intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cha mẹ với tuổi vị thành niên

Chia sẻ: Dep Australia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

321
lượt xem
56
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái ở tuổi vị thành niên thường có những nét mới. Trẻ ở tuổi này thường có nhiều thay đổi về mặt tâm sinh lí. Nếu không khéo trong cách cư xử với con, cha mẹ và con cái rất dễ nảy sinh mâu thuẫn, dẫn đến việc các bậc cha mẹ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc giáo dục con cái. Khi đến tuổi vị thành niên, trẻ thường có những biểu hiện sau:  Tách dần khỏi sự bảo bọc của cha mẹ: một đặc điểm phổ biến của tuổi hoa...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cha mẹ với tuổi vị thành niên

  1. Cha mẹ với tuổi vị thành niên Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái ở tuổi vị thành niên thường có những nét mới. Trẻ ở tuổi này thường có nhiều thay đổi về mặt tâm sinh lí. Nếu không khéo trong cách cư xử với con, cha mẹ và con cái rất dễ nảy sinh mâu thuẫn, dẫn đến việc các bậc cha mẹ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc giáo dục con cái. Khi đến tuổi vị thành niên, trẻ thường có những biểu hiện sau:  Tách dần khỏi sự bảo bọc của cha mẹ: một đặc điểm phổ biến của tuổi hoa là tâm lý "muốn làm người lớn, coi mình là người lớn". trẻ ở tuổi này chẳng còn khóc nhè làm nũng, không còn đòi hỏi đi chơi cùng bố mẹ mà muốn được tự chọn bạn, được
  2. thức khuya, được ăn mặc theo ý thích... Quan hệ với cha mẹ hẳn là có thay đổi. Đôi lúc chúng thất vọng, ấm ức vì cha mẹ chưa nhận thấy chúng đã lớn, ngược lại vẫn coi chúng là một đưa trẻ con bé bỏng. có những lúc chúng cảm thấy cha mẹ không hiểu được những suy nghĩ, tâm tư tình cảm của mình, thậm chí không còn tâm sự với cha mẹ nhiều như hồi còn bé.  Đôi lúc cãi bướng hoặc làm trái lời cha mẹ: tuổi vị thành niên thường khám phá thấy thế giới xung quanh bao điều lý thú: âm nhạc, truyện, thơ, phim ảnh, bóng đá, bạn bè... Những lúc này nhiều bậc cha mẹ lo lắng chỉ sợ con mình chểnh mảng học hành. Con cái không muốn cha mẹ phiền lòng nhưng cũng không thể bỏ niềm vui của mình, một số trẻ hình thành cuộc sống "phân thân": ở nhà thì luôn học hành chăm chỉ nhưng cũng có đôi buổi một tuần dành cho niềm say mê. Chẳng đáng ngạc nhiên là ở thời kỳ này, trẻ đôi khi "giở quẻ" không theo lời cha mẹ và gây khá nhiều sóng gió trong gia đình. Khi qua rồi
  3. nhìn lại nhiều trẻ sẽ hiểu cha mẹ hơn và ít nhiều áy náy về cách cư xử của mình. Cha mẹ cần cố gắng hiểu con Tuổi mới lớn, trẻ có ưu điểm là rất tự tin, tin vào khả năng suy nghĩ và quyết định của chúng, nhưng chúng cũng không thể phủ nhận rằng chúng còn non nớt trong cuộc sống. Nhìn lại một năm trước, trẻ sẽ thấy có những việc trước làm nay cảm thấy buồn cười, thậm chí ngớ ngẩn, vậy là trẻ đang lớn dần lên đấy. Nhưng chính khi đang trưởng thành là lúc trẻ cần đến sự hướng dẫn của cha mẹ nhiều nhất. Cuộc sống không đơn giản như trong gia đình. Nó khá phức tạp, có bao nhiêu mặt trái mà có thể tuổi trẻ còn chưa hiểu hết: lừa đảo, cờ bạc, rượu chè, ma túy công khai và trá hình, lối sống vô trách nhiệm... Để tránh những khó khăn và vấp váp cho con trẻ, cha mẹ hãy giúp trẻ dẹp bỏ lòng tự ái và bình tĩnh trình bày tất cả những việc chúng đã làm và định làm. Sự chỉ bảo của cha mẹ giúp chúng vững bước vào cuộc sống, nhìn thấy con
  4. đường ngay thẳng mà đi, trở thành con người tốt, đáng yêu, đáng trọng. Các bậc cha mẹ hãy cố nhớ lại cái tuổi “dở dở ương ương” của mình để mà thông cảm và tâm lý hơn với con cái. Cha mẹ không nên mắng mỏ con quá nhiều, sẽ làm cho con co mình lại, ngại bộc lộ với cha mẹ, không lắng nghe lời cha mẹ nữa. Hơn nữa còn có thể làm cho con mất đi lòng tự tin của chính nó. Muốn hướng dẫn, nâng đỡ tốt cho con trong bước đường phát triển, cha mẹ hãy cố gắng trở thành người "bạn" đáng tin cậy của con mình. Các bạn trẻ bao giờ cũng thích được tôn trọng và tin tưởng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2