intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công Nghệ Flying Camera

Chia sẻ: Nguyen Hoang Phuong Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

125
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bộ phim Áo lụa Hà Đông đã thu hình xong, vào hậu kỳ, nhưng ngày giờ chính thức ra mắt thì chưa gút lại. Nguồn tin hành lang cho hay phim này sẽ đem đi "ứng thí" tại một số liên hoan phim quốc tế trước đã, sau đó mới trình chiếu tại các rạp VN… Xin ghi lại một ấn tượng khó phai trên đường làm phim, với sự xuất hiện lần đầu tiên của flying-cam tại Việt Nam Ê-kíp thực hiện cảnh quay bằng "camera biết bay" trên núi Trước hết, cho phép lòng vòng sang "xứ người" một...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công Nghệ Flying Camera

  1. Công Nghệ Flying Camera Máy quay phim biết bay (Flying-cam) Bộ phim Áo lụa Hà Đông đã thu hình xong, vào hậu kỳ, nhưng ngày giờ chính thức ra mắt thì chưa gút lại. Nguồn tin hành lang cho hay phim này sẽ đem đi "ứng thí" tại một số liên hoan phim quốc tế trước đã, sau đó mới trình chiếu tại các rạp VN… Xin ghi lại một ấn tượng khó phai trên đường làm phim, với sự xuất hiện lần đầu tiên của flying-cam tại Việt Nam Ê-kíp thực hiện cảnh quay bằng "camera biết bay" trên núi Trước hết, cho phép lòng vòng sang "xứ người" một chút. Nếu bạn đã từng xem bộ phim Harry Porter và căn phòng của những bí mật, bạn khó mà quên được cảnh tượng xe hơi chở Harry Porter... bay lượn vòng vèo trên không trung, điệu nghệ đến... lác mắt. "Dán" chiếc xe lơ lửng lên trên bối cảnh trời xanh, ắt là do công nghệ CGI của vi tính (Computer Graphic Images) trổ tài. Nhưng đến cú bay ngược đầu 180 độ, bãi cỏ xanh rì hun hút hết tầm mắt bỗng... vắt vẻo phía trên
  2. khung hình, còn bầu trời thì nằm bên dưới thì quái thật, làm cách nào thu hình được cảnh quay như thế. Hoặc nếu bạn đã từng dán mắt vào màn ảnh chiếu bộ phim Thế giới không đủ (The world is not enough), chắc còn nhớ phân đoạn chàng điệp viên tài hoa James Bond trượt tuyết len lỏi giữa rừng thông tuyết phủ trắng xóa, dưới sự truy đuổi của bốn chiếc "máy bay dù" xả súng bắn xối xả đến rát da. Cuộc rượt đuổi ly kỳ, mê mẩn. Lạ, cú máy quay từ trên cao ngất thì không một chiếc cần cẩu crane nào với tới được để đặt máy camera. Hay là người quay phim ngồi trên trực thăng chĩa máy xuống bám theo diễn viên đóng vai James Bond, nhưng... cũng không phải, vì trực thăng to đùng thì chẳng tài nào luồn lách trong rừng cây được. Nghĩ mãi không ra, bó tay, chỉ còn nước phục lăn tài nghệ giới làm phim xứ người quá "siêu". Rồi đến một ngày, nhân đi Hội chợ phim Hồng Kông (hồi tháng 3/2005), tôi mới té ngửa. Có mặt trong cuộc trao đổi giữa Lưu Phước Sang (Giám đốc Hãng phim Phước Sang), Nguyễn Phan Quang Bình (Giám đốc Công ty BHD), Trần Khải Hoàng (hiện nay là Phó tổng giám đốc Megastar, thuộc Công ty Văn hóa tổng hợp Phương Nam) với ông Emmanuel Previnaire người Bỉ, lần đầu tiên giới làm phim Việt Nam tận mắt nhìn thấy một công nghệ quay phim hiện đại. Flying-cam cũng là tên công ty của ông E.Previnaire, công ty đầu tiên trên thế giới cung ứng dịch vụ quay phim "độc chiêu" như thế này. Tôi được tặng đĩa demo, đem về xem, hóa ra pha gay cấn của James Bond là do sự thu hình của chiếc flying-cam bay lượn trên Mont Blanc bên Pháp, hóa ra pha đảo lộn cảnh quan trời và đất của Harry Porter được thực hiện tại Anh Quốc cũng không ngoài flying- cam đảo camera lộn vòng dễ như trở bàn tay. Nào đã hết sự tuyệt diệu từ flying- cam, đó còn là những pha rượt đuổi trên đèo, một bên vách núi sừng sững, một bên vực sâu thăm thẳm, còn là cú máy từ trên đỉnh Eiffel đi vòng xuống luồn qua vòm Khải Hoàn môn, còn là một số pha hồi hộp trong phim Van Helsing, Điệp vụ bất khả...
  3. Tôi nghĩ, xem để mà... nằm mơ. Vì sự ngoạn mục. Và vì giá tiền cao thấu trời. Chi phí cho ê-kíp flying-cam (3 người: một người bấm remote điều khiển chiếc máy bay, gọi là "pilot", một người bấm remote điều khiển camera, một người phụ tá) bao gồm tiền máy bay đi lại, tiền thuê khách sạn, ăn uống và chi phí quay phim cho một ngày, tất cả gần 30.000 USD! Một bộ phim Hollywood ngốn hàng chục triệu đô la, việc bỏ tiền để thuê flying-cam hàng chục ngày, thậm chí cả tháng chỉ là chuyện nhỏ. Nhưng đối với giới làm phim Việt Nam, chỉ một ngày thôi cũng đã là chuyện khá lớn, để nằm mơ chơi. Đùng một cái, giấc mơ hóa sự thật. Ê-kíp flying-cam bay qua VN, chỉ quay đúng một ngày tại cố đô Hoa Lư (Ninh Bình), cho bộ phim truyện Áo lụa Hà Đông. ...Xe lăn bánh trên đường gần đến Tam Cốc - Bích Động thì rẽ phải, chạy một đỗi tới chân núi Hang Múa. Quang Bình, Khải Hoàng đều có mặt, đứng bên cạnh Phước Sang đang chắt lưỡi... lạy trời cho nắng lên để thu hình, nếu mù sương lì lợm ở lại hoài thì vẫn cứ phải chiếu theo hợp đồng mà mất đứt chục ngàn đô đưa cho người ta. Lịch đã đâu ra đó rồi, trong ngày mai ê-kíp flying-cam lại trở về Bỉ. Đi cỡ hai mươi phút đến nơi. Trong đoàn có một số người "đuối" vừa leo vừa ngồi thở dốc, lên được đến đỉnh mất đứt hai tiếng. Đâu đã hết khó, cả đoàn còn phải băng qua một quãng toàn đá tai mèo nhọn hoắt, lởm chởm. Không mang bao tay, không mang giày cứng, trầy trụa là cái chắc. Trương Ngọc Ánh, nữ diễn viên chính trong phim, có một kỷ niệm với... bàn tay trầy xước. Anh chàng Nguyễn Quang Dũng, một đạo diễn trẻ cũng tìm đến để xem flying-cam cho biết, leo núi "oải" quá cũng ngồi bệt xuống... rách quần. Phải thừa nhận là đạo diễn Lưu (thường gọi tắt, thay cho Lưu Huỳnh) có con mắt tinh đời. Chịu khó băng qua đá tai mèo, phần thưởng hiện ngay ra trước mắt: từ cheo leo đỉnh núi, cảnh quan nhìn xuống quá đẹp, quá ngây ngất, sau khi
  4. sương tan, lúc ấy vào khoảng 9h30. Bối cảnh này, theo tôi được biết, đã được Lưu chấm cách đây hơn ba năm về trước khi đi một vòng đất nước để chọn cảnh. Đúng là "Hạ Long trên cạn", như mỹ danh xưa nay tặng cho vùng đất Hoa Lư. Tôi thầm phục sự hết mình vì nghệ thuật của Lưu. Anh nổi tiếng là người cầu toàn. Trước ngày bấm máy phim Áo lụa Hà Đông, đạo diễn Việt kiều này đã ra yêu cầu là dứt khoát phải có cảnh quay từ trên không trung, nếu không đáp ứng được thì bỏ phim. Vợ chồng Dần (Trương Ngọc Ánh) và Gù (Quốc Khánh) đứng trên mỏm cao, dán mắt dõi theo bước chân người ra đi xa xa dưới chân núi, thực hiện cuộc chia tay với quê nhà vì loạn ly thời chiến. Hình bóng họ được flying-cam "chộp" lấy, ghi lại trên phim... Dân chúng gồng gánh chạy loạn (quay từ trên cao xuống bằng flying-cam) - cảnh trong phim Áo lụa Hà Đông Đoàn phim lại lục tục xuống núi. Ê-kíp quay cùng với đạo diễn đi đến trường phổ thông cơ sở xã Ninh Thắng, lên trên sân thượng đặt máy. Tôi nhìn ké vào màn hình monitor. Tuyệt cú mèo, trên phim truyện Việt Nam chưa bao giờ có được một chuỗi khung hình dài hun hút và bồng bềnh đến thế. Trời trút mưa, đâu khoảng 4h00 chiều, kéo dài đến chạng vạng tối. Cũng may là những cảnh quay theo kịch bản đã xong. Gần ba chục ngàn đô la đã... xong. Nhưng đạo diễn Lưu vẫn tiếc. Lúc ở trên núi Lưu cứ nấn ná hoài, muốn thực hiện cảnh cho đến lúc "đã" mới thôi... Trương Ngọc Ánh nói: "Anh Lưu kỹ lưỡng đến... khó tính. Nhưng, đó lại là lý do mà Ánh muốn tham gia bộ phim Áo lụa Hà Đông". ***
  5. "Flying-cam chắp cánh cho sự bay lượn tự do như chim", "Biến ý tưởng thành những gì nhìn thấy được", đó là đôi ba nhận xét của tờ Moving Image về công trình của kỹ sư Emmanuel Previnaire. Công ty Flying-cam thành lập tại Bỉ vào năm 1988, "Cũng gần mười bảy năm, trên núi cao tuyết phủ hay sa mạc nắng cháy, chúng tôi đều có mặt. Riêng lần này đến Việt Nam, nghĩ là dễ nhưng thành ra khó, yêu cầu về cú máy của đạo diễn khiến chúng tôi phải tập dượt nhiều lần mới được", ông E. Previnaire nói. Cuộc chia tay trong vui vẻ. Hiện nay bộ phim Áo lụa Hà Đông đã thu hình xong. Chưa thể nói gì khi chưa xem tổng thể phim, nhưng tôi dám chắc những cảnh quay flying-cam là cực kỳ ấn tượng, vừa đẹp ngoạn mục, vừa gieo được cảm giác man mác. Rồi đây phải có nhiều phim VN hơn nữa ứng dụng những thành tựu công nghệ này nọ, nếu không muốn chậm lụt so với người. Trên trang sử của ngành điện ảnh Việt Nam sau này, tôi nghĩ, ít nhất cũng nên ghi lại sự kiện: xuất hiện "máy quay phim biết bay" (flying-cam) lần đầu tiên, trong bộ phim hợp tác giữa các hãng tư nhân - với phim Áo lụa Hà Đông. Tuy nhiên, với mong muốn áp dụng một thành tựu trong công nghệ điện ảnh như kể trên, đoàn phim đã phải mất rất nhiều công sức và vượt qua hàng núi giấy tờ nhiêu khê xin phép các ban ngành! Mong là sự nhiêu khê sẽ không tái lập về sau, để tạo điều kiện cho giới làm phim tiến đến với những công nghệ làm phim mới. Bằng không thì chúng ta cứ mãi lẹt đẹt so với thế giới.
  6. Công Nghệ Flying Camera. Flying Camera là gì ?? Flying Camera thực chất là máy bay trực thăng mô hình điều khiển bằng radio có gắn máy quay và thiết bị chống rung. Với chi phí hơn 2.000 USD cho 2-3 phút phim, đây là những thước phim ngốn nhiều tiền nhất trong mỗi tác phẩm điện ảnh và truyền hình. ------------------------------------------------- Phim truyền hình đầu tiên với công nghệ Flying Camera Đạo diễn Ngô Quang Hải đang tất bật với 24 tập phim "Chít và Pi", bộ phim thứ hai ở Việt Nam, sau "Áo lụa Hà Đông", sử dụng công nghệ mới. Anh đảm nhiệm vai trò sản xuất kiêm tổng giảm đốc dự án. Phim xoay quanh cuộc sống của hai cô học sinh PTTH với nickname là Chít và Pi, người chỉ có cha và người chỉ còn mẹ. Chơi thân với nhau nên hai cô bé tìm cách mai mối để hai bậc phụ huynh đến với nhau với hy vọng một gia đình hạnh phúc. Được trở thành chị em trong một nhà nhưng cuộc sống thực tế nảy sinh những phức tạp mà cả hai không thể lường trước. Hai nhân vật nữ chính là những gương mặt khá mới mẻ. Chít do Hạ Hồng Vân và Pi do Thanh Hòa, diễn viên Nhà hát Tuổi trẻ, đảm nhiệm. Cả hai cùng các
  7. DV khác trong phim đã trải qua những vòng thi tuyển khá gắt gao và được bồi dưỡng một lớp dành riêng cho dự án này. Phim có sự tham gia của một số nhân vật nổi tiếng: ca sĩ Hứa Vỹ Văn vai người yêu của cô giáo, ca sĩ kiêm nhạc sĩ Tăng Nhật Tuệ vào vai bạn cùng lớp của Chít và Pi… Những ý tưởng thiết kế mỹ thuật trẻ trung và nghịch ngợm được áp dụng trong phim, như một mảng tường lớn trong phòng riêng của Pi được trang trí bằng nhiều hình vẽ Grafity, các đồ dùng, vật dụng đều ngộ nghĩnh và bắt mắt… Đạo diễn Ngô Quang Hải cho biết: “Khi cùng học lớp đào tạo diễn viên, các em đã coi nhau như thành viên trong gia đình, chia sẻ buồn, vui. Nhiệm vụ của chúng tôi là lôi từ “hộc ngăn kéo” cảm xúc của mỗi em để các em vào vai ngọt nhất, vì các em ít có những trải nghiệm và sự quan sát”. Cũng theo đạo diễn, Chít và Pi bắt nhịp với đời sống hiện đại nhưng không quên mục tiêu hướng tới cái hay, cái đẹp. Màu hồng là chủ đạo trong phim nhưng cũng có mảng đời sống bên ngoài trường học đầy lo toan, trăn trở và cả những thói hư, tật xấu. Chít và Pi sẽ phát sóng trong chương trình Điện ảnh Trẻ (12h chủ nhật hàng tuần) của Đài TH Kỹ thuật số VTC vào dịp đầu năm 2008. Đạo diễn Chuyện của Pao nói thêm: “Đây là lần đầu tiên hợp tác giữa Vimaxfilm và FPT Media. Chúng tôi chưa dám nói làm “cách mạng” trong sản xuất phim truyền hình vì một bộ phim khó tạo nên cái gì đáng kể. Trước hết, đó là nền tảng để những sản phẩm sau tốt hơn. Hy vọng những hạt nhân tham gia dự án này sẽ phát huy được hiệu quả ở những bộ phim tiếp theo”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2