intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cư xử với thanh niên

Chia sẻ: Pham Phong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

90
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Năm 1788, một người tên Knigge xuất bản một cuốn sách mà những kẻ không đọc được, chỉ nghe nói thôi, tưởng lầm là một cuốn sách viết về phép xã giao, như kiểu: cách giới thiệu khách khứa ra sao. Mà cuốn đó không chỉ viết về xã giao, còn viết về luân lý nữa, phần này mới quan trọng, nghĩa là tác giả không chú trọng tới cử chỉ ngôn ngữ ở ngoài bằng thái độ trong thâm tâm ta đối với người khác. Vì vậy, tác giả không dạy cho người lớn nên có thái độ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cư xử với thanh niên

  1. Cư xử với thanh niên Năm 1788, một người tên Knigge xuất bản một cuốn sách mà những kẻ không đọc được, chỉ nghe nói thôi, tưởng lầm là một cuốn sách viết về phép xã giao, như kiểu: cách giới thiệu khách khứa ra sao. Mà cuốn đó không chỉ viết về xã giao, còn viết về luân lý nữa, phần này mới quan trọng, nghĩa là tác giả không chú trọng tới cử chỉ ngôn ngữ ở ngoài bằng thái độ trong thâm tâm ta đối với người khác. Vì vậy, tác giả không dạy cho người lớn nên có thái độ ra sao đối với thanh niên mà ráng chỉ cho họ cách tìm hiểu thanh niên. "Rất ít khi thấy người lớn tuổi tự đặt mình vào địa vị em út, nếu họ biết tỏ "thiện cảm" với bọn trẻ thì không làm cho bọn trẻ mất vui đâu mà trái lại, làm cho chúng vui hơn nhiều nữa. Họ quên không gợi lại hồi ký tuổi trẻ của chính họ. Các người già thường bắt trẻ con phải bình tĩnh suy nghĩ một cách khách quan, phải phân biệt được cái gì cần thiết với cái gì chỉ ích lợi thôi chứ không cần thiết, phải có tinh thần thận trọng, quân bình như họ mà tinh thần này là tinh thần của người già nua, có kinh nghiệm, sức lực đã suy như họ".
  2. Ông Knigge viết như vậy năm 1788. Giá ông viết vào thời này hay bất kỳ thời nào khác cũng vẫn đúng. Tình thế vẫn không thay đổi: lớp già và lớp trẻ vẫn không hiểu nhau. Tại sao vậy? Tại mỗi lớp mới luôn luôn khác với lớp trước và muốn khác lớp trước. Tôi còn muốn nói rằng lớp mới nhận được của lịch sử tiến hóa của loài người cái sứ mạng phải khác với lớp cũ. Bọn trẻ ham thích cái mới, tất nhiên là phản kháng cái cũ, và do đó, khó hiểu nổi lớp người cũ, điều đó rất tự nhiên, có gì đáng lạ? Trái lại, chính người già phải ráng tìm hiểu họ. Mới cách đây vài năm, phong trào "beatnik" (cũng như phong trào hip-pi ngày nay) chưa được nhiều người biết, một hôm tôi thấy một nhóm người du lịch xuống công trường Y Pha Nho ở Rome. Lúc đó có một đám thanh niên đương ngồi trên những bận thềm của công trường. Họ yên ổn hút ống điếu, nói chuyện với nhau, chẳng làm gì bậy cả. Phải cái tội là họ bận những quần blue-jean mép như xơ mướp, những chiếc áo pull-over dơ bẩn và sờn, tóc để dài quá, mà đi chân không, tất cả hành lý nhét vào trong cái xắc bằng vải.
  3. Rõ ràng là họ im lặng tỏ bằng cách đó lòng khinh thị nền văn minh hiện đại, khinh tất cả những người tạo nên, quý trọng hưởng thụ nền văn minh đó. Tức thì nhóm du khách nọ mạt sát bọn thanh niên: "Lê la như vậy mà không biết mắc cỡ! Rõ ràng là một bọn ăn hại, sống ở ngoài lề của xã hội, trụy lạc và chưa biết chừng phạm pháp nữa!" Có người lại cất giọng bực tức: "Mười tuổi nữa thì chúng sẽ bắt buộc phải giam mình trong phòng giấy như bọn chúng ta, không còn lê la ở ngoài đường như vậy nữa. Tuổi xuân chỉ có một thời mà thôi". Một người khác không quên lặp lại câu sáo này: "Thời chúng ta con trẻ đâu có cái cảnh xấu xa đó!". Không một người nào lên tiếng bênh vực bọn thanh niên đó cả. Không một người nào nghĩ rằng thái độ của bọn ấy tất phải có một lý do nào đây, chẳng hạn lý do này: bọn trẻ bất mãn về thế giới người lớn chúng ta. Nhưng tại sao người lớn không chịu tìm hiểu bọn đàn em của mình? Lý do có nhiều lắm, chằng chịt với nhau, khó mà gỡ rối được. Trước hết là lòng đố kị mà có khi bọn người lớn không chịu thú nhận. Họ đó kị tuổi trẻ của bọn đàn em, bọn này mạnh hơn, đẹp hơn, sống vui hơn,
  4. yêu đời hơn họ và còn một cả một quãng đường dài vô tận ở trước mặt, còn lâu mới chêt. Thanh xuân là tuổi tò mò và hi vọng, còn giữ được đủ những cái mà tuổi già đã đánh mất. Và để tự an ủi, người già chê bai bọn trẻ nào là ngu ngốc, phù phiếm, xấc láo, vô kỉ luật. Một lý do nữa: già có xu hướng bảo thủ không muốn tiến hóa, ghét thanh niên có lối suy tư, nói năng, hành động trái với thói quen của họ. Thấy cái gì mới, người già cũng nghi ngờ, không muốn để cho người trẻ thử làm xem sao. Vì nếu để cho bọn trẻ thử rồi mà thành công, tiến bộ thì phải nhận rằng mình già nua, lạc hậu, đã tới lúc phải rút lui, nhường chỗ cho họ. Lý do nữa: người già không chấp nhận sự mới mẻ vì họ làm biếng. Muốn hiểu cái gì thì phải gắng sức, soát lại các thành kiến của mình, quên những thành kiến đó đi nữa. Người già có cái tật chung này là ít khi chịu học hỏi lắm, mà muốn giữ cho tinh thần được trẻ trung thì không có cách nào tốt hơn là ngày nào cũng học thêm, tìm hiểu thêm. Lý do nữa: sự sợ sệt. "Nhận rằng bọn trẻ có lý, tức là nhận rằng mình lầm lẫn". Thấy bọn trẻ phản kháng, nổi loạn, người già lo cho sự yên ổn của mình.
  5. Thêm một lý do nữa: thấy bọn trẻ phí sức vào những cái vụn vặt, tầm phào, không chịu lợi dụng những kinh nghiệm của đàn anh đã khó nhọc biết bao mới thu thập được, mà già bực mình lắm cho bọn trẻ là chưa tìm được cái gì tốt hơn cái cũ mà đã vội hủy bỏ hết những công trình đáng kể của tổ tiên. Người già khó hiểu được người trẻ vì tất cả những lý do đó và nhiều lý do khác nữa; nhưng khó hiểu thì cũng phải ráng hiểu vì dù muốn hay không thì cái thế hệ già và trẻ cũng phải giúp đỡ lẫn nhau. Những lời khuyên của ông Knigge ở trên đem áp dụng vào xã hội hiện đại, có thể giúp chúng ta định được vài qui tắc căn bản dưới đây trong cách cư xử của người già đối với người trẻ. Người già nên nhớ rằng tuổi trẻ có nhiệm vụ canh tân, kích thích sự tấn bộ. Người già nên nhớ rằng tuổi trẻ thiếu kinh nghiệm nhưng bù lại lại dồi dào sinh lực, tuổi trẻ quá tự tin, thiếu thận trọng, nhưng chính nhờ vậy mà họ mới có thể nhảy vọt tới trước được. Người già đừng nên coi trẻ là kẻ thù của mình, mà nên coi là những người hợp tác với mình trong sự tiến hóa của nhân loại. Người già nên tự đặt mình vào địa vị tuổi trẻ, tìm hiểu những nỗi khó khăn của họ để có thể giúp họ giải quyết những khó khăn đó. D ù thấy những
  6. ý nghĩ của họ chỉ là không tưởng thì cũng đừng dùng cái giọng dạy đời, ta đây mà nói với họ. Đừng nên quên rằng tuổi trẻ có nhiều sáng kiến gây được nhiều cải cách có lợi. Nên thường đàm đạo với thanh niên, chăm chú nghe họ để quen với những quan niệm mới mẻ và nhìn thế giới bằng một nhãn quan mới mẻ. Đừng làm bộ rằng mình còn trẻ buộc họ phải chấp nhận mình, vì dù mình chưa lụ khụ đi nữa thì họ vẫn cho rằng mình già nua rồi. Đừng đố kị cái thanh xuân của họ, mà nên nhớ rằng mình đã có thời ở cái tuổi khó khăn đó; đừng quên rằng tuổi trẻ ở vào một cái thế bất lợi hơn mình vì mình đã có một địa vị trong xã hội mà họ chưa có. Tuổi trẻ có khẩn khoản xin ta chỉ bảo thì hãy chỉ bảo, bằng không thì thôi; và nếu họ không chấp nhận hoặc có vẻ không chấp nhận lời khuyên của ta thì cũng đừng nên phật ý. Dù họ có cự tuyệt ta thì có lúc họ cần đến ta, để có một thế dựa hoặc để thử sức mạnh của họ. Nếu họ chỉ trích ta thì ta nên lấy làm mừng rằng như vậy là ta đã giúp họ nảy ra những ý kiến riêng, như vậy là họ không khinh thường ta mà trái lại muốn đọ sức với ta. So sánh mấy quy tắc đó với những lời khuyên của ông Knigge, ta thấy giống nhau như đúc. Về vấn đề cư xử vói thanh niên khó mà có ý gì mới
  7. được, xưa nên ra sao thì nay cũng vậy. Thế là thêm một lý lẽ nữa để ta nên nghe lời khuyên của cổ nhân nhá.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2