intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bạn đã thực sự đối thoại với con?

Chia sẻ: Longlay Paris | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

99
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Con bạn đã bước vào tuổi vị thành niên, bạn cảm thấy khó khăn khi đối thoại với con, giữa uy quyền và sự khoan hòa, để duy trì niềm tin và sự thông hiểu giữa cha mẹ và con trẻ. Bạn có cảm tưởng con cái không còn quan tâm đến mình? Thực ra, ẩn sau cái vẻ ngoài phớt lờ, trẻ vẫn để ý đến những gì cha mẹ nói. Tận đáy lòng, trẻ vẫn cần những lời khuyên bảo ngay cả khi chúng cảm thấy khó chịu. Một số cha mẹ đành nhẫn nhịn, xuôi tay,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bạn đã thực sự đối thoại với con?

  1. Bạn đã thực sự đối thoại với con? Con bạn đã bước vào tuổi vị thành niên, bạn cảm thấy khó khăn khi đối thoại với con, giữa uy quyền và sự khoan hòa, để duy trì niềm tin và sự thông hiểu giữa cha mẹ và con trẻ. Bạn có cảm tưởng con cái không còn quan tâm đến mình? Thực ra, ẩn sau cái vẻ ngoài phớt lờ, trẻ vẫn để ý đến những gì cha mẹ nói. Tận đáy lòng, trẻ vẫn cần những lời khuyên bảo ngay cả khi chúng cảm thấy khó chịu. Một số cha mẹ đành nhẫn nhịn, xuôi tay, một số khác lại từ chối đối thoại, dẫn đến nguy
  2. cơ đổ vỡ sự thông hiểu giữa họ và con cái. Nhiều cha mẹ bắt con phải thành đạt bằng mọi giá. Một số trẻ thích ứng được, nhưng một số trẻ bị rơi vào trạng thái trầm uất… Ta thường bảo trẻ vị thành niên đang ở độ tuổi thích đua đòi và nó thường vượt quá khả năng của cha mẹ. Từ chối và dạy trẻ biết chấp nhận những giới hạn và cấm đoán là điều cần thiết. Nói “không” với trẻ không phải là dễ dàng, nhất là khi phải đối mặt với một đứa con cưng, hay một đứa trẻ “cứng đầu”. Nhưng thật tai hại nếu bạn nhượng bộ trước những lời nài nỉ, nhắc đi nhắc lại của trẻ. Đương nhiên, các biện pháp của bạn cần nhất quán, không thể hôm nay cấm nhưng mai lại thôi. Bên cạnh đó, khi hứa với trẻ điều gì thì không nên hứa cho qua chuyện, phải giữ lời. Khi nhắc đến tương lai và chuyện học hành, bạn không nên tạo một sức ép nặng nề lên con trẻ. Thường các bậc cha mẹ thấy rất khó nói chuyện với con và dễ nổi đoá, bạt tai chúng. Không ai hoàn hảo cả, nếu trẻ có đưa ra lời nhận xét về thái độ của bạn,
  3. bạn đừng nổi cáu và có hành vi “bạo lực” cả về lời nói và thể xác. Hãy giúp trẻ tìm ra những từ phù hợp với cảm xúc. Nếu có những vấn đề tế nhị mà bạn muốn đề cập, hãy chọn thời gian thích hợp mà bạn cảm thấy có sự thông cảm giữa bạn và con. Hãy tránh khung cảnh “hội nghị gia đình”: Một cuộc nói chuyện bình tĩnh, nhẹ nhàng với một trong hai cha mẹ sẽ đem đến hiệu quả tốt hơn trong việc dạy dỗ con trẻ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0