<br />
NapoleonBonaparte <br />
Cuộc đời & Sự nghiệp <br />
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com<br />
MỤC LỤC<br />
Chương I 3<br />
Thời niên thiếu của Napoleon Bonaparte. 3<br />
Chương II 17<br />
Chiến dịch nước ý 1796-1797. 17<br />
Chương III 31<br />
Cuộc xâm chiếm Ai Cập và chiến dịch Xi-ri 1798-1799. 31<br />
Chương IV.. 40<br />
Ngày 18 tháng sương mù 1799. 40<br />
Chương V.. 51<br />
Những bước đầu của nhà độc tài 1799 - 1800. 51<br />
Chương VI 61<br />
Trận Ma-ren-gô-sự củng cố nền độc tài-pháp chế của Tổng tài thứ nhất 18001803. 61<br />
Chương VII 86<br />
Giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh chống nước anh và lễ đăng quang của Na-pôlê-ông 1803-1804. 86<br />
Chương VIII 93<br />
Thất bại của khối liên minh quân sự thứ ba 1805-1806. 93<br />
Chương IX.. 110<br />
Nước Phổ bại trận và nước Đức bị khuất phục hẳn 1806-1807. 110<br />
Chương X.. 131<br />
Từ Tin-dít đến Va-gram 1807-1809. 131<br />
Chương XI 150<br />
Thời kỳ cực thịnh 1810 - 1811. 150<br />
Chương XII 168<br />
Tuyệt giao với nước Nga 1811-1812. 168<br />
Chương XIII 179<br />
Cuộc xâm lược nước nga của Na-pô-lê-ông 1812. 179<br />
<br />
Chương XIV.. 208<br />
Châu Âu chư hầu nổi dậy chống Na-pô-lê-ông. 208<br />
“Trận các quốc gia” “Đại đế quốc” bắt đầu suy vong 1813. 208<br />
Chương XV.. 229<br />
Chiến dịch nước pháp và sự thoái vị lần thứ nhất của Napoleon 1814 229<br />
Chương XVI 244<br />
Một trăm ngày 1815. 244<br />
Chương XVII 268<br />
Trên đảo Thánh Bà Hê-len (1815-1821) 268<br />
Chương XVIII 275<br />
Kết luận. 275<br />
<br />
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com<br />
<br />
Chương I<br />
Thời niên thiếu của Napoleon Bonaparte<br />
Ngày 15 tháng 8 năm 1769, tại thành phố A-giắc-xi-nô thuộc đảo Coóc, Lê-ti-ti-a Bôna-pác, 19 tuổi, vợ một người quý tộc địa phương làm nghề luật sư, đang đi ngoài phố<br />
bỗng thấy đau đẻ, vội rảo bước về nhà thì sinh được một đứa con trai. Lúc bấy giờ, quanh<br />
Lê-ti-ti-a không có ai nên đứa bé đã bị đẻ rơi. Thế là gia đình của Sác Bô-na-pác, một luật<br />
sư nghèo ở thành phố A-giắc-xi-ô, thêm một người. Sác Bô-na-pác quyết định cho con<br />
mình hấp thụ nền giáo dục Pháp chứ không phải nền giáo dục Coóc. Khi đứa bé lớn lên,<br />
gia đình đông người ấy không có đủ tiền cho con ăn học, Sác Bô-na-pác đã xin được học<br />
bổng cho con vào theo học ở một trường võ bị Pháp. <br />
Đảo Coóc, sau nhiều năm thuộc về nước Cộng hoà Giên, đã nổi dậy dưới sự lãnh đạo của<br />
một địa chủ địa phương tên là Pao-li, và, năm 1755, đã đuổi được người Giên ra khỏi đảo.<br />
Lẽ dĩ nhiên, đó là một cuộc khởi nghĩa của tầng lớp tiểu quý tộc nông thôn và của nông<br />
dân được những người săn bắn, những người chăn cừu ở trên núi và dân nghèo ở một vài<br />
thành thị ủng hộ. Tóm lại, đó là cuộc khởi nghĩa của một dân tộc muốn thoát ra khỏi ách<br />
bóc lột hà khắc về thuế khoá và cai trị của một nước cộng hoà buôn bán. Cuộc khởi nghĩa<br />
thu được thắng lợi, và từ năm 1755, đảo Coóc sống độc lập dưới sự lãnh đạo của Pao-li.<br />
Những tàn dư của xã hội tộc trưởng vẫn còn mạnh (đặc biệt ở trong nội địa đảo). Thỉnh<br />
thoảng, các thị tộc lại giao tranh ác liệt và dai dẳng. Tệ tục “thù truyền kiếp” rất phổ biến,<br />
thường được kết thúc bằng những trận chiến đấu khủng khiếp. <br />
Năm 1868, nước Cộng hoà Giên đã bán lại cho vua nước Pháp Lu-i XV “quyền hành của<br />
mình” ở Coóc-thực tế quyền hành ấy đã bị thủ tiêu-và mùa xuân năm 1869, quân đội Pháp<br />
đã đánh bại quân của Pao-li (việc này xảy ra vào tháng 5 năm 1869, ba tháng trước khi<br />
Na-pô-lê-ông ra đời). Đảo Coóc trở thành đất đai thuộc Pháp. <br />
Như vậy, Na-pô-lê-ông đã sống những ngày thơ ấu trong một thời mà lòng dân đảo Coóc<br />
còn luyến tiếc nền độc lập chính trị đã mất đi một cách quá đột ngột, còn như một bộ phận<br />
của giai cấp địa chủ và tư sản thành thị thì tự nhủ rằng tốt hơn hết là hãy trở thành những<br />
thần dân trung thành và tự nguyện của nước Pháp. Bố Na-pô-lê-ông, Sác Bô-na-pác, thuộc<br />
phái “thân người bảo vệ đảo Coóc đã bị đưa đi đày, và căm ghét những người xâm lăng.<br />
Ngay từ hồi còn nhỏ, Na-pô-lê-ông đã tỏ ra không nhẫn nại và nôn nóng. Sau này, khi<br />
ôn lại những kỷ niệm thời ấu thơ của mình, Na-pô-lê-ông nói rằng: không ai bắt nạt được<br />
mình, hay gây gổ, hay đánh đứa này, chọc đứa khác và mọi đứa bé đều sợ cậu ta. Đặc biệt<br />
là Giô-dép, anh Na-pô-lê-ông, đã phải chịu đựng chuyện ấy nhiều. <br />
Na-pô-lê-ông đánh anh, cắn anh, nhưng chính Giô-dép lại bị quở mắng, vì sau cuộc ẩu đả,<br />
Giô-dép chưa kịp hoàn hồn thì Na-pô-lê-ông đã đi mách mẹ. Na-pô-lê-ông kể thêm: mưu<br />
mẹo đã giúp tôi như vậy đấy, nếu không mẹ tôi đã phạt tôi về tội hay cãi nhau và không<br />
bao giờ tha thứ những hành động gây gổ của tôi.<br />
Na-pô-lê-ông là một đứa trẻ lầm lì và nóng tính. Tuy bà mẹ yêu con, nhưng dạy dỗ<br />
Na-pô-lê-ông cũng nghiêm khác như đối với anh em của Na-pô-lê-ông. Gia đình sinh hoạt<br />
<br />