intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển khu công nghiệp xanh tại Việt Nam hiện nay: Lợi ích và khó khăn

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

4
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Phát triển khu công nghiệp xanh tại Việt Nam hiện nay: Lợi ích và khó khăn" sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính nhằm đạt đƣợc ba mục tiêu cụ thể: (i) Hệ thống hóa cơ sở lý luận về khu công nghiệp xanh; (ii) Đánh giá lợi ích và khó khăn trong thực hiện phát triển khu công nghiệp xanh ở Việt Nam; (iii) Đề xuất một số khuyến nghị để đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp xanh ở Việt nam trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển khu công nghiệp xanh tại Việt Nam hiện nay: Lợi ích và khó khăn

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP XANH TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY: L I CH VÀ KH KH N ThS. Mai Thị Nga Trường Đại học Lao động - Xã hội Email: mainga.ulsa@gmail.com Tóm tắt Hiện nay, có nhiều đơn vị phát triển bất động sản công nghiệp chú trọng vào yếu tố về môi trƣờng. Khi các yếu tố ―đầu vào‖ truyền thống nhƣ lao động giá rẻ, tài nguyên dồi dào hiện không còn là thế mạnh, Việt Nam đang đẩy nhanh điều chỉnh, quy hoạch lại các khu công nghiệp theo hƣớng xanh hóa, phát triển kinh tế tuần hoàn, thu hút các ngành công nghệ cao,… nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững hơn. Đầu tiên, mô hình xanh sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát và duy trì đƣợc hế thống kỹ thuật trong khu công nghiệp. Xu hƣớng phát triển khu công nghiệp bền vững hay khu công nghiệp xanh đang trở nên rõ nét hơn bao giờ hết. Đây là xu hƣớng phát triển tất yếu của ngành công nghiệp và là lợi thế cạnh tranh cho những nhà phát triển khu công nghiệp hội tụ những tiêu chuẩn nói trên. Bài viết này sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính nhằm đạt đƣợc ba mục tiêu cụ thể: (i) Hệ thống hóa cơ sở lý luận về khu công nghiệp xanh; (ii) Đánh giá lợi ích và khó khăn trong thực hiện phát triển khu công nghiệp xanh ở Việt Nam; (iii) Đề xuất một số khuyến nghị để đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp xanh ở Việt nam trong thời gian tới. Từ khóa: Khu công nghiệp; khu công nghiệp xanh; lợi ích; khó khăn. Abstract Currently, there are many industrial real estate developers focusing on environmental factors. When traditional "input" factors such as cheap labor and abundant resources are no longer strengths, Vietnam is accelerating adjustment and re-planning of industrial parks towards greening and economic development. circular economy, attracting high-tech industries, etc. to bring about higher and more sustainable economic efficiency. First, the green model will help businesses control and maintain technical systems in industrial parks. The trend of developing sustainable industrial parks or green industrial parks is becoming clearer than ever. This is an inevitable development trend of the industry and a competitive advantage for industrial park developers that meet the above standards. This article uses qualitative research method to achieve three specific goals: (i) Systematize the theoretical basis of green industrial parks; (ii) Assess the benefits and difficulties in implementing green industrial park development in Vietnam; (iii) Propose some recommendations to promote the development of green industrial parks in Vietnam in the coming time. Keywords: Industrial park; green industrial park; benefit; hard. 1. GIỚI THIỆU Hiện nay phát triển các khu công nghiệp theo hƣớng tăng trƣởng xanh, thân thiện với môi trƣờng là một xu hƣớng chung để phát triển bền vững. Ngày càng nhiều đơn vị phát triển bất động sản công nghiệp chú trọng ‗xanh hóa‘ khu công nghiệp. Đơn cử nhƣ kế hoạch phát triển mạng lƣới khu công nghiệp sinh thái của Shinec với 10 khu - cụm công nghiệp phát thải trung hòa khí CO2 đến năm 2025 (Hoàng, 2020). Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đến Việt Nam đầu tƣ hiện nay rất chú ý đến yếu tố Việt Nam có nguyên liệu xanh, năng lƣợng xanh, năng lƣợng tái tạo,… để phục vụ sản xuất thân thiện môi trƣờng và bền vững không? Việt Nam đang ở cửa ngõ 212
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG phát triển và có tiềm năng lớn hơn trên bản đồ thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam cần rút ra bài học kinh nghiệm từ các nƣớc trong khu vực và trên thế giới để tránh lặp lại những sai lầm tƣơng tự. Việt Nam nên coi yếu tố ―xanh‖ là điều kiện cần để phát triển khu công nghiệp. Hiện tại, tất cả các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam phải báo cáo về môi trƣờng, xã hội và quản trị (ESG) hàng năm. Yêu cầu này bắt buộc các công ty phải công bố hiệu quả năng lƣợng, đo lƣờng nhân quyền và chính sách lao động của nguồn nhân lực. Đồng thời, khu công nghiệp đang chuyển dịch, ƣu tiên đầu tƣ vào lĩnh vực sản xuất - công nghệ cao "sạch" hơn. Đây là những khu công nghiệp có giá trị gia tăng cao. Ngoài ra, chính phủ đã đƣa ra các chính sách khuyến khích đầu tƣ và sử dụng các nguồn năng lƣợng tái tạo và thay thế nhƣ năng lƣợng gió và năng lƣợng mặt trời. Các chuyên gia kinh tế cho rằng dòng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chất lƣợng cao đóng vai trò rất quan trọng trong việc xanh hóa nền kinh tế của đất nƣớc. Mặt khác, xu hƣớng tiêu dùng của các nƣớc có nền kinh tế phát triển trên thế giới hiện nay đã thay đổi, họ không chỉ quan tâm đến mẫu mã, chất lƣợng sản phẩm mà còn quan tâm đến các sản phẩm thân thiện với môi trƣờng. Do đó, phát triển các khu công nghiệp xanh cũng trở thành yếu tố quan trọng để Việt Nam thu hút cạnh tranh đầu tƣ. So với các khu công nghiệp thông thƣờng, khu công nghiệp xanh rất khác biệt. Đƣợc xây dựng theo cách tiết kiệm chi phí và thân thiện với môi trƣờng. Cụ thể là tăng mảng xanh và sử dụng các vật liệu có thể tái chế. Trên hết, trọng tâm ở đây là sử dụng các nguồn năng lƣợng sẵn có (mặt trời, nƣớc, gió). Đồng thời, phát triển hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác. Hạn chế sử dụng hóa chất độc hại (phân bón, thuốc trừ sâu,…) trong quá trình làm việc (Na, 2022). Việc sử dụng công nghệ mới đã nâng cao khả năng thu gom và xử lý rác thải so với trƣớc đây. Nƣớc thải qua xử lý tập trung có thể đƣợc sử dụng cho các hoạt động hàng ngày (tƣới nƣớc, làm sạch đƣờng). Thứ hai là giảm lƣợng khí thải, góp phần đáng kể vào việc bảo vệ môi trƣờng xung quanh. Lợi ích mang lại là giảm ô nhiễm môi trƣờng và giảm bớt hậu quả gây biến đổi khí hậu. Sự hiện hữu của các khu công nghiệp xanh giúp các doanh nghiệp thu lợi nhiều về kinh tế. Tối ƣu hóa việc sử dụng nguyên liệu thô và rút ngắn quy trình sản xuất và phân phối có thể giúp giảm chi phí sản xuất. Điều này đã khiến công ty phải đƣa ra các phƣơng án giảm giá thành sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Mặt khác, còn đảm bảo theo hƣớng sản xuất sạch hơn và vận hành bền vững theo tiêu chuẩn công nghiệp xanh. Giúp tạo điều kiện phát triển kinh doanh trong nƣớc và trên toàn thế giới. Khu công nghiệp xanh, nhiều cây xanh, nhà xƣởng đƣợc quy hoạch theo ngành nghề, mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp. Môi trƣờng sản xuất xanh - sạch - đẹp đảm bảo chất lƣợng sản phẩm và sức khỏe ngƣời lao động. Nhà xƣởng nằm trong khu công nghiệp xanh giá trị, thƣơng hiệu của nhà xƣởng sẽ đƣợc nâng tầm và chiếm đƣợc lòng tin của khách hàng và đối tác. Với những lợi ích mang lại cho chính doanh nghiệp và nền kinh tế cho thấy cần thiết phải phát triển khu công nghiệp theo hƣớng khu công nghiệp xanh. 213
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Tổng quan về khu công nghiệp xanh Khu công nghiệp xanh là khu công nghiệp thân thiện với môi trƣờng, là ngành công nghiệp sản xuất ra các sản phẩm thân thiện với môi trƣờng và giúp cho các điều kiện tự nhiên của môi trƣờng trở nên tốt hơn. Trong suốt quá trình sản xuất, khu công nghiệp xanh giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trƣờng. Ngoài ra, khu công nghiệp xanh còn bao gồm cả việc tái sử dụng chất thải, chất thải năng lƣợng, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lƣợng và các tài nguyên thiên nhiên khác (khoáng sản, gỗ tự nhiên, ...), hạn chế sử dụng hóa chất độc hại (phân bón, thuốc trừ sâu, chất bảo quản thực phẩm,...) khắc phục và kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng thông qua việc sử dụng công nghệ tiên tiến. Khu công nghiệp xanh sẽ tập trung vào 4 nhóm chính sau (Douglas Zhihua Zeng, 2017): + Sản phẩm xanh + Năng lƣợng mới và tái tạo (phát thải CO2 thấp) + Dịch vụ xanh + Môi trƣờng bền vững. Mô hình khu công nghiệp xanh đƣợc hình thành với mục đích thân thiện với môi trƣờng trong việc nỗ lực nhằm giúp giảm chất thải và ô nhiễm, chia sẻ hiệu quả các tài nguyên (thông tin, vật liệu, nƣớc, năng lƣợng, cơ sở hạ tầng và tài nguyên thiên nhiên), và góp phần hiện thực hóa ngành công nghiệp xanh. Cụ thể, mô hình khu công nghiệp xanh sẽ đƣợc xây dựng trên một khu đất có diện tích lớn, quy mô và quy trình khép kín, thân thiện với môi trƣờng và đáp ứng bền vững về mặt tài chính. Việt Nam phân tiêu chuẩn công trình xanh chủ yếu thành 4 loại, bao gồm: + LEED (Hội đồng công trình xanh Mỹ): LEED đƣợc cấp bởi Hội đồng Xây dựng Xanh Mỹ ra đời năm 1995 tại Mỹ, là giấy chứng nhận đƣợc cấp cho các công trình xanh đạt chuẩn, sử dụng năng lƣợng sạch, tận dụng tài nguyên địa phƣơng và thải ít khí CO2. + LOTUS (Hội đồng công trình xanh Việt Nam): đƣợc cấp bởi Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam (VGBC). Đây là hệ thống tiêu chí công trình xanh đầu tiên đƣợc phát triển dành riêng cho thị trƣờng xây dựng tại Việt Nam. Không nhƣ những chứng nhận khác đặt nặng vào các giải pháp cơ điện, LOTUS chú trọng khuyến khích các giải pháp kiến trúc "thuận" theo thiên nhiên hay thiết kế thụ động trong việc giải quyết các mục tiêu sức khoẻ và tiện nghi cho ngƣời dùng. + BCA GREEN MARK (Hội đồng Công trình xanh Singapore): do Bộ Xây dựng Singapore (BCA - Building and Construction Authority) ban hành từ năm 2005 nhằm phát triển ngành xây dựng Singapore hƣớng đến mục tiêu bền vững. Bên cạnh bộ cấu trúc hệ thống tiêu chí công trình xanh tƣơng tự nhƣ những chứng nhận khác, theo BCA, Green Mark đã có sự điều chỉnh để phù hợp vùng khí hậu nhiệt đới. Chứng nhận sẽ có 3 mức Gold, Gold Plus và Platinum tùy theo thang điểm mà công trình đạt đƣợc. + EDGE (IFC Tổng công ty tài chính quốc tế - một thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới): là chứng nhận đánh giá công trình sử dụng tài nguyên hiệu quả, giúp tiết kiệm năng lƣợng, nƣớc và năng lƣợng dùng để sản xuất vật liệu xây dựng công trình, 214
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG qua đó giúp giảm phát thải khí nhà kính. Chứng chỉ EDGE tập trung giải quyết bài toán tài chính và môi trƣờng, sao cho các công trình đều đạt đƣợc hai mục tiêu song hành là hiệu quả kinh tế và sử dụng năng lƣợng hiệu quả. Hiện nay, xu hƣớng phát triển công nghiệp xanh trên thế giới sẽ tập trung vào mục tiêu chính là: đẩy mức phát thải từ khu công nghiệp, khu chế xuất về con số không và phát triển các nguồn năng lƣợng mới thân thiện với môi trƣờng. 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phƣơng pháp thu thập thông tin: Bài viết sử dụng thông tin thứ cấp thông qua số liệu thống kê từ Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam của Bộ kế hoạch và đầu tƣ 2020 - 2022, các tài liệu liên quan đến phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam. Phƣơng pháp xử lý và phân tích thông tin: Thông tin sau khi thu thập đƣợc xử lý bằng phần mềm Excel và sử dụng các phƣơng pháp phân tích nhƣ: Phƣơng pháp thống kê mô tả, phƣơng pháp so sánh để đánh giá về mặt sự tăng trƣởng của các khu công nghiệp ở Việt Nam qua các năm. 4. L I CH VÀ KH KH N KHI PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP XANH Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020-2022 4.1. Số lượng các khu công nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động Hình 1. Số lƣợng khu công nghiệp thành lập giai đoạn 2020-2022 Đơn vị: Khu công nghiệp 500 397 403 369 359 400 329 352 300 200 100 34 37 18 6 8 26 0 Tổng số khu kinh tế Khu công nghiệp nằm ngoài Khu công nghiệp nằm trong Khu công nghiệp nằm trong được thành lập khu kinh tế khu kinh tế ven biển khu kinh tế cửa khẩu 2020 2021 2022 Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư, 2020, 2021, 2022 Số lƣợng khu công nghiệp có xu hƣớng tăng qua các năm, trong đó khu công nghiệp nằm ngoài khu kinh tế chiếm tỷ trọng cao nhất còn khu công nghiệp nằm trong khu kinh tế cửa khẩu chiếm tỷ trọng nhỏ nhất. Năm 2020: Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, tính đến cuối năm 2020, trên phạm vi cả nƣớc có 369 khu công nghiệp đƣợc thành lập (bao gồm 329 khu công nghiệp nằm ngoài các khu kinh tế, 34 khu công nghiệp nằm trong các khu kinh tế ven biển, 06 khu công nghiệp nằm trong các khu kinh tế cửa khẩu) với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 114 nghìn ha. Trong đó, diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 73,6 nghìn ha, chiếm khoảng 59,3% diện tích đất tự nhiên. Trong số 369 khu công nghiệp đã đƣợc thành lập nêu trên, có 284 khu công nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 85 nghìn ha, diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 57,1 nghìn ha và 85 khu công nghiệp đang xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 29 nghìn ha, diện tích đất công nghiệp đạt 215
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG khoảng 16,5 nghìn ha. Tổng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê của các khu công nghiệp đạt 42,2 nghìn ha, đạt tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đạt 57,4%, riêng các khu công nghiệp đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và đi vào hoạt động có tỷ lệ lấp đầy khoảng 70,2%. Các khu công nghiệp trên địa bàn cả nƣớc đã tạo việc làm cho khoảng 3,83 triệu lao động trực tiếp. Các khu công nghiệp đƣợc thành lập trên 61 tỉnh, thành phố, chủ yếu tập trung tại các vùng kinh tế trọng điểm nhằm phát huy lợi thế về vị trí địa lý và tiềm năng phát triển kinh tế của các vùng. Cụ thể, các vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ hiện có tổng cộng 207 khu công nghiệp với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 70,5 nghìn ha, diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 47,2 nghìn ha, chiếm tƣơng ứng 56,1% về số lƣợng, 61,9% về diện tích đất tự nhiên và 64,2% về diện tích đất công nghiệp so với cả nƣớc. Năm 2021, có 397 khu công nghiệp đƣợc thành lập, bao gồm 352 khu công nghiệp nằm ngoài các khu kinh tế, 37 khu công nghiệp nằm trong các khu kinh tế ven biển, 8 khu công nghiệp nằm trong các khu kinh tế cửa khẩu, với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 122.900 ha. Trong đó có 291 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, tỉ lệ lấp đầy đạt 71%, xấp xỉ so với cuối năm 2020. Năm 2022 có 403 khu công nghiệp, 18 khu kinh tế ven biển và 26 khu kinh tế cửa khẩu đã đƣợc thành lập. vốn FDI trong khu công nghiệp chiếm khoảng 35 - 40% tổng vốn FDI đăng ký tăng thêm của cả nƣớc trong những năm gần đây. Đặc biệt là trong lĩnh vực chế biến, chế tạo, vốn FDI trong khu công nghiệp, chiếm tới 70 - 80% tổng vốn đăng ký cả nƣớc. Hiện nay, các địa phƣơng có nhiều khu công nghiệp đang hoạt động nhất lần lƣợt là: Đồng Nai, Bình Dƣơng, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An và Bắc Ninh. Đồng Nai hiện là tỉnh có số khu công nghiệp đang hoạt động nhiều nhất cả nƣớc, với 31 khu công nghiệp. Chính vì vậy, khu công nghiệp đã thực sự trở thành các khu vực trọng điểm thu hút các nguồn vốn đầu tƣ và dự án lớn trong và ngoài nƣớc. Hiện tại, khu công nghiệp là điểm đến của nhiều tập đoàn hàng đầu nhƣ: Samsung, Canon, LG… 4.2. Xu hƣớng phát triển khu công nghiệp xanh ở Việt Nam Việt Nam đang bƣớc vào một giai đoạn mới, đòi hỏi phải đổi mới toàn diện và mạnh mẽ để trở thành một đất nƣớc phát triển và hiện đại, vƣợt qua bẫy thu nhập trung bình, tránh tụt hậu so với các quốc gia trong khu vực. Điều này đặt ra yêu cầu phải tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hơn nữa thể chế, chính sách và điều chỉnh mục tiêu, định hƣớng phát triển khu công nghiệp và khu kinh tế để thích ứng với bối cảnh mới, góp phần thực hiện chiến lƣợc phát triển đất nƣớc (Vũ, 2022). Ngày 28/05/2022 Chính phủ đã ban hành Nghị định 35/2022 NĐ-CP ―Quy định về Quản lý Khu Kinh tế, Khu Công nghiệp‖ đề ra ―phƣơng hƣớng xây dựng, phƣơng án phát triển hệ thống khu công nghiệp, khu kinh tế; đầu tƣ hạ tầng, thành lập, hoạt động, chính sách phát triển và quản lý nhà nƣớc đối với khu công nghiệp, khu kinh tế‖. Nghi định đã định hƣớng xây dựng khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ, khu công nghiệp sinh thái, giảm tiêu hao năng lƣợng, hạn chế khí phát thải nhà kính, chú trọng trách nhiệm xã hội và đƣợc quản trị theo mô hình Chính phủ số. Khu công nghiệp sinh thái là một ―cộng đồng‖ các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ hoạt động với mục tiêu bảo vệ môi trƣờng. Hiểu một cách đơn giản, đây là mô hình 216
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG khu công nghiệp gồm các doanh nghiệp thành viên hợp tác với nhau để nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội toàn diện bằng việc quản lý tốt các vấn đề liên quan đến tài nguyên, môi trƣờng. Hiện nay, mô hình phát triển này chính là giải pháp hiệu quả để xây dựng khu công nghiệp xanh, loại bỏ chất thải và giảm thiểu các tác động đến môi trƣờng. Phát triển khu công nghiệp theo mô hình sinh thái hiện nay không còn là giải pháp đƣợc khuyến nghị mà đã trở thành vấn đề bắt buộc nếu doanh nghiệp muốn đạt hiệu quả cao hơn trong việc thu hút đầu tƣ, đặc biệt là các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Tuy nhiên, xây dựng khu công nghiệp sinh thái sẽ tốn kém nhiều chi phí hơn so với các khu công nghiệp truyền thống. Khu công nghiệp sinh thái phải đáp ứng 8 tiêu chí: 1) Kết cấu hạ tầng phải đúng pháp luật và bảo vệ môi trƣờng, lao động, 2) Kết cấu hạ tầng đầy đủ dịch vụ cơ bản, 3) Sử dụng tài nguyên hiệu quả và sản xuất sạch, 4) Có diện tích đất hợp lý để trồng cây xanh, 5) Liên kết cộng sinh công nghiệp, 6) Xây dựng công trình xã hội cho ngƣời lao động, 7) Có cơ chế giám sát, quản lý bảo vệ môi trƣờng và 8) Thực hiện công bố báo cáo bảo vệ môi trƣờng. 4.3 Lợi ích của phát triển khu công nghiệp xanh ở Việt Nam Thứ nhất, để tránh việc tắc nghẽn hệ thống do quá tải, nhà vận hành tại khu công nghiệp thƣờng yêu cầu các doanh nghiệp chia sẻ về quy trình sản xuất và nguyên vật liệu đầu vào. Từ đó, chủ đầu tƣ có thể đánh giá mức độ phù hợp của ngành sản xuất đó tại khu công nghiệp Sự có mặt của khu công nghiệp xanh giúp cho các doanh nghiệp có lợi về mặt kinh tế. Việc sử dụng tối ƣu nguyên vật liệu, quy trình sản xuất và phân phối đƣợc rút ngắn thời gian làm giảm chi phí sản xuất. Dẫn đến công ty đƣa ra kế hoạch giảm giá thành sản phẩm khiến tăng sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Mặt khác còn đảm bảo theo hƣớng sản xuất sạch và vận hành bền vững theo chuẩn công nghiệp xanh. Giúp thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp trong nƣớc và vƣơn ra thế giới. Thứ hai, một khu công nghiệp sạch và hiện đại là một trong những phƣơng án nhằm thu hút nguồn lao động chất lƣợng cao. Nhiều doanh nghiệp đang chú ý hơn đến việc phát triển đồng bộ hạ tầng nội khu và cải thiện môi trƣờng làm việc nhằm giữ chân ngƣời lao động. Đầu tƣ vào hệ thống xử lý chất thải, cùng việc "xanh hoá" cảnh quan khu công nghiệp sẽ giúp nâng cao chất lƣợng cuộc sống trong dự án. Khu công nghiệp xanh, nhiều cây xanh, các nhà xƣởng đƣợc quy hoạch theo ngành nghề đem lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp. Môi trƣờng sản xuất xanh - sạch - đẹp đảm bảo chất lƣợng sản phẩm và sức khỏe của ngƣời lao động. Đây cũng là yếu tố thuyết phục các chuyên gia nƣớc ngoài đến và làm việc tại Việt Nam. Thứ ba, mô hình khu công nghiệp xanh đem lại lợi ích cho nhiều phía. Đứng từ góc độ của khách thuê, nhà máy đạt chứng chỉ ―xanh‖ sẽ giúp đạt đƣợc những yêu cầu từ Chính phủ và mục tiêu phát triển bền vững. Bởi vậy, các dự án đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn môi trƣờng đang đƣợc nhiều nhà đầu tƣ quan tâm. Đây sẽ là lợi thế cạnh tranh dành cho những đơn vị phát triển bất động sản có khả năng đáp ứng đƣợc các điều kiện ngặt nghèo sau này. Thứ tƣ, bảo vệ môi trƣờng: So với khu công nghiệp thông thƣờng, những khu công nghiệp xanh thật khác biệt. Đƣợc xây dựng theo hƣớng tiết kiệm chi phí và thân thiện 217
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG với môi trƣờng. Cụ thể là tăng cƣờng diện tích cây xanh, sử dụng những nguyên liệu tái chế đƣợc. Hơn hết, ở đây chú trọng vào việc sử dụng năng lƣợng có sẵn (mặt trời, nƣớc, gió). Đồng thời khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên khác. Hạn chế sử dụng hóa chất độc hại (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,...) trong quá trình làm việc. Việc sử dụng công nghệ mới làm tăng khả năng thu gom, xử lí chất thải so với trƣớc đây. Nƣớc thải qua xử lí tập trung có thể đƣợc dùng trong sinh hoạt hàng ngày (tƣới cây, làm sạch đƣờng xá). Tiếp theo là giảm lƣợng khí thải góp phần không nhỏ vào công cuộc bảo vệ môi trƣờng xung quanh. Lợi ích mang lại là bớt đƣợc hậu quả gây ô nhiễm môi trƣờng và biến đổi khí hậu. 4.4. Khó khăn khi phát triển khu công nghiệp xanh ở Việt Nam Bên cạnh những lợi ích từ phát triển mô hình khu công nghiệp xanh có những hạn chế nhất định đối với các doanh nghiệp để thực hiện (Invest Global, 2023): Tiềm lực tài chính chưa đủ mạnh: Đầu tƣ vào khu công nghiệp xanh ―không có con đƣờng nào khác là phải có tiềm lực tài chính‖ để xây dựng hạ tầng, bảo đảm gắn kết cuộc sống của ngƣời lao động, tạo công ăn việc làm trên cơ sở giải pháp gắn kết ly nông với công nghiệp. Thiếu chính sách ưu đãi về tài chính cho các khu công nghiệp sinh thái: nhƣ miễn, giảm thuế, tiền thuê đất, ƣu tiên vay vốn tín dụng… để khuyến khích doanh nghiệp tự thực hiện việc chuyển đổi và xây dựng mới khu công nghiệp sinh thái, công nghiệp xanh. Theo các chuyên gia phân tích, các thách thức lớn của chính sách phát triển công nghiệp xanh ở Việt Nam là nhận thức, năng lực, thể chế. Việt Nam đã bƣớc đầu hình thành khuôn khổ thể chế hƣớng tới nền công nghiệp xanh nhƣ khung pháp luật, chính sách khuyến khích, hệ thống tiêu chuẩn định mức, cơ quan chịu trách nhiệm, tổ chức liên quan. Tuy nhiên, thách thức về tài chính cho phát triển khu công nghiệp xanh ở Việt Nam hiện nay là hạn chế nguồn ngân sách để thực thi chiến lƣợc phát triển khu công nghiệp xanh, doanh nghiệp khó khăn về nguồn vốn Nhận thức về kinh tế xanh vẫn còn mới mẻ: Tại Việt Nam hiện nay, về nhận thức, hiểu thế nào là một nền kinh tế xanh hay khu công nghiệp xanh vẫn còn là vấn đề mới mẻ. Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trƣởng công nghiệp cao nhƣng năng suất yếu tố tổng hợp vẫn ở mức thấp, phản ánh năng suất lao động thấp và việc sử dụng công nghệ, vốn, nguyên liệu và năng lƣợng còn kém hiệu quả. Công nghệ lạc hậu: Đặc biệt, hiện nay những công nghệ, thiết bị cũ, lạc hậu vẫn còn đang đƣợc sử dụng trong nhiều lĩnh vực sử dụng nhiều năng lƣợng nhƣ: phát điện, thép, xi măng và hóa chất, gây nên lãng phí lớn về nguyên nhiên liệu. Chưa đồng bộ: Việc phát triển khu công nghiệp xanh sẽ giúp Việt Nam tiết kiệm đầu vào năng lƣợng, nguyên liệu, tăng hiệu suất sử dụng, giảm nhập khẩu nhiên liệu, đồng thời giảm gánh nặng nhập siêu cho nền kinh tế, tạo nhiều việc làm mới góp phần xóa đói giảm nghèo và bảo đảm môi trƣờng bền vững cho con cháu mai sau. Tuy nhiên, dù Việt Nam có chủ trƣơng hƣớng tới khu công nghiệp xanh, ít tiêu hao năng lƣợng, hạn chế thấp nhất sản xuất gây ô nhiễm môi trƣờng nhƣng việc thực hiện còn mang tính nhỏ lẻ, chƣa đồng bộ. Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tƣ rất ít cho nghiên cứu và đổi mới công nghệ, chỉ khoảng 0,2% – 0,3% tổng doanh thu. Việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lƣợng 218
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG và nguyên liệu trên quy mô rộng vẫn chƣa trở thành hiện thực, các ngành công nghiệp thân thiện với môi trƣờng cũng nhƣ công nghiệp dịch vụ môi trƣờng cũng chƣa đƣợc phát triển. Tăng tính cạnh tranh và phát sinh khí thải: Hơn nữa, các doanh nghiệp và sản phẩm công nghiệp có tính cạnh tranh thấp so với các nƣớc khác trong khu vực, và ngành công nghiệp tiếp tục phát thải nhiều chất thải chƣa qua xử lý ra môi trƣờng, làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trƣờng. 5. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP XANH Ở VIỆT NAM Trƣớc những khó khăn, thách thức trên, để phát triển khu công nghiệp xanh cần thực hiện các giải pháp sau: Thứ nhất, Chính phủ có vai trò then chốt trong việc phát triển hệ thống chính sách trong suốt giai đoạn đầu của quá trình. Sự hợp tác giữa Chính phủ, các tổ chức nghiên cứu và lĩnh vực tƣ nhân là cần thiết việc nâng cao sức cạnh tranh của ngành. Bên cạnh đó, cần có sự tiếp cận và giải quyết đa ngành trong thể chế và phối hợp chính sách công nghiệp xanh; sự tiếp cận theo vùng, tăng cƣờng liên kết theo vùng phát triển công nghiệp xanh; Công nghiệp xanh cần có khung chính sách hợp lý và lộ trình thực hiện cụ thể, khả thi… Thứ hai, các địa phƣơng cần yêu cầu chủ đầu tƣ hạ tầng, doanh nghiệp trong khu công nghiệp tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật về môi trƣờng, trong đó có trồng cây xanh. Chính vì thế, việc trồng và bảo vệ cây xanh trong môi trƣờng lao động hiện nay đang trở thành nhu cầu, trách nhiệm của mỗi công ty. Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp phải dành tối thiểu 10% diện tích đất trồng cây xanh, doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp phải dành tối thiểu 20% diện tích đất trồng cây xanh. Quy định này nhằm làm giảm diện tích bê tông, giảm hiệu ứng nhà kính và hƣớng đến tạo cảnh quan sinh thái phục vụ mục đích phát triển công nghiệp bền vững. Do đặc điểm là nơi sản xuất của nhiều loại mặt hàng nên trong khu công nghiệp sẽ phát sinh một lƣợng bụi bẩn, mùi hôi là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu trồng nhiều cây xanh sẽ hạn chế đƣợc quá trình bụi phát tán. Khi gặp lá cây, hạt bụi bị cản lại và không thể di chuyển xa đến nhà máy khác. Qua nghiên cứu, nhiều chuyên gia cho rằng, ngay cả những thảm cỏ cũng góp phần làm giảm ô nhiễm không khí. Một thảm cỏ xanh phát triển tốt có thể giúp hấp thụ khí carbonic và sinh ra khí oxy. Thứ ba, Các chủ doanh nghiệp sản xuất cần ƣu tiên lựa chọn, phát triển khu công nghiệp xanh theo hƣớng nhà xƣởng xanh và sạch trong các khu công nghiệp xanh. Đây đƣợc xem là thƣớc đo đánh giá độ uy tín và thƣơng hiệu của doanh nghiệp. Nhà xƣởng xanh và sạch trong khu công nghiệp xanh giúp tạo môi trƣờng sản xuất xanh - sạch - đẹp, giúp sản phẩm đạt chất lƣợng cao, tạo độ uy tín với đối tác kinh doanh, khách hàng và đối tác kiểm tra. Theo kinh nghiệm, doanh nghiệp sẽ rất đƣợc đánh giá cao khi có nhà xƣởng khu công nghiệp xanh. Doanh nghiệp cần đầu tƣ, lựa chọn hệ thống xử lí nƣớc thải. Theo đó gây nên tình trạng ứ đọng và làm cho nguồn nƣớc bị ô nhiễm. Ngƣời dân xung quanh khu công nghiệp gặp khó khăn trong việc sử dụng nguồn nƣớc sinh hoạt. Vì thế, đối với nhà xƣởng xanh và sạch, hệ thống xử lý nƣớc thải là rất quan trọng. Bên cạnh đó, hệ thống cấp thoát nƣớc cũng cần đƣợc đầu 219
  9. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG tƣ kỹ lƣỡng. Nguyên nhân là do các khu công nghiệp thƣờng sử dụng các loại máy móc, xe cộ và xƣởng sản xuất thải ra nhiều chất thải: rắn, lỏng và khí. Cho nên, nhà xƣởng xanh và sạch trong khu công nghiệp xanh cần kiểm soát, xử lý lƣợng chất thải thải ra môi trƣờng. 6. KẾT LUẬN Các địa phƣơng đã đƣa ra nhiều giải pháp, yêu cầu chủ đầu tƣ hạ tầng, doanh nghiệp trong khu công nghiệp tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật về môi trƣờng, trong đó có trồng cây xanh. Chính vì thế, việc trồng và bảo vệ cây xanh trong môi trƣờng lao động hiện nay đang trở thành nhu cầu, trách nhiệm của mỗi công ty. Qua nghiên cứu, nhiều chuyên gia cho rằng, ngay cả những thảm cỏ cũng góp phần làm giảm ô nhiễm không khí. Một thảm cỏ xanh phát triển tốt có thể giúp hấp thụ khí carbonic và sinh ra khí oxy. Vì vậy phát triển khu công nghiệp xanh mang lại những lợi ích thiết thực đối với doanh nghiệp và nền kinh tế. 7. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Kế hoạch và đầu tƣ, (2020, 2021, 2022) Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê. [2] Douglas, Z. Z. (2017) Special Economic Zones: Lessons from the Globe Experience, PEDL. [3] Hoàng, L. (2020) Chuyển đổi khu công nghiệp: hành trình xanh cho kinh tế tuần hoàn, Kinh tế Sài Gòn online. [4] Invest Global (2023) Phát triển khu công nghiệp xanh là xu hướng xanh để phát triển bền vững. [5] Na, A. (2022) Tiêu chí phát triển khu công nghiệp xanh, Tạp chí Môi trƣờng và đô thị. [6] Vũ, P. (2022) Xanh hóa khu công nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Tạp chí điện tử của Hiệp hội doanh nghiệp. 220
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2