Trở thành cha mẹ hoàn hảo -8
lượt xem 6
download
tập trung vào giai đoạn 7 tuổi. Trẻ ít tháng tuổi xem ti vi 3 giờ/ngày tăng nguy cơ hiếu động thái quá sau này lên 30%. Có lẽ vì vậy mà Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ đã đưa ra khuyến cáo: không nên cho trẻ dưới 2 tuổi xem tivi, hạn chế thời gian xem mỗi ngày của trẻ xuống còn 12 giờ. Khi trẻ nói dối Khi con nói dối, bạn tự hỏi nên trừng phạt bé hay tìm giải pháp khác? Để hình thành nhân cách tốt cho con, đừng quên các cách ứng phó dưới...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Trở thành cha mẹ hoàn hảo -8
- tập trung vào giai đoạn 7 tuổi. Trẻ ít tháng tuổi xem ti vi 3 giờ/ngày tăng nguy cơ hiếu động thái quá sau này lên 30%. Có lẽ vì vậy mà Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ đã đưa ra khuyến cáo: không nên cho trẻ dưới 2 tuổi xem tivi, hạn chế thời gian xem mỗi ngày của trẻ xuống còn 1- 2 giờ. Khi trẻ nói dối Khi con nói dối, bạn tự hỏi nên trừng phạt bé hay tìm giải pháp khác? Để hình thành nhân cách tốt cho con, đừng quên các cách ứng phó dưới đây mỗi khi bé không thành thật. Hiểu con Trẻ dưới 3-4 tuổi không hiểu rõ khái niệm nói dối. Bé “nói dối” có thể vì quên, vì tưởng tượng hay chỉ vì mong muốn được diễn tả điều đó thành lời. Ví dụ nếu trẻ ước gì mình đừng hái hoa của bà ngoại, cháu sẽ cố thuyết phục cha mẹ và bản thân rằng mình đã không làm vậy mà chỉ nhặt những bông hoa nằm sẵn trong vườn thôi. Khi 6 tuổi, trẻ bắt đầu phân biệt được giữa nói thật và nói dối. Vì vậy nói dối ở tuổi này cũng có nghĩa trẻ xác định được “động cơ” rõ ràng và biết mình đang lừa dối người lớn. Không “dàn bẫy” Đừng đưa ra những câu hỏi mà bạn biết rõ câu trả lời. Nếu bạn hỏi "Con ăn cái bánh trên bàn phải không?" khi vụn bánh còn bám trên áo và miệng bé thì điều đó chỉ khuyến khích trẻ nói dối. Tránh gọi con là kẻ dối trá Bằng không trẻ sẽ có cảm giác cháu cần phải “bịa chuyện” cho đáng với "danh hiệu" được gán. Bạn chỉ nên quan tâm đến tình huống trẻ nói dối. Đừng nhai đi nhai lại một lần mắc lỗi của trẻ. Làm gương tốt Có bao giờ trẻ “nghe lỏm” được bạn gọi tới công ty xin nghỉ bệnh trong khi bạn vẫn khỏe nhưng vì nhà có tiệc? Lời nói dối này sẽ quay trở lại hại bạn khi bạn cố dạy con trung thực.
- Không yêu cầu quá cao Yêu cầu quá sức con sẽ khuyến khích chúng nói dối để che đậy yếu điểm và sai sót. Trẻ có thể nói dối là cháu được 10 điểm đơn giản vì biết đó là điều bạn muốn nghe. Cảnh báo Cho trẻ biết cháu sẽ gặp ít rắc rối hơn nếu biết nói thật trong nhiếu tình huống. Hãy giải thích cho con sự thật rồi cũng đến lúc phơi bày. Hơi thở đầy mùi chocolate sẽ “tố cáo” bé cho dù bé có lớn tiếng không nhận. Ngợi khen kịp thời Khen trẻ thật lòng mỗi khi trẻ nói thật, nhất là trong những tình huống khó khăn. Hãy cho trẻ biết bạn nhìn nhận cố gắng của trẻ và trân trọng tính thật thà. Bí quyết để làm bạn cùng con Khuyến khích trẻ trò chuyện với mình là một điều không dễ dàng, cần sự dốc lòng dốc sức đáng kể của cha mẹ. Khi bạn đã dựng được nền tảng, những cuộc đối thoại sẽ đến nhẹ nhàng như một thói quen. Bí quyết ở đây là tìm ra được thời điểm và nơi chốn phù hợp nhất cho bạn và con cho dù là khi bạn tắm cho trẻ hay khi hai mẹ con xếp quần áo. Bạn còn phải bảo đảm rằng mình không phạm phải những lỗi thường gặp khi trò chuyện cùng con như: Giả bộ lắng nghe trẻ trong khi bạn thật ra đang lu bu l àm việc khác: Cuộc sống đầy những phân tâm, nhưng trẻ xứng đáng được bạn quan tâm. Nếu như bạn không thể dành cho bé gái 10 tuổi của mình thời gian bé đáng có, hãy cho bé biết rằng bạn đang bận rộn. Bé có thể buồn bực lúc đó nh ưng sẽ ít thất vọng hơn so với khi bạn giả bộ lắng nghe trong khi cứ đi lại trong nhà với hàng núi việc. Khi bạn chọn giải pháp này, có một lưu ý nhỏ: Nên gợi ý về cuộc trò chuyện mẹ con vào lúc khác trong ngày. Nếu bạn bỏ lỡ cơ hội lúc đó, bạn có thể khiến trẻ nghĩ rằng việc trò chuyện cùng trẻ kém quan trọng hơn trong ưu tiên của bạn. Ngắt lời trẻ trước khi trẻ nói xong: Chắc chắn bạn từng bị người khác ngắt lời; tất cả những gì họ quan tâm là khiến bạn ngừng nói. Vì vậy, xin đừng áp đặt lên con. Làm vậy có khi sẽ khiến trẻ thôi nói chuyện với bạn.
- Kết luận trước khi có đủ dữ kiện: Khi trẻ báo về vết xước trên chiếc xe cáu cạnh của bạn, thể nào bạn cũng ngay lập tức kết luận sai rằng chính trẻ gây nên vết xước đó. Việc tốt duy nhất mà bạn có thể làm là tỏ ra ăn năn và xin lỗi trẻ. Không hiểu được những điều trẻ không nói ra: Có khi trẻ không bao giờ nói hết những "cái quan trọng" trong câu chuyện với bạn. Nếu trẻ làm lơ những chi tiết quan trọng, không trả lời câu hỏi hay có vẻ giấu giếm gì đó... thì đó là những tín hiệu cho thấy bạn phải ngay lập tức ngừng nhặt rau mà dành hết tâm trí để nghe con nói. Nổi giận với trẻ vì bạn không thích những gì trẻ nói: Có một cách dễ dàng để đóng sập cánh cửa trò chuyện giữa cha mẹ và con, đó là nổi giận với trẻ chỉ vì không ưa những gì trẻ kể. Có thể là bé chỉ dông dài rằng cô giáo bất công, và bé ghét trường học... Bạn nên thông cảm với cảm giác của bé, chờ đến khi bé bình tĩnh lại và đưa ra những giải pháp của chính mình. Không tôn trọng những việc có vẻ to tát với trẻ nhưng vặt vãnh với bạn: Bạn nên nhớ rằng những vấn đề của con trẻ cũng quan trọng với trẻ nh ư những vấn đề của ta đối với ta vậy. Hỏi quá nhiều câu không đâu vào đâu: Nếu bạn đưa ra một loạt câu hỏi nhằm khiến trẻ "diễn lại" những việc đã xảy ra thì có vẻ như là bạn sa đà trong điều tra rồi. Bạn có thể xây dựng một cuộc đối thoại với ít câu hỏi hơn, hay đơn giản chỉ là:" Rồi sao nữa con". Thách thức ở chỗ bạn biết lúc nào thì im lặng và lúc nào nên nói. Đây là trò chơi không dễ chút nào vì trò này có khuynh hướng thay đổi khi trẻ lớn lên. Với thiếu niên, có một vài câu hỏi có thể khiến trẻ im luôn nhưng với trẻ nhỏ thì bạn phải hỏi tới. Đưa ra những lời khuyên vô chừng: Bạn có thể tha thiết muốn đưa ra những lời khuyên cho trẻ khi trẻ diễn giải những khó khăn mà nó đối diện ở trường và ở nhà. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn nên gác những lời khuyên đó lại trừ khi trẻ yêu cầu. Bạn cần phải khuyến khích trẻ tự nghĩ ra, cần tạo cơ hội để trẻ tự giải quyết vấn đề. Bạn đã lấy mất cơ hội này nếu vội vã đưa ra những lời khuyên thay vì lắng nghe. Lên lớp giáo điều con trẻ: Hãy nhớ lại xem bạn đã không còn lắng nghe như thế nào khi cha mẹ bạn chuyển sang "chế độ" lên lớp? Vậy cho nên, thay vì khiến con bạn cũng phải luyện để làm lơ, saolại không bỏ đi những "bài giảng" nặng nề và đưa ra những luận điểm thật bình tĩnh, súc tích và đừng mang âm hưởng à à của "tiến sĩ gây mê". Dạy con chấp nhận thất bại
- Cậu bé Toàn 4 tuổi rất vui khi thắng mẹ liền 2 ván xúc xắc. Đến ván thứ ba, mẹ cậu thắng. Toàn mất hết hứng thú và tuyên bố không chơi nữa. Mẹ hỏi, cậu phụng phịu bảo "con không thích" rồi bước ra khỏi phòng. Trường hợp như bé Toàn không phải là cá biệt. Rất nhiều cháu nhỏ khác cũng muốn mình là người chiến thắng trong mọi cuộc chơi và không có khả năng chấp nhận thất bại. Trẻ rất dễ chảy nước mắt hoặc nổi cơn giận dữ khi bị thua cuộc; đó là những biểu hiện thông thường khi nó đang coi chiến thắng là tất cả. Từ tuổi lên 4, lên 5, trẻ đã có xu hướng tự nhiên muốn trở thành người tốt nhất hoặc nhanh nhất trong mọi hoạt động. Chiến thắng làm cho trẻ cảm thấy mình điều khiển được môi trường xung quanh, và khơi gợi sự chú ý của cha mẹ, được tán dương, ôm ấp và vỗ tay - điều này giúp phát triển tính tự tin. Hầu như không có đứa trẻ nào thích thua cuộc; chúng có thể coi thua cuộc như một biểu hiện của sự bất lực, hoặc thất bại, thậm chí nó như là sự chỉ trích. 4-5 tuổi, trẻ có thể bị mê hoặc bởi chiến thắng từ những sự kiện thông thường cho đến các cuộc thi. Chẳng hạn, khi được mẹ đón về nhà sau giờ tan học, vừa dừng xe, cô bé học sinh lớp 1 có thể ngay lập tức chạy về phía cửa nhà và nói “Con về nhất”. Mục đích của bé là muốn chiến thắng anh hay chị của mình. Ra khỏi tốp đứng đấu, trẻ có thể than phiền, buộc tội đối thủ l à lừa dối, hoặc tạo ra những luật chơi mới tại một thời điểm thuận tiện. Ví dụ, một cậu bé ch ơi xúc xắc thua có thể tuyên bố rằng cậu được phép di chuyển con xúc xắc lại lần nữa. Hoặc giống như Toàn, cậu có thể từ chối sự thua cuộc một cách đơn giản bằng việc nói “không thích” và đi ra khỏi phòng. Dấu hiệu không tích cực của trẻ khi thua cuộc nên được dập tắt từ khi có mầm mống, bởi vì nếu nó cứ tiếp tục tồn tại cho đến khi đến trường, trẻ sẽ dễ bị mất bạn bè. Tiến sĩ Barbara Polland thuộc đại học bang California, Mỹ, khẳng định: “Việc học cách chấp nhận thất bại sẽ dạy cho trẻ tính tự trọng và biết sống hòa hợp với người khác”. Trong thực tế, có rất nhiều cha mẹ vô tình đã cổ vũ cho quan điểm "mình phải luôn chiếm vị trí số một" ở trẻ, đặc biệt là trong các cuộc thi thể thao. Trẻ có thái độ rất hòa thuận với phản ứng của cha mẹ, khi cha mẹ tuyên bố là nó đã chiến thắng. Nếu cha mẹ đưa ra một phán quyết ngược lại, trẻ sẽ không hài lòng. Để thay đổi điều này, nhiều chuyên gia tâm lý học khuyên các bậc cha mẹ hủy bỏ kết quả cuối cùng. Thay vào đó, nên nhấn mạnh tới điều trẻ đã làm mà có thể dễ nhận thấy nhất. Dưới đây là 4 cách giúp cha mẹ dạy cho con biết chấp nhận thất bại:
- Thỉnh thoảng, hãy để trẻ thua cuộc: Nếu cha mẹ luôn luôn để cho con thắng, trẻ sẽ phát triển những kỳ vọng không đúng với thực tế và khó chập nhận thất bại khi chơi với người khác. Tiến sĩ Polland cho rằng, một đứa trẻ cần được trải nghiệm cảm giác của cả sự thất bại lẫn chiến thắng. Yêu cầu trẻ chơi đẹp: Trước khi cuộc chơi bắt đầu, yêu cầu trẻ chơi theo đúng luật và cam kết không được ném đồ chơi khi thua, có bắt tay thỏa thuận. Luôn nhắc trẻ rằng cuộc chơi này chỉ mang tính chất vui vẻ. Nếu trẻ không có hứng thú chơi tiếp, hãy chuyển sang những hoạt động không mang tính cạnh tranh, ví dụ: kể chuyện, vẽ tranh. Đồng ý với trẻ là sẽ chuyển cuộc chơi này sang một ngày khác. Dạy con tôn trọng cảm xúc của người khác: Thật vui vì trẻ rất hưng phấn khi đánh bại bạn trong một cuộc chơi, nhưng không nên để trẻ khoe khoang về điều đó. Giải thích cho trẻ biết rằng bạn của nó có thể sẽ rất buồn khi thua cuộc v à khuyến khích trẻ đến an ủi bạn ấy. Khen ngợi sự tiến bộ của trẻ: Khi trẻ có hành vi đẹp, hãy tán dương. Ví dụ, trong trường hợp bé Toàn, người mẹ có thể nói: “Dù hôm nay con không thắng được mẹ, nhưng mẹ con mình đã chơi rất vui. Hôm nay mẹ thật may mắn, có thể ngày mai con lại thắng mẹ". ThS. Nguyễn Thành Đoàn, Equest Group 9 cách làm thay thế để không phải đánh trẻ Nghiên cứu thừa nhận rằng có nhiều bố mẹ không biết làm gì khác khi họ không muốn đánh trẻ. Theo nghiên cứu mới nhất cả tiến sĩ Murray Strauss, làm việc tại phòng nghiên cứu về lĩnh vực gia đình, ông xác nhận rằng nếu bạn đánh bé tức là bạn đã dạy bé sử dụng bạo lực khi giận và dạy bé dùng vũ lực để giải quyết vấn đề. Trong nghiên cứu này, tiến sĩ Murray Strauss chỉ ra rằng những trẻ hay bị bố mẹ đánh thường không có lòng tự trọng, hay phiền muộn và chấp nhận một công việc có mức lương thấp khi trưởng thành. Do đó, dưới đây là 9 cách làm thay thế để tránh đánh bé. 1. Bình tĩnh Đầu tiên, khi bạn muốn đánh hoặc bạt tai bé vì bạn cảm thấy giận và không tự chủ được, thì bạn nên tránh xa tình huống đó nếu có thể. Bình tĩnh và thư giãn. Trong khi thư giãn, bạn thường thay đổi thái độ và tìm ra cách giải quyết vấn đề. Đôi khi, bạn mất tự chủ bởi vì bạn phải chịu đựng quá nhiều căng thẳng. Khi bạn đang vội vàng chuẩn bị bữa tối, các con bạn đánh nhau, điện thoại reo, đúng lúc đó
- con bạn làm rơi hộp đậu, vậy là bạn mất tự chủ. Nếu bạn không thể tránh khỏi tình huống đó, thì bạn hãy thử đi tới đi lui và đếm từ 1 đến 10. 2. Tự chăm sóc bản thân Nhiều cha mẹ thường đánh trẻ con khi họ không có thời gi an dành cho họ, họ cảm thấy kiệt sức và vội vàng. Do đó, bạn hãy dành thời gian để tập thể dục, đọc sách, đi bộ,… đó là điều rất quan trọng. 3. Ân cần nhưng kiên quyết Một tình huống khác khiến cha mẹ th ường đánh trẻ con là khi con bạn không làm theo những yêu cầu lặp đi lặp lại của bạn. Cuối cùng bạn đánh trẻ để khiến bé hành động theo yêu cầu của bạn. Giải quyết tình huống này: Đến gần con bạn, nhìn thẳng vào mắt bé, nhẹ nhàng chạm vào người bé và ân cần nhưng kiên quyết nói với bé rằng bạn muốn bé làm việc gì đó như “Mẹ muốn con giữ trật tự.” 4. Đưa ra các lựa chọn Cho con bạn lựa chọn, đó là phương pháp hiệu quả khiến bạn tránh đánh bé. Nếu bé đang nghịch thức ăn trên bàn, bạn có thể hỏi “Hoặc là con ngừng nghịch thức ăn hoặc là con phải rời bàn ăn” Nếu con bạn tiếp tục nghịch ngợm, bạn hãy ân cần nhưng kiên quyết nhấc bé khỏi bàn ăn. Sau đó nói với bé rằng bé có thể quay trở lại bàn ăn khi nào bé thật sự muốn ăn, và không nghịch thức ăn nữa. 5. Sử dụng các kết quả logic Các kết quả liên quan logic tới hành vi của bé sẽ dạy bé học tinh thần trách nhiệm. Ví dụ, nếu bạn đánh con bạn vì bé làm vỡ cửa sổ nhà hàng xóm, thì bé sẽ học được điều gì qua tình huống này? Bé sẽ hiểu rằng đừng bao giờ lặp lại điều đó, những bé còn hiểu rằng bé phải giấu lỗi lầm của bé bằng cách đổ lỗi cho người khác, nói dối,…Bé có thể cho rằng bé là người tồi hoặc bé giận dữ và tìm cách trả thù cha mẹ vì họ đã đánh mình. Khi bạn đánh trẻ, bé có thể hành động theo yêu cầu của bạn nhưng do bé sợ lại bị bạn đánh. Tuy nhiên, bạn hãy tự hỏi mình liệu bạn muốn bé hành động do lo sợ bị đánh hay bạn muốn bé hành động bởi vì bé tôn trọng bạn? Cũng với ví dụ trẻ đánh vỡ cửa kính nh à hàng xóm, nếu bạn ân cần nhưng kiên quyết nói với bé “Mẹ đã nhìn thấy con đánh vỡ cửa kính, vậy bây giờ con làm gì để sửa cửa kính đây?” thì trẻ sẽ quyết định cắt cỏ nhà hàng xóm và rửa xe của họ nhiều lần để trả chi phí làm vỡ cửa sổ. Qua đó bé sẽ hiểu rằng sai lầm là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, và bé có thể phạm sai lầm nhưng điều quan trọng là bé phải có trách nhiệm sửa chữa sai lầm đó. Do đó, bé sẽ không tập trung vào
- sai lầm nữa mà có trách nhiệm sửa chữa nó. Vì vậy, trẻ sẽ không giận dữ và không trả thù cha mẹ. Và điều quan trọng nhất là lòng tự trọng của con trẻ không bị huỷ hoại. 6. Bồi thường Khi con bạn phá vỡ thoả thuận, cha mẹ thường muốn trừng phạt bé. Vì vậy, thay vì trừng phạt bé, bạn có thể để bé bồi thường. Bồi thường là một công việc mà con bạn phải làm khi trẻ phá vỡ thoả thuận để tự bé khôi phục lòng tin của người mà bé đã không giữ lời hứa. Ví dụ, một số cậu bé ngủ ở nhà một cậu bạn. Cha cậu bé yêu cầu mọi người không được ra khỏi nhà vào lúc nửa đêm. Các cậu bé đã không tuân theo thoả thuận đó. Người cha rất giận và trừng phạt chúng bằng cách không cho chúng ngủ ở đây trong vòng 2 tháng. Cậu bé chủ nhà và bạn của cậu nổi giận, sưng sỉa mặt mày và không hợp tác. Người cha nhận ra mình đã làm điều gì. Ông xin lỗi vì đã trừng phạt chúng và nói rằng chúng đã phụ lòng tin của ông và thảo luận về tầm quan trọng của việc giữ lời hứa. Sau đó, ông yêu cầu các cậu bé phải bồi thường. Bọn trẻ quyết định xẻ hộ người cha đống gỗ ở sân sau. Bọn trẻ trở nên thích thú và nhiệt tình với công việc và sau đó chúng giữ lời hứa vào những lần sau đó. 7. Tránh xung đột Khi trẻ con hỗn xược với cha mẹ, bạn rất dễ nổi nóng và bạt tai bé. Trong tình huống này, tốt nhất là bạn nên tránh ngay lập tức. Đừng rời phòng trong tâm trạng bực tức hoặc thất bại. Mà bạn hãy bình tĩnh nói rằng “Mẹ sẽ đi sang phòng bên cạnh cho đến khi nào con ăn nói lịch sự hơn”. 8. Hành động ân cần và kiên quyết Thay vì đập vào tay hoặc mông bé khi bé định lấy một thứ gì đó mà không hỏi ý kiến, bạn hãy ân cần và kiên quyết nhấc bé lên và mang bé sang phòng bên. Đưa đồ chơi hoặc một vật hấp dẫn bé và nói “Con sẽ chơi thứ đó khi nào con lớn”. Bạn có thể sẽ mất nhiều thời gian nếu như bé khăng khăng đòi. 9. Báo tin trước Trẻ con thường nổi giận khi bạn không báo trước tình huống mới hoặc bé cảm thấy không có quyền hành. Thay vì yêu cầu con bạn phải ra về ngay lập tức, thì bạn hãy nói rằng 5 phút nữa bạn sẽ đi về. Điều này giúp bé nhanh chóng hoàn thành nốt trò chơi. Giận dữ là một dạng bạo lực trong xã hội. Một dạng bạo lực tinh vi hơn là đánh bé bởi vì điều đó ảnh hưởng đến lòng tự trọng của con bạn, khiến bé cụt hứng, nổi
- loạn và không hợp tác với bạn. Bạn cần biết cách hợp tác và giải quyết sáng tạo các vấn đề mà không cần sử dụng quyền lực và bạo lực. Theo Lamchame.com 7 đặc điểm ưu việt của cha mẹ hoàn hảo Sau đây là 7 đặc điểm ưu việt của cha mẹ hoàn hảo để chúng ta tham khảo và hướng tới. Điều này không có nghĩa là cứ có 7 đặc điểm này là chúng ta đã là những cha mẹ hoàn hảo, tuy nhiên những cha mẹ hoàn hảo có 7 đặc điểm ưu việt này. Tuy hoàn hảo là điều không thể có được nhưng là cái đích để ta hướng tới. 1. Sức khoẻ: Cha mẹ phải thật khoẻ mạnh và tráng kiện để con cái trong gia đình có thể trông cậy trong gần 20 năm trời. Trong đời sống, các bậc cha mẹ phải luôn để ý tr ước hết đến sức khoẻ tinh thầnh lẫn thể xác để con cái luôn thấy họ khoẻ mạnh, đáng trông cậy đến và chúng không cần phải an ủi cho đến lúc chúng trưởng thành, lớn khôn. Những bậc cha mẹ như vậy rất giàu tình thương, họ luôn dành cho con cái của họ những tình thương vô điều kiện và họ tràn đầy sinh lực để có thể l àm tròn nghĩa vụ làm cha mẹ vốn vô cùng gian nan này. 2. Sự nhạy cảm: Những bậc cha mẹ mẫu mực luôn có khả năng “bắt tính hiệu” rất nhạy cảm với những đòi hỏi tình cảm của trẻ, vì chúng chưa đủ khôn lớn để bày tỏ được rõ ràng. Các bậc cha mẹ biết dùng trực giác để phán đoán và quyết định phù hợp với từng đứa trẻ, từng hoàn cành riêng, họ không quá trông cậy vào những nguyên tắc, nhưng lý thuyết, hay những “sách bửu bối” về cách nuôi dạy trẻ. Họ cũng rất nhạy cảm với chính những nhu cầu tình cảm của bản thân, họ sống không quá khép kín, họ thích mở rộng những mối giao l ưu, họ thật sự sống chân thành với những người sống gần gũi xung quanh. 3. Sống chan hoà với mọi người: Họ hay quan tâm đến mọi người và thích tham dự những buổi hội hè cho dù bản tính họ thích những cuộc vui nhỏ và thân mật hơn. Họ tôn trọng tình bạn, sẵn sàng bỏ thời gian và công sức để mở rộng, và giữ gìn tình bạn. Nói chung, họ được mọi người xung quanh đánh giá là người dễ gần và dễ mến, họ được xem là người vui vẻ và dễ chịu, bạn bè đồng nghiệp và hàng xóm láng giềng mến họ. Trong cuộc sống, họ luôn dành khoảng thời gian rảnh rỗi để tổ chức những cuộc gặp gỡ thân mật, với bạn bè và hàng xóm. Chung chung là họ tin cậy người khác, sống vui vẻ với bạn bè đồng nghiệp. Họ luôn tìm được những dịp thuận lợi để con cái được
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
7 cách phát triển IQ cho trẻ
3 p | 144 | 27
-
Trở thành cha mẹ hoàn hảo - 1
8 p | 124 | 16
-
Trở thành cha mẹ hoàn hảo -2
8 p | 107 | 11
-
Trở thành cha mẹ hoàn hảo -3
8 p | 70 | 11
-
6 lỗi lớn phụ huynh cần tránh khi dạy con
6 p | 83 | 10
-
Trở thành cha mẹ hoàn hảo -4
8 p | 88 | 10
-
Trở thành cha mẹ hoàn hảo -7
8 p | 84 | 10
-
ĐỐI PHÓ VỚI CÁC SỞ THÍCH CỦA CON TRẺ -3
5 p | 80 | 9
-
Trở thành cha mẹ hoàn hảo -6
8 p | 74 | 9
-
Trở thành cha mẹ hoàn hảo -5
8 p | 54 | 9
-
Trở thành cha mẹ hoàn hảo -9
7 p | 94 | 8
-
5 hành vi của cha mẹ khiến trẻ bị stress
3 p | 80 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn