Trở thành cha mẹ hoàn hảo -9
lượt xem 8
download
gặp gỡ tiếp xúc với nhiều người, đủ mọi nghề nghiệp và mọi lứa tuổi. Gia đình họ sống chân thật và cởi mở và mọi vị khách đến nhà họ luôn cảm thấy thoải mái vì luôn được đón tiếp nồng hậu. 4. Sự khôn ngoan: Họ là loại người rất muốn phát huy năng lực của mình. Họ đã thu lượm được vô số kiến thức và những kỹ năng thực tiến khác nhau, chúng giúp họ phát huy những khả năng của mình rất hiệu quả. Họ ham học hỏi, mở mang kiến thức, học thêm nhiều...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Trở thành cha mẹ hoàn hảo -9
- gặp gỡ tiếp xúc với nhiều người, đủ mọi nghề nghiệp và mọi lứa tuổi. Gia đình họ sống chân thật và cởi mở và mọi vị khách đến nhà họ luôn cảm thấy thoải mái vì luôn được đón tiếp nồng hậu. 4. Sự khôn ngoan: Họ là loại người rất muốn phát huy năng lực của mình. Họ đã thu lượm được vô số kiến thức và những kỹ năng thực tiến khác nhau, chúng giúp họ phát huy những khả năng của mình rất hiệu quả. Họ ham học hỏi, mở mang kiến thức, học thêm nhiều tài vặt. Cho dù phải làm những công việc “thấp kém” đi nữa, họ cũng muốn thực hiện nó thật hiệu quả và khéo léo, có nghĩa là họ tin rằng họ biết cách quản lý cuộc sống gia đình cũng như công việc của mình một cách hoàn hảo. Về mặt xã giao, họ cũng rất khôn khéo, ví dụ họ học hỏi tìm tòi cách trò chuyện khéo léo, khôn khéo thể hiện sự tự tin và cách chế ngự cảm xúc. Họ rất vui khi được chia sẻ kiến thức và sự khôn ngoan cho chon cái họ và cũng từ con cái, họ học hỏi được cách gần gũi, bắt chuyện cũng như những suy nghĩ mới lạ từ con trẻ. 5. Nguồn động viên: Số gần họ bạn sẽ luôn cảm thấy h ưng phấn vì họ bao giờ cũng động viên người khác sử dụng năng lực của mình và họ hướng dẫn, cổ vũ con cái trong sinh hoạt và trong giao tiếp. Họ luôn tìm mua cho con cái cũng như bản thân rất nhiều thứ nh ư sách vở, đồ chơi, băng nhạc, phim để con trẻ luôn cảm thấy phấn chấn và thích hoạt động. Họ luôn là người tiếp sinh lực cho người khác, đức tính tốt đó của họ bắt nguồn từ những niềm tin thật cụ thể về tin vào bản thân, tin vào con người, và tin vào thế giới con người nói chung. 6. Luôn sáng suốt: Họ là người biết đặt việc quan trọng lên trước và biết cách tổ chức cuộc sống để hướng tới những gì tốt đẹp hơn. Họ không chịu sống một cuộc sống cố định và buồn chán mà họ luôn cố gắng vươn lên, nhưng họ lại rất thực tế và hiểu biết điều hay lẽ phải. Có nghĩa là họ biết sử dụng óc sáng tạo một cách hữu ích vì những sáng kiến cũng như những ý nghĩ hão huyền luôn được giám sát bởi mặt thực tế và thực dụng hơn trong con người họ. Họ luôn tin chắc rằng mọi thử thách và hiểm nguy đều có ít nhất 50% khả năng thành công, họ luôn có những kế hoạch để đối phó với những bất ngờ trong tr ường hợp kết quả không được như ý. Họ luôn nỗ lực để khả năng tài chính luôn được đảm bảo. Họ lạnh nhận trách nhiệm dành tiền của để phòng khi túng thiếu. Có nghĩa là họ không số theo lối “làm ít, xài nhiều”, họ không dính vào bất kỳ đam mê xấu nào mà có thể làm kiệt quệ khả năng tài chính của họ. Họ sắp xếp và quản
- lý cuộc sống thật cần bằng để họ và những người thân mà họ phải chăm sóc không bị sốc bất ngờ. Họ nguyện che chở ổn định cuộc sống gia đình để con cái họ không bị nhiễm nỗi lo âu, phấp phỏng, sợ hãi là những nhu cầu tối thiểu của chúng bị tước mất. 7. Thành đạt trong cuộc sống: Họ là những người mà khi về già có thể hãnh diện và tự hào khi nhìn lại quãng đời vừa qua của mình, họ cảm thấy họ đã sống thật xứng đáng, gặt hái được những điều tốt đẹp nhất theo năng lực của mình. Họ là loại người thành đạt và chiến thắng vì họ biết đặt cho bản thân những mục ti êu đầy thử thách. Nếu họ thấy công việc nào không giúp họ tiến bộ và không tạo được vai trò nổi bật của mình họ lập tức tìm việc mới ngay, để tìm ra con đường tiến thân khác; những hoạt động khác kích thích họ tiến triển nhanh và chóng thành đạt. Tương tự như vậy, họ tìm kiếm những mối quan hệ nhất định phải có lợi, họ không ngại ngùng bộc lộ hết tài năng và tận dụng ngay những cơ hội, dịp tốt. Họ hoàn toàn có khả năng đánh giá, tận hưởng và chia sẻ những phần thưởng vật chất cho thành công của mình, để con cái họ lớn lên biết noi gương họ và cũng thành đạt như họ. Vai trò của người cha Những lợi ích mà người cha mang lại cho con mình - và ngược lại Nghiên cứu cho thấy trẻ em tốt hơn khi có cha tham gia tích cực trong việc dạy dỗ. Và chúng thậm chí lớn lên một cách hoàn hảo hơn. Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy rằng người cha đóng vai trò quyết định trong việc khuyến khích trẻ thoát khỏi sự bắt chước về giới tính. Làm cha ngày nay cần một sức mạnh và sự cam kết mở đường một cách sống mới mẻ và đầy sự gắn kết. Người cha cần phải thể hiện qua lời nói và qua hành động những gì mà nhu cầu về tình cảm của trẻ cần đến cũng quan trọng như cung cấp thức ăn và nơi ở. Điều đó cũng không có nghĩa rằng người cha phải bỏ việc và ở nhà cả ngày để trông con. Nhưng nó có nghĩa rằng cần thiết lập một thời gian để bên con, ôm con, đọc sách cho con, và chơi cùng con. Sau đây là những vai trò đặc biệt mà người cha có thể thực hiện trong cuộc đời của những đứa con trai, con gái. Và tìm ra những cách để cải thiện cuộc sống của chính mình thông qua chính những vai trò mà người cha thực hiện với cuộc sống của con. Cha và con trai
- Con trai cũng cần biết rằng cha cũng yêu chúng như yêu các con gái. Một số người cha sợ phải nói những câu quan trọng như kiểu “cha yêu con”. Nhưng những lời nói đó có thể làm tăng cường mối liên kết giữa cha và con trai. Một người con trai được cha yêu quý thường xem cha như là một người để noi theo và noi theo các cách cư xử của cha. Theo Myriam Miedzian, tác giả của cuốn “Boys Will Be Boys: Breaking the Link Between Masculinity and Violence”. NXB Doubleday, 1991, thì con trai h ọc các những hành động của cha “những hành động để trở thành người đàn ông”. Người cha cần xem xét các hành động của mình một cách cẩn thận để giúp con: Hiểu rõ về giới tính Khả năng cư xử mà không cần bạo lực Biết và liên hệ được với tình cảm của bố Tuy nhiên, có những người không phải là cha để cũng có thể cung cấp được những lợi ích về đàn ông. Một người mẹ độc thân cũng có thể tìm một hình tượng cho con trai như là chú, ông nội, hoặc một người bạn tốt. Cha và con gái Một nghiên cứu về những phụ nữ thành đạt kết luận rằng có một điểm chung của những người phụ nữ thành đạt là có được sự tin tưởng của cha. Sự động viên của cha đóng vai trò quyết định trong: Khả năng độc lập Sự tự tin Sự thăng bằng trong cuộc sống Sự thẳng thắn, lời khen chân thành từ người cha là liều thuốc tốt nhất giúp tăng cường sự tự tin và nhất là những lời khen này được nói một cách công khai trước mọi người. Người cha cũng đóng vai trò điển hình trong quan hệ nam nữ cho con cái họ. Qua người cha, con gái hiểu được bằng cách nào chúng muốn một người đàn ông cư xử với chúng như là một người phụ nữ. Quan hệ của người cha với mẹ dựa trên sự chăm sóc, đánh giá đúng và tôn trọng là cách thức rất tốt cho việc giúp con trẻ hiểu rằng đàn ông và phụ nữ cần quan tâm chăm sóc cho nhau như thế nào. Lợi ích cho người cha
- Quan tâm chăm sóc con sẽ mang lại những thay đổi tích cực đối với người cha cũng như đối với con cái họ. Người cha sẽ học được những điều sau: Sự chăm sóc Sự thân thiết Sự kiên nhẫn Khả năng chấp nhận Nhạy cảm đối với nhu cầu của người khác Khi người cha truyền cho con trai, con gái họ những giá trị đó, mọi người trong gia đình đều có lợi. Theo lamchame.com "Nghệ thuật" dạy con Khi dạy con, nếu bố mẹ cứ "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" như vậy, trẻ sẽ bị nhiễu thông tin. "Tôi đã bảo mua đi cho xong chuyện, sao anh còn cố thủ?", "Nếu cái gì cũng chiều thì sau này nó hư ai chịu? Đúng là con hư tại mẹ, cháu hư tại bà!". Đây là một kịch bản không hiếm gặp tại các gia đi đình khi trẻ lên cơn mè nheo. 1001 chiêu của trẻ Có thể nói, trẻ con rất thông minh. Khí thấy cha mẹ có giấu hiệu không thống nhất trong việc dạy dỗ, đứa trẻ thường nhận ra ngay. Từ lúc một, hai tuổi, nó đòi cái này bố không cho, liền quay sang đòi mẹ. Lẽ ra, người vợ cần phải thống nhất cách dạy dỗ với chồng nhưng có những người lại làm ngược lại để tranh thủ tình cảm của con. Đứa trẻ được mẹ chiều sung sướng cười toe toét. Nó kiêu hãnh nhìn bố ra vẻ không cần. Lớn lên chút nữa, nó càng biết "khai thác" sự không thống nhất của cha mẹ. Khi cả hai bố mẹ đều kiên quyết không đáp ứng một yêu cầu nào đó của con, nó liền sử dụng thứ "vũ khí" rất lợi hại là giận dỗi, cao hơn là... bỏ cơm. Đây là cách nó thử thần kinh bố mẹ. Nếu một trong hai người có vẻ "xuống thang", nó sẽ lợi dụng tấn công ngay để đạt tới thắng lợi. Qua đó có thể thấy, muốn giáo dục được con, cha mẹ phải đoàn kết, nhất trí.
- Khi nhà có ông bà thì ông bà cũng phải dạy cháu giống bố mẹ đứa bé. Nếu ông hay bà chiều cháu thì bố mẹ cũng sẽ không dạy được con. Hậu quả khôn lường Một thí dụ đơn giản như khi mẹ đi làm về, vừa dựng xong cái xe, đứa con lên hai tuổi sà vào lòng đòi bế. Người mẹ đang mệt, người bẩn vì bụi bậm, mồ hôi nên bảo con để mẹ nghỉ ngơi, rửa ráy đã. Đứa trẻ không nghe, nói đòi bằng được mẹ bế, buộc mẹ phải lập tức đáp ứng nhu cầu, nếu không nó nằm lăn ra, gi ãy đành đạch ăn vạ. Một đứa trẻ chỉ biết thỏa mãn nó, không biết thương ai, chắc chắn sẽ hư, lớn lên sẽ thành đứa con ích kỷ. Kẻ tồi tệ nhất trong xã hội là kẻ không biết thương ai khác, kể cả cha mẹ mình. Cho nên cha mẹ phải cùng cương quyết mới dạy được con. Nếu nói không được, con cứ lăn ra ăn vạ, hãy để mặc nó nằm đấy kêu khóc, chán phải nín. Dù thương con cũng phải dạy con biết quan tâm đến ý muốn người khác và hiểu rằng "ăn vạ" không phải phương pháp "tối ưu" để đạt tới mục đích. Nếu một người phạt con, người kia lại tha thứ thì sẽ không bao giờ đạt được mục đích. Phần lớn trẻ con hay đòi hỏi và làm theo những gì nó thích, bất kể cha mẹ có thích hay không. Nếu để đòi gì được nấy, đứa trẻ sẽ không có "điểm dừng" và bắt đầu hư từ đó. Nó sẽ không còn là niềm vui, niềm hạnh phúc của gia đình mà trở thành "cái nợ" luôn đòi hỏi những điều ngày càng ngang ngược. Có đứa trẻ đang ăn ném thìa không ăn nữa, đòi đi chơi. Đi qua phố thấy cái gì lạ mắt, nó lại đòi mua bằng được. Muốn dạy dỗ đứa trẻ đó, cha mẹ phải trao đổi tr ước với nhau. Nếu một trong hai người tỏ ra mềm yếu, nhu nhược, nó sẽ "tấn công" vào người này để "chiến thắng" người kia. Và đôi khi nguyên nhân của những cuộc khẩu chiến của người lớn cũng từ đó mà ra. Dạy con - phải học! Nói chung việc chiều con bao giờ cũng dễ hơn việc dạy con. Chẳng hạn, con đòi bế, dù đang mệt hay đang giở việc gì, chỉ cần bế nó một lúc là xong, đứa trẻ "thắng lợi" cười khanh khách. Nhưng để dạy nó biết thương mẹ, biết mẹ đi làm về cần được nghỉ ngơi, phải mất thời gian và công sức hơn nhiều.
- Ở nhiều nước phát triển hiện nay, người ta coi việc dạy con là một nghệ thuật. Không phải cứ có con là tự khắc biết dạy mà phải học qua sách báo, qua các lớp học ngắn hạn. Đến khi trở thành ông bà lại phải học cách dạy cháu, nếu không sẽ làm hỏng cháu và làm khổ bố mẹ nó. Người ta nhận thấy ở những gia đình vợ chồng thương yêu, hòa hợp với nhau thì sự phối hợp nhịp nhàng để dạy con bao giờ cũng thuận lợi hơn những gia đình vợ chồng lục đục hoặc người này luôn tự phụ cho là mình đúng, người kia dốt nát không biết gì. Khi người này luôn muốn dạy con ngược lại với người kia để tỏ ý bất hợp tác với nhau thì đứa trẻ sẽ trở thành nạn nhân của sự bất hòa. Có thể cả hai cha mẹ đều là người tốt, có trình độ cao nhưng "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" thì con vẫn hư và người phải gánh chịu trước nhất hậu quả của sự hư hỏng đó chính là cha mẹ. Theo Thời Trang Trẻ 6 sai lầm trong nuôi dưỡng trẻ Cho trẻ ăn quá nhiều hay quá ít chất đạm đều không tốt và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. Những cách chăm sóc trẻ do thiếu kiến thức về dinh d ưỡng hay cho trẻ ăn uống không đúng cách đều dẫn đến những hậu quả không tốt. Dưới đây là một số sai lầm thường gặp ở các bà mẹ trong việc nuôi dưỡng trẻ ở những năm đầu. 1. Không cho trẻ bú mẹ ngay từ những ngày đầu sinh Điều đó làm trẻ không tận dụng được nguồn sữa non, loại sữa chứa nhiều dưỡng chất và kháng thể, giúp trẻ chống lại bệnh tật, đặc biệt sữa non có chứa hàm lượng Vitamin A giúp trẻ tăng trưởng và tăng cân nhanh. 2. Cho trẻ uống quá nhiều nước trong khi lượng sữa uống trong ngày quá ít vì sợ trẻ thiếu nước Chúng ta biết từ thời xưa ông bà ta thường nói "trẻ khóc vì khát sữa". Sữa là một thức ăn có chứa nhiều nước (dùng 90ml nước pha với lượng bột sữa theo quy định ta sẽ được 100ml sữa). Nếu các bà mẹ cho trẻ uông nước quá nhiều trẻ sẽ không còn cảm giác khát và trẻ sẽ no, như vậy lượng sữa trẻ uống trong ngày
- không đủ, trẻ sẽ không tăng cân, thậm chí còn sụt cân trong tháng, dần dần trẻ suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến chiều cao về sau. 3. Pha sữa với nước cháo hoặc bột cho trẻ bú Đặc biệt đối với trẻ dưới 4 tháng tuổi, trẻ sẽ bị đầy hơi, bụng trướng, không tiêu, phân nhiều bọt... gây hăm đỏ hậu môn và tiêu chảy. Đối với trẻ lớn hơn thì chậm tiêu khiến trẻ có cảm giác no lâu. 4. Ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn Tuổi ăn dặm thông thường khi trẻ tròn 4 - 6 tháng tuổi. Ăn sớm lúc 2-3 tháng tuổi dễ bị rối loạn tiêu hóa, do khả năng tiêu tinh bột còn kém hoặc những trẻ 7-9 tháng mới được ăn dặm, thì khả năng chấp nhận thức ăn rất khó. 5. Cho trẻ ăn quá thiếu hoặc quá thừa chất Một số bà mẹ chỉ nấu cháo với nước hầm xương,nước hầm thịt, nước rau, họ nghĩ rằng thế là đủ chất, thật ra các chất đạm và các chất dinh dưỡng khác đều nằm trong xác thịt hoặc xác rau. Có bà mẹ lại cho rằng cho trẻ ăn thật nhiều chất đạm (thịt, cá, tôm...) trẻ sẽ chóng lớn, điều đó làm cho trẻ khó tiêu, chán ăn và làm quá tải cho thận còn non yếu của trẻ. 6. Thiếu kiến thức trong cách chế biến thức ăn cho trẻ Một trong những khuyết điểm th ường gặp của các bà mẹ là nấu một nồi đủ các chất dinh dưỡng rồi đem xay nhuyễn và cứ thế cho trẻ ăn từ ngày này sang ngày khác. Đây là nguyên nhân khiến trẻ chán ăn kéo dài, dẫn đến tình trạng sụt cân thiếu chất dinh dưỡng. Chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ là một quá trình đòi hỏi nhiều công phu, không trẻ nào giống trẻ nào. Vì vậy cần phải có kiến thức cơ bản về dinh dưỡng hợp lý cho trẻ, biết khắc phục những sai lầm để tránh tình trạng suy dinh dưỡng ngay từ năm đầu tiên của trẻ. Trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển mọi mặt sau này, mà trong đó tầm vóc là một vấn đề đang được các bậc phụ huynh và lứa tuổi thanh thiếu niên quan tâm đến, để đừng nuối tiếc giá như trước đây... Rồi những chuyện liên quan đến đường ruột như bắt trẻ "nghỉ ăn" khi tiêu chảy, sợ con đen nên không cho trẻ phơi nắng sáng khiến nhiều trẻ còi xương do thiếu Vitamin D... Đó là vài ví dụ điển hình từ vô số những bất hợp lý trong thói quen ăn uống của dân ta.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
7 cách phát triển IQ cho trẻ
3 p | 144 | 27
-
Trở thành cha mẹ hoàn hảo - 1
8 p | 124 | 16
-
Trở thành cha mẹ hoàn hảo -2
8 p | 107 | 11
-
Trở thành cha mẹ hoàn hảo -3
8 p | 70 | 11
-
Trở thành cha mẹ hoàn hảo -4
8 p | 88 | 10
-
6 lỗi lớn phụ huynh cần tránh khi dạy con
6 p | 83 | 10
-
Trở thành cha mẹ hoàn hảo -5
8 p | 54 | 9
-
Trở thành cha mẹ hoàn hảo -6
8 p | 74 | 9
-
ĐỐI PHÓ VỚI CÁC SỞ THÍCH CỦA CON TRẺ -3
5 p | 80 | 9
-
5 hành vi của cha mẹ khiến trẻ bị stress
3 p | 80 | 7
-
Trở thành cha mẹ hoàn hảo -8
8 p | 87 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn