn đề như: thư viện số, công nghệ số, lưu trữ số, điện<br /> toán đám mây, dịch vụ web, tìm kiếm thông minh… và gần đây trong<br /> bối cảnh nền cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 thì chuyển sang IoT,<br /> AI, BigData, Robot,…<br /> <br /> * Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội.<br /> ** Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội.<br /> <br /> 308<br /> <br /> thư viện thông minh 4.0<br /> <br /> công nghệ - dữ liệu - con người<br /> <br /> Xem các giai đoạn phát triển của web tương ứng với các giai đoạn<br /> phát triển thư viện: web 1.0 là web thụ động, một phía chẳng hạn như<br /> truyền hình, web 2.0 là giai đoạn nội dung có tác động thêm bởi người<br /> sử dụng, tức là có sự tương tác hai chiều và gọi là web xã hội, web 3.0<br /> là web ngữ nghĩa và web 4.0 được dự đoán là web thông minh, lúc “con<br /> người và công nghệ hợp nhất” (Rohrbeck, Battistella Huizingh, 2012)<br /> [15], “kết nối Internet là liên tục”, “không gian vật lý và không gian ảo<br /> không còn giới hạn” (Farber, 2007) [6] thì có thể nói rằng cùng trong<br /> dòng chảy phát triển đi lên của nó, các “thế hệ thư viện” 1.0, 2.0, 3.0,<br /> 4.0 cũng sẽ thích nghi và phát triển tương ứng như vậy.<br /> 1. Chuyển động của nền cách mạng công nghiệp 1.0 đến 4.0<br /> <br /> Theo Gartner, (2015), CMCN 4.0 xuất phát từ khái niệm “Industrie<br /> 4.0” trong một báo cáo của chính phủ Đức năm 2013. “Industrie 4.0”<br /> kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự<br /> hội tụ kỹ thuật số giữa công nghiệp, kinh doanh, chức năng và quy trình<br /> bên trong [8]. Nếu định nghĩa của Gartner còn khó hiểu, Klaus Schwab<br /> (2016) người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới<br /> mang đến cái nhìn đơn giản hơn về CMCN 4.0 như sau: “Cách mạng<br /> công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới<br /> hoá sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng<br /> để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công<br /> nghệ thông tin để tự động hoá sản xuất. Bây giờ, cuộc cách mạng công<br /> nghiệp thứ 4 đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần 3, nó kết hợp các<br /> công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và<br /> sinh học” [10].<br /> Công nghiệp 1.0: Đó là cơ giới hoá (mechanization), tức là dùng<br /> máy móc cơ khí thay thế một số công việc của con người. Nền công<br /> nghiệp này được đánh dấu bằng sự ra đời của động cơ hơi nước. Tính<br /> cách mạng ở đây là chuyển từ sản xuất thủ công sang sản xuất công<br /> nghiệp bằng máy móc.<br /> Công nghiệp 2.0: Đó là điện khí hoá (electriication) và sản xuất<br /> hàng loạt (mass production). Điểm đặc trưng là một nền sản xuất quy<br /> <br /> 309<br /> <br /> nghiÊn CỨu pháT TRiỂn CỦA WEB CÙng CáC “Thế HỆ THƯ VIỆN”...<br /> <br /> mô lớn, cho ra đời những đại công xưởng ngày nay (các nhà máy sản<br /> xuất điện thoại, ô tô, máy bay...).<br /> <br /> Hình 1. Lịch sử 4 cuộc cách mạng công nghệ của nhân loại<br /> (Nguồn Internet)<br /> <br /> Công nghiệp 3.0: Đó là số hoá (digitalization) và tự động hoá<br /> (automation). Điểm đặc trưng là việc máy móc có thể vận hành tự động<br /> dưới sự điều khiển của máy tính với chương trình viết sẵn (lập trình).<br /> Vai trò của con người nằm ở việc quản lý những máy móc tự động đó và<br /> kết nối chúng với nhau. Tính cách mạng ở đây là tính tự động hoá trong<br /> sản xuất. Nền tảng công nghệ của cuộc cách mạng nằm ở việc phát<br /> minh và sử dụng máy tính trong sản xuất và kỹ thuật điều khiển tự động.<br /> Công nghiệp 4.0: Đó là tính kết nối (connection) và tính thông<br /> minh (smart/ intelligence) của một hệ thống sản xuất. Người ta dùng<br /> từ cyber-physical system chính là để chỉ những hệ thống mà các (cụm)<br /> thiết bị vật lý được kết nối thông tin với nhau. Tính cách mạng ở đây,<br /> trong thực tế, chưa thực sự rõ ràng. Nền tảng khoa học và công nghệ<br /> cho nền sản xuất này vẫn còn non trẻ, chưa chín muồi (khoa học dữ liệu,<br /> trí tuệ nhân tạo...). Nền công nghiệp này mới manh nha, chưa thành<br /> hiện thực rõ nét. CMCN 4.0 đang ảnh hưởng sâu sắc tới tất cả các lĩnh<br /> vực trong đời sống xã hội. Ảnh hưởng của CMCN 4.0 với các nội dung<br /> trên dự báo sẽ thay đổi toàn bộ quy trình sản xuất, quản lý, vận hành của<br /> các ngành kinh tế, từ công nghiệp, dịch vụ cho đến nông nghiệp.<br /> <br /> 310<br /> <br /> thư viện thông minh 4.0<br /> <br /> công nghệ - dữ liệu - con người<br /> <br /> 2. Sự phát triển của các thế hệ web<br /> <br /> Theo Berners Lee (2006), Web 1.0, là thế hệ đầu tiên của Internet,<br /> chỉ cho đọc nội dung và người dùng bắt buộc công nhận thông tin một<br /> chiều đó. Web 1.0 bắt đầu như một loại không gian thông tin để thông<br /> báo dữ liệu cho mọi người với các tương tác rất hạn chế giữa người<br /> dùng và nhà cung cấp thông tin [3].<br /> Web 2.0 với các đặc trưng là phương tiện truyền thông xã hội,<br /> chẳng hạn như Wikipedia, Facebook và Twitter.<br /> Hassanzadeh và Keyvanpour (2011) cho rằng, Web 3.0 hoặc web<br /> ngữ nghĩa đã làm giảm thời gian chờ đợi các yêu cầu của người dùng<br /> và rút ngắn thời gian cho việc ra quyết định. Web 3.0 còn có thể hiểu<br /> là web của công nghệ ngữ nghĩa. Web ngữ nghĩa đại diện cho các tiêu<br /> chuẩn mở và mạng xã hội cho phép hợp tác giữa người dùng và máy<br /> móc hiệu quả hơn. [9].<br /> Web 4.0 sẽ là “web đọc, viết, triển khai và đồng bộ hoá”, là web<br /> thông minh và luôn ở trạng thái sẵn sàng. Web 4.0 là một mạng cộng<br /> sinh các trang web với nhau, nơi con người và máy móc tương tác gần<br /> như “phẳng”.<br /> Fowler và Rodd (2013) nói rằng “điện tử siêu thông minh là tác<br /> nhân chính”, sẽ là định nghĩa và tính năng của Web 4.0, chúng cũng<br /> tổng hợp các đặc tính của Web 1.0, Web 2.0 và khẳng định rằng giữa<br /> các thế hệ web đó phát triển nhanh hơn, mỗi thế hệ web có thời gian<br /> sống ngắn hơn [7].<br /> Aghaei, Nematbakhsh và Farsanim (2012) đã thảo luận về sự phát<br /> triển của Web 1.0 đến Web 4.0 và họ đã định nghĩa chúng như sau: Web<br /> 1.0 là một trang web kết nối thông tin, Web 2.0 là một trang web kết nối<br /> mọi người, Web 3.0 là web kết nối tri thức và Web 4.0 là một trang web<br /> kết nối thông minh [1].<br /> <br /> 311<br /> <br /> nghiÊn CỨu pháT TRiỂn CỦA WEB CÙng CáC “Thế HỆ THƯ VIỆN”...<br /> <br /> Hình 2. Sự phát triển của web theo thời gian<br /> (Nguồn: http://www.scribd.com/doc/99678417/Web2-0-Web3-0-Web4-0)<br /> WEB 1.0<br /> <br /> WEB 2.0<br /> <br /> WEB 3.0<br /> <br /> 1996<br /> <br /> 2006<br /> <br /> 2016<br /> <br /> Web<br /> <br /> Web xã hội<br /> <br /> Web ngữ nghĩa<br /> <br /> Tim Berners Lee<br /> <br /> Tim O'Reilly<br /> <br /> Sir Tim Berners Lee<br /> <br /> Chỉ đọc<br /> <br /> Đọc v̀ phản hồi<br /> <br /> Đọc, phản hồi v̀ thi<br /> h̀nh<br /> <br /> Chia sẻ thông tin<br /> <br /> Tương t́c<br /> <br /> Ảo, Nhúng<br /> <br /> Triệu người dùng<br /> <br /> Tỷ người dùng<br /> <br /> Nghìn tỷ người dùng<br /> <br /> Kết nối thông tin<br /> <br /> Kết nối con người<br /> <br /> Kết nối tri thức<br /> <br /> Não, mắt, tai, giọng nói<br /> Não v̀ mắt (= Thông<br /> v̀ tŕi tim (= Nìm đam<br /> tin)<br /> mê)<br /> <br /> Não, mắt, tai, giọng<br /> nói, tŕi tim, tay v̀<br /> chân (= Tự do)<br /> <br /> Văn bản, đồ hoạ dựa Wiki, Video, 2D, xút bản<br /> trên lash<br /> ć nhân<br /> <br /> 3D, avatar, biểu cảm,<br /> ảo hó<br /> <br /> Bảng 1. Một số tính năng chính của web [16]<br /> <br /> 3. Sự phát triển của các “thế hệ thư viện” tương ứng<br /> <br /> Các “thế hệ thư viện” gắn liền với sự phát triển của các thế hệ web.<br /> Thư viện 1.0 được hiểu tương ứng với Web 1.0 và Thư viện 2.0, 3.0 và<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0