intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cua đồng và vị thuốc điền giải

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

78
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cua đồng và vị thuốc điền giải Cua đồng (Somanniathelphusia sinensis sinensis H.Milne - Edwards), tên khác là con rốc, là một loài cua nước ngọt, thường sống ở hang hốc các ruộng ngập nước vùng đồng bằng, trung du và miền núi. Thịt cua đồng chứa 12,3% protid, 3,3% lipid, 5.040mg% Ca, 430mg% P, 4,7mg% Fe, 0,01mg% vitamin B1, 0,51mg% vitamin B2, 2,1mg% vitamin PP, 0,12mg% vitamin B6, 125mg% cholesterol. Ngoài ra còn có 0,25% melatonin. Mai cua đồng có chất chitin. Cua đồng có tên thuốc trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian là điền giải,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cua đồng và vị thuốc điền giải

  1. Cua đồng và vị thuốc điền giải Cua đồng (Somanniathelphusia sinensis sinensis H.Milne - Edwards), tên khác là con rốc, là một loài cua nước ngọt, thường sống ở hang hốc các ruộng ngập nước vùng đồng bằng, trung du và miền núi. Thịt cua đồng chứa 12,3% protid, 3,3% lipid, 5.040mg% Ca, 430mg% P, 4,7mg% Fe, 0,01mg% vitamin B1, 0,51mg% vitamin B2, 2,1mg% vitamin PP, 0,12mg% vitamin B6, 125mg% cholesterol. Ngoài ra còn có 0,25% melatonin. Mai cua đồng có chất chitin. Cua đồng có tên thuốc trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian là điền giải, có vị mặn, mùi tanh, tính hàn, có tác dụng tán kết, hoạt huyết, hàn gân xương. Theo kinh nghiệm dân gian, để bồi dưỡng cho trẻ nhỏ cứng cáp, chóng biết đi, người ta dùng cua đồng làm sạch, bỏ chân, càng, mai, yếm, chỉ lấy mình cua rang nhỏ lửa cho vàng và khô. Giã nhỏ, rây lấy bột mịn. Hằng ngày, dùng bột cua quấy với bột gạo cho trẻ ăn, mỗi lần 1-2 thìa nhỏ. Ngoài ra, cua đồng còn được dùng trong những trường hợp sau: Chữa vết thương đụng giập, lở loét, đau nhức: Cua đồng 2 con, làm sạch giã nát, hòa với 1 chén rượu trắng, đun sôi, rồi gạn uống, bã đắp vào chỗ đau (Nam dược thần hiệu). Chữa gãy xương: Cua đồng ướp muối, đem giã nhỏ, đắp vào chỗ xương gãy, băng nẹp bằng cành dâu trong 3 ngày. Tiếp đó, lấy một nõn lá cau non giã nhuyễn với một nắm xôi hoặc cơm nếp, đắp, cứ hai ngày thay thuốc một lần trong 4 ngày. Rồi lấy một nắm lá si, một nắm lá sở, rửa sạch, giã nát, trộn với lòng trắng trứng, đắp băng trong vòng hai ngày. Làm như vậy 3 lần. Chữa bong gân: Chân cua đồng 100g, vỏ thân cây gạo 100g, lá đinh lăng 200g, giã nhỏ, trộn với bột tô mộc 50g và bột đinh hương 20g, rồi đắp, băng lại. Mỗi ngày làm một lần (Kinh nghiệm của Tổ y học dân tộc Yên Thế - Bắc Giang).Chữa tâm trạng bồn chồn, kém ăn, ít ngủ: Cua đồng bỏ mai, yếm, rửa sạch, giã nhuyễn, thêm nước, gạn hay lọc, rồi nấu với rau rút, khoai sọ ăn trong ngày. Dùng 2-3 ngày.
  2. Chữa hở thóp ở trẻ nhỏ: Cua đồng giã nát với bạch cập, lượng bằng nhau, đắp cho đến khi thóp kín. Khoảng vài ngày thay thuốc một lần. Sách thuốc cổ còn ghi cua đồng chữa mụn nhọt, ứ huyết, lở sơn, sốt rét, vàng da. Dùng ngoài, lấy chân cua đồng giã nhỏ, đắp và ngậm chữa chân răng sưng đau, có mủ. Không được uống. Gạch ở mai cua đồng đắp chữa lở sơn (Nam dược thần hiệu). Theo tài liệu nước ngoài, ở Trung Quốc, người ta dùng cua đồng tươi nấu cháo ăn nóng để chữa trướng bụng, chứng phù tim. Cua đồng 250g nấu canh với vỏ cây dâu 50g trị bệnh viêm thận cấp. Mai cua sao vàng, tán bột, dùng riêng mỗi lần 5-10g uống với rượu nếp có tác dụng phòng tránh thai, chữa đau bụng sau khi sinh; nếu phối hợp với vảy tê tê 10g, gai bồ kết 7 cái, tán bột, uống với rượu là thuốc chữa sưng tấy. Ghi chú: Không dùng loại cua đồng mắt đỏ, có lông ở bụng, có chấm ở lưng và có khoang ở chân (Nam dược thần hiệu). Không nên uống nước cua sống để tăng sức dẻo dai trong các cuộc thi đấu vật như tập quán của nhân dân ở vùng Thanh Hóa, Nghệ An, Bắc Giang hoặc chữa ngộ độc sắn, bị ngã ứ huyết như có sách đã nêu; vì cua đồng là vật trung gian nguy hiểm mang ấu trùng gây bệnh sán lá phổi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2