Tham khảo tài liệu 'coo - nhân vật số 2 và những hiểu lầm không đáng có (phần 1)', kinh doanh - tiếp thị, tiếp thị - bán hàng phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: COO - Nhân vật số 2 và những hiểu lầm không đáng có (Phần 1)
- COO - Nhân vật số 2 và những
hiểu lầm không đáng có
(Phần 1)
Trong các doanh nghiệp lớn, COO (Chief Operating Officer) thường là
người có vị trí quan trọng thứ hai và đóng vai trò như cánh tay phải đắc lực của
CEO (Chief Excutive Offier).
- Thế nhưng cho đến nay vẫn chưa có được định nghĩa rõ ràng về công việc
và vai trò của nhân vật này. Xung quanh vị trí COO đôi khi còn có rất nhiều hiểu
lầm không đáng có.
Khi Larry Ellison, nhà sáng lập và CEO của Oracle và COO (Chief
Operating Officer- Giám đốc điều hành) - Ray Lane, quyết định “đường ai nấy đi”
vào năm 2000 thì sự kiện này đã gây chấn động giới kinh tế. Phóng viên của trang
Forbes.com David Einstein đã phải giật tít “Lane thực sự ra đi hay ông ta bị đuổi?”
trên tờ báo danh tiếng kia và thật sự mong biết được nguyên do tại sao nhân vật
thứ hai của hãng, sau Ellison, lại bất ngờ dọn sạch văn phòng sau 8 năm gắn bó.
Rồi tiếp theo, CNET News.com đã chêm thêm dòng bình luận thế này “Câu
chuyện chia tay của Lane tại một trong những công ty công nghệ mạnh nhất thế
giới có một phần nguyên do từ tính tham lam, xấc xược, phản bội và cả kiến thức
tài giỏi của ông ta nữa”. Đọc đến đây, hẳn ta sẽ đặt ra 2 câu hỏi. Thứ nhất: Tại sao
Lane lại dời bỏ vị trí COO của mình, có phải do môi trường làm việc không phù
hợp? Và thứ hai: Tại sao sự kiện này lại giống như trong một vở kịch vậy? Các
lãnh đạo chẳng phải thay đổi chỗ làm hàng ngày sao?. Và câu chuyện này có thật
sự hấp dẫn, như những câu chuyện thuộc thâm cung bí sử của ngày xưa?
Thực tế thì vai trò của COO đã thực sự thay đổi. Thông qua các cuộc nói
chuyện chuyên sâu với rất nhiều COO hay CEO có quan hệ làm việc mật thiết với
- COO, Nathan Bennett and Stephen A. Miles đã đưa ra cái nhìn sâu sắc về đề tài
này. Hai ông rằng bi kịch tan rã bộ đôi CEO-COO không chỉ tạo nên các tít lớn
trên các trang báo, mà trong hầu hết trường hợp, phần thiệt thòi thuộc về COO.
Bài viết này sẽ viết về những thành công cũng như sai lầm của các COO, đồng
thời phân tích những câu hỏi liên quan như: Trong hoàn cảnh nào thì hai người có
vai trò quan trọng nhất doanh nghiệp (CEO và COO) có thể làm việc chung?
Những tình huống nào sẽ nảy sinh mâu thuẫn và hiểu nhầm giữa CEO và
COO?
Hiểu những gì làm nên một COO giỏi là điều vô cùng cần thiết, vì hiệu quả
làm việc của COO liên quan đến tương lai của doanh nghiệp. Và như đã đề cập
trước đó, ngày càng có nhiều doanh nghiệp sử dụng vị trí COO, tuy nhiên kéo theo
đó sự hiểu lầm về vị trí này cũng ngày càng nhiều.
Không có quan điểm thống nhất về COO
Nếu bạn bắt đầu tìm hiểu nghiêm túc về vị trí COO, ngay tức thì bạn sẽ
nhận ra một điều: Hầu như không có một định nghĩa chuẩn mực nào về nó. Mọi
người nói về vai trò và thành công của COO với giọng điệu hết sức khác nhau. Do
vậy, nghiên cứu về COO là công việc khó khăn, hầu như không thể kết luận và rất
khó để so sánh một COO này với một COO khác.
Chuyên viên bán hàng hay marketing vốn đã trau dồi các kỹ năng thương
mại trọng một công ty sẽ có thể “mang” theo nó khi chuyển sang một công ty
- khác, ngay cả khi công ty mới kinh doanh ngành công nghiệp khác hẳn công ty cũ.
Cũng như vậy, các lãnh đạo thuộc lĩnh vực tài chính hay nguồn nhân sự được đào
tạo và thực hành theo chuẩn mực nhất định. Tuy nhiên, đối với “nghề” COO, rất
khó khẳng định: một người thành công ở vị trí COO tại công ty này sẽ thành công
ở công ty khác, vì mỗi công ty cần đến COO có các kỹ năng khác nhau. Đó là
chưa kể, ngay tại một công ty, tại mỗi thời kỳ vai trò COO lại thay đổi mỗi khác.
Maynard Webb, COO của eBay sẽ miêu tả cho chúng ta điểm khác nhau giữa ông
và người tiền nhiệm “Vị COO đầu tiên của eBay là Brian Swette làm việc chẳng
giống công việc hiện tại của tôi chút nào. Brian là chuyên gia bán hàng và
marketing. Ông luôn yêu cầu các đơn vị kinh doanh báo cáo trực tiêp với mình, và
chẳng dành chút thời gian nào làm những công việc của tôi hiện giờ”
Khó xác định chính xác môi trường giúp các COO hoạt động hiệu quả.
Chúng ta chỉ có cảm tưởng chung rằng: COO là người có ảnh hưởng nhất đến hoạt
động thúc đẩy kinh doanh của doanh nghiệp, họ xuất hiện dưới rất nhiều dạng tại
mọi công ty, và mọi họat động của doanh nghiệp đều không thể thiếu họ. Chúng ta
cũng thấy rằng: 2 tổ chức giống nhau nhưng một tổ chức có thể có COO, còn tổ
chức kia thì không.
Hiện tại vẫn chưa có mô tả thống nhất về công việc COO phải làm và thậm
chí mọi người cũng chưa đồng nhất với nhau cả về chức danh nữa. Thông thường,
các công ty thường gọi COO là những người quản lý “thập cẩm” tất cả các lĩnh
vực thuộc về hoạt động doanh nghiệp như sản xuất, marketing và bán hàng,
- nghiên cứu và phát triển. Tại một số hãng, COO đóng vai trò là “Quý ông đối nội”
còn CEO là “Quý ông đối ngoại”. Ở một số hãng khác, COO chỉ được chỉ định
trong những hoàn cảnh đặc biệt. Ví dụ, vào mùa hè năm 2005, Microsoft đã đề cử
Kevin Turner từ Wal-Mart vào vị trí COO vốn bỏ khuyết từ rất lâu rồi với hy vọng
Turner sẽ sử dụng kinh nghiệm bán hàng phong phú của mình giúp Microsoft tăng
doanh số bán các sản phẩm tiêu dùng. Cuộc điều tra gần đây nhất về công việc
COO đã chỉ ra rằng có khác biệt căn bản giữa công việc COO tại các công ty tùy
thuộc vào quyền điều khiển, quyền ra quyết định, cấu trúc phân cấp báo cáo…
Tại sao chức danh COO lại có thể đa dạng và quan trọng đến vậy? Câu trả
lời nằm ở sự khác biệt tầm nhìn giữa các công ty, cụ thể hơn là định hướng vai trò
COO. Nếu các chức danh khác được xác định trước hết trong mối liên hệ giữa
công việc và cấu trúc trong tổ chức, thì vai trò của COO lại được xác định trong
mối liên hệ với cá nhân CEO.
Và như chúng ta sẽ xem xét dưới đây, mối liên hệ COO-CEO rất đa dạng.
Trong nhiều trường hợp, COO có thể giúp CEO thực hiện mục đích đề ra. Thỉnh
thoảng, COO còn được hy vọng sẽ giúp CEO điều hành doanh nghiệp hiệu quả
hơn. Thông thường thì COO luôn là người hoàn thành các kế hoạch do CEO đề ra.
Theo đó, CEO đóng vai trò là “lực hút” COO