intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trở thành cha mẹ hoàn hảo -4

Chia sẻ: Cao Tt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

90
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

không hư khi nó rên rỉ nhưng rõ ràng là không ngoan khi dùng cách này để đòi hỏi. Nếu rên rỉ, cằn nhằn và cư xử không đúng giúp trẻ có được những thứ mình muốn, bé sẽ thường xuyên lặp đi lặp lại những hành động này. Theo các chuyên gia về sự phát triển của trẻ em, các bé hư thường không gặp điều trái ý khi còn nhỏ. Nguyên nhân làm bé hư Quá nuông chiều bé, cho bé quá nhiều đồ chơi và không có nguyên tắc là những nhân tố chính làm bé hư. Nhưng tại...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trở thành cha mẹ hoàn hảo -4

  1. không hư khi nó rên rỉ nhưng rõ ràng là không ngoan khi dùng cách này để đòi hỏi. Nếu rên rỉ, cằn nhằn và cư xử không đúng giúp trẻ có đ ược những thứ mình muốn, bé sẽ thường xuyên lặp đi lặp lại những hành động này. Theo các chuyên gia về sự phát triển của trẻ em, các bé hư thường không gặp điều trái ý khi còn nhỏ. Nguyên nhân làm bé hư Quá nuông chiều bé, cho bé quá nhiều đồ ch ơi và không có nguyên tắc là những nhân tố chính làm bé hư. Nhưng tại sao chúng ta biết vậy mà vẫn làm bé hư? Dưới đây là một số nguyên nhân chính: Bạn cảm thấy tội lỗi: Nhiều bậc bố mẹ có quá ít thời gian dành cho con nên muốn rằng khi ở gần bé, tất cả mọi người đều được vui vẻ, nhất là đứa trẻ. Những bố mẹ có mặc cảm tội lỗi như vậy thường quá nuông chiều con và không có kỷ luật với bé. Bạn không có khả năng nhất quán: Ngày hôm nay, bạn từ chối cho bé ăn sáng bằng món tráng miệng, bất chấp cơn giận của bé. Nhưng ngày hôm sau, sau một đêm kiệt sức vì chăm con, bạn lại nghĩ “ồ, món ăn đó không gây hại cho bé đâu” và để cho con ăn. Những hành động như vậy sẽ dạy bé rằng nguyên tắc không tồn tại. Bạn giúp đỡ bé quá nhiều: Khi bé ở tuổi tập đi (từ 1 đến 3 tuổi) cảm thấy thất bại, nhiều bố mẹ giúp đỡ ngay. Bé trở nên dựa dẫm vào bố mẹ từ việc mặc quần áo, hoàn thành một trò chơi xếp hình đến tìm hộp hoa quả. Mục đích của bạn là khuyến khích bé tự làm mọi thứ để bé có thể nói “Để con tự làm” chứ không phải là “Mẹ làm hộ con.”
  2. Bạn muốn cho bé những thứ mà bạn không có: Tất nhiên, bé rất thích khi bạn mua cho những con giống, đặc biệt là khi bé đã hết giai đoạn chơi với những chiếc hộp. Nhưng việc mua quá nhiều sẽ đem lại kết quả ngược lại với sự mong đợi của bạn: Bé sẽ luôn mong đợi những thứ mới tiếp theo thay vì hài lòng với những gì đang có. Bạn tin rằng bé là một người pha trò tột bực: Nhiều người bậc cha mẹ mỉm cười khi con nói theo, xô đẩy các bé khác hoặc đập vỡ đồ đạc. Họ thiếu khả năng ngăn cản hành động của bé nên đã hợp lý hoá những hành động đó, coi nó là đáng yêu và hài hước. Nếu bạn không đặt ra các giới hạn cho bé thì bé sẽ gặp khó khăn trong việc tôn trọng người khác và quyền sở hữu của họ. Sửa thói hư cho con Tuổi tuổi tập đi là thời gian tương đối thuận lợi để bạn thay đổi tình thế. Trước hết, cần thiết lập các giới hạn nhất quán; các bé có một ranh giới r õ ràng sẽ cảm thấy an toàn và ít hành động hỗn xược. Nguyên tắc không thực sự là vấn đề; quan trọng là bạn có thể áp dụng nhất quán nguyên tắc đó không. Với những bé ở tuổi tập đi, tốt nhất là chỉ nên có 3 hoặc 4 quy tắc như “Không cắn”, “Không ngắt lời người lớn” và “Nhặt đồ chơi của con lên”. Nếu bé giận dữ vì bạn không làm theo cách của nó, nên phớt lờ cho đến khi bé dừng lại. Khi con bạn biết rằng bé không gây được sự chú ý như mong muốn, nó sẽ không lặp lại nữa. Có thể chuyển sự chú ý của bé bằng cách làm cho nó tập trung sang một thứ khác như đồ chơi chẳng hạn.
  3. Chứng kiến bé giận dữ, khóc lóc là điều rất khó khăn đối với bạn, nhưng đây là một cơ hội để bạn dập tắt những thói hư vừa mới bắt đầu. Hãy kiên quyết và nói rõ ràng: “Mẹ yêu con và mẹ xin lỗi vì đã làm con giận nhưng mẹ không nhượng bộ, con không được cắn hoặc ném đồ chơi khi không hài lòng.” Bạn cũng nên tỏ ra hiểu cảm xúc của con, nói với nó: “Mẹ biết không chơi nữa là điều thực sự khó đối với con nhưng bây giờ đã đến lúc phải về nhà rồi”. Như vậy, bé sẽ hợp tác hơn. (Theo Lamchame) Làm gì khi con hay cắn? Em bé đang mọc răng cắn vì ngứa lợi. Với trẻ 12 tháng tuổi, cắn cũng là một cách tìm hiểu thế giới. Lớn hơn một chút, đây lại l à cách để bé gây sự chú ý của mọi người. Nhiều trẻ hay cắn người khác trong những năm đầu đời. Khi chuẩn bị mọc răng, bé đau lợi và cảm thấy dễ chịu hơn khi cắn một vật gì đó. Một số em bé cắn người khác khi bị kích thích hoặc khi đang chơi. Đây là một hiện tượng bình thường trong quá trình phát triển của trẻ. Bạn hãy đưa cho con một thứ gì đó để con cắn. Thay vì để con cắn bạn, hãy cho bé một chiếc vòng hoặc một loại đồ chơi mềm để bé gặm. Khoảng 12 tháng tuổi, bé thích tìm hiểu điều gì sẽ xảy ra sau một hành động của mình. Khi đập chiếc thìa xuống đất, bé sẽ nghe thấy tiếng động. Khi ném đồ chơi vào cũi, bé sẽ nhìn thấy đồ chơi rơi. Bé cũng sẽ hiểu rằng khi bé cắn người khác, mọi người sẽ kêu lên và muốn thử nghiệm điều này. Lớn hơn, bé có thể cắn mẹ (hay người chăm sóc) để gây sự chú ý. Khi bạn lơ là, bé sẽ tìm cách để bạn chú ý tới bé hơn. Và bé biết rằng nếu cắn bạn, nó sẽ nhanh chóng nhận được sự chú ý của bạn, mặc dù bạn bị đau.
  4. Cắn người khác còn là một cách mà bé dùng để điều khiển họ. Nếu muốn giành một món đồ chơi hoặc muốn một đứa trẻ đi chỗ khác, bé sẽ nhanh chóng đạt đ ược những ý muốn này khi cắn bạn. Ngăn bé cắn người khác Hãy quan sát cẩn thận xem điều gì sẽ diễn ra khi con cắn bạn bè. Nếu bé thường cắn bạn bè khi tranh giành đồ chơi, có thể phải mua thêm một món đồ chơi tương tự như vậy. Vào thời điểm đó, mọi cố gắng trong việc dạy con chia sẻ đồ chơi đều không có hiểu quả. Bé ở lứa tuổi tập đi chưa hiểu khái niệm về chia sẻ đồ chơi. Nếu bé cắn để gây sự chú ý, bạn hãy cố gắng dành thời gian đặc biệt cho con: Đọc sách, lăn bóng qua lại hoặc đi dạo. Dạy con cách hành xử mới Bất cứ khi nào bé cắn, bạn hãy nhìn vào mắt bé, nói bằng một giọng cương quyết “Không cắn bố mẹ” hoặc “Không cắn nữa. Mẹ đau”. Nói ngắn gọn và đơn giản. Cần cho bé hiểu rằng cắn người khác không phải là một trò đùa. Đừng bao giờ cười khi bé cắn. Đừng cắn con khi bạn tình cảm với bé. Bé sẽ không hiểu tại sao mẹ cắn bé thì được mà bé thì lại không được cắn mẹ. Cư xử với bé khi bé cắn cũng giống như khi bé đánh hay đá bạn. Bạn nhanh chóng đẩy bé ra, nói: “Không cắn như vậy” và ngừng chơi với bé trong một khoảng thời gian phù hợp với lứa tuổi (2 phút với trẻ 2 tuổi), đưa bé tới một nơi
  5. quy định trong nhà. Đừng cắn lại con vì bé sẽ hiểu rằng nó được quyền cắn người khác khi đã lớn. Dạy con hỏi bạn bè những gì nó muốn. Bạn có thể nói: “Nếu con muốn chơi đồ chơi, con thử hỏi bạn xem liệu con có thể mượn khi bạn đã chơi xong rồi không.” Khen ngợi bé khi bé hỏi mượn đồ chơi của bạn thay vì cắn bạn để tranh giành đồ chơi. (Theo Lamchame) Nhiều trẻ thích sữa bột, chê sữa mẹ Bà Hằng ở Quán Thánh (Hà Nội) lo lắng khi đứa cháu bỏ bú mẹ. Bà cho rằng, mẹ bé uống nhiều kháng sinh sau mổ đẻ nên sữa đắng khiến thằng bé không thích, bú được ít tháng thì bỏ hẳn, dỗ thể nào cũng chỉ chịu ăn sữa bột. Nhiều gia đình cũng gặp hoàn cảnh tương tự. Chẳng hạn con chị Vân ở tập thể Trung Tự (Hà Nội) sau khi chào đời chỉ bú một tuần thì bỗng nhiên bỏ hẳn vú mẹ. Còn con chị Hạnh ở tập thể Kim Liên cũng từ chối vú mẹ khi được 4 tháng tuổi dù mẹ bé không dùng thuốc gì khiến cho sữa đổi mùi vị. Chị Hạnh thắc mắc: “Con tôi uống sữa bột thì thích và tăng cân. Không biết do sữa mẹ dở hay trong sữa bột có chất gì đặc biệt mà cháu chỉ mê loại này”. Nhiều bà mẹ than thở mỗi tháng mất đến triệu bạc mua sữa cho con, và hầu như trẻ được cho uống loại sữa bột nào đầu tiên thì sau nhất định chỉ uống một loại đó. Có bà mẹ lo rằng có thể trong sữa bột có chất làm cho trẻ "nghiện". Tuy nhiên, bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng Cấp phép, Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm dứt khoát phủ nhận điều này: “Tôi khẳng định không hề có
  6. chuyện trong sản phẩm thay thế sữa mẹ có chất gây nghiện. Trẻ bỏ sữa mẹ và thích uống sữa công ty là có thật song chủ yếu là do chất lượng sữa mẹ”. Theo ông Dũng, trong khi quốc tế khuyến cáo nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu thì chất lượng sữa của các bà mẹ Việt Nam bị kém từ tháng thứ tư. Từ giai đoạn này, nếu chỉ cho con bú ho àn toàn sữa mẹ, sự phát triển của trẻ sẽ bị ảnh hưởng. Bác sĩ Dũng cam đoan sữa bột ngày càng ngon hơn, nhiều vitamin, khoáng chất, vi chất dinh dưỡng, khiến trẻ tiêu hóa tốt, ăn ngon hơn. Bản thân vitamin kích thích ăn uống nhưng không thể coi vitamin là chất gây nghiện. Bác sĩ Đinh Thị Kim Liên, Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội cho rằng hiện tượng trẻ bỏ bú mẹ sớm là có nhưng không nhiều. Về nguyên nhân, theo bà, không thể nói là do trước đó trẻ uống sữa bột có chất kích thích gì đặc biệt: "Nguyên nhân chính là nhiều bà mẹ trẻ không quan tâm tới phương pháp cho bú, dẫn tới cho trẻ bú không đúng cách, l ượng sữa ra ít khiến trẻ chán, bỏ bú sớm. Ngoài ra có thể sau khi sinh, sữa chưa kịp về, bà mẹ đã cho trẻ uống sữa bột khiến trẻ quen vị ngọt của sữa bột, không chịu bú mẹ”. Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó giám đốc Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nói: "Theo kinh nghiệm của tôi, trẻ bỏ bú chủ yếu do được uống sữa bột quá sớm. Đã thế, cách pha chế thường không đúng cách, thường là quá đặc, quá ngọt trong khi sữa mẹ vốn kém hơn về độ ngọt và sự hấp dẫn”. Về việc trẻ chỉ thích một loại sữa bột nào đó, các bác sĩ cho rằng điều này phụ thuộc vào thói quen, giai đoạn sinh lý của trẻ. Cho trẻ uống sữa gì đầu tiên, nhiều khả năng trẻ quen và chỉ thích sữa đó. Việc bỏ bú mẹ sớm sẽ khiến trẻ thiệt thòi vì chỉ sữa mẹ mới cung cấp các vitamin, khoáng chất, chất miễn dịch một cách cân đối và dễ hấp thu nhất.
  7. (Theo Tiền Phong) Chọn kính mát cho bé Hệ thống thị giác của trẻ 2-6 tuổi vẫn chưa hoàn thiện. Do vậy, việc đeo kính mát cho bé là một biện pháp bảo vệ đôi mắt tránh những tổn thương. Ở TP HCM, dòng sản phẩm kính mát trẻ em khá đa dạng: gọng kính đủ màu vui tươi (xanh, đỏ, tím, vàng); tròng kính đủ cấp độ đậm nhạt, có dán hình các nhân vật hoạt hình Walt Disney như tiên cá, Bạch Tuyết, gấu Pooh... Thường những loại kính này có xuất xứ từ Malaysia, Anh. Chị Nguyễn Thị Quỳnh, công chức, sống ở phường 19, quận Bình Thạnh TP HCM, lo lắng: “Người ta dán nhãn chống tia cực tím 100% trên tròng kính mát, nhưng tôi vẫn nghi ngờ”. Ông Trần Hoài Long, chuyên viên khúc xạ Bệnh viện Mắt TP HCM, cho rằng nghi ngờ này là có cơ sở. Ông Long khuyên người tiêu dùng nên mua hàng có nguồn gốc, ở nơi bán tin cậy. Có thể dùng máy đo khả năng chống tia cực tím trên kính mát thử lại. Hiện các bệnh viện công lập, chuyên về mắt đã trang bị máy này. Nên chọn mua loại kính có gọng đàn hồi, ôm lấy khuôn mặt bé, nhằm che được những tia nắng xuyên từ hai bên và rọi từ trên xuống. Trẻ thường hay đùa nghịch nên những loại tròng kính chống va đập tốt được làm bằng plastic, polycarbonate sẽ phù hợp. Riêng loại tròng polycarbonate còn lọc được tia cực tím, tuy giá cao. Những tròng kính mát màu nâu, xám th ường ít làm biến dạng màu sắc. Bé đeo kính mát không độ, cảnh vật nhìn qua kính phải không được mờ, biến dạng hoặc gợn sóng. Không nên mua kính mát đồ chơi cho trẻ đeo, nó có thể làm hại mắt về sau.
  8. Nếu thấy bé có những biểu hiện của tật khúc xạ như hay dụi mắt dù không buồn ngủ, hay chạy lại gần tivi khi xem, bạn nên dẫn bé đi khám thị lực ở những nơi chuyên về mắt. Ông Long cho rằng trẻ từ 2 tuổi trở lên nếu có dấu hiệu bị tật khúc xạ thì nên đeo kính có độ phù hợp. Thị trường cũng có loại kính mát có độ dành cho trẻ em. (Theo Sài Gòn Tiếp Thị) Chứng phiền muộn ở trẻ 5-8 tuổi Nếu con bạn thường xuyên buồn bã, uể oải, có thể bé đã mắc chứng phiền muộn, xảy ra ở khoảng 5% trẻ em và thanh niên. Chứng này có thể chữa trị được, vấn đề là bạn phải phát hiện nó. Nỗi buồn hoặc nỗi đau thông thường không phải chứng phiền muộn. Bạn đừng lo lắng nếu đôi khi con bạn tỏ ra chán nản hoặc kiệt sức. Cuộc đời có khi vui, khi buồn. Nỗi đau do mất mát hoặc nỗi buồn thông th ường sẽ tan biến trong một vài giờ hoặc một vài ngày. Nhưng nếu bé sầu muộn trong hai tuần, hoặc nỗi buồn đó cản trở các hoạt động hằng ngày, hay can thiệp vào các mối quan hệ của bé, thì có thể bé đang mắc chứng phiền muộn. Chứng này khiến bé thay đổi tính khí, bắt đầu bằng các dấu hiệu như tuyệt vọng, thiếu nghị lực và sự tích cực trong vài tuần, vài tháng hoặc trong vài năm (trường hợp này hiếm khi xảy ra). Dấu hiệu rõ ràng nhất là buồn rầu, dù trẻ nói rằng bé không cảm thấy buồn hoặc u sầu. Bé cũng hay tỏ ra cáu kỉnh. Một số dấu hiệu khác của chứng phiền muộn là
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2