intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trở thành cha mẹ hoàn hảo -7

Chia sẻ: Cao Tt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

85
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

trọng và bị giày vò bởi cảm giác tội lỗi. Nhờ giáo dục đạo đức tốt, trẻ sẽ dần thấm nhuần các giá trị nhân bản, có bản lĩnh, dám chống lại các động thái xấu. (Theo Phụ Nữ TP HCM) Trẻ hư có thể do rối loạn tâm lý Khoa Tâm thần Bệnh viện Nhi Trung ương từng điều trị cho một bé trai 9 tuổi bị rối loạn hành vi dạng gây hấn, thích bạo lực. Qua tìm hiểu, các bác sĩ được biết đây là phản ứng của trẻ do hay bị bố mẹ mắng mỏ và...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trở thành cha mẹ hoàn hảo -7

  1. trọng và bị giày vò bởi cảm giác tội lỗi. Nhờ giáo dục đạo đức tốt, trẻ sẽ dần thấm nhuần các giá trị nhân bản, có bản lĩnh, dám chống lại các động thái xấu. (Theo Phụ Nữ TP HCM) Trẻ hư có thể do rối loạn tâm lý Khoa Tâm thần Bệnh viện Nhi Trung ương từng điều trị cho một bé trai 9 tuổi bị rối loạn hành vi dạng gây hấn, thích bạo lực. Qua tìm hiểu, các bác sĩ được biết đây là phản ứng của trẻ do hay bị bố mẹ mắng mỏ và thiếu sự chăm sóc, quan tâm. Ở tuổi lên 9, cháu Văn Hùng đã có hành vi kinh người như chủ động đại tiện ra quần và bôi phân lên tường khi người lớn không cho xem chương trình truyền hình ưa thích, đập vỡ chai bia làm vũ khí chống lại khi bị bố mẹ mắng. Các trò chơi ưa thích của cháu là treo cổ búp bê, chiến đấu với những con vật (đồ chơi) to lớn hung dữ như khủng long, hổ, báo. Hùng đã nhiều lần bị nhốt trong nhà cả buổi vì có hành động như vậy. Ở trường học, Hùng cũng biểu diễn các trò bạo lực, phá phách. Khi cô giáo hỏi tại sao làm vậy, cháu đáp gọn lỏn: "Ai bảo cứ mắng n ên thích làm như thế đấy". Gia đình Hùng không hạnh phúc, bố mẹ ly thân, không quan tâm chăm sóc con. Các bác sĩ cho rằng những hành vi trên của trẻ có thể là cách giải tỏa những ấm ức phải chịu đựng hằng ngày. Sau một thời gian điều trị tâm lý, cháu đã học tốt và hết rối nhiễu. Còn Đình Nam, 16 tuổi, học sinh trường giao dưỡng Thanh Trì (Hà Nội) cũng được coi là một trường hợp rối nhiễu tâm lý do hoàn cảnh. Nam tâm sự: "Ra trường, cháu xin ở lại đây hoặc đi đâu thì đi chứ dứt khoát không về nhà. Giờ thì cháu không còn sợ bị ăn đòn nữa nhưng không thích về vì bố cháu hay đánh mắng, rủa anh em cháu là đồ ăn hại, nuôi cho tốn cơm gạo. Mẹ sợ bố nên chẳng dám can ngăn gì. Cháu chán quá nên đã bỏ đi lang thang với bạn bè cho sướng, rồi gây nhiều lỗi mà bị đưa vào đây". Theo các nhà tâm lý, đây là trường hợp rối loạn trong hành động, cảm xúc thuộc loại có hành động chống đối gia đình, xã hội do sang chấn tinh thần. Theo tiến sĩ Mai Thị Kim Thanh, khoa Xã Hội học Đại học quốc gia Hà Nội, việc bị bố mẹ đánh mắng thường xuyên, phải chứng kiến xung đột của bố mẹ hay có xung đột với bố mẹ mà không được giải tỏa... sẽ gây cho trẻ những vấn đề ứng xử trầm trọng kéo dài, thậm chí đến hết đời. Trẻ sẽ rút vào tháp ngà, trở nên "lãnh cảm", dễ mắc các bệnh tính, thậm chí bỏ học, đi bụi đời và phạm tội. Tuy vậy, trên thực tế, khi trẻ mắc lỗi, phần lớn các vị phụ huynh trừng phạt bằng cách mắng nhiếc (65%), đánh (26%).
  2. Các nghiên cứu về trầm uất kinh niên ở trẻ em cho thấy, các xung đột gia đình, những câu nói nặng nề mà cha mẹ nói với nhau hoặc với trẻ có thể gây nên những tổn thương ở thùy não, tiểu não. Chúng ảnh hưởng tới sự phát triển của hệ thần kinh trẻ, nhất là vùng não phải chịu trách nhiệm về sự tập trung chú ý và trí nhớ. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ kém phát triển về trí tuệ. Bà Kim Thanh cho rằng, rối loạn tâm lý ở trẻ hiện đã trở thành một vấn đề xã hội. Nó xuất hiện cả ở những gia đình mà cha mẹ học vấn cao, sống trong môi trường có hệ thống truyền thông tốt. Điều tra tại Hà Nội cho thấy, các rối loạn này xuất hiện ở trẻ trong nhiều giai đoạn. Trong đó, những hành vi như nói dối, bắt nạt, đe dọa người khác, gây gổ, đánh nhau, chống đối... thường có ở những trẻ đang học cấp 2 - lứa tuổi còn non nớt về trí tuệ. Những xung đột trong cuộc sống có thể khiến trẻ nghi ngờ mọi cách giải quyết tích cực tr ước đây của mình như cần cù, chăm chỉ, vâng lời... và ứng xử theo hướng ngược lại. Những hành vi này có nguy cơ dẫn trẻ đến những rối loạn hành động mang tính chất nguy hiểm, gây hại cho bản thân và xã hội. Tiến sĩ Phạm Thịnh, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em cho rằng, hầu hết trẻ em bất th ường về tâm lý sống trong gia đình có hoàn cảnh không bình thường. Chẳng hạn như trường hợp của Nguyễn Vinh, 16 tuổi. Cậu bé này rất lười học và thường gây xung đột trong gia đình, nhất là với bố dượng. Ông này hay lấy đồ trong gia đình và của người khác cầm lấy tiền khao bạn bè. Vì vậy, dù được bố dượng cho ăn học tử tế và luôn tỏ ra mong muốn cậu sinh hoạt một cách quy củ nhưng Vinh vẫn thích phá quấy. Dù phải chịu nhiều hình phạt như nhịn ăn khi về muộn, đứng ngoài sân cả đêm, "cúp" tiền tiêu vặt... nhưng Vinh vẫn dửng dưng. Theo ông Thịnh, đây là dấu hiệu của một nhân cách bệnh lý hoặc loạn tâm thật sự do hoàn cảnh. Để tránh rối nhiễu tâm lý cho trẻ em, giới chuyên môn khuyên các bậc cha mẹ nên dành nhiều thời gian để gần gũi và hiểu con cái. Điều quan trọng nhất là phải thật sự tôn trọng trẻ. Thanh Nhàn 8 bước tắm cho trẻ sơ sinh Đối với các cặp vợ chồng trẻ (ch ưa có con lần nào) công việc tắm cho em bé thật là mới mẻ và khó khăn. 8 bước hướng dẫn dưới đây sẽ giúp cho các ông bố bà mẹ mới sẽ thực hiện công việc này một cách dễ dàng hơn. 1. Trước tiên, chuẩn bị các vật dụng: chậu tắm, quần áo, tã lót, khăn tắm, nước ấm, các sản phẩm: dầu gội đầu, dầu - sữa tắm, phấn, que gòn, bông gòn. Kiểm tra độ ấm của nước bằng cùi chỏ. Nên đặt chậu tắm ở nơi kín gió.
  3. 2. Cởi quần áo bé ra, ngoại trừ tã lót. Thoa dầu lên những nơi có "cứt trâu" để làm mềm và tróc các lớp vảy này ra. 3. Ẵm bé trong lòng tay, làm ướt tóc và thoa dầu gội lên đầu bé. Gội đầu bé thật sạch bằng nước ấm, sau đó lau khô. 4. Cởi tã lót của bé ra vệ sinh bộ phận sinh dục thật kỹ rồi cho bé v ào chậu nước. Nếu bé còn quá nhỏ thì nên giữ bé ở tư thế nằm ngửa trong chậu. Chọn chậu tắm thiết kế hợp với tư thế nằm ngửa của bé. 5. Thoa sữa tắm lên mình bé, nhẹ nhàng lau người bé bằng một khăn vải xô. Tắm sạch lại bằng chậu nước ấm khác. 6. Sau khi tắm xong, nhanh chóng mang bé vào giường, thoa phấn rôm lên cổ, nách, cánh tay, vùng bẹn, mông để tránh bị hăm. Thấm ướt bông gòn lau vùng mắt cho bé, lau từ bên trong ra ngoài. 7. Dùng que gòn thấm dầu vệ sinh, lau sạch vùng mũi, tai và rốn cho bé. 8. Cuối cùng mặc tã lót và quần áo vào cho bé. (Theo Thanh Niên) Hãy để trẻ vui chơi trong ngày hè Nhờ vui chơi, trẻ có thể tự khám phá và trải nghiệm theo cách riêng của mình và phát triển những kỹ năng sống mà trường lớp không thể trang bị được cho chúng. Đó là khả năng giao tiếp, làm việc theo nhóm, giải quyết xung đột, hoạch định, lãnh đạo... Kỳ nghỉ hè thực sự với nghỉ ngơi, vui chơi giải trí dường như là một phần thưởng mà các em rất mong đợi, sau 9 tháng học tập với một thời gian biểu d ày đặc những "công việc". Nhưng do sức ép học đường, kỳ nghỉ hè trở thành “học kỳ 3”. Chuyện nghỉ ngơi, chơi đùa trở thành một phần thưởng “xa xỉ” mà các bậc phụ huynh thường hạn chế tưởng thưởng cho trẻ một cách “hào phóng”. “Con tôi năm tới sẽ lên lớp 5, là lớp cuối cấp. Chương trình học của cháu năm tới đây sẽ nặng lắm, nên tôi muốn tranh thủ mấy tháng hè cho cháu học trước đi là vừa!” - Chị Kim Loan ở quận Phú Nhuận, TP HCM, tâm sự. Cũng có những gia đình do không có điều kiện trông nom và không yên tâm khi con t ự chơi ở nhà đã tìm cách gửi gắm nhà trường quản lý. Trường hợp của chị Minh Nguyệt, quận Bình Thạnh, là một ví dụ. Chị Nguyệt cho biết: “Tôi rất bận, công việc lúc nào
  4. cũng tất bật, nhiều khi phải làm việc quá giờ, thứ bảy, chủ nhật cũng làm luôn. Nhiều lúc thấy con học nhiều quá, cũng tính nghỉ hè sẽ cho cháu đi chơi chỗ này chỗ kia. Nhưng rồi công việc cứ cuốn tôi đi, không biết lúc nào mới dứt ra được”. Khi được hỏi về kế hoạch cho kỳ nghỉ hè của cậu con trai 8 tuổi của mình, chị Lệ Hoa ở quận 4 cho biết: “Cháu nó cũng xin tôi khi nghỉ h è sẽ tham gia sinh hoạt câu lạc bộ đá bóng và vẽ, nhưng tôi thấy không an tâm vì đâu có thời gian đi theo canh giữ cháu. Lỡ nó chơi bị vấy bẩn, rồi té đau… Tốt nhất là cứ ở nhà, học bài còn có ích hơn”. Theo quy luật phát triển tâm sinh lý tự nhiên của con trẻ, chơi và học là hai việc khó có thể tách rời. Tiến sĩ Mai Ngọc Luông, Viện Nghiên cứu Giáo dục, Đại học Sư phạm TP HCM, cho rằng với những đứa trẻ, sự năng động (chính xác h ơn là sự hiếu động) hay ngay cả sự th ư giãn của các em thường được biểu hiện cụ thể rõ ràng. Với các em, vạn vật đang diễn ra trong thế giới này đều mới chỉ là sự bắt đầu, chúng muốn được khám phá bằng trực giác, bằng mắt thấy, tai nghe. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng không có gì làm cho trẻ nhận biết và phát triển tư duy nhanh hơn là cho chúng tự chạm tay vào đồ vật, tự khám phá sự việc bằng các giác quan, cảm xúc. Chính vì vậy, chơi đùa tưởng chừng vô bổ, thực ra rất tốt cho trẻ. Chơi tạo điều kiện cho trẻ khám phá và mày mò tìm hiểu những cái mới. Khi chơi, trẻ tự đặt ra những câu hỏi ngô nghê nhưng trong nhiều trường hợp là tiền đề cho việc giải quyết vấn đề mang tính đột phá. Việc chơi còn giúp trẻ tự tin, mạnh dạn hơn. Chơi đùa cùng nhóm sẽ giúp trẻ phát triển những kỹ năng xã hội quan trọng như giao tiếp, khả năng làm việc theo nhóm. Chưa kể, khi vui chơi nếu trẻ có năng khiếu sẽ bộc lộ khả năng lãnh đạo, kỹ năng tổ chức, giải quyết xung đột giữa các bạn chơi... Chơi còn giúp cho bố mẹ phát hiện thiên phú của trẻ. Nhiều trẻ tối ngày cứ mày mò lắp ráp đồ chơi, máy móc hư. Có em thì lại lấm lem bẩn với màu sắc. Trẻ khác thì lại nghịch bẩn với đất cát, cây trồng. Thậm chí có em lại thích lăn lộn với quả bóng. Hãy tôn trọng sở thích của chúng. Điều này không hoàn toàn có nghĩa là nhất định các em sẽ thành đạt trong những lãnh vực đó. Nhưng những sở thích như vậy sẽ làm cho chúng “tròn trịa” hơn khi lớn lên về thẩm mỹ, tri thức và cả những kỹ năng xã hội mà trường lớp chưa chắc trang bị cho chúng được. Thông qua vui chơi, cha mẹ còn có thể hiểu được sở thích và mối quan tâm của trẻ, có thể chỉ bằng những món đồ nhỏ mà chúng bỏ quên trong túi quần, hoặc túi áo. Đơn giản là vì trẻ có thói quen giữ lại những vật dụng mà mình thích trong túi quần áo của các em. Những sở thích, thiên khiếu này nếu được nuôi dưỡng có thể trở thành những tài năng lớn sau này. Hãy tận dụng những thời gian trống giữa các kỳ học, và cả những kỳ nghỉ hè để cho các em được vui chơi, vì đó cũng chính là những lúc các em học được rất nhiều.
  5. T.H Làm gì khi con trót "mang bầu"? Khi biết tin con gái "trót dại", đa số cha mẹ đều hoang mang, lo lắng. Nhiều người quan niệm đây là một tội tày đình, một mất mát lớn, và coi đó là một vết nhơ của gia đình. Trong đó, người mẹ thường phải chịu nhiều áp lực hơn cả, bởi lẽ quan niệm "con hư tại mẹ" đã tồn tại nhiều năm trong xã hội... Nước xa không cứu được lửa gần... Ngày càng nhiều trường hợp các em gái vị thành niên tìm đến bệnh viện để "giải quyết hậu quả". Nhưng đằng sau sự can thiệp lạnh lùng của bác sĩ là những nỗi đau đớn về thể xác và tinh thần mà các em phải chịu đựng. Đêm đã khuya, đầu dây bên kia vang lên tiếng nức nở: "Cô ơi, cháu sợ quá hình ảnh đứa bé luôn ám ảnh cháu... Bác sĩ nói, nó sống đ ược từ đêm đến tận sáng mới chết. Cháu làm sao có thể bếp tục sống hả cô?". Đó chỉ là một trong hàng trăm cuộc điện thoại của các cô gái trong tuổi ô mai đã trót có thai, hoặc vừa đi phá thai gọi điện đến đường dây tư vấn 1088. Nhiều em quá lo sợ nên tìm mọi cách giấu cha mẹ, đến khi người lớn biết thì mọi chuyện đã quá muộn. 16 tuổi, Thúy yêu người bạn cùng lớp. Tình yêu đó có lẽ cũng sẽ hồn nhiên như bao mối tình học trò khác nếu như mẹ em không ra tay can thiệp. Trước hết, bà gặp cô giáo chủ nhiệm, yêu cầu cô giáo có biện pháp. Tình yêu bị ngăn cản lại càng trở nên mãnh liệt, Thúy và cậu bạn đã trót vượt quá giới hạn... Đến khi mẹ em biết chuyện thì cái thai đã sang tháng thứ 6. Với bà, đây là một chuyện tày đình, và ngay lập tức bà muốn "phi tang" để giữ gìn danh dự của gia đình. Mẹ Thúy giấu biệt chuyện cô con gái "hư hỏng", bà dắt con vào một bệnh viện tư để "giải quyết hậu quả" cho kín đáo. Nhiều người mẹ quá hoang mang, lo lắng khi thấy cái thai trong bụng con gái đã quá lớn không phá được nữa, do đó họ đã chọn cách giải quyết êm thấm nhất là: Đưa con đến một nơi thật xa để sinh, sau đó cho đứa trẻ đi làm con nuôi. Việc làm này sẽ được cả gia đình giấu kín để không bị mang tai tiếng về sau. Song với cô con gái thì đó mãi mãi là một mất mát không gì bù đắp được. Những kẻ "tội đồ"
  6. Sau một tuần nghỉ học, bạn bè thấy Trâm đến lớp trong tâm trạng thất thần, bất an. Sức học của Trâm sút hẳn, em không giao tiếp với bất cứ ai và luôn tỏ ra lo sợ. Cô học trò lớp 9 này vừa trải qua một cơn ác mộng kinh hoàng. Đó là trong những lần đi chát, Trâm đã quen một người lớn hơn 5 tuổi. Cô bé ngây thơ bị choáng ngợp trước sự quan tâm "người lớn" của anh chàng, và đã không ngại ngần gì khi hàng tỏ ý muốn gặp mặt. Trong lần đầu tiên ấy, Trâm đã bị gã họ sở "đưa vào đời" rồi gã bỏ gã đi biệt tăm. Nỗi đau thể xác và tâm hồn chưa nguôi, Trâm tiếp tục phải chịu đựng thêm một áp lực nữa: Mẹ em phát hiện ra "điều không b ình thường" của con gái. Vốn nóng tính, mẹ không cho em giải thích, mà chỉ một mực tra khảo: "Thằng ấy con cái nhà ai? ở đâu? Mày không khai ra tao giết". Kèm theo mỗi câu tra khảo là một cái tát và những câu mắng chửi thậm tệ. Khốn nỗi, Trâm cũng không biết lai lịch anh chàng kia thì làm sao nói cho mẹ rõ được. Trong mắt mẹ bây giờ, Trâm là một cô bé hư hỏng, đua đòi và bất trị. Không tìm ra ngọn nguồn sự việc, bà lại càng bực mình bơn. Mặc dù vẫn đưa con đi "phá thai", nhưng cơn giận của mẹ Trâm vẫn sùng sục và có thể bùng lên bất cứ lúc nào. Trâm giống như một cái gai trong mắt mẹ, cô bé tội nghiệp cứ đi học thì thôi, về lại nem nép lo sợ... Ai cũng biết chuyện Tùng và Thu yêu nhau, tình yêu của hai cô cậu sinh viên này không mấy suôn sẻ vì phụ huynh hai bên "ghét nhau ra mặt". Họ thường đem con cái ra mắng chửi, cấm đoán. Bị phản đối quá nhiều, trong lúc quẫn trí, T ùng rủ Thu trốn vào miền Nam. Họ bị bắt quay trở lại khi chưa kịp lên tàu. Lúc này Thu đã trót "có bầu" với người yêu. Mặc cho hai đứa con khóc lóc, van xin, hai người mẹ vẫn mắng chửi nhau chan chát bằng ngôn ngữ chợ búa. Và kết cục thì mẹ Tùng không chấp nhận đứa con dâu là Thu, với một câu nói xanh rờn: "Ai bảo con bà dại cho bà chết". Mẹ con Thu lúc này mới bừng tỉnh với nỗi nhục nhã, thất bại ê chề... Ý kiến của chuyên gia tâm lý Tâm trạng của các bà mẹ khi biết con "trót dại" là đều có thể hiểu và thông cảm được. Con dại cái mang, không ai muốn con mình phải mang tiếng xấu ở đời. Tuy nhiên, khi sự đã rồi thì nên chấp nhận thực tế và bình tĩnh để chọn giải pháp nào "ít mất mát nhất". Phần đông các em gái khi gặp tình huống này thì rất hoang mang, hoảng sợ, nếu các mẹ cũng hành động mất bình tĩnh sẽ đầy con vào khủng hoảng nặng nề hơn. Thực tế, nhiều em lâm vào tình trạng quá bế tắc hoảng sợ đã có những hành vi dại dột như bỏ nhà đi, uống thuốc tự vẫn... Người mẹ hãy là chỗ dựa tinh thần cho con, tạo được sự tin cậy, giúp con vượt qua nỗi đau và mặc cảm. Khi đã tạo được tâm lý bình ổn cho con, người mẹ cần đưa con đến những cơ sở y
  7. tế đáng tin cậy để bác sĩ có hình thức can thiệp kịp thời và hạn chế những di chứng về sau.2006 (Theo PNVN) Nguyên tắc mua đồ chơi cho trẻ Chơi là một cách học nghiêm túc, giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh, phát triển tính sáng tạo. Chọn đồ chơi cho trẻ, vì thế, không phải chuyện dễ dàng. - Trước tiên, chọn đồ chơi phù hợp với tuổi của trẻ. Dè chừng các độ tuổi ghi trên bao bì sản phẩm và không nên quá lạc quan trước các khả năng của trẻ. - Các đồ chơi đưa ra những khả năng sử dụng khác nhau giúp trẻ sáng tạo hơn. Có thể lựa chọn những đồ chơi mà trẻ có thể chơi một mình hay chia sẻ với bạn khác. - Một đồ chơi được coi là hợp lý nếu khi sử dụng, nó kích thích sự phóng túng và sáng tạo của trẻ. Không nên lạm dụng các đồ chơi rô bốt thụ động. - Trẻ phải tiếp cận được với nội dung của đồ chơi, nghĩa là nội dung đó phải phù hợp với kinh nghiệm của trẻ về thế giới xung quanh. - Kích thước đồ chơi cũng rất quan trọng. Trẻ nhỏ chưa chắc đã thích đồ chơi nhỏ, trẻ lớn không nhất thiết ưa các đồ chơi lớn. - Chất liệu liên quan đến sự an toàn của trẻ khi chơi. Chất liệu gỗ là an toàn nhất. Cần lưu ý đồ chơi làm bằng nhựa, cao su. - Về hình dạng và màu sắc, trẻ nhỏ thường thích hợp với màu sắc đơn giản, không nguy hiểm và tạo cảm giác an toàn. Màu đồ chơi không cần thiết phải giống đời thực, một chiếc đầu tàu hỏa màu đỏ chắc chắn sẽ xinh xắn, đáng yêu hơn màu đen. Ngoài ra, trẻ nhỏ cũng rất thích những màu trang trí phụ. - Đồ chơi phải đem lại nhiều khả năng sử dụng hay giúp thiết lập mối quan hệ tình cảm. Cùng với thời gian, trẻ sẽ thiết lập mối quan hệ cá nhân với đồ chơi của mình. - Kết cấu và bộ máy của đồ chơi cần dễ hiểu với trẻ, để khi khám phá, trẻ có thể mở rộng kinh nghiệm về thế giới xung quanh.
  8. Ngọc Nhàn Nhận dạng trẻ hiếu động Khác với những đứa trẻ bình thường, con bạn lúc nào cũng nghịch không biết mệt. Bạn lo lắng chẳng hiểu cháu có mắc chứng hiếu động thái quá không. Các dấu hiệu sau sẽ giúp bạn kiểm chứng. Bốc đồng Trẻ hiếu động thái quá hành động rất nhanh và nông nổi, không xem xét hậu quả. Trẻ làm việc qua quýt, cẩu thả, viết xấu, không nỗ lực và luôn tìm kiếm sự đơn giản. Trẻ còn không biết chờ đợi. Nếu bạn hứa cho con đi công viên thì phải thực hiện luôn, nếu không, trẻ tìm cách quấy nhiễu. Thường người lớn thấy đây là những đứa trẻ không được dạy bảo đến nơi đến chốn, thích nói leo, không biết vâng lời, hay làm đổ vỡ đồ vật trong nhà. Không tập trung Trẻ không tập trung hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể mà luôn nhảy cóc, thay đổi hoạt động, đãng trí không ngừng. Biểu hiện càng rõ hơn nếu công việc này khiến trẻ buồn chán. Trẻ luôn bị phân tán t ư tưởng. Một tiếng động bên ngoài, chuông điện thoại reo, ý tưởng lướt qua trong đầu cũng đủ để làm trẻ xao nhãng. Hay bồn chồn Những đứa trẻ quá hiếu động không bao giờ chịu ở yên một chỗ. Đó cũng là lý do trẻ quấy rối khi đến trường, nơi chúng phải ngồi im tập trung. Lẽ dĩ nhiên, trẻ thuộc loại này thích nhất các hoạt động thể chất. Điều quan trọng là chúng ta cần phân biệt trẻ hiếu động thái quá với trẻ ưa hoạt động. Hiếu động thái quá là hậu quả của không tập trung và nông nổi. Trẻ ưa hoạt động sẽ không có các “triệu chứng” trên. Thân với... ti vi Theo nghiên cứu mới của Mỹ, trẻ xem ti vi ở độ tuổi càng thấp, nguy cơ hiếu động thái quá càng cao. Trẻ 1-3 tuổi ngồi trước ti vi nhiều sẽ tăng nguy cơ rối loạn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2