intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT HẠT NGUYÊN CHỦNG GIỐNG BỐ MẸ LÚA LAI 3 DÒNG VÀ SẢN XUẤT HẠT F1

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

130
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lúa lai là loại hình công nghệ cao và phức tạp. Sản xuất hạt lai hệ 3 dòng thường bị hạn chế bởi độ thuần các dòng A, B, R và độ thuần của hạt F1. Tài liệu này giới thiệu công nghệ chọn và nhân thuần hạt bố mẹ nguyên chủng của lúa lai 3 dòng, và quy trình công nghệ sản xuất hạt lai F1 bảo đảm độ thuần di truyền của 2 cấp giống bố mẹ và hạt F1. Chọn thuần các dòng bố mẹ (A, B và R) của lúa lai 3 dòng theo 2 cách:...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT HẠT NGUYÊN CHỦNG GIỐNG BỐ MẸ LÚA LAI 3 DÒNG VÀ SẢN XUẤT HẠT F1

  1. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT HẠT NGUYÊN CHỦNG GIỐNG BỐ MẸ LÚA LAI 3 DÒNG VÀ SẢN XUẤT HẠT F1 Lúa lai là loại hình công nghệ cao và phức tạp. Sản xuất hạt lai hệ 3 dòng thường bị hạn chế bởi độ thuần các dòng A, B, R và độ thuần của hạt F1. Tài liệu này giới thiệu công nghệ chọn và nhân thuần hạt bố mẹ nguyên chủng của lúa lai 3 dòng, và quy trình công nghệ sản xuất hạt lai F1 bảo đảm độ thuần di truyền của 2 cấp giống bố mẹ và hạt F1. Chọn thuần các dòng bố mẹ (A, B và R) của lúa lai 3 dòng theo 2 cách: Ba ruộng là: (1) Ruộng trồng các cặp lai thử. (2) Ruộng đánh giá chọn các cặp lai. (3) Ruộng nhân các vật liệu được chọn lọc. Bốn bước là: (1) Chọn những cây đúng giống tiêu chuẩn. (2) Lai tạo theo cặp các dòng được chọn lọc (3) Đánh giá để chọn từng cặp lại (4) Nhân hỗn các cặp được chọn lọc. Bước 1: Chọn những cây tốt đúng giống Trồng 3 quần thể các dòng bố mẹ, dòng A, dòng B và dòng R trên 3 ô ở mật độ cấy 1 cây mạ/khóm, cấy thưa 20 x 25 cm để cây lúa đẻ số nhánh tối đa. Tốt nhất nên chọn ở ruộng nhân nguyên chủng. Cũng có thể chọn ở vật liệu chưa thật thuần. Trường hợp này nên chọn số mẫu lớn hơn trên phạm vi diện tích rộng hơn. - Đối với dòng A: chọn các khóm có đặc trưng về dạng hình và màu sắc của thân, lá, hạt... giống như của dòng A ban đầu. Cây A định chọn phải có thời gian sinh trưởng, thời gian trỗ và chín tương tự như dòng định phục tráng. Bước 2: Lai thử A x R và lai A/B theo từng cặp Cá thể A1 được chọn lọc sẽ đánh vào chậu dùng 1/2 số bông lai với cây B1, 1/2 số bông còn lại của cây A1 được lai với cây R1.
  2. Sau khi lai, bông lai được bao cách ly bằng giấy bóng mờ, đeo thẻ, ghi thứ tự cây A, cây B và cây R. Cũng có thể đánh cây A vào chậu, 1/2 số bông của cây A được bao cách ly cùng với bông của cây B, 1/2 số bông của cây A còn lại được bao cách ly cùng với bông của cây R. Thông thường, 50 cặp lai A/B là cần thiết. Mỗi cặp lai cần hơn 100 hạt. Tương tự, cây lai thử A/R cần tạo ra hơn 200 hạt lai F1/cặp lai. Hạt của từng cây B, cây R được thu riêng và đánh số thứ tự. Bước 3: Đánh giá mỗi dòng Ba ruộng thí nghiệm cần được bố trí cho đánh giá về độ bất dục của các dòng A, đánh giá về ưu thế lai của các con lai F1 và đánh giá về ngoại hình cũng như các đặc tính khác của những dòng phục hồi R. - Ruộng đánh giá về độ bất dục: Dòng A và dòng R của cùng một cặp được trồng trong điều kiện cách ly tốt. Ở giai đoạn bắt đầu trỗ bông, độ bất dục hạt phấn của cây A phải được kiểm tra. Nếu dòng A thuần về dạng hình, có tập tính nở hoa tốt, bông ít bị nghẹn, tỷ lệ cây bất dục đực và mức độ bất dục đực đạt tới 100% thì cây của dòng A đó được giữ lại cùng với dòng duy trì B tương ứng. Những cặp A x B không đạt tiêu chuẩn đều được cắt bỏ. Các dòng R sẽ bị loại bỏ nếu như bản thân dòng R hoặc dòng mẹ (A x B) có những biểu hiện xấu. - Ruộng đánh giá ưu thế lai và các dòng phục hồi + Khoảng 100 cây lai F1 (A/R) cặp được trồng trong 1 ô trên nền đất thí nghiệm đồng đều, lưu ý trồng giống đối chứng (cùng hybrid - giống đại trà) sau mỗi 10 - 20 F1 (A/R). Với quần thể lẫn tạp nhiều nếu số hạt lai/cặp lớn, có thể trồng 2 - 3 lần lặp lại cho mỗi cặp lai như thí nghiệm quan sát hay so sánh năng suất để chọn ra những F1 có năng suất cao nhất. Mục tiêu chọn lọc là chọn ra được những F1 có ưu thế lai cao bao gồm cả cường lực sinh trưởng, khả năng đẻ nhánh, tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao, độ đồng đều quần thể, khả năng chống chịu sâu bệnh cao, năng suất hạt cao và đặc biệt là tỷ lệ đậu hạt cao. + Trong khu ruộng cách ly khác, các dòng R tương ứng với F1 cùng được bố trí trồng 200 cây R/ô. Các dòng R được đánh giá chọn lọc cho sự đúng giống, độ đồng đều quần thể và tập tính nở hoa của dòng R.
  3. Dựa vào kết quả đánh giá của các dòng R và con lai F1 tương ứng với chúng, các dòng R tốt sẽ được chọn lọc. Bước 4: Nhân hỗn dòng - Hạt của các dòng A và các dòng B của từng cặp lai A/B được chọn lọc phải được thu hỗn riêng cho hạt A và hạt B và được gọi là G1. G1 là giống gốc (nucleus seeds). Hạt A và B này được nhân trong khu cách ly riêng để sản xuất ra hạt A, B giống tác giả (G2 - Breeder seeds). - Mỗi dòng R được chọn lọc cũng được thu hoạch riêng (nucleus seeds G1) và hạt được sử dụng nhân tiếp trong ô cách ly để sản xuất ra hạt giống (R) tác giả (Breeder seeds - G2). - Giống A, B, R tác giả được sử dụng để nhân ra giống nguyên chủng (Foudation seeds - G3).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2