GIỚI THIỆU<br />
PHẦN I CON NGƯỜI VÀ ECON<br />
Chương 2 CHỐNG LẠI CÁM DỖ<br />
Chương 3 TÂM LÝ BẦY ĐÀN<br />
Chương 4 KHI NÀO CHÚNG TA CẦN MỘT CÚ HÍCH?<br />
Chương 5 KIẾN TRÚC LỰA CHỌN<br />
PHẦN II TIỀN BẠC<br />
Chương 7 ĐẦU TƯ CHẤT PHÁC<br />
PHẦN III SỨC KHỎE<br />
Chương 9 CÁCH NÀO ĐỂ TĂNG SỐ LƯỢNG NGƯỜI HIẾN<br />
TẠNG?<br />
Chương 10 HÃY CỨU LẤY HÀNH TINH CHÚNG TA!<br />
PHẦN IV QUYỀN TỰ DO<br />
Chương 12 NÊN CHĂNG BUỘC BỆNH NHÂN MUA VÉ SỐ?<br />
PHẦN V SỰ MỞ RỘNG VÀ NHỮNG Ý KIẾN TRÁI CHIỀU<br />
Chương 14 NHỮNG Ý KIẾN TRÁI CHIỀU<br />
Chương 15 LỰA CHỌN TỐI ƯU<br />
<br />
GIỚI THIỆU<br />
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com<br />
<br />
Quán ăn tự phục vụ<br />
Carolyn là giám đốc của một công ty chuyên cung cấp thực phẩm<br />
cho một chuỗi trường học tại một thành phố lớn. Cô chịu trách<br />
nhiệm cung cấp thức ăn tại hàng trăm ngôi trường với hàng ngàn cô<br />
cậu học trò nhỏ ăn uống trong các tiệm ăn của cô mỗi ngày. Carolyn<br />
thường xuyên tổ chức những buổi huấn luyện về kiến thức dinh<br />
dưỡng (cô có bằng thạc sĩ của một trường đại học công lập) cho nhân<br />
viên của mình. Cô thuộc loại người năng động sáng tạo và thích nghĩ<br />
về mọi thứ theo phong cách phi truyền thống.<br />
Một buổi chiều nọ, bên chai rượu vang hảo hạng, cô và anh bạn<br />
Adam, một nhà tư vấn quản trị định hướng thống kê bỗng nảy ra một<br />
ý tưởng mới lạ: Không cần thay đổi thực đơn hàng ngày, liệu bọn trẻ<br />
trong các trường học mà cô phục vụ có bị tác động và thay đổi quyết<br />
định chọn món ăn qua cách trưng bày hay không? Rồi cô chọn một số<br />
trường làm thí nghiệm. Nơi thì cô bày món tráng miệng ra trước các<br />
món chính, nơi lại dọn ra cuối cùng, có nơi lại xếp thành một dãy<br />
riêng. Vị trí bày các món ăn cũng khác nhau giữa các trường: nơi thì<br />
món khoai tây chiên được bày ở đầu bàn, nơi thì những thanh cà-rốt<br />
được trưng bày trước và ngang tầm mắt của các em.<br />
Qua kinh nghiệm thiết kế trưng bày sản phẩm cho các siêu thị,<br />
Adam cho rằng kết quả thu được sẽ rất ngoạn mục. Và anh đã đúng.<br />
Chỉ đơn giản thiết kế lại tiệm ăn, Carolyn có thể làm tăng hoặc giảm<br />
số lượng thức ăn bán ra đến 25%! Từ đó, cô rút ra được bài học lớn:<br />
học sinh tiểu học, cũng giống như người lớn, có thể bị tác động lớn<br />
bởi những thay đổi nhỏ của hoàn cảnh. Sự ảnh hưởng đó có thể tốt<br />
hoặc xấu. Chẳng hạn, Carolyn biết rõ cô có thể tăng lượng tiêu thụ các<br />
loại thức ăn có lợi cho sức khỏe và giảm những món không tốt cho<br />
sức khỏe.<br />
Giờ đây, Carolyn tin rằng cô đang nắm trong tay một “quyền lực”<br />
<br />
lớn để tác động đến những thứ mà bọn trẻ ăn hàng ngày. Carolyn<br />
đang cân nhắc về những việc cô có thể làm với quyền lực mới này.<br />
Dưới đây là một vài đề nghị từ phía bạn bè và cả những người làm<br />
việc cùng cô:<br />
1. Bày các món ăn sao cho học sinh được hưởng lợi ích cao nhất.<br />
2. Giúp việc chọn thức ăn được thực hiện một cách ngẫu nhiên.<br />
3. Cố sắp xếp các món ăn theo đúng cách bọn trẻ tự chọn khi<br />
không có sự can thiệp nào.<br />
4. Tối đa hóa doanh số bán hàng đối với các nhà cung cấp muốn<br />
đề nghị những khoản hoa hồng cao nhất.<br />
5. Tối đa hóa lợi nhuận, và chấm hết.<br />
Phương án 1 rõ ràng hấp dẫn, nhưng có phần áp đặt, thậm chí<br />
mang tính gia trưởng. Phương án 2 có thể xem là công bằng, hợp lý<br />
và trung lập. Phương án 3 dường như là một nỗ lực đáng khen khi cố<br />
tránh lối tiếp cận áp đặt: bắt chước cách chọn món ăn của bọn trẻ.<br />
Nếu chịu khó suy nghĩ một chút thì phương án này cũng không dễ<br />
thực hiện, vì theo Adam, bọn trẻ chọn món ăn theo thứ tự trưng bày.<br />
Vậy đâu là tiêu chí lựa chọn của các học sinh tiểu học? Liệu có ý nghĩa<br />
gì không khi nói rằng Carolyn phải tìm hiểu trước xem bọn trẻ<br />
thường chọn những gì? Ngoài ra, trong một tiệm ăn tự phục vụ,<br />
chúng ta không thể tránh một số kiểu trưng bày nào đó.<br />
Phương án 4 có thể thu hút sự chú ý của những người thích lợi<br />
dụng công việc của Carolyn và dùng mánh khóe để đảo lộn thứ tự các<br />
món ăn nhằm đạt mục tiêu kinh tế. Nhưng Carolyn là người uy tín và<br />
trung thực nên cô không để ý đến phương án này. Cuối cùng, phương<br />
án 5, giống phương án 2 và 3, cho thấy có sức hấp dẫn riêng của nó,<br />
đặc biệt nếu Carolyn nghĩ rằng một tiệm ăn hiệu quả nhất là tiệm làm<br />
ra nhiều tiền nhất. Nhưng Carolyn có thật sự muốn tối đa hóa lợi<br />
nhuận, trong khi lại làm cho sức khỏe của các em học sinh sút kém đi<br />
bởi những loại thực phẩm không lành mạnh?<br />
Carolyn là người mà chúng tôi gọi là nhà kiến trúc lựa chọn. Công<br />
việc của nhà kiến trúc lựa chọn là thiết lập các phạm vi hay hành lang<br />
để người khác ra quyết định. Ở góc độ này, hầu như tất cả chúng ta<br />
<br />
đều là những nhà kiến trúc lựa chọn, nhưng đa phần chúng ta không<br />
nhận ra điều đó. Nếu bạn là bác sĩ và bạn phải mô tả các phương án<br />
điều trị khác nhau cho một bệnh nhân, khi đó bạn đã là một nhà kiến<br />
trúc lựa chọn rồi đó. Nếu bạn thiết kế một biểu mẫu để nhân viên của<br />
bạn đánh dấu chọn phương án tiết kiệm hưu bổng hay bảo hiểm y tế,<br />
bạn là nhà kiến trúc lựa chọn. Nếu bạn là một bậc phụ huynh đang<br />
trao đổi với con cái các phương án chọn trường, bạn là nhà kiến trúc<br />
lựa chọn. Nếu bạn là người bán hàng, bạn đương nhiên là một nhà<br />
kiến trúc lựa chọn.<br />
Có những điểm tương đồng giữa kiến trúc lựa chọn và các hình<br />
thức truyền thống hơn của kiến trúc. Một trong những điểm tương<br />
đồng đó là không có cái gọi là “trung lập” trong kiến trúc. Ví dụ, một<br />
kiến trúc sư được mời thiết kế một tòa nhà để làm học viện với 120<br />
phòng làm việc, 12 phòng họp nhỏ, 8 giảng đường… tại một địa điểm<br />
cho trước, cùng với hàng trăm quy tắc về chuẩn xây dựng, thẩm mỹ<br />
và tính tiện dụng. Sau khi tập hợp đủ thông tin, vị kiến trúc sư nọ sẽ<br />
trình bản vẽ tòa nhà với đầy đủ cửa chính, cửa sổ, cầu thang, hành<br />
lang, phòng vệ sinh… Một kiến trúc sư giỏi sẽ biết rõ phòng nào đặt ở<br />
đâu để tạo phong thủy tốt nhất cho tòa nhà, cũng như những người<br />
sử dụng nó. Một tòa nhà đẹp không chỉ đạt các yêu cầu về thẩm mỹ,<br />
mà còn đạt cả yêu cầu về công năng.<br />
Như chúng ta sẽ nhìn thấy, những chi tiết nhỏ và dường như<br />
không đáng kể lại có tác động lớn đến sự lựa chọn của con người. Quy<br />
tắc phổ quát là “mọi thứ đều có nguyên do hay duyên cớ của nó”.<br />
Trong nhiều trường hợp, sức mạnh của những chi tiết nhỏ lại xuất<br />
phát từ sự tập trung chú ý của người sử dụng theo các hướng dẫn cụ<br />
thể. Hệ thống phòng vệ sinh dành cho quý ông ở Phi trường Schiphol,<br />
Amsterdam, Hà Lan, là một ví dụ tiêu biểu. Ở đó, người ta cho khắc<br />
hình một con ruồi đen vào từng bồn tiểu. Dường như các ông thường<br />
không chú ý lắm mỗi khi sử dụng phòng vệ sinh nên các bồn tiểu<br />
thường khá dơ bẩn. Nhưng nếu nhìn thấy “mục tiêu” thì họ sẽ chú ý<br />
hơn và hành động chính xác hơn nhiều. Theo Aad Kieboom, nhà kinh<br />
tế học, người đề ra ý tưởng này, kết quả thật là kỳ diệu. “Nếu các quý<br />
ông nhìn thấy con ruồi, họ sẽ “nhắm” thẳng vào nó!”. Các cộng sự của<br />
Kieboom đã tiến hành nhiều thí nghiệm tương tự và khám phá ra<br />
rằng lượng nước tiểu vương vãi ra ngoài giảm đến 80%!<br />
Sự hiểu biết sâu sắc rằng “mọi thứ đều có nguyên do của nó” vừa<br />
làm ta lạnh cả người, vừa làm ta nhận ra được một quyền năng tiềm<br />
<br />