intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công nghiệp xanh ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Công nghiệp xanh ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài" nghiên lý luận, lợi ích và thách thức trong phát triển công nghiệp xanh, đưa ra bài học kinh nghiệm của một số nước phát triển công nghiệp xanh trên thế giới, phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài và đưa ra giải pháp nhằm phát triển công nghiệp xanh tại tại Việt Nam trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công nghiệp xanh ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÔNG NGHIỆP XANH Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI ThS.Trần Huy Hùng1, Phùng Khắc Sáng2 1 Trường Đại học Lao động Xã hội 2 Khoa Quản lý nguồn nhân lực – Trường Đại học Lao động Xã hội Email: hungth.ktc@gmail.com -Email: Sangphung2706@gmail.com Tóm tắt Công nghiệp xanh là cụm từ đang đƣợc các doanh nghiệp đặt mục đích hƣớng tới. Đặc biệt, khi nền kinh tế bắt đầu suy thoái, xu hƣớng phát triển công nghiệp xanh đƣợc chú trọng và dần rõ nét hơn. Đây là xu hƣớng phát triển tất yếu của xã hội và mang nhiều lợi thế cạnh tranh so với các nền công nghiệp khác. Công nghiệp xanh là chiến lƣợc tiếp cận ngành, với việc áp dụng các phƣơng pháp, chiến lƣợc và công cụ đã đƣợc công nhận để tách rời tăng trƣởng sản xuất công nghiệp gắn liền với gia tăng sử dụng tài nguyên và gây ra các tác động xấu tới môi trƣờng với các nội dung: (1) Đảm bảo an ninh các nguồn tài nguyên thiên nhiên bằng việc giảm các áp lực lên các nguồn tài nguyên đã thực sự khan hiếm nhƣ nƣớc, nguyên liệu và nhiên liệu; (2) Đóng góp làm giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua giảm thiểu khí thải nhà kính từ năng lƣợng và các hoạt động năng lƣợng; (3) Quản lý môi trƣờng tốt hơn, đảm bảo an toàn công nghiệp và hóa chất trong hoạt động của doanh nghiệp thông qua phát triển và sử dụng hàng hóa và dịch vụ môi trƣờng và (4) Thúc đẩy mở rộng phát triển hàng hóa môi trƣờng. Bài viết nghiên lý luận, lợi ích và thách thức trong phát triển công nghiệp xanh, đƣa ra bài học kinh nghiệm của một số nƣớc phát triển công nghiệp xanh trên thế giới, phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và đƣa ra giải pháp nhằm phát triển công nghiệp xanh tại tại Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: Công nghiệp xanh; vốn đầu tư nước ngoài; biến đổi khí hậu, giảm thiểu khí thải. Abtracts The Green industry is a phrase that businesses are aiming for. In particular, when the economy begins to decline, the trend of green industrial development is focused and gradually becomes clearer. This is an inevitable development trend of society and brings many competitive advantages compared to other industries. Green industry is an industry approach that applies recognized methods, strategies and tools to decouple industrial production growth from increased resource use and environmental impacts. negative impacts on the environment with the following contents: (1) Ensuring the security of natural resources by reducing pressure on already scarce resources such as water, raw materials and fuel; (2) Contribute to climate change mitigation and adaptation through reducing greenhouse gas emissions from energy and energy activities; (3) Better environmental management, ensuring industrial and chemical safety in business operations through the development and use of environmental goods and services and (4) Promoting the expansion of product development environmentalization. The article studies the theory, benefits and challenges in green industry development, gives lessons learned from some countries developing green industry in the world, analyzes the current situation of attracting foreign investment capital and introduces solutions to develop green industry in Vietnam in the coming time. Keywords: Green industry; Foreign investment capital; climate change, reducing emissions. 254
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1. GIỚI THIỆU Phát triển công nghiệp có vai trò cực kỳ quan trọng, là yếu tố then chốt đối với mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ và mỗi địa phƣơng. Nhờ phát triển công nghiệp mà nền sản xuất đƣợc chuyên môn hóa, tập trung hóa và các nguồn lực đƣợc sử dụng nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Nhờ phát triển công nghiệp nền kinh tế hàng hóa ra đời tạo ra khối lƣợng sản phẩm vật chất khổng lồ, không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu của ngƣời dân tại các quốc gia, các vùng lãnh thổ và các địa phƣơng mà còn hƣớng ra xuất khẩu. Dựa trên năng lực sản xuất công nghiệp, năng suất và hiệu quả lao động đƣợc tăng cao, phát triển công nghiệp còn giúp nền kinh tế tích lũy và góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các tầng lớp dân cƣ. Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hóa thƣờng kèm theo tốc độ đô thị hóa nhanh, mức độ phát thải lớn, tốc độ khai thác tài nguyên thiên nhiên cũng tăng đến mức tối đa và kết cục là môi trƣờng bị hủy hoại do ô nhiễm mạnh, tài nguyên thì cạn kiệt ảnh hƣởng đến sức khỏe cộng đồng và đe dọa toàn bộ hệ sinh thái. Sau 35 năm đổi mới, công nghiệp Việt Nam có tốc độ tăng trƣởng trung bình trên 10%/năm, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Song, công nghiệp cũng là một những ngành tạo ra nhiều chất thải nhất, ảnh hƣởng tiêu cực đến môi trƣờng sinh thái. Những ngành công nghiệp có mức độ gây ô nhiễm cao nhƣ khai thác than và khoáng sản; công nghiệp sản xuất điện; công nghiệp hóa chất; công nghiệp luyện kim; công nghiệp thực phẩm, dệt may, da giầy… khiến cho Chính phủ phải đặt ra những bài toán kèm theo lời giải mang tính hiệu quả cao. Chính sách cho bảo vệ môi trƣờng trong quá trình công nghiệp hóa hiện nay thực sự là một vấn đề hết sức cấp thiết và đòi hỏi những chính sách đó phải vừa đảm bảo cho mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đạt đƣợc thành công vừa đảm bảo cho môi trƣờng sinh thái đạt ngƣỡng an toàn (WB, 2011). Mặt trái của phát triển công nghiệp đã làm phá hủy tính bền vững trong phát triển công nghiệp và phát triển kinh tế trên phạm vi toàn cầu. Nếu không có một chiến lƣợc phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trƣờng và giải quyết các vấn đề xã hội thì hậu quả của nó sẽ rất lớn và các mục tiêu về phát triển bền vững sẽ không đạt đƣợc. Phát triển công nghiệp theo hƣớng tăng trƣởng xanh là cách tiếp cận mới góp phần nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng trong quá trình sản xuất công nghiệp và bền vững. Việc phát triển công nghiệp theo hƣớng tăng trƣởng xanh sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế, giảm chất thải và phát thải tại công nghiệp, tái chế và tái sử dụng sản phẩm phụ, sử dụng hiệu quả tài nguyên và năng lƣợng, cải thiện các tác động về môi trƣờng, đẩy mạnh hợp tác liên kết chuỗi giá trị giữa các doanh nghiệp, ngày càng trở nên cấp thiết trong thực tế chiến lƣợc tăng trƣởng xanh ở nƣớc ta. Quá trình công nghiệp hóa thƣờng kèm theo tốc độ đô thị hóa nhanh, mức độ phát thải lớn, tốc độ khai thác tài nguyên thiên nhiên cũng tăng đến mức tối đa và kết cục là môi trƣờng bị hủy hoại do ô nhiễm mạnh, tài nguyên thì cạn kiệt ảnh hƣởng đến sức khỏe cộng đồng và đe dọa toàn bộ hệ sinh thái. Phát triển công nghiệp theo hƣớng tăng trƣởng xanh là cách tiếp cận mới góp phần nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng trong quá trình sản xuất công nghiệp và bền vững. Việc phát triển công nghiệp theo hƣớng tăng trƣởng xanh sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế, giảm chất thải và phát thải tại công nghiệp, tái chế và 255
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG tái sử dụng sản phẩm phụ, sử dụng hiệu quả tài nguyên và năng lƣợng, cải thiện các tác động về môi trƣờng, đẩy mạnh hợp tác liên kết chuỗi giá trị giữa các doanh nghiệp, ngày càng trở nên cấp thiết trong thực tế chiến lƣợc tăng trƣởng xanh ở nƣớc ta. 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Khái niệm công nghiệp xanh Thuật ngữ ―Công nghiệp xanh‖ chƣa xuất hiện nhiều ở Việt Nam, nhƣng đã đƣợc hầu hết các quốc gia trên thế giới sử dụng và có nhiều hội nghị quốc tế bàn về vấn đề này. Đặc biệt, là tại các quốc gia phát triển, công nghiệp xanh hiện đƣợc ứng dụng và phát triển rất mạnh: ở Mỹ, Trung Quốc, các nƣớc thuộc Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Khái niệm về công nghiệp xanh bắt đầu xuất hiện từ những năm 1980, khi các nhà khoa học và chính phủ bắt đầu quan tâm đến tác động tiêu cực của các hoạt động công nghiệp đến môi trƣờng. Trong những năm 1990, các tổ chức quốc tế nhƣ Liên hợp quốc và Tổ chức các nƣớc xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã đƣa ra các giải pháp và chính sách để khuyến khích sử dụng các nguồn năng lƣợng sạch và tối ƣu hoá quá trình sản xuất. Theo tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc, Công nghiệp xanh là nền công nghiệp thân thiện với môi trƣờng, là nền công nghiệp sản xuất ra các sản phẩm thân thiện với môi trƣờng và giúp cho các điều kiện tự nhiên của môi trƣờng tốt hơn. Trong toàn bộ quá trình sản xuất, công nghiệp xanh giúp giảm thiểu tối đa tác động xấu tới môi trƣờng. Ngoài ra, công nghiệp xanh còn bao hàm cả việc tái sử dụng các chất thải, các chất thải năng lƣợng, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lƣợng và nguồn tài nguyên thiên nhiên khác (khoáng sản, gỗ tự nhiên…), hạn chế sử dụng hóa chất độc hại (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, bảo quản thực phẩm…) bằng cách sử dụng các công nghệ tiên tiến để khắc phục và kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng. Hiện nay, chƣa có định nghĩa thống nhất cho công nghiệp xanh, nhƣng chúng ta có thể hiểu bản chất của nó nhƣ sau:  Công nghiệp xanh là nền công nghiệp thân thiện với môi trƣờng, là nền công nghiệp sản xuất ra các sản phẩm thân thiện với môi trƣờng và giúp cho các điều kiện tự nhiên của môi trƣờng tốt hơn. Trong toàn bộ quá trình sản xuất, công nghiệp xanh giúp giảm thiểu tối đa tác động xấu tới môi trƣờng.  Ngoài ra, công nghiệp xanh còn bao hàm cả việc tái sử dụng các chất thải, các chất thải năng lƣợng, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lƣợng và nguồn tài nguyên thiên nhiên khác (khoáng sản, gỗ tự nhiên…), hạn chế sử dụng hóa chất độc hại (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, bảo quản thực phẩm…) bằng cách sử dụng các công nghệ tiên tiến để khắc phục và kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng. Công nghiệp xanh sẽ tập trung vào 4 nhóm vấn đề chính sau: + Các sản phẩm xanh + Năng lƣợng mới và tái tạo (thải ra lƣợng CO2 thấp) + Dịch vụ xanh + Môi trƣờng bền vững. 256
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 2.2 Lợi ích của công nghiệp xanh Để phát triển công nghệ xanh, chúng ta cần học hỏi kinh nghiệm từ các nƣớc đi trƣớc nhƣ Hàn Quốc, Mỹ, Đan Mạch, Trung Quốc, các nƣớc EU,.. để mở rộng và phát triển xanh. Thứ nhất, giảm lƣợng khí thải: Công nghiệp xanh nhằm giảm lƣợng khí thải gây ô nhiễm môi trƣờng. Thay vì sử dụng các nguồn năng lƣợng từ các nguồn hóa thạch gây ra lƣợng khí thải lớn, công nghiệp xanh tập trung vào sử dụng các nguồn năng lƣợng tái tạo nhƣ năng lƣợng mặt trời, gió, nƣớc và sinh học để sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Thứ hai, tối ƣu hoá sử dụng tài nguyên: Công nghiệp xanh cũng tập trung vào việc tối ƣu hoá sử dụng tài nguyên nhƣ nƣớc, nguyên liệu và năng lƣợng trong quy trình sản xuất. Các công nghệ tiên tiến và quy trình sản xuất sẽ giúp giảm thiểu lãng phí và tăng hiệu suất sử dụng tài nguyên. Thứ ba, bảo vệ đa dạng sinh học: Công nghiệp xanh cũng có mục tiêu bảo vệ đa dạng sinh học và duy trì môi trƣờng sống cho các loài động thực vật. Các công ty và cơ sở sản xuất xanh tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn bảo vệ môi trƣờng để giảm thiểu tác động tiêu cực lên hệ sinh thái. Thứ tƣ, phát triển bền vững: Công nghiệp xanh tập trung vào việc phát triển bền vững, tức là đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không gây hại cho khả năng của các thế hệ tƣơng lai. Thứ năm, tạo việc làm và phát triển kinh tế: Công nghiệp xanh không chỉ có lợi ích cho môi trƣờng, mà còn tạo ra nhiều công việc mới và đóng góp vào sự phát triển kinh tế. Việc đầu tƣ vào công nghiệp xanh có thể tạo ra cơ hội việc làm trong các lĩnh vực nhƣ năng lƣợng tái tạo, quản lý tài nguyên và công nghệ xanh. Tóm lại, công nghiệp xanh đƣợc coi là thân thiện với môi trƣờng vì tƣ duy và hành động của nó nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trƣờng, tối ƣu hóa sử dụng tài nguyên và đảm bảo phát triển bền vững cùng việc tạo ra lợi ích kinh tế và công việc mới. 2.3 Sản phẩm của công nghiệp xanh Sản phẩm thân thiện với môi trƣờng trong công nghiệp xanh là những sản phẩm đƣợc sản xuất và tiêu thụ mà không gây ra tác động tiêu cực đến môi trƣờng. Những sản phẩm này có thể đƣợc làm từ nguyên liệu tái chế, có tuổi thọ cao, sử dụng ít năng lƣợng, không gây ra khí thải độc hại hay chất thải độc hại. Ví dụ về những sản phẩm thân thiện với môi trƣờng trong công nghiệp xanh bao gồm các sản phẩm tiết kiệm năng lƣợng nhƣ điện từ, bóng đèn LED; các sản phẩm tái chế nhƣ giấy tái chế, túi giấy, chai nhựa tái chế; các sản phẩm sử dụng nguồn năng lƣợng tái tạo nhƣ pin mặt trời, xe điện, máy lọc nƣớc bằng năng lƣợng mặt trời; các sản phẩm không sử dụng chất độc hại và không gây ô nhiễm môi trƣờng nhƣ sản phẩm hữu cơ, mỹ phẩm không chứa hóa chất độc hại. Tuy nhiên, để sản phẩm đƣợc coi là thân thiện với môi trƣờng trong công nghiệp xanh, cần có sự đảm bảo về toàn bộ quy trình sản xuất, từ khâu nguyên liệu, sản xuất, sử dụng đến xử lý chất thải. Ngoài ra, cũng cần có hệ thống quản lý và chuẩn 257
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG mực rõ ràng để đảm bảo việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm này đƣợc thực hiện đúng quy trình và tiêu chuẩn môi trƣờng. Công nghiệp xanh cung cấp cách tiếp cận kép cho quá trình công nghiệp hóa với việc đảm bảo tăng trƣởng bền vững thông qua: - Công nghiệp xanh hiện có: thông qua các hành động thực hiện một cách liên tục các cải thiện quá trình vận hành và áp dụng công nghệ xử lý tiên tiến để đạt đƣợc việc giảm thiểu sử dụng tài nguyên và giảm thiểu tạo ra chất thải và khí thải: + Sử dụng tài nguyên và năng lƣợng hiệu quả hơn + Giảm dần các chất độc hại + Thay thế nguyên liệu quá thạch bằng các nguồn năng lƣợng tái tạo + Cải thiện sức khỏe và an toàn + Gia tăng trách nhiệm của nhà sản xuất và giảm thiểu các mối nguy + Nâng cao quản lý chất thải và các dịch vụ tái chế chất thải - Thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp xanh mới: Đó chính là các ngành cung cấp hàng hóa và dịch vụ môi trƣờng, ch ng hạn ngành tái chế chất thải, ngành năng lƣợng tái tạo, các sản phẩm tiết iệm năng lƣợng hay các giải pháp về phát triển năng lƣợng tái tạo, các hoạt động thu gom, quản lý và loại bỏ các chất thải độc hại (UNIDO, 2011). Các sản phẩm của các ngành công nghiệp xanh mới bao gồm: - Hàng hóa và dịch vụ môi trƣờng theo cách tiếp cận truyền thống - Hàng hóa và dịch vụ carbon thấp - Hàng hóa và dịch vụ năng lƣợng tái tạo Bảng 1. Danh mục hàng hóa và dịch vụ môi trƣờng, năng lƣợng tái tạo và carbon thấp Hàng hóa và dịch vụ môi Hàng hóa và dịch vụ Hàng hóa và dịch vụ trƣờng truyền thống năng lƣợng tái tạo carbon thấp Nguồn năng lƣợng sạch thay thế năng lƣợng hóa Ô nhiễm không khí Sinh khối thạch (năng lƣợng hydro, sinh học...) Ô nhiễm đất Địa nhiệt Nhiên liệu/phƣơng tiện sử dụng nhiên liệu thay thế Tƣ vấn cho từng môi Thủy điện Nguồn năng lƣợng bổ trƣờng sung Kiểm soát môi trƣờng Quang điện Công nghệ xây dựng Kiểm soát ô nhiễm biển Sóng và thủy triều Quản lý năng lƣợng Kiểm soát tiếng ồn và độ Gió Lƣu trữ carbon rung Tái chế và tái sử dụng Tƣ vấn năng lƣợng tái tạo Tài chính carbon Quản lý chất thải Năng lƣợng hạt nhân Cấp nƣớc và xử lý nƣớc thải (Nguồn: BIS, 2013) 258
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 2.4 Xu hƣớng phát triển công nghiệp xanh của một số nƣớc trên thế giới Đan Mạch: Quốc gia đi đầu trong phát triển xanh. Đan Mạch ra lệnh hạn chế sử dụng các vỏ loại túi và bao bì khác nhau. 20% tổng tiêu thụ năng lƣợng ở Đan Mạch là năng lƣợng gió. Các nhà sản xuất cối xay gió đạt đƣợc thành công đột phá về mặt công nghệ, nên chi phí sản xuất năng lƣợng gió tƣơng đƣơng với sản xuất điện ở nhà máy nhiệt điện. Đan Mạch là quốc gia đầu tiên trên thế giới đạt 1/3 điện năng tiêu thụ từ turbin gió. Hàn Quốc: Đẩy mạnh tiêu dùng xanh. Hàn Quốc đã ban hành gói kích cầu ―Hiệp định tăng trƣởng xanh mới‖ (tháng 1/2009) trị giá 50 nghìn tỷ Won trong 4 năm với 9 dự án xanh, tạo 956.000 việc làm. Mỹ: Nâng cao kĩ thuật sản xuất xanh. Mỹ lựa chọn việc phát triển năng lƣợng thay thế làm hƣớng đi chính cho sự phát triển kinh tế xanh. Nền kinh tế lớn nhất thế giới đặt mục tiêu đến năm 2030, 65% năng lƣợng tiêu thụ và 35% nhiệt lƣợng là năng lƣợng từ lắp đặt tấm pin mặt trời. EU: Nói không với nguyên liệu hóa thạch. EU cũng thông qua chƣơng trình hƣớng tới nền kinh tế với lƣợng carbon thấp giai đoạn 2050. Chƣơng trình đặt mục tiêu giảm 40-44% lƣợng khí thải đến năm 2030 và giảm 79-82% vào năm 2050. Ngoài ra, chƣơng trình còn đề ra phƣơng pháp hoàn thiện các mục tiêu khác nhƣ giảm chi phí (175-320 €/ năm). Trung Quốc: Triển khai công nghệ nano. Trung Quốc phấn đấu đến 2020 đạt 15% lƣợng điện sản xuất từ năng lƣợng tái tạo, giảm 45% lƣợng carbon khí thải. Xu hƣớng phát triển xanh tại Trung Quốc bắt đầu bằng kế hoạch 5 năm từ năm 2011. Chính phủ Trung Quốc đã đóng cửa hơn 2.000 doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trƣờng. Khối lƣợng đầu tƣ nhà nƣớc trong lĩnh vực bảo toàn năng lƣợng, năng lƣợng tái tạo và công nghệ thích ứng vƣợt qua chỉ tiêu của Mỹ và EU. Đặc biệt, các doanh nghiệp sản xuất của Trung Quốc đã chiếm 40% lƣợng xuất khẩu pin mặt trời thế giới. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Phƣơng pháp thu thập thông tin: Bài viết sử dụng thông tin thứ cấp thông qua các tài liệu liên quan đến phát triển công nghiệp xanh ở Việt Nam để phân tích thực trạng và đƣa ra những khó khăn, thách thức trong thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trong phát triển công nghiệp xanh Có thể thấy xu hƣớng phát triển xanh hay xu hƣớng phát triển bền vững đang rõ nét hơn bao giờ hết ở Việt Nam. Đơn cử, Tập đoàn LEGO của Đan Mạch mới đây đã đầu tƣ xây dựng nhà máy sản xuất đồ chơi trẻ em rộng 44 ha tại Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore III (tỉnh Bình Dƣơng), với tổng vốn đầu tƣ hơn 1 tỷ USD. Đây là nhà máy thứ sáu của Lego trên thế giới và thứ hai ở châu Á. Thƣơng vụ Tập đoàn LEGO đánh dấu cột mốc thu hút vốn đầu tƣ ―sạch‖ của Việt Nam [4]. Điều đáng chú ý là nhằm thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài xanh vào Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dƣơng nói riêng trong tƣơng lai, tỉnh Bình Dƣơng đã khởi công xây dựng Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore III vào tháng 3 năm nay, trên diện tích 1.000 ha với tổng vốn đầu tƣ hơn 6.400 tỷ đồng. Đây là khu công nghiệp đƣợc đầu tƣ xây dựng theo hƣớng xanh hơn, thông minh hơn, bền vững hơn, phù hợp với xu thế của thế giới và Việt Nam. 259
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Tại Việt Nam, đã có nhiều nhà đầu tƣ sở hữu dự án đạt chứng chỉ công trình xanh. Điển hình Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP) hay Tổ hợp khu công nghiệp DEEP C (hệ thống các khu công nghiệp và cảng biển do nhà đầu tƣ Vƣơng quốc Bỉ phát triển và vận hành tại Thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh. Những đơn vị này đang sử dụng hệ thống năng lƣợng điện mặt trời áp mái để cung cấp điện cho một phần khu công nghiệp. Ngoài ra, nhiều dự án trong tƣơng lai cũng đƣợc định hƣớng xanh và thông minh. Mới đây, dự án khu công nghiệp Green Park Nam Bình Xuyên, tại tỉnh Vĩnh Phúc cũng đƣợc rót vốn. Theo đó, dự án sở hữu hệ thống cấp thoát nƣớc khoa học và xử lý nƣớc thải công nghệ cao bao quanh, giúp đảm bảo nguồn nƣớc sạch cho ngƣời lao động cũng nhƣ nhu cầu tiêu dùng của nhà máy. Tín Thành Group (TTG) đã ký hợp đồng nhận vốn của tổ chức tài chính Acuity Funding (Australia) tổng trị giá 6,4 tỷ USD. Tập đoàn này cho biết sẽ dùng số tiền vay trên để triển khai loạt dự án tại Việt Nam và 2 dự án ở Mỹ, đều liên quan đến phát triển bền vững, hay kinh tế "xanh". Cụ thể, một tỷ USD dự kiến đƣợc TTG dùng phát triển bốn nhà máy điện sinh khối và hàng nghìn ha trồng cao lƣơng tại miền Trung và Nam Việt Nam. Trong khi 1,7 tỷ USD dùng xây nhà máy đắp lốp và dịch vụ xe tải tại bang Nam Carolina, mục tiêu giảm lƣợng khí thải, tiết kiệm chi phí và chuyển đổi sử dụng năng lƣợng xanh. Số tiền còn lại 3,7 tỷ USD, Tín Thành Group sẽ xây cơ sở sản xuất hydrogen xanh ở Nam Carolina, do công ty hợp tác cùng Air Products. Trƣớc đó, ngày 19/9/2022, IFC cũng cam kết đầu tƣ 3.500 tỷ đồng (khoảng 150 triệu USD) vào trái phiếu liên kết bền vững bằng nội tệ do Công ty BIM Land (100 triệu USD) và Công ty Thanh Xuân (50 triệu USD), đều thuộc BIM Group, phát hành. Số tiền đƣợc Thanh Xuân dùng phát triển dự án khu dân cƣ thân thiện môi trƣờng kèm tổ hợp khách sạn tại Vĩnh Phúc. Còn BIM Land sử dụng đầu tƣ các giải pháp tiết kiệm nƣớc và năng lƣợng tại hai khách sạn ở Phú Quốc. IFC cho biết trái phiếu liên kết bền vững giúp hai công ty tiết kiệm nƣớc và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lƣợng tại ba khách sạn sẽ đạt tiêu chuẩn EDGE - hệ thống chứng nhận công trình xanh của IFC. Các giải pháp này dự kiến giúp giảm đƣợc khoảng 4.000 tấn phát thải CO2 mỗi năm. Đến nay, IFC đã cam kết tài trợ dài hạn hơn 900 triệu USD để hỗ trợ các dự án liên quan đến khí hậu tại Việt Nam. Tổng cam kết đầu tƣ của tổ chức tài chính thuộc WorldBank Group này đạt gần 1,9 tỷ USD trong năm tài chính kết thúc vào 30/6. Các chuyên gia kinh tế cho rằng dòng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chất lƣợng cao đóng vai trò rất quan trọng trong việc xanh hóa nền kinh tế của đất nƣớc. Mặt khác, xu hƣớng tiêu dùng của các nƣớc có nền kinh tế phát triển trên thế giới hiện nay đã thay đổi, họ không chỉ quan tâm đến mẫu mã, chất lƣợng sản phẩm mà còn quan tâm đến các sản phẩm thân thiện với môi trƣờng. Do đó, phát triển các ngành công nghiệp xanh cũng trở thành yếu tố quan trọng để Việt Nam thu hút cạnh tranh đầu tƣ. Thách thức trong phát triển công nghiệp xanh ở Việt Nam Theo đại diện của Đại sứ Cộng hoà Liên bang Đức tại Việt Nam chia sẻ tại diễn đàn quốc tế về Chính sách cơ cấu và công nghiệp xanh cho Việt Nam, để có một nền công nghiệp xanh nƣớc Đức luôn khuyến khích những sáng kiến trong công nghiệp, những mô hình hay đƣợc phát huy, nhân rộng. Tuy nhiên, với Việt Nam có những khó 260
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG khăn riêng, đó là những quan ngại trong vấn đề làm sao để phát triển hài hoà giữa tăng trƣởng xanh và phát triển kinh tế. Đại diện Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ƣơng (CIEM) cũng cho rằng, ngày nay, vấn đề cấp thiết đặt ra tại các quốc gia châu Á Thái Bình Dƣơng đang không ngừng phát triển kinh tế với mục tiêu giảm đói nghèo nhằm đạt đƣợc mục tiêu tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, sự xuống cấp về môi trƣờng, biến đổi khí hậu và suy thoái về nguồn lực đang ngày càng gia tăng đòi hỏi các nƣớc này phải đánh giá lại con đƣờng phát triển của mình. Trong đó, tăng trƣởng xanh cần phải đƣợc coi nhƣ một nhánh của phát triển bền vững bởi một quốc gia không chỉ khuyến khích tăng trƣởng kinh tế mà còn cần quan tâm đến các vấn đề về môi trƣờng và xã hội. Có thể nói, trong quá trình tăng trƣởng, các ngành kinh tế, sản xuất và các yếu tố sản xuất trong ngành phải thay đổi. Chính sách công nghiệp xanh là tập hợp của nhiều chính sách cụ thể nhằm vào quá trình thích nghi với biến đổi khí hậu và các quy trình giúp tăng trƣởng bằng việc sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn và giảm tác động tiêu cực bên ngoài đến môi trƣờng. Chiến lƣợc Tăng trƣởng xanh vừa đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt đã thể hiện quyết tâm của Chính phủ Việt Nam về một sự tăng trƣởng với nền công nghệ sạch, phát triển bền vững, bảo vệ môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, theo Viện Chiến lƣợc Chính sách công nghiệp, 3 thách thức lớn của chính sách phát triển công nghiệp xanh ở Việt Nam là nhận thức, năng lực, thể chế. Mặt khác quá trình xanh hóa diễn ra chậm do xuất phát điểm thấp nhƣ ô nhiễm công nghiệp vẫn rất nghiêm trọng; sản xuất sạch hơn vẫn không đạt đƣợc kết quả nhƣ kỳ vọng; quản trị doanh nghiệp yếu kém, mới chỉ có rất ít doanh nghiệp đạt chứng chỉ ISO. Về năng lực sản phẩm xanh, thực tế Việt Nam còn ít sản phẩm đƣợc cấp nhãn xanh so với thị trƣờng Hàn Quốc là gần 9000; thiếu nguồn nhân lực đối với sẩn phẩm xanh; lực cản thị trƣờng lớn; sản phẩm chƣa phù hợp, giá thành cao. Đặc biệt, năng lực công nghiệp môi trƣờng của Việt Nam còn yếu kém, tỷ lệ chất thải sinh hoạt và nƣớc thải đô thị đƣợc xử lý thấp. Cũng theo các chuyên gia, Việt Nam đã bƣớc đầu hình thành khung thể chế hƣớng tới nền công nghiệp xanh nhƣ khung pháp luật, chính sách khuyến khích, hệ thông tiêu chuẩn định mức, cơ quan chịu trách nhiệm, tổ chức liên quan. Đồng thời các chuyên gia cũng chỉ ra thách thức về tài chính cho phát triển công nghiệp xanh ở Việt Nam hiện nay là hạn chế nguồn ngân sách để thực thi chiến lƣợc phát triển công nghiệp xanh, doanh nghiệp khó khăn về nguồn vốn trong bối cảnh khó khăn kinh tế, chƣa có những thể chế tài chính. Tăng trƣởng công nghiệp xanh ở Việt Nam là con đƣờng đúng đắn và hợp lý, nhất là trong bối cảnh ô nhiễm môi trƣờng, biến đổi khí hậu đang diễn ra từng ngày và nguồn tài nguyên thiên nhiên dần bị cạn kiệt. Do đó, tăng trƣởng xanh cần có khung chính sách hợp lý và lộ trình thực hiện cụ thể, khả thi. 261
  9. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Giải pháp thu hút vốn đầu tƣ phát triển công nghiệp xanh tại Việt Nam Việt Nam đang ở cửa ngõ của sự phát triển, với nhiều tiềm năng để vƣơn xa hơn trong bản đồ thế giới. Tuy nhiên, ngành công nghiệp của nƣớc ta cần nhìn vào bài học từ những nƣớc khác trong khu vực và trên thế giới để tránh đi vào vết xe đổ. Việt Nam cần coi yếu tố ‗xanh‘ nhƣ là một điều kiện cần thiết trong phát triển công nghiệp. Trung Quốc là một ví dụ điển hình. Cách đây 30 năm, cƣờng quốc này cũng sở hữu nhiều lợi thế nổi trội trong khu vực giống Việt Nam. Chính quyền đã tận dụng triệt để những thế mạnh sẵn có để tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ FDI trong nhiều ngành nghề, bao gồm sản xuất, chế tạo và xuất khẩu. Tuy nhiên, điều này đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trƣờng ở mức báo động đỏ tại Trung Quốc. Trên báo đài địa phƣơng và quốc tế đã xuất hiện hàng loạt bài báo về việc thủ đô Bắc Kinh chìm trong khói bụi và sƣơng mù, tạo ra bởi nhiều nhà máy sản xuất tại các khu vực lân cận. Để xử lý thực trạng ô nhiễm này, Bộ Môi trƣờng Trung Quốc đã tăng cƣờng kiểm soát các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lƣợng và tạo ra lƣợng khí thải cao. Đây là bài học kinh nghiệm mà Việt Nam cần lƣu tâm. Để đạt đƣợc kết quả tăng trƣởng xanh trong ngành công nghiệp và thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài cần thực hiện các giải pháp sau: + Thứ nhất, quy định các doanh nghiệp phải lập báo cáo về Môi trƣờng, Xã hội và Quản trị (ESG) Hiện tại, tất cả các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam đều phải báo cáo về Môi trƣờng, Xã hội và Quản trị (ESG) hàng năm. Yêu cầu này bắt buộc các công ty công bố hiệu quả sử dụng năng lƣợng cũng nhƣ đo lƣờng chính sách lao động và nhân quyền của nguồn nhân lực. Và quy định này cần đƣợc đặt ra bắt buộc đối với các doanh nghiệp. + Thứ hai, ngành công nghiệp cần chuyển hƣớng ƣu tiên vốn đầu tƣ vào lĩnh vực chế tạo-sản xuất công nghệ cao và ―sạch‖ hơn. Đây là những ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao, có thể kể đến sản xuất, lắp ráp thiết bị, linh kiện điện tử. Đồng thời, cần hạn chế các ngành nghề truyền thống nhƣ dệt may nhuộm, gia công giày da, sản xuất pin, ắc quy đang sử dụng công nghệ lạc hậu và lỗi thời. Đây là những lĩnh vực sử dụng nhiều hóa chất và thải ra nhiều độc hại cho công nhân cũng nhƣ môi trƣờng xung quanh. Ngoài ra, Chính phủ cũng đƣa ra những chính sách khuyến khích việc đầu tƣ và sử dụng năng lƣợng tái tạo, năng lƣợng thay thế, nhƣ điện gió, điện mặt trời, địa nhiệt hay thủy điện. + Thứ ba, đẩy mạnh tái cấu trúc hoạt động sản xuất kinh doanh Đổi mới phƣơng thức sản xuất, nâng cao hiệu quả quản trị và xác định những mục tiêu trọng tâm, trọng điểm ở từng dự án, mục tiêu phát triển công nghiệp, lấy đổi mới công nghệ cao, công nghệ mới làm mũi nhọn, động lực phát triển. + Thứ năm, kiến tạo hệ sinh thái công nghiệp đóng vai trò chủ lực, đầu ngành, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc lựa chọn đầu tƣ chiến lƣợc cho các phân ngành công nghiệp phải bảo đảm yếu tố đón đầu về công nghệ, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ mới, bền vững, vừa bảo đảm tính cạnh tranh quốc tế, vừa bảo đảm các yêu cầu phát triển công nghiệp theo tiêu chuẩn xanh. 262
  10. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG + Thứ sáu, Chính phủ cần đầu tƣ kết nối hạ tầng kỹ thuật, giao thông kết nối, quy hoạch phân vùng sản xuất hợp lý, ban hành chính sách tiếp cận nguồn vốn kích cầu, đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao, ƣu đãi về thuế, tiền thuê đất, các chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại quốc tế, giải quyết thủ tục hành chính nhanh, gọn. Muốn thu hút nhà đầu tƣ vào thì phải chuẩn bị sẵn về mọi mặt, đáp ứng cái họ cần, có chính sách ƣu đãi và khuyến khích thu hút đầu tƣ, tạo điều kiện thông thoáng về thủ tục để nhà đầu tƣ gắn bó lâu dài. Tính đồng bộ trên sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra giá thành tối ƣu cho sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Thúc đẩy, xây dựng ngành công nghiệp xanh phát triển, thu hút nhiều nhà đầu tƣ tham gia sản xuất sản phẩm xanh, giá trị cao sẽ kh ng định đƣợc thành tựu mới, kết quả vƣợt trội của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế xanh, tăng trƣởng xanh. 4. KẾT LUẬN Xu hƣớng phát triển xanh là giải pháp tất yếu và bền vững cho nền kinh tế hiện tại và tƣơng lai, nhà nƣớc ta đã chú trọng vào các chính sách công nghiệp xanh, tăng trƣởng kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trƣờng, phát triển các mô hình kinh tế bền vững ngay từ giai đoạn đầu, hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học, đảm bảo môi trƣờng sống sạch và an toàn.Để thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào ngành công nghiệp cần thực hiện nhiều giải pháp đƣợc kiến nghị nhƣ cần có sự tiếp cận và giải quyết đa ngành trong thể chế và phối hợp chính sách công nghiệp xanh; sự tiếp cận theo vùng, tăng cƣờng liên kết theo vùng; cần đề cập đến vài trò của bên liên quan khác... Tăng trƣởng công nghiệp xanh ở Việt Nam là con đƣờng đúng đắn và hợp lý, nhất là trong bối cảnh ô nhiễm môi trƣờng, biến đổi khí hậu đang diễn ra từng ngày và nguồn tài nguyên thiên nhiên dần bị cạn kiệt. Do đó, tăng trƣởng xanh cần có khung chính sách hợp lý và lộ trình thực hiện cụ thể, khả thi. 5. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abdel-Rahim, Heba Y. M., & Yousef M. Abdel-Rahim. (2010), Green accounting - a proposition for EA/ER conceptual implementation methodology. Journal of Sustainability and Green Business, 5(1), 27-33; 2. BIS (2013). The pricing of carbon risk in syndicated loans: which risks are priced and why?. Monetary and Economic Department 3. Dƣơng Thị Thanh Hiền, Kế toán xanh và kế toán môi trƣờng - Một số quan điểm hiện đại, Tạp chí Kế toán - Kiểm toán 4/2016; 4. Đào Thị Thúy Hằng (2019), Ứng dụng kế toán xanh ở Việt Nam và một số vấn đề đặt ra, Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 11/2019; 5. Jin và Mengqi. (2011). The environmental impacts of financial development in OECD countries: A panel GMM approach. Environmental Science and Pollution Research, 6. Manufacturers use LEED to boost the well-being of their workforce. US Green Building Council. 7. Nhà máy Bel Greenfield Asean chính thức đạt Chứng Nhận LOTUS, https://vgbc.vn/nha-may-bel-greenfield-asean-chinh-thuc-dat-chung-nhan-lotus/ 263
  11. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 8. UNIDO (2012). Hướng tới tăng trưởng xanh từ phát triển công nghiệp xanh tại Việt Nam. 9. Word bank (2011). Chuyển đổi năng lượng bền vững tại Việt Nam. https://www.worldbank.org/26(7), pages 6758-6772. 264
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2