CUỘC CÁCH MẠNG VĂN HÓA CỦA MỘT HOÀNG ĐẾ TRUNG HOA
lượt xem 6
download
Người ta thường có xu hướng áp dụng phương pháp tiếp cận lịch sử khi nghiên cứu nền mỹ thuật cổ đại của một nền văn hoá xa lạ mà công chúng còn ít biết đến về nó. Và không còn nghi ngờ gì nữa, cuộc triển lãm nhan đề “Vị Thuỷ hoàng đế: Đạo quân Đất nung của Trung Hoa” (The First Emperor: China’s Terra-Cotta Army) được tổ chức tại Viện Bảo tàng Anh rõ ràng là mang chất tiếp cận lịch sử như vậy. các chiến binh bằng đất nung...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CUỘC CÁCH MẠNG VĂN HÓA CỦA MỘT HOÀNG ĐẾ TRUNG HOA
- CUỘC CÁCH MẠNG VĂN HÓA CỦA MỘT HOÀNG ĐẾ TRUNG HOA Người ta thường có xu hướng áp dụng phương pháp tiếp cận lịch sử khi nghiên cứu nền mỹ thuật cổ đại của một nền văn hoá xa lạ mà công chúng còn ít biết đến về nó. Và không còn nghi ngờ gì nữa, cuộc triển lãm nhan đề “Vị Thuỷ hoàng đế: Đạo quân Đất nung của Trung Hoa” (The First Emperor: China’s Terra-Cotta Army) được tổ chức tại Viện Bảo tàng Anh rõ ràng là mang chất tiếp cận lịch sử như vậy. các chiến binh bằng đất nung Trong mỗi chương của cuốn vựng tập được biên soạn bởi Jane Portal, giám tuyển mỹ thuật của Viện Bảo tàng, người tập hợp tổ chức nên cuộc trưng bày này, lịch sử vẫn là chủ đề chính, còn mỹ thuật quá lắm cũng chỉ là chứng cứ lịch sử phụ thuộc, có tính chất thứ yếu mà thôi - một số hiện vật xếp ngổn ngang như những mảnh vụn từ một cuộc khai quật khảo cổ học nào đó, với quá nhiều những pa-nô theo kiểu biển hiệu chỉ đường cho người đi bộ ngoài đường phố .
- Bên trong tờ giấy mỏng bọc bìa cuốn vựng tập có tóm lược như sau: “Cuốn sách quan trọng này tìm hiểu những chứng cứ xác thực, rõ ràng về sự tồn tại của Tần Thuỷ Hoàng Đế, những thành tựu vĩ đại và tầm nhìn của ông”. Nhiều phần của cuốn vựng tập này khi đọc lên thấy gần giống như một cuốn sách tuyên truyền chính trị, dưới chiêu bài lịch sử của quá khứ, khiến ta phân vân tự hỏi liệu tư tưởng chủ đạo của cuộc triển lãm này có phải là cuộc kỷ niệm ca ngợi sức mạnh Trung Hoa và thành tựu của nó trong việc thống nhất các vùng đất phân tranh hay không. Cái nhìn thiên về lịch sử này còn thể hiện rõ trong lời giới thiệu của Portal nhan đề “Thủy Hoàng Đế”, với “Cuộc Xây dựng nước Trung Hoa” chữ in nhỏ xíu. Cho đến năm 1974, cái tên “Tần Thủy Hoàng Đế” (221-210 trước CN) nổi tiếng chủ yếu đối với các chuyên gia nghiên cứu thông qua cuốn sử ký của Tư Mã Thiên - chính sử gia của Triều Hán (206-220 sau CN). Nhà Hán đã đánh đổ triều đại Nhà Tần do Thủy Hoàng Đế lập nên và điều này rất có thể đòi hỏi phải có sự dè dặt liên quan đến tính khách quan của ông. Tuy vậy Tư Mã Thiên, người ghi chép sử một trăm năm sau những sự kiện ấy đã có được những nguồn tư liệu rất xác thực. Chính sử gia đó đã ghi chép địa điểm khu vực mộ táng vị thủy hoàng đế ấy ngầm dưới đất ở vùng ngoại ô của Tây An ngày nay, cách Bắc Kinh khoảng 1.000 km tức 620 dặm, về phía tây nam. Thậm chí ông còn miêu tả chi tiết bên trong ngôi mộ đó. Tuy nhiên, điều mà Tư Mã Thiên đã không làm là cung cấp cho chúng ta, dù chỉ một gợi ý nhỏ thôi, về đạo quân khổng lồ tuỳ táng ngầm dưới đất, gồm toàn những
- chiến binh bằng đất nung lớn hơn người thật, đạo quân này bắt đầu được phát hiện năm 1974 dẫn tới một chiến dịch khai quật còn tiếp diễn cho tới tận ngày nay. Dù cho có óc tưởng tượng phong phú đến đâu chăng nữa thì cũng không ai có thể mường tượng được khoảng 1.000 chiến binh bằng đất nung đã được phát hiện, xếp hàng theo đúng đội hình quân sự - đấy mới chỉ là Hố Khai quật I, cho tới nay vẫn là khu khai quật chính, nằm cách ngôi mộ táng của Thủy Hoàng Đế khoảng 1km mà Victor Segalen, một du khách Pháp, đã chụp được ảnh năm 1914. Thái độ im lặng của Tư Mã Thiên về đạo quân khổng lồ bằng đất nung được táng ngầm dưới lòng đất này khiến cho người ta phải tò mò, thắc mắc. Portal viết rằng toàn bộ khu mộ táng liên hợp này chiếm khoảng 56 km vuông, tức 22 dặm vuông, mà chỉ riêng 4 hố chôn các chiến binh bằng đất nung thôi cũng trải rộng trên một diện tích 25.000 mét vuông rồi. Người ta dự định sẽ khai quật thêm 6.000 chiến binh nữa. Những tượng người bằng đất nung này phản ánh một cuộc cách mạng văn hóa về kích cỡ tượng đài đồ sộ. Những người đóng góp các bài viết cho cuốn vựng tập đều đi sâu phân tích những biến đổi chính trị và kinh tế mà vị Thủy Hoàng Đế đã áp dụng tại xứ sở mang tên là Trung Hoa này. Ông ta đã thống nhất được các miền đất phân tranh trong suốt thời kỳ (vì lý do ấy) được gọi là “Chiến quốc”, và đã áp dụng thống nhất hệ thống văn tự (chữ viết), tiền đúc và đo lường. Tuy vậy các tác giả lại ít chú ý tới sự đột nhiên xuất hiện trên thế giới
- của mỹ thuật hình họa trong kỷ nguyên Tần Thủy Hoàng Đế. Rõ ràng nền mỹ thuật này nói lên những biến động lớn mà nền văn hóa Trung Hoa hẳn đã trải qua, nhiều hơn so với những cải cách về chính trị. Chỉ cần nhìn qua những chiến binh đất nung cỡ lớn này, những chiến mã hoặc những chiến xa bằng đồng do ngựa kéo, to bằng nửa vật thật, một trong những điểm nhấn sắc nét nhất của cuộc triển lãm này, cũng đủ cho ta thấy được mức độ hiện thực tự nhiên chủ nghĩa đến kinh ngạc của những bức tượng đó. Các tác giả của những bài viết cũng cho biết các chiến binh và các tướng lĩnh đất nung ấy đều thể hiện mỗi người một vẻ, với cá tính riêng của từng nhân vật, không ai giống ai cả. Tuy nhiên, quan niệm hiện thực mới này không chỉ đóng khung ở người hoặc ngựa. Nó thể hiện ở tất cả các hiện vật khai quật được. Trong số những phát hiện lạ thường nhất được khai quật trong mấy năm gần đây là một số tượng chim hạc khổng lồ bằng đồng lớn hơn chim thật, đang sải chân bước, và những con thiên nga ở thế đang bơi lượn, được phát hiện năm 2001. Chúng đại diện cho một nền mỹ thuật thể hiện động vật từ trước tới nay chưa từng thấy ở đâu khác. Cái nét thể hiện thiên nhiên vô cùng tinh tế này của chúng cho thấy bước quay ngoắt 180 độ trong nền văn hoá Trung Hoa. So sánh với một chiếc đỉnh đồng trứ danh chuyên dùng để đốt trầm hương, được chế tác thế kỷ thứ 5 hoặc thứ 4 trước CN (rất lâu trước thời Nhà Tần), thu được năm 1995 trong cuộc khai quật một ngôi mộ tại Hàm Dương, kinh đô nước Tần, cho ta thấy mức độ biến đổi mà nền mỹ thuật Trung Hoa thời đó đã kinh qua. Trên nắp đỉnh có đục lỗ
- thủng, một con chim dùng làm núm tay cầm để nhấc nắp đỉnh lên, được cách điệu tới mức ta khó có thể nhận ra một cách dễ dàng. Ta khó có thể khẳng định đó là một con gà trống choai, một con gà lôi hay một con chim trĩ, hay bất cứ một con thuộc loài chim nào khác. Đây không phải là do người nghệ sĩ ở nước Trung Hoa thời cổ đại ấy không đủ khả năng thấy được thiên nhiên như trong thực tế, mà là do tiền lệ đối với các khái niệm, kể cả các huyền thoại, so với thực tế vật chất. Một chiếc lư đồng khác được chế tác từ năm 222 trước CN, chỉ một năm trước khi Tần Thuỷ Hoàng Đế lên ngôi trị vì, được tìm thấy từ một kho cất giấu các báu vật gần Tây An, cũng trong phạm vi lãnh thổ của nước Tần. Nó cho thấy thực sự những gì mà các nghệ sĩ Trung Hoa quan tâm trước thời Nhà Tần, triều đại mới được thiết lập - đó là thiết kế trừu tượng. Trong khi thật là điên rồ nếu ta giả định rằng chính Thuỷ Hoàng Đế đã đơn thương đề xướng việc chấp nhận chủ nghĩa hiện thực, thì ít có nghi ngờ rằng ông đã sử dụng nó trên một qui mô xưa nay có một không hai. Về vấn đề này, có lẽ ta còn phải xét đến một trong những bức tượng chân dung ba chiều có sớm nhất còn sót lại từ nước Trung Hoa cổ đại: đó là tượng đầu bằng đồng của một người đàn ông có những vết nạm vàng khai quật được ở ngoại ô thành phố Hàm Dương. Được Viện Bảo tàng Thành phố Hàm Dương cho mượn, chỉ riêng bức tượng nhỏ này, cao có 10 cm, hay 4.5 inch, cũng đủ minh chứng chuyến thăm bảo tàng của ta là xứng đáng, bõ công. Nhân vật này đầu đội mũ miện 3 tầng rất tinh xảo có lẽ là một nhân vật có tầm quan trọng đáng kể. Điều khiến ta thích thú là ở chỗ nó thể hiện những đặc điểm phi-Trung Hoa. ít nhất
- tượng một nhân vật khác cũng cho thấy những nét phi-Trung Hoa. Đó là hình một viên quan quì trên hai gót chân của mình, lưng vai thẳng đứng, trong tư thế cung kính theo truyền thống lễ nghi lâu đời tại triều đình của những người Iran. Trong khi nhấn mạnh rằng “tượng hình người bằng đồng, giống như người thật ngoài đời, thuộc bất cứ kích cỡ nào, là chưa từng có trong nền văn hoá Trung Hoa cổ đại”, Rawson đặt câu hỏi một cách hùng hồn rằng: “Phải chăng vị hoàng đế ấy đã được nghe nói về những bức tượng đồ sộ bày trong cung điện của các vị quân vương ở những vương quốc xa xôi mà ngày nay là Iran hoặc thậm chí ở khu vực Địa Trung Hải chăng? Có rất nhiều chứng cứ cho thấy đã có nhiều quan hệ giao lưu qua Trung á trong những thế kỷ trước đó và sau đó.” Thái độ cẩn trọng ấy trong nghiên cứu đáng được tuyên dương về nguyên tắc, nhưng ở đây có lẽ không cần thiết. Các hiện vật xuất hiện gần đây trên thị trường đều nói lên sự hiện diện của người Iran ở Trung Hoa chỉ một thời gian ngắn sau khi Tần Thuỷ Hoàng Đế băng hà. Làm cho ta sững sờ là bức tượng đồng hình một người đàn ông quì gối trên sàn, vẫn được trưng bày tại Gallery Eskenazi ở Luân Đôn tháng 6 năm 1996. Bức tượng được xác định niên đại thuộc thời Hán sơ, tức là khởi đầu triều đại đã lật đổ nhà Tần vào năm 206 trước CN. Người này chít một chiếc khăn của người Phrygia rất phổ biến ở những vùng đất của Iran và cả chiếc áo dài lửng cộc cũng phổ biến ở những vùng đất đó. Các cuộc giao lưu giữa hai nền văn hoá vĩ đại này của Phương Đông đã
- tồn tại suốt chiều dài lịch sử. Nơi nào có mỹ thuật hình họa tự nhiên chủ nghĩa thì nơi đó Iran chỉ đóng vai trò là người môi giới trung gian, chuyển sang làm chuyện ấy sau cuộc xâm lăng của Alexander vào năm 330 trước CN và tiếp nhận luôn mô hình kiểu Hy Lạp trong một thời gian dài. Thật đáng tiếc là cuộc triển lãm quan trọng này lại tập trung sít sao vào những vấn đề thuộc lịch sử chính trị, mà không chú ý đúng mức tới lịch sử mỹ thuật. Việc tuyển chọn nhiều hơn các tác phẩm mới được phát hiện gần đây hiện đang chất đầy trong các kho lưu giữ của nhiều bảo tàng địa phương khắp nước Trung Hoa là rất đáng hoan nghênh và có lẽ nêu bật được những cuộc giao lưu, trao đổi giữa Phương Đông với Phương Tây. Nếu từ một chi tiết nào đó, tìm hiểu được những diễn biến mỹ thuật thuộc thời kỳ ngay trước khi thành lập triều đại này và các triều đại tiếp theo thuộc thời Hán sơ sẽ có thể giúp ta hiểu được sự hình thành cùng những hệ quả của cuộc cách mạng vĩ đại, phi thường mà việc tiếp thu chủ nghĩa hiện thực đã đại điện cho nước Trung Hoa. Nếu quả thực chuyển biến đột ngột đó có diễn ra trong quá trình 11 năm dưới quyền trị vì của Tần Thuỷ Hoàng Đế, nó sẽ làm cho thời kỳ đó còn đáng kinh ngạc hơn rất nhiều. Còn nếu nó đã diễn ra trước đó rồi, thì ta vẫn cảm thấy thích thú không kém khi xác định được những yếu tố nào đã khiến vị hoàng đế ấy, hoặc các sĩ phu quanh ông ta, đưa nó lên tới đỉnh cao mà đạo quân chiến binh bằng đất nung là một minh chứng. Dẫu sao thì như vậy quá khứ rất có thể cho ta một số manh mối hữu ích đối với
- hiện tại - và có lẽ đối với cả tương lai nữa ! ĐIỀN THANH (sưu tầm và giới thiệu theo bài “A Chinese Emperor’s Cultural Revolution” đăng trên TBNY, ngày 15-16. 9. 2007 của Souren Melikian)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
GS. LƯU HỮU PHƯỚC – CÂY ĐẠI THỤ TRONG NỀN ÂM NHẠC CÁCH MẠNG VIỆT NAM
7 p | 391 | 93
-
ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
4 p | 377 | 62
-
Mỹ thuật Việt Nam thời hiện đại (từ cách mạng 1945 đến nay)
17 p | 178 | 25
-
Mĩ thuật Lập thể
7 p | 171 | 15
-
Xu Bing (1955 - nay)
6 p | 84 | 11
-
Họa Sỹ Huỳnh Văn Thuận Với Những Bức Tranh Cổ Động
5 p | 175 | 11
-
Người Hà thành thưởng thức trà hoa, trà thảo mộc
8 p | 88 | 10
-
Sân khấu truyền thống trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
7 p | 59 | 10
-
Hoa văn trang trí trên trang phục dân tộc M’nông
8 p | 42 | 9
-
Chen Wei: cái đẹp của chăm chút
10 p | 59 | 8
-
SHIN YUN BOK - CÁI NHÌN TRÀO PHÚNG VỀ THẾ GIỚI PHÙ HOA
8 p | 83 | 8
-
Bảo tồn và phát triển nghệ thuật hát bội tại thành phố Hồ Chí Minh
15 p | 62 | 8
-
Cơ hội và thách thức của thời đại “internet kết nối vạn vật” đối với lĩnh vực đào tạo mỹ thuật ứng dụng
9 p | 61 | 7
-
CUỘC ĐỜI VÀ NGHỆ THUẬT NGÔ MẠNH LÂN
3 p | 79 | 6
-
TRẠI SÁNG TÁC MỸ THUẬT QUÂN ĐỘI VỚI ĐỀ TÀI LỰC LƯỢNG VŨ TRANG, CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG
8 p | 94 | 5
-
TRIỂN LÃM TRANH, TƯỢNG CỦA CÁC HỌA SĨ BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM
6 p | 123 | 4
-
GIAI ĐIỆU CỦA NHỮNG BẾN BỜ CẢM XÚC
4 p | 78 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn