intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong giải quyết tranh chấp thương mại tại tòa án - thực tiễn và khuyến nghị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

59
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này tác giả tập trung phân tích những quy định pháp luật về công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong giải quyết tranh chấp thương mại tại Tòa án nêu lên những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật và đưa ra những giải pháp mang tính hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong giải quyết tranh chấp thương mại tại tòa án - thực tiễn và khuyến nghị

  1. CÔNG NHẬN SỰ THỎA THUẬN CỦA CÁC ĐƯƠNG SỰ TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN- THỰC TIỄN VÀ KHUYẾN NGHỊ Lý Văn Toán, Lữ Cẩm Nhung1 Tóm tắt, Bài viết này tác giả tập trung phân tích những quy định pháp luật về công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong giải quyết tranh chấp thương mại tại Tòa án nêu lên những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật và đưa ra những giải pháp mang tính hoàn thiện pháp luật về vấn đề này. Từ khóa:Tranh chấp thương mại, khó khăn, vướng mắc, hoàn thiện pháp luật… 1. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CÔNG NHẬN SỰ THỎA THUẬN CỦA CÁC ĐƯƠNG SỰ TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN Hiện nay, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (sau đây gọi tắt là BLTTDS năm 2015) quy định về thủ tục công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong giai đoạn xét xử sơ thẩm khá chi tiết, trước tiên Tòa án sẽ phải tiến hành thủ tục hòa giải theo quy định của pháp luật. Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 205 (Nguyên tắc tiến hành hòa giải) BLTTDS năm 2015: “Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn”. Theo đó, ở giai đoạn xét xử sơ thẩm sau khi có thông báo thụ lý vụ án thì Tòa án sẽ tiến hành các thủ tục liên quan đến việc hòa giải các tranh chấp kinh doanh thương mại rồi mới xem xét đến việc có quyết định đưa vụ án ra xét xử hay không. Cụ thể, sau khi thụ lý vụ án, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án dân sự sẽ thông báo cho các đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của 1 Tòa án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang 425
  2. đương sự về thời gian, địa điểm tiến hành phiên họp và nội dung của phiên họp cuối cùng của việc thỏa thuận giữa các đương sự cũng như công nhận sự thỏa thuận. Về trình tự thực hiện phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải được quy định chi tiết tại Điều 210 BLTTDS năm 2015, các trình tự và thủ tục được thực hiện tương tự như một phiên tòa nhưng với thủ tục rút gọn hơn, vẫn đảm bảo được sự giám sát chặt chẽ, đầy đủ của các bên liên quan đồng thời có cơ sở chắc chắn cho việc đánh giá quá trình giải quyết để ra quyết định thỏa thuận (thành hay không thành) của các đương sự là có căn cứ và hợp pháp. Theo đó, quá trình tiến hành phiên họp phải được ghi nhận lại trong Biên bản phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải với nội dung chi tiết quy định tại Điều 211 BLTTDS năm 2015. Sau cùng, khi thực hiện tất cả những thủ tục nêu trên, kết quả công việc hòa giải sẽ được thể hiện bằng việc hòa giải thành hoặc không thành. Quá trình giải quyết này phải cân nhắc tới các yếu tố khác như không được hòa giải và không tiến hành hòa giải được. Nếu vụ án dân sự thuộc vào nhóm được tiến hành hòa giải và việc hòa giải thành thì Tòa án sẽ căn cứ Điều 212 BLTTDS 2015 để ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự còn trong trường hợp việc hòa giải không thành, Thẩm phán sẽ tiếp tục tiến hành các thủ tục khác để đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Về nguyên tắc Tòa án khi tiến hành hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại phải đảm bảo nguyên tắc thỏa thuận xuất phát từ ý chí tự nguyện của các đương sự, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội. Bên cạnh đó, việc tiến hành thủ tục để công nhận sự thỏa thuận của đương sự trong giải quyết tranh chấp thương mại không chỉ được Tòa án tiến hành đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định nội dung của thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội. Hiểu một cách ngắn gọn, việc tuân thủ luật pháp là yêu cầu bắt buộc phải thực hiện bởi luật pháp là những quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện cùng với phạm trù đạo đức xã hội trong quy định này cũng có thể được hiểu là chuẩn mực ứng xử chung giữa các cá nhân trong xã hội với nhau, được công nhận và tôn trọng. Rất có thể, có những chuẩn mực đạo đức là những phạm trù nằm ngoài những gì pháp luật đang quy định nhưng có vai trò quan trọng trong việc bổ trợ cho vai trò quản lý và giám sát những quan hệ xã hội có liên quan nên việc phải tuân thủ luật pháp cũng như đạo đức xã hội là một quy định cần được thực hiện nghiêm ngặt. 426
  3. Về hiệu lực của Quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự: Khi các bên đương sự đã tìm được tiếng nói chung và thống nhất được phương pháp giải quyết vụ án dân sự trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, không vi phạm điều cấm của luật cũng như đạo đức xã hội thì khi đó, căn cứ Điều 213 (Hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự) BLTTDS năm 2015, quyết định này sẽ có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Có thể lý giải việc quy định như này có cơ sở bởi lẽ trong suốt quá trình xem xét giải quyết, các bên liên quan đã trao đổi và hiểu được ý định, tâm tư nguyện vọng của nhau cũng như thiện chí giải quyết trên tinh thần tự nguyện. Hơn nữa, trước khi Tòa án ra quyết định công nhận, các bên đương sự cũng có quãng thời gian 07 ngày (khoản 1 Điều 212 BLTTDS năm 2015) để suy nghĩ và cân nhắc lại những nội dung đã cam kết, thống nhất trước đó. Mặt khác, trong suốt quá trình giải quyết có thể nhận định rằng, cơ chế giám sát của đại diện các bên liên quan cũng được thực hiện, quy định khá tỉ mỉ. Vì thế, việc để quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự có hiệu lực ngay theo nhà làm luật là một quy định phù hợp. Tuy nhiên, điều ấy không có nghĩa là mọi quyết định công nhận đều được thực hiện đúng. Để phòng trường hợp có sai lầm hay vi phạm xảy ra trong quá trình xem xét thỏa thuận, khoản 2 Điều 213 BLTTDS năm 2015 quy định quyết định này chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội. 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÔNG NHẬN SỰ THỎA THUẬN CỦA CÁC ĐƯƠNG SỰ TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN Những kết quả đạt được:Trong giai đoạn 2016 đến 2020 kết quả công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong giải quyết tranh chấp thương mại tại Tòa án như sau: 427
  4. Bảng số liệu công nhận sự thỏa thuận của các đương sự giai đoạn 2016-2020 Tòa án nhân dân tỉnh Tòa án nhân dân cấp huyện Năm Thụ Giải Công nhận sự thỏa Giải Công nhận sự thỏa Thụ lý lý quyết thuận quyết thuận 2016 1317 824 45 14705 12598 3524 2017 1265 492 39 14181 9572 3210 2018 1380 434 41 14128 7177 2420 2019 1169 1161 34 16287 10108 2707 2020 1618 1140 39 15894 12611 3216 Nhận xét: Qua bảng số liệu trên có thể thấy số vụ án kinh doanh thương mại hòa giải thành và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự ở Tòa án nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện tăng giảm không đồng đều giữa các năm, nhưng tỷ lệ công nhận hoà giải thành ở Toà án nhân dân cấp huyện luôn cao hơn Toà án nhân dân cấp tỉnh. 428
  5. Kết quả này phần nào phản ánh hiệu quả của công tác hoà giải tại các Toà án cấp huyện và tỉnh, qua đây có thể thấy được những kết quả và những khó khăn trong quá trình công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong giải quyết tranh chấp thương mại tại Tòa án. Thứ nhất, theo quy định tại khoản 3 Điều 209 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định:“3. Trong vụ án có nhiều đương sự mà có đương sự vắng mặt, nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành phiên họp và việc tiến hành phiên họp đó không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì Thẩm phán tiến hành phiên họp giữa các đương sự có mặt; nếu các đương sự đề nghị hoãn phiên hòa giải để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án thì Thẩm phán phải hoãn phiên họp. Thẩm phán phải thông báo việc hoãn phiên họp và việc mở lại phiên họp cho đương sự.”và tại khoản 3 Điều 212 BLTTDS 2015 quy định:“3. Trong trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 210 của Bộ luật này mà các đương sự có mặt thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì thỏa thuận đó chỉ có giá trị đối với những người có mặt và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt. Trường hợp thỏa thuận của họ có ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì thỏa thuận này chỉ có giá trị và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu được đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải đồng ý bằng văn bản.”Như vậy, theo các quy định nêu trên thì trường hợp vụ án có nhiều đương sự mà tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải mà có đương sự vắng mặt nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành hòa giải mà thỏa thuận của họ có ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì thỏa thuận này chỉ có giá trị và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu được đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải đồng ý bằng văn bản.Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong trường hợp có đương sự vắng mặt khi Tòa án tiến hành hòa giải đã được BLTTDS năm 2015 quy định. Tuy nhiên, việc đương sự vắng mặt đồng ý bằng văn bản, thời hạn ra quyết định công nhận thỏa thuận của các đương sự trong trường hợp này như thế nào lại chưa được BLTTDS năm 2015 quy định, dẫn đến có các cách hiểu và áp dụng khác nhau. Do đó, rất cần có hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về cách thức lấy ý kiến của đương sự vắng mặt và thời hạn ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong trường hợp này. Theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn: “… Nếu trong vụ án có nhiều quan hệ pháp luật mà quan hệ pháp luật này liên quan đến đương sự này, quan hệ pháp luật kia liên quan đến đương sự khác và việc giải quyết 429
  6. quan hệ pháp luật đó chỉ liên quan đến các đương sự có mặt, không liên quan đến các đương sự vắng mặt, thì Thẩm phán tiến hành hòa giải những vấn đề có liên quan đến các đương sự có mặt. Trường hợp nêu trên mà các đương sự có mặt thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án, thì thỏa thuận đó chỉ có giá trị đối với những người có mặt và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt. Trường hợp thỏa thuận của họ có ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt, thì thỏa thuận này chỉ có giá trị nếu đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải đồng ý bằng văn bản. Trường hợp trước khi tiến hành hòa giải đương sự vắng mặt đã có ý kiến bằng văn bản nhưng sau khi kết thúc phiên hòa giải, nội dung hòa giải của các đương sự có mặt khác với nội dung văn bản thể hiện ý chí của đương sự vắng mặt, thì Tòa án phải lấy ý kiến bằng văn bản của đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải về thỏa thuận của các đương sự tại phiên hòa giải. Thủ tục và thời hạn lấy ý kiến bằng văn bản của đương sự được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Trường hợp đương sự đồng ý với kết quả hòa giải thì ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải được xác định là ngày các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án.”. Tuy nhiên, vấn đề lấy ý kiến của các đương sự ở nước ngoài vắng mặt thì hiện nay pháp luật tố tụng dân sự hiện hành không có hướng dẫn cụ thể dẫn đến gây khó khăn cho quá trình áp dụng pháp luật. Thứ hai, Về hiệu lực của Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự Theo quy định tại khoản 1 Điều 213 BLTTDS năm 2015thì quy định Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm vấn đề đặt ra là hiện nay nên chăng quy định cho phép kháng cáo theo trình tự phúc thẩm đối với quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Hiện nay, vấn đề hòa giải và công nhận sự thỏa thuận cũng được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm, chẳng hạn như hệ thống pháp luật của Nga cụ thể là tại Bộ luật tố tụng dân sự của Liên bang Nga năm 2002 quy định về nguyên tắc bản án có hiệu lực pháp luật nếu không bị kháng cáo trong thời hạn kháng cáo theo thủ tục chống án hoặc phúc thẩm. Trong trường có kháng cáo theo thủ tục chống án, thì bản án của Thẩm phán hòa giải có hiệu lực pháp luật sau khi Tòa án quận giải quyết kháng cáo đó, nếu bản án 430
  7. bị kháng cáo không bị hủy. Nếu Tòa án quận hủy bỏ hoặc thay đổi bản án của Thẩm phán hòa giải và ra bản án mới bản án này có hiệu lực tức thì. Có thể nói, thẩm quyền hoà giải trong vụ án kinh doanh thương mại đã được quy định cụ thể, phạm vi rộng, tạo điều kiện cho việc giải quyết nhanh chóng các tranh chấp thương mại trên cơ sở tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự. Tuy nhiên, theo Điều 209 Bộ luật tố tụng dân sự của Liên bang Nga, các bản án của Thẩm phán hoà giải vẫn bị kháng cáo. Trong trường hợp có kháng cáo mà bản án của Thẩm phán hoà giải không bị Toà án quận hủy thì bản án của Thẩm phán hoà giải đó có hiệu lực ngay sau khi Toà án quận giải quyết kháng cáo. Như vậy, bản án của Thẩm phán hòa giải vẫn bị kháng cáo. Pháp luật Việt Nam nên chăng kế thừa những điểm hợp lý như để đảm bảo hai yếu tố cốt lõi là quyền bình đẳng giữa đương sự và tính tự quyết trong thỏa thuận, nên cho phép trong trường hợp các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án thì Thẩm phán lập biên bản hòa giải thành, biên bản ghi đầy đủ những thỏa thuận của các bên đương sự và đồng thời ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự. Xuất phát điểm từ yếu tố quyền bình đẳng tự nguyện tự thỏa thuận của các đương sự, mặt khác qua thực tiển xét xử, cũng cho thấy rằng rất ít trường hợp các bên thay đổi ý kiến khi đã thỏa thuận được với nhau, nên cần phải lập biên bản hòa giải thành và Quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự là hoàn toàn hợp lý. Do đó, pháp luật Việt Nam nên chăng cũng tạo điều kiện cho phép kháng cáo, kháng nghị đối với Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự theo thủ tục phúc thẩm, để các bên đương sự có quyền kháng cáo, đảm bảo chính xác nhất quyền, lợi ích hợp pháp của mình và bảo đảm nguyên tắc hai cấp xét xử. Thứ ba, Ngoài ra, BLTTDS năm 2015 chỉ cho phép kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội. Mà không hề quy định cho phép kháng nghị theo thủ tục tái thẩm do đó cần phải nghiên cứu bổ sung cho phù hợp. 3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT Từ những vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật tác giả kiến nghị TANDTC nên ban hành văn bản hướng dẫn như sau: Thứ nhất, Theo quy định hiện nay thì Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự không bị kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm mà chỉ bị kháng nghị theo thủ tục 431
  8. giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó có sự cưỡng ép, đe dọa hoặc do nhầm lẫn. Do đó, tác giả kiến nghị trong trường hợp các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án thì Thẩm phán lập biên bản hòa giải thành, biên bản ghi đầy đủ những thỏa thuận của các bên đương sự và đồng thời ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự ngay mà không cần thiết phải chờ 07 ngày và cần mở rộng ra thẩm quyền cho phép kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự theo thủ tục phúc thẩm như vậy sẽ hợp lý hơn và nhằm bảo đảm hai cấp xét xử. Thứ hai, Bổ sung quy định cho phép kháng nghị theo thủ tục tái thẩm thẩm đối với Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự cho phù hợp với các quy định liên quan về thủ tục tái thẩm và thực tế xét xử. Thứ ba, Tác giả kiến nghị Tòa án nhân dân tối cao nên ban hành văn bản hướng dẫn khoản 3 Điều 212 BLTTDS năm 2015 theo hướng Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong trường hợp này là ngày các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận. Đối với trường hợp đương sự vắng mặt ở nước ngoài thì thời hạn lấy ý kiến của đương sự vắng mặt được thực hiện theo thủ tục ủy thác tư pháp sẽ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt. Có thể áp dụng Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cần hướng dẫn khoản 3 Điều 212 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 theo hướng, ngày Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong trường hợp là ngày nhận được ý kiến đồng ý bằng văn bản của đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải. 432
  9. 433
  10. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Văn bản pháp luật 1. Bộ luật tố tụng dân sự (Luật số 24/2004/QH11) ngày 15/6/2004. 2. Bộ luật Dân sự (Luật số 33/2005/QH11) ngày 14/6/2005. 3. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật tố tụng dân sự (Luật số 65/2011/QH12) ngày 29/3/2011. 4. Bộ luật Dân sự (Luật số 91/2015/QH13) ngày 24/11/2015. 5. Bộ luật tố tụng dân sự (Luật số 92/2015/QH13) ngày 25/11/2015. 6. Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án cấp sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật tố tụng dân sự. B. Tài liệu tham khảo 7. Bùi Thị Huyền (2007), “Về sự thỏa thuận của đương sự tại phiên tòa sơ thẩm dân sự”, Tạp chí luật học,(08), tr.23-29 8. Bùi Thị Huyền (2016), “Điểm mới của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về hòa giải vụ án dân sự và những nội dung cần hướng dẫn”, Tạp chí Tòa án nhân dân,(08), tr.18- 19. 9. Nguyễn Thị Thùy Linh (2018), Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong tố tụng dân sự và thực tiễn tại các Tòa án nhân dân của tỉnh Lạng Sơn, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. 10. Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình luật luật tố tụng dân sự Việt Nam, NXB. Công an nhân dân, Hà Nội. 11. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, NXB. Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam, Hà Nội. 434
  11. 12. Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, NXB. Từ điển Bách khoa, NXB. Tư pháp. 435
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2