intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cùng bé tạo các mối quan hệ tốt trong gia đình

Chia sẻ: Abcdef_16 Abcdef_16 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

95
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gia đình là môi trường giao tiếp đầu tiên bé được tiếp xúc ngay từ khi mới lọt lòng. Vì vậy, việc hình thành môi trường giao tiếp tốt giữa bé với cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình có tác dụng tích cực trong việc phát triển nhân cách bé.Giao tiếp rất quan trọng với bé Bạn nên trò chuyện và lắng nghe bé thường xuyên. Điều này tăng cường mối quan hệ mật thiết ruột thịt giữa bé với cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình. Đồng thời giúp bé dễ dàng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cùng bé tạo các mối quan hệ tốt trong gia đình

  1. Cùng bé tạo các mối quan hệ tốt trong gia đình Gia đình là môi trường giao tiếp đầu tiên bé được tiếp xúc ngay từ khi mới lọt lòng. Vì vậy, việc hình thành môi trường giao tiếp tốt giữa bé với cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình có tác dụng tích cực trong việc phát triển nhân cách bé. Giao tiếp rất quan trọng với bé Bạn nên trò chuyện và lắng nghe bé thường xuyên. Điều này tăng cường mối quan hệ mật thiết ruột thịt giữa bé với cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình. Đồng thời giúp bé dễ dàng hòa nhập và thích nghi khi tham gia vào quá trình giao tiếp rộng lớn hơn với thế giới bên ngoài. Ngay từ nhỏ, nếu bạn xây dựng và hình thành cho bé thói quen trò chuyện và chia sẻ hàng ngày, sẽ rất có ích khi bé bước vào tuổi vị thành niên – lứa tuổi có xu hướng sống khép mình và ngại giao tiếp với cha mẹ. Bạn cũng có thể mở rộng những chủ đề hoặc những đối tượng mà bé hứng thú khi giao tiếp như bạn bè đồng trang lứa trong trường mẫu giáo
  2. hay ngoài công viên. Một số bé thường xuyên tỏ ra e dè và bị động khi muốn trò chuyện cùng người lạ. Trong khi một số bé khác lại cương quyết “đóng cửa” hoàn toàn khi thấy cha mẹ thường xuyên bận bịu việc nhà hay lớn tiếng cãi vã với nhau. Khi ấy, bạn sẽ cảm thấy bé rất khó hiểu hoặc hỏi gì bé cũng không chịu bày tỏ ý kiến. Bạn nên thường xuyên khơi gợi niềm vui thích để bé thoải mái chia sẻ suy nghĩ, tâm trạng, cảm xúc của mình khi vui vẻ, buồn bực hay tức giận.
  3. Ảnh: GettyImages Một số cách khuyến khích bé giao tiếp Nên lắng nghe một cách chăm chú khi bé có điều muốn nói với bạn cho dù lúc ấy bạn rất mệt mỏi hoặc muốn đi ngủ. Gúp bé nhận diện và gọi tên chính xác cảm xúc của mình. Phân biệt cho bé biết cách chia sẻ cảm xúc cùng bạn khi bé vui, buồn hay lo lắng, sợ hãi. Đây là một bước quan trọng bạn nên chú ý để bé dễ dàng đạt hiệu
  4. quả trong quá trình giao tiếp. Có rất nhiều điều bé không biết hay có nhiều cụm từ bé không hiểu nghĩa. Vì vậy, khi trò chuyện với bé, bạn cố gắng lựa chọn ngôn từ và cách diễn đạt phù hợp với lứa tuổi của bé. Cố gắng không cười chê hoặc buộc bé ngừng nói khi bé có dùng những cụm từ xấu hoặc không rõ nghĩa. Để cho bé thấy cảm giác thích thú của bạn trước những câu chuyện hay vấn đề bé chia sẻ. Bạn có thể nhìn vào mắt bé thật chăm chú hoặc thi thoảng lại thêm vào những cụm từ biểu lộ sự quan tâm của bạn như: “Theo mẹ thì…”, “Thú vị thật…”, “Con nói tiếp đi…” Giúp bé xây dựng mối quan hệ tốt trong gia đình Gia đình là nơi bé muốn mình được bao bọc, chở che và tràn ngập tình yêu thương. Điều này có tác dụng rất lớn trong quá trình phát triển và hoàn thiện nhân cách bé. Bạn nên xây dựng tốt mối quan hệ giữa bé với
  5. bố mẹ hay giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Một số lưu ý sau giúp bé có môi trường giao tiếp tốt cho dù gia đình bạn thuộc bất kỳ tôn giáo nào hay tồn tại nhiều thế hệ cùng chung sống. Tận dụng thời gian bên nhau Dù công việc bận rộn đến mấy, bạn cũng nên thu xếp để cả nhà có nhiều thời gian quây quần bên mâm cơm, cùng trò chuyện và cùng cười đùa vui vẻ. Nếu một thành viên trong nhà có việc phải ở xa, bạn nên giúp bé kết nối trò chuyện bằng điện thoại Cùng bé quyết định tổ chức những sự kiện trọng đại như sinh nhật hay khi bé vào lớp 1. Bạn hãy đưa ra gợi ý và để bé quyết định về món ăn, đồ uống, thời gian, địa điểm, khách mời… của buổi tiệc. Khuyến khích bé chủ động giao tiếp. Động viên và để cho bé thoải mái nói những gì bé thích. Tán thành và khen ngợi khi bé có suy nghĩ và hành vi tích cực
  6. Hướng dẫn bé tính kiên nhẫn và biết cách lắng nghe. Chẳng hạn, bạn phải uốn nắn khi bé thích cắt ngang lời người khác hoặc chỉ coi trọng ý kiến của cá nhân bé. Mở rộng vốn từ và khuyến khích bé dùng những cụm từ lịch sự, văn minh Làm việc theo nhóm Nếu bé có anh chị, bạn có thể phân chia việc nhà đồng đều cho các bé và để chúng tự nhận xét lẫn nhau. Khoanh vùng những khó khăn và thắc mắc của bé và tập trung giải quyết từng vấn đề nhỏ một. Tin tưởng và tránh phê bình bé
  7. Nếu bạn không hài lòng với những gì bé vừa nói, cố gắng giải thích lý do vì sao để bé hiểu. Nhấn mạnh với bé rằng đó là những cụm từ “hư” và mong muốn bé không nói như vậy nữa Phương Thảo (theo Raisingchildren)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2