intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công văn 0592/BCT-XNK của Bộ Công Thương

Chia sẻ: Ngoc Trang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

74
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Công văn 0592/BCT-XNK của Bộ Công Thương về việc kinh doanh chuyển khẩu xăng dầu

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công văn 0592/BCT-XNK của Bộ Công Thương

  1. BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM -------------------- Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 0592/BCT-XNK --------------- V/v kinh doanh chuyển khẩu xăng dầu Hà Nội, ngày 21 tháng 01 năm 2009 Kính gửi: Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) Bộ Công Thương nhận được công văn số 1877/HQQN-NV ngày 29 tháng 12 năm 2008 của Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh về thủ tục kinh doanh chuyển khẩu xăng dầu. Về việc này, Bộ Công Thương xin trao đổi như sau: Hiện nay, xăng dầu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, việc quản lý kinh doanh mặt hàng này, kể cả kinh doanh xuất nhập khẩu thực hiện theo quy định của các Nghị định số 12/2006/NĐ- CP ngày 23 tháng 1 năm 2006 và số 55/2007/NĐ-CP ngày 6 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ. Theo quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP, thương nhân chỉ được kinh doanh chuyển khẩu hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, sau khi có giấy phép của Bộ Công Thương. Căn cứ quy định tại Nghị định số 55/2007/NĐ-CP, Bộ Công Thương đã có Quyết định số 01/2008/QĐ-BCT ngày 3 tháng 1 năm 2008 về việc ban hành Quy chế Xuất khẩu xăng dầu và Quy chế kinh doanh tạm nhập, tái xuất xăng dầu. Theo đó, chỉ những doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu được xuất khẩu xăng dầu. Việc xuất khẩu xăng dầu thực hiện theo giấy phép của Bộ Công Thương. Nghị định 65/2007/NĐ-CP không có nội dung quy định quản lý hoạt động kinh doanh chuyển khẩu xăng dầu. Như vậy, xăng dầu là mặt hàng xuất khẩu theo giấy phép và nhập khẩu theo hạn mức tối thiểu Bộ Công Thương giao. Tuy nhiên, cơ chế quản lý kinh doanh xăng dầu mang tính đặc thù và đang trong giai đoạn chuyển đổi dần theo nguyên tắc thị trường. Quy định giao hạn mức nhập khẩu tối thiểu và cấp giấy phép đối với xăng dầu xuất khẩu từ nội địa như hiện nay nhằm bảo đảm an toàn nguồn cung trong nước và tránh tình trạng doanh nghiệp xuất khẩu hàng nhập khẩu đang được nhà nước bù lỗ hoặc doanh nghiệp khác đã chịu lỗ khi nhập khẩu. Về bản chất, việc kinh doanh chuyển khẩu không ảnh hưởng đến nguồn nội địa và không liên quan đến việc bù lỗ của Nhà nước, doanh nghiệp hoàn toàn chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh. Hơn nữa từ trước đến nay, Bộ Công Thương chưa cấp giấy phép cho bất kỳ doanh nghiệp nào kinh doanh chuyển khẩu xăng dầu qua cửa khẩu Việt Nam vì giai đoạn trước năm 2006, việc kinh doanh chuyển khẩu xăng dầu qua cửa khẩu Việt Nam thực hiện theo Quyết định số 1311/QĐ- BTM ngày 31 tháng 10 năm 1998 của Bộ Thương mại, thủ tục chuyển khẩu xăng dầu được giải quyết tại hải quan cửa khẩu, không phải có giấy phép của Bộ Thương mại và không quy định điều kiện đối với doanh nghiệp; từ khi Nghị định số 12/2006/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, chưa doanh nghiệp nào gửi văn bản đề nghị cho phép kinh doanh chuyển khẩu. Xuất phát từ tình hình trên, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính căn cứ thực tế giám sát hải quan đối với hoạt động kinh doanh chuyển khẩu xăng dầu những năm vừa qua tại các cửa khẩu, xem xét có ý kiến về phương án kinh doanh chuyển khẩu xăng dầu qua cửa khẩu Việt Nam không phải có giấy phép của Bộ Công Thương, thương nhân có nhu cầu kinh doanh chuyển khẩu xăng dầu qua cửa khẩu Việt Nam giải quyết thủ tục tại cơ quan hải quan, bảo đảm đúng nguyên tắc và các quy định hiện hành đối với hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa. Văn bản tham gia ý kiến đề nghị gửi về Bộ Công Thương (Vụ Xuất nhập khẩu) trước ngày 01 tháng 2 năm 2009 để thống nhất hướng dẫn thực hiện. Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương sẽ bổ sung thêm nội dung quy định về vấn đề này vào khi trình Chính phủ bổ sung, sửa đổi Nghị định số 55/2007/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu. Rất mong nhận được sự hợp tác của quý Cơ quan.
  2. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Thành Biên
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2