YOMEDIA
ADSENSE
Công văn số: 3450/BGDĐT-PC
77
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Công văn số 3450/BGDĐT-PC ngày 05 tháng 5 năm 2005 về việc thành lập tổ chức làm công tác pháp chế, thực hiện Nghị định số 122/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/5/2004 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế các bộ, cơ quan ngang bộ,... Mời các bạn cùng tham khảo.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Công văn số: 3450/BGDĐT-PC
- Công văn Số 3450/BGD&ĐTPC ngày 05 tháng 5 năm 2005 về thành lập tổ chức làm công tác pháp chế Kính gửi: Các đại học, học viện trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trực thuộc Bộ; Các Sở Giáo dục và Đào tạo; Các doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ. Thực hiện Nghị định số 122/2004/NĐCP của Chính phủ ngày 18/5/2004 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và doanh nghiệp nhà nước; triển khai thực hiện Chỉ thị số 40/2004/CTBGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 21 tháng 12 năm 2004 về tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động của ngành giáo dục. Bộ hướng dẫn các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trực thuộc Bộ (sau đây gọi chung là các trường); sở giáo dục và đào tạo; các doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ một số nội dung cụ thể như sau: I. Về việc thành lập tổ chức pháp chế hoặc phân công cán bộ làm công tác pháp chế Các trường, các sở giáo dục và đào tạo, các doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ căn cứ vào điều kiện thực tế và yêu cầu, khối lượng công tác pháp chế ở cơ quan, đơn vị thành lập tổ chức pháp chế hoặc cử cán bộ làm công tác pháp chế dưới các hình thức như sau: 1. Đối với các trường Các trường có trên 5.000 học sinh, sinh viên thì thành lập Bộ phận làm công tác pháp chế trực thuộc Văn phòng hoặc Phòng Hành
- chính; các trường có dưới 5.000 học sinh, sinh viên thì cử cán bộ chuyên trách làm công tác pháp chế. Hiệu trưởng, giám đốc các trường căn cứ vào yêu cầu, khối lượng công tác của đơn vị quyết định số lượng cán bộ làm công tác pháp chế trong tổng số biên chế của trường. 2. Đối với các sở giáo dục và đào tạo Sở giáo dục và đào tạo căn cứ vào yêu cầu, khối lượng công tác pháp chế, phối hợp với sở tư pháp và sở nội vụ trình uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định thành lập phòng pháp chế hoặc bộ phận làm công tác pháp chế trực thuộc Văn phòng và quyết định số lượng cán bộ làm công tác pháp chế trong tổng số biên chế của sở. 3. Đối với các doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Tổng giám đốc, giám đốc doanh nghiệp, viện trưởng căn cứ vào yêu cầu, khối lượng công tác của cơ quan để quyết định thành lập bộ phận làm công tác pháp chế hoặc phân công cán bộ chuyên trách làm công tác pháp chế và quyết định số lượng cán bộ làm công tác pháp chế trong cơ quan đơn vị. II. Hoạt động của tổ chức pháp chế, cán bộ làm công tác pháp chế: 1. Tổ chức pháp chế, cán bộ làm công tác pháp chế trong các trường thực hiện các nhiệm vụ sau: a) Giúp hội đồng trường, hội đồng quản trị, giám đốc, hiệu trưởng về những vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động của trường, bảo đảm cho nhà trường hoạt động tuân theo pháp luật và thực hiện nguyên tắc pháp chế. b) Giúp hội đồng trường, hội đồng quản trị, giám đốc, hiệu trưởng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trường, của cán bộ, nhân viên, giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên, học viên trong trường. c) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nội quy, quy chế của trường cho cán bộ, nhân viên, giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên, học viên trong trường; phối hợp với phòng, ban khác
- kiểm tra việc thực hiện pháp luật, nội quy, quy chế và kiến nghị những biện pháp xử lý vi phạm. d) Giúp hội đồng trường, hội đồng quản trị, giám đốc, hiệu trưởng chuẩn bị ý kiến góp ý cho dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước gửi xin ý kiến; kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật. đ) Tham gia ý kiến về mặt pháp lý đối với văn bản do các đơn vị khác của trường soạn thảo trước khi trình hội đồng trường, hội đồng quản trị, giám đốc, hiệu trưởng. e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do hội đồng trường, hội đồng quản trị, giám đốc, hiệu trưởng giao. 2. Tổ chức pháp chế làm công tác trong các Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Điều 5 Nghị định số 122/2004/NĐCP ngày 18 tháng 5 năm 2004 Cụ thể như sau: a) Trong công tác xây dựng pháp luật: Tham mưu cho giám đốc sở trong việc đề xuất, kiến nghị với uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để quản lý hoạt động giáo dục và đào tạo ở địa phương. Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trình chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh. Tham gia ý kiến về mặt pháp lý đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các đơn vị khác soạn thảo trước khi trình chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh. Giúp giám đốc sở chuẩn bị văn bản góp ý vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan khác gửi lấy ý kiến. Giúp giám đốc sở chuẩn bị các kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc ban hành, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý hoạt động giáo dục và đào tạo ở địa phương. b) Trong công tác ki ể m tra văn b ả n quy ph ạ m pháp lu ậ t: Tổ chức rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý hoạt động giáo dục và đào tạo của sở và đề
- xuất phương án xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật với cơ quan có thẩm quyền. Giúp giám đốc sở trong việc phối hợp với sở tư pháp kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của pháp luật; Chuẩn bị báo cáo kết quả kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật để giám đốc sở báo cáo chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và gửi giám đốc sở tư pháp. c) Trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật: Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành giáo dục. Phối hợp với Thanh tra cơ quan kiểm tra việc thực hiện pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan. Tham gia ý kiến về việc xử lý các vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan. d) Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc sở giao. 3. Tổ chức pháp chế, cán bộ làm công tác pháp chế trong các doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Điều 6 Nghị định số 122/2004/NĐCP ngày 18 tháng 5 năm 2004. Cụ thể như sau: a) Giúp hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc doanh nghiệp, viện trưởng về những vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động của đơn vị. b) Giúp hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc doanh nghiệp, viện trưởng bảo vệ quy ền và lợi ích hợp pháp của đơn vị, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nội quy, quy chế của đơn vị cho cán bộ, người lao động; phối hợp với phòng, ban và tổ chức đoàn thể kiểm tra việc thực hi ện pháp luật, nội quy, quy chế và kiến nghị những biện pháp xử lý vi phạm.
- Giúp hội đồng quản trị, tổng giám đố c, giám đố c doanh nghiệp, viện tr ưởng chu ẩn b ị ý kiến góp ý cho dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nướ c gửi lấy ý kiế n; kiến nghị với cơ quan nhà nướ c có thẩm quyền trong vi ệc s ửa đổ i, bổ sung văn bản quy ph ạm pháp luật. Tham gia ý kiến về mặt pháp lý đối với dự thảo hợp đồng kinh tế, văn bản do các đơn vị khác của đơn vị soạn thảo trước khi trình hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc doanh nghiệp, viện trưởng. Thực hiện các nhiệm vụ khác do hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc doanh nghiệp, viện trưởng giao. III. Tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ làm công tác pháp chế 1. Cán bộ làm công tác pháp chế ở các trường, các sở giáo dục và đào tạo, các doanh nghiệp trực thuộc Bộ phải có trình độ cử nhân luật và có hiểu biết về giáo dục và chuyên môn bảo đảm thực hiện tốt việc tham mưu, tư vấn về pháp luật cho thủ trưởng đơn vị. 2. Ngườ i đứng đầu tổ chức pháp chế trong các trườ ng, các doanh nghi ệp ngoài các tiêu chuẩn trên còn phải đáp ứng đủ các điều kiện khác theo quy định của Điều lệ trườ ng, Điề u lệ doanh nghiệp, đảm bảo thực hi ện t ốt nhi ệm v ụ đượ c giao. 3. Đối với cán bộ làm công tác pháp chế đã có bằng tốt nghiệp đại học các ngành khác, được bồi dưỡng về kiến thức pháp lý, thì các trường, các sở giáo dục và đào tạo, các doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp trực thuộc bộ có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn về kiến thức pháp lý (chậm nhất sau 03 năm làm công tác pháp chế thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp lý của các cơ sở đào tạo luật). 4. Đối với cán bộ làm công tác pháp chế đã có bằng cử nhân luật, nhưng chưa được bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn, thì hàng năm các trường, các sở giáo dục và đào tạo, các doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao để đạt yêu cầu kiến thức về chuyên ngành. IV. Thời gian thực hiện và chế độ báo cáo:
- Các trường; các doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ tiến hành kiểm tra, đánh giá tình hình xây dựng, củng cố tổ chức pháp chế và phân công cán bộ làm công tác pháp chế của đơn vị mình và báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo; các sở giáo dục và đào tạo phối hợp với sở tư pháp, Sở Nội vụ tiến hành kiểm tra, đánh giá tình hình xây dựng, củng cố tổ chức pháp chế của đơn vị mình và báo cáo về uỷ ban nhân dân tỉnh. Công việc trên hoàn thành trước ngày 30 tháng 8 năm 2005. KT. Bộ trưởng Thứ trưởng Nguyễn Văn Vọng
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn