Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - Hồ Chí Minh(1945-1954): Phần 1
lượt xem 30
download
Tài liệu Hồ Chí Minh với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)không tập trung trình bày lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, hay những hoạt động của Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến, mà tập trung vào chủ đề chính là Hồ Chí Minh đã tham gia hoạch định và chỉ đạo thực hiện đường lối kháng chiến như thế nào. Tài liệu gồm 2 phần, mời các bạn cùng tham khảo phần 1 sau đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - Hồ Chí Minh(1945-1954): Phần 1
- VIỆN LịCH SỬ QUÂN sự VIỆT NAM HỘI GIÁO DỤC LỊCH • • • sử TS Nguyển Minh Đức Hổ CHÍ MINH vởl CUỘC KHÁNG CHIẾN m CHỐNG THỰC DÂN PHÁP ■ (1945-1954) NHÀ XUẤT BẦN ĐẠI HỌC sư PHẠM
- Mực LỤC M ỤC LỤC 3 LỜI GIỐI T H IỆ U 5 MỞ ĐẦU 7 CHƯƠNG I. H ỏ C H Í M IN H VỚI V IỆ C XÁC ĐỊNH CON ĐƯỜNG C Ứ U NƯỚ C ĐỨNG ĐẮN 11 I. K h ủ n g h oản g con đưòng cứu nước cuôì th ế kỷ X IX đầu the kỷ X X . 11 ■II. Hồ Chí M inh với việc x ác định đúng con đưòng cứu nước. 19 III. Hồ Chí M inh với việc th à n h lập Đ ảng v à x á c định đường lôi cá ch m ạn g. 25 CHƯƠNG II. HỒ C H Í M IN H TRƯ Ố C NGÀY TOÀN QUỐC KHÁNG C H IẾ N CHỐNG P H Á P BÙ N G N ổ (1 9 4 5 -1 9 4 6 ) 44 J. N hững n ét cơ b ản về tình hình V iệt N am sau C ách m ạn g th á n g T ám . 44 n. Hồ Chí M inh với việc xâj^ dựng chính quyền n h ân dân, tăn g gia sản x u ấ t, bảo đảm đòi sôVig n h ân dân. 51 III. Hồ Chí M inh với việc ch u ẩn bị và tiến h àn h cuộc đíTu tra n h chôVig x â m lược. 55 IV. Hồ C hí M inh góp phần x á c định đường lối k h án g chiến đ úng đắn, 74
- CHƯƠNG III. HỒ CHÍ MINH TRONG KHÁNG C H lẾ N TOÀN QUỐC CHỐNG T H ự C DÂN PH Á P XÂM Lược (1 9 4 6 -1 9 5 4 ) 95 I. K hái quát về cuộc kh án g chiến toàn quốc chông , thực dân Pháp từ 1 9 4 6 đến 1 9 54. 96 II. Hồ Chí Minh với việc hoàn thiện đường lốì k hán g chiến chống thực dân P háp. 109 III. Hồ Chí Minh với việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện đường lôi kháng chiến. 145 KẾT LUẬN 163 PHỤ LỤC 167 TÀI LIỆU THAM KHẢO 221
- LỜI GIỚI THIỆU « Cuộc k h á n g chiến chông thực dân Pháp (1 9 4 5 -1 9 5 4 ) là m ột trong những tra n g sử vẻ vang của nhân dân Việt N am trong công cuộc đấu tra n h bảo vệ Tổ quốc, giải phóng dân tộc. Thắng lợi vĩ đại đó gắn liền với tên tuổi Chủ tịch Hồ Chí Minh, người anh hùng giải phóng d ân tộc, nhà chiến lược thiên tài của chiến tra n h cách m ạng Việt Nam. N ghiên cứu về sư nghiệp và tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm , đưỢc Viện Lịch sử Quân sự Việt N am triển khai từ nhiều năm nay. C ác kết quả nghiên cứu đã được giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh củ a Người, như cuô"n “S ự n g h iệp và t ư tư ở n g q u â n s ự c ủ a C h ủ tịch H ồ C h í M inh", N h à xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1990; năm 1995, được in lần thứ 2 (có sửa chữa, bổ sung) và n ăm 2 0 0 1 đưỢc T rung tâm U N E S C O bảo tồn và p hát triển văn hoá dân tộc Việt Nam in lần th ứ 3. Tiếp đó, là sách ‘'T ư tư ở n g q u â n s ự H ổ C h í Miỉĩh", Nhà x u ấ t bản Q uân đội n h â n d â n , Hà Nội, 2 0 0 2 . Các tác p h ẩm kể trên, chủ yếu đề cập đến quá trình hình thành, phát triển và những nộí dung cơ bản của tư tưởng quân sự Hồ Chí M inh từ góc độ những h oạt động lý luận và thực tiễn vể quân sự tron g cuộc đời cách m ạng của Người vối nhiều nhận định, đánh giá mang tính châ^t tổng quát. Nghiên cứu góp phần làm sán g tỏ hơn những công hiến của Hồ Chí Minh vào th ắn g lợi củ a sự nghiệp cách m ạng và n ầi khoa học, nghệ th u ậ t quân sự V iệt N am là việc làm tĩiing ý nghĩa thiết thực. Nhận thức được yêu cầu đó, ThưỢng
- tá, Tiến sĩ Nguyễn M inh Đức, C hủ nhiệm Bộ môn Lịch sử Q uân sự D ân tộc được Cơ quan ta o điều kiện giới th iệu cuốn sách ''Hồ Chí Minh vói cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954'\ Đây là công trình được biên soạn trê n cơ sở L u ậ n án Tiến sĩ K hoa học quân sự củ a tá c giả, do Cô" T ru n g tướng, Giáo sư, Tiến sĩ H oàn g P h ư ơn g hướng dẫn, được bảo vệ th à n h công ỏ cơ sở đào tạ o V iện L ịch sử Q uân sự Việt N am , th á n g 2- 1 9 9 7 . Trong ch u y ên khảo này, tá c giả không trình b ày lịch sử cuộc k h án g ch iến chống thự c dân P h áp , hay những h o ạt động củ a Hồ Chí M inh tro n g cuộc k h á n g chiến, m à tập tru n g vào chủ đề chính là Hồ Chí M inh đã th a m gia hoạch định và chỉ đạo thực hiện đưòng lối k h án g chiến như th ế nào. Để giúp bạn đọc hiểu rõ th ê m cônglao, vai trò củ a Người đổĩ với th ắn g lợi cuộc k h án g chiến chông thực dân P h áp , tác giả đã cố gắng giới thiệu có hệ thông quá trình Hồ Chí Minh x á c định con dưòng cứu nước đúng đắn, góp phần x â y dựng đường lổì chung củ a cách m ạ n g đến th a m gia hoạch định đường lối kháng chiến, kiến quô"c. T á c giả cũng phân tích khá sâu sắc những đóng góp nổi b ậ t củ a Hồ Chí Minh tro n g lã:ih đạo, tổ chức cuộc k h án g chiến đi đến th ắ n g lợi, từ đó, rú t ra những bài học, kinh nghiệm lịch sử cho công cuộc x â y dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Với những nội dung nêu trên , ch ú n g tôi cho r ằ n g dù cjn một sô" thiếu sót khó trá n h khỏi, song có th ể nói đây là irột cuô"n sách bổ ích. Chúng tôi trâ n Lrọng giới thiệu cuôri s á A với bạn đọc và mong n hận đưỢc ý kiến đóng gój). Tháng 4 - 2004 Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam Thiếu tưởng, PGS. TS Trịnh Vương Hồng 6
- MỞ ĐẦU Một trong những nhân tô^ cơ bản, quyết định thắng lợi củ a cuộc k háng chiến chông thực dân Pháp là đ ư ờ n g lối k h á n g ch iến đ ú n g đ ắ n và s á n g tạo của Đ ả n g ta. Đường lối ấy dã góp phần làm cho cuộc chiến tranh nhân dân ở Việt Nam p h át triển th án g lợi. m à "có lẽ hiếm có ở đâu, chiến tranh nhân dân trong thực tế lại đúng với tên gọi của nó như vậy, thực sự sáu rộng trong nhân dân và thực sự vô địch như nhân dân”^^\ Sự ra đòi và thực hiện đưòng lôi kháng chiến của Đảng đi đến thắng lợi gắn liền vối công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhiều tài liệu đã nói đến vấn đề này, song chưa đề cập một cách hệ thông và toàn diện vai trò của Chủ tịch Hồ Chí M inh trong việc hoạch định và tổ chức thực hiện đưòng lôi kháng chiến của Đảng. Làm sáng tỏ điều này, chúng ta sẽ hiếu đầy đủ, sâu sắc hơn công lao to lớn của Ngưòi VỚI cách m ạn g V iệt N a m nói chung, với cuộc k h á n g chiến chông thực dân Pháp nói riêng, cũng như vể đưòng lôi kháng chiến của Đảng. Trong cuộc đòi hoạt động cách mạng của mỉnh, Hồ Chí Minh đã xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. dả khởi thảo đầu tiên đường lối cách mạng Việt Nam, trong C Ế C văn kiện, được Lhông qua tại Hội nghị t h à n h lậ p Đ ảng (ngày 3-2-1930), nhằm dấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Phạm Vàn Đồng; H ồ C hí Minh, một con người, m ột dân tộCy mìt thời đại, m ột sự nghiệp. Nxb Sự thật, HN, 1990, tr. 32. 7
- Tổ quốc và tiến lên chủ n gh ĩa x ã hội. Q ua đó, ch ú n g ta sẽ hiểu rõ hơn sự n h ấ t quán, bước p h á t triển về n h ậ n thức và h àn h động đúng đắn củ a Đ ản g và Hồ Chí M inh đốì với công cuộc giải phóng dân tộc, bảo vệ T ổ quốc. Nhiều công trìn h nghiên cứu đã trìn h b ày m ột cách cụ thể, sâu sắc về sự nghiệp cách m ạ n g v à công lao to lớn củ a Hồ Chí Minh đốì với cuôc đấu t r a n h của n h â n d ân V iêt N am vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa x ã hội nói chung, song chưa có chuyên khảo nào đi sâu vào đóng góp to lớn củ a Người tron g cuộc k h án g chiến chông P h áp . Đ ây là lĩnh vực cần tìm hiểu, không chỉ để nh ận thức v à tỏ lòng biết ơn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, củng cố lòng tin vững ch ắ c vào Đ ảng, nuôi dưỡng lòng tự hào dân tộc tro n g khi hội nhập quốc t ế và khu vực m à còn để rú t r a kinh nghiệm , bài học lịch sử quý báu cho công cuộc x â y dựng và bảo vệ Tổ* quốc x ã hội chủ nghĩa n gày nay. K ế thừa v à tiếp th u th à n h quả của các n h à nghiên cứu, chúng tôi biên soạn quyển sách này, nhằm : - Trình bày những hoạt động cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí M inh trong việc th a m gia h oạch định đường lối k h án g chiến, xây dựng chính sách, chủ trương, kế hoạch kháng chiến và kiến quốc trên các lĩnh vực; lãnh đạo, tổ chức cuộc khár.g chiến chống thực dân Pháp đi đến thắng lợi. - Nêu rõ kết quả. tác dụng, vai trò của Chủ tịch Hồ Cầí M inh đổì vối th ắ n g lợi cuộc k h á n g chiến. - R ú t ra bài học, kinh nghiệm lịch sử cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. - Góp phần đấu tran h chông lại luận điệu xuyên tạc lịch sử, nhằm hạ thấp vai trò, công lao của Hồ Chí Minh đôì vdi 8
- cáich mạng nói chung, vối CUỘC kháng chiến chông thực dân Phiáp nói riêng. N hững v ấn đề này được trìn h bày ở góc độ sử học, chứ khiông p hải m ột luận văn chính trị, Vì vậy phải dựa trê n cơ sở tài liệu - sự kiện chính xác, cơ bản, tiêu biểu để r ú t ra khái quiát lý luận. Nguồn tư liệu để thực hiện, trước hết là các Văn kiện của Đ ả n g , N h à nước; các bài viết v à nói của Hồ Chí M inh; các hồ sơ., biên bản, báo cáo của các ngành; các công trình nghiên cứu vể sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh, vể cuộc kháng ch iế n chông thực dân Ph áp thòi kỳ 1 9 4 5 -1 9 5 4 có liên quan đến đề tài và nhiều tư liệu lưu trữ đang đưỢc khai thác, cũng n h ư hồi ký, lời kể của các n h â n chứng lịch sử được th ẩ m tra, x á c minh. P h ư ơn g pháp nghiên cứu là phương pháp của sử học nói chung, củ a khoa học lịch sử quân sự nói riêng, được thể hiện ở việc sử dụng phương pháp lịch sử kết hỢp với phương pháp lô-gic, phương pháp thốhg kê, đối chiếu, so sánh, phân tích, tổng hỢp trong từng nội dung cụ thể. T ác giả cũng sử dụng cá c phương pháp tiếp cận k hác, như tiếp xúc, tra o đổi với nhân ch ứ n g lịch sử, khảo s á t thực địa. Thông qua việc trình bày có h ệ thống các sự kiện lịch sử theo chủ đề từng chương, tá c giả p h â n tích, đánh giá cá c sự kiện, từ đó rú t r a những n h ậ n .đ ịn h , khái quát th àn h kết luận từng Chương và K ết luận ch ư n g củ a chuyên khảo. Sách này được hoàn thành trên cđ sở luận ári Tiến sĩ khoa học quân sự "Đường lối kháng chiến chống thực dân P h á p t r o n g g ia i đ o ạ n 1 9 4 5 - 1 9 5 4 . V a i trò c ủ a H ồ C h í M in h của chúng tôi. tro n g v iệc h o ạ ch đ ịn h và t ổ c h ứ c th ự c h iện " Chúng tôi xin tỏ lòng biết ơn thầy hướng dẫn khoa học - Cô' 9
- T r u n g tướng, Giáo sư, T iế n s ĩ H o à n g P h ư ơ n g - đà tận tình giúp đỡ chúng tôi trong việc thực hiện luận án. Chúng tôi cũng cảm ơn Viện Lịch sử quân sự Việt N am thuộc Bộ Quôc phòng, đặc biệt Thiếu tướng - Phó Giáo sư. Tiến sĩ, Viện trương T rịn h Vưđng H ồng và cá c dồng nghiệp đã tạo điều kiện cho việc hoàn th àn h sách. Chúng tôi cảm ơn cá c thầy, các b ạn ở khoa sử Irúòng Đại học Sư phạm Hà Nội và Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo N hân dân P h a n Ngọc Liên đã giúp đỡ tà i liệu, đóng góp ý kiến cho chuyên khảo được hoàn thiện. Chắc chắn sách còn nhiều thiếu sót, mong bạn đọc thứ lỗi và góp ý kiến. X in trăn trọng cảm ơn, T Á C GIẨ TS Nguyễn Minh Đức 10
- Chương I HỔ CHÍ MINH VỚI VIỆC XÁC ĐỊNH CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC ĐÚNG ĐẮN Cuộc k h án g chiến chông thực dân Pháp (1 9 4 5 -1 9 5 4 ) là sự tiếp tục và bảo vệ n h ữ n g t h à n h quả đã đạt đưỢc trong Cách m ạ n g t h á n g T á m n ă m 1945, dưới sự lãnh đạo của Đ ả n g Cộng sản Việt N am (lúc bấy giò là Đảng Cộng sản Đông Dương), đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cách m ạn g th án g Tám 1 9 4 5 là k ế t quả tổng hỢp của tru y ền thông dân tộc trong đâu Ira n h bảo vệ độc lập v à giải phóng dân tộc từ lâu đòi, đưỢc p h á i huy cao độ từ sau k h i Hồ Chí M in h tìm đưòng cứu nước đúng, đặc biệt từ k h i Đ ả n g r a đòi, đề ra đường lôi cách mạng, khoa học về độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội và tiến h à n h trong thòi cơ t h u ậ n lợi m à Đảng, Hồ Chí M inh đã n h ậ n thức và k iên quyết h à n h động. Vì vậy. khi nói về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1 9 4 5 -1 9 5 4 ), về vai trò và công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Mmh, chúng ta không thề không đề cập đến cuộc đấu tran h chố^ng Ph ắp xâm lược. quá tr ìn h xác định con đường cứu nước đung của Nguyễn Ái Quốc dẫn đến thắn g lợi của Cách m ạn g tháng T á m 194Õ. I. KHỦNG HOẢNG CON ĐƯỜNG c ứ u NƯỚC c u ô ì THẾ l í Ỷ X IX - ĐẦU T H Ế K Ỷ X X Việt N am đã có con người sinh sống từ lâu đời. Những dấu vết vể ngưòi V ư ợ n lỉã tìm th ấy ở Việt N am . Trong các 11
- hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), các nhà khảo cổ đã phát hiện được một số răng ngưòi Vượn, sông cách đây khoảng 20-25 vạn năm (theo cách xác định niên đại bằng phương pháp ESR với sai sô' 10%). ở nhiệu nđi khác trên lãnh thổ Việt Nam’ như núi Đọ (Thanh Hóa), Xuân L ộ c (Đồng Nai), An Lộc (Bình Phước), nhiều dấu tích ngưòi Vượn đã được xác nhận rõ, vào thời đồ đá cũ sơ kỳ, con người đã ra đời và sinh sống ở Việt Nam. Trải qua một thòi gian lâu dài sinh tồn và phát triển, con người đầu tiên đã có những bước chuyển biến to lớn qua các thời đại đồ đá để bưóc vào thòi đại đồng thau cách đây khoảng 4.000 năm. Sau hàng chục vạn năm lao động gian khổ và sáng tạo, người nguyên thủy Việt Nam đã tÌ€n tới "hình thành một lãnh thổ chung, một nền văn hóa, văn minh chung và một tổ chức chính trị, xã hội chung. Đó là quốc gia và nhà nước Văn Lang - Âu Lạe, đánh dấu một bước chuyển biến cơ bản trong lịch sử xã hội Việt Nam, mỏ ra một thời đại mới - thời đại dựng nước"*’l Trong mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân Việt Nam vừa phải khắc phục những điều kiện khắc nghiệt, vừa lợi dụng những ưu đãi của thiền nhiên để sinh sông và phát triển. Đồng thời phải đốì phó, chống lại các cuộc xâm lược từ ngoài đến. Không phải ngẫu nhiên mà từ rất sớm đã xuất hiện ở Việt Nam ba câu chuyện dân gian nổi tiếng; Âu Cơ và Lạc Long Quân (về nguồn gốc dân tộc), 'Sơn Tinh - Thủy Tinh (chống lũ lụt) và Thánh Gióng (chống ngpại xâm). Trong các câu chuyện dân gian ây, nếu bóc cái vỏ Lhần bí Trương Hữu'Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn chủ biê.i; Đại cương Lịch sử Việt N am , Toàn tập. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2 0 0 1 ,tr.3 1 . 12
- s ẽ tìm th â y cái lõi hiện thực về tính bản địa của cư dân trên lãnh thổ V iệt Nam, về nhiệm vụ dựng nưốc gắn liền với giữ nước. Thực tiễn của đ ấ t nưóc, của cuộc sông đã hình th àn h tru y ền thông dân tộc tôt đẹp, được thể hiện trên mọi m ặt, mọi lĩnh vực m à tập tru n g ỏ lao động sản x u ấ t và đấu tran h chông ngoại xâm . Cơ đồ của tổ tiên để lại cho chúng ta ngày nay, trên m ặ t đất, m ặ t biển rộng lớn, kéo dài từ Hữu nghị quan đến mũi Cà M au; những th àn h quả to lón trong lao động cần cù. thông minh, sáng tạo của bao th ế hệ các dân tộc chung sông trên đ ất nưốc Việt Nam ngày nay. Việt N am nằm ỏ vị trí chiến lược quan trọng về chính trị. kinh tế, văn hóa. quân sự. Đây là đầu môl giao thông từ B ắc xuống N am , từ Đông san g Tây của các con đưòng thủy, bộ quôc t ế trong lịch sử. Vì vậy, nhân dán các dân tộc Việt Nam đã sóm hội nhập, tiếp thu nhiều trào lưu ván hóa, văn minh th ế giới, song cũng sớm phải chông trả các th ế lực xâm lược Lừ n h iều Ị ) h ư ơ n g kéo đến, nh ằm đánh chiếm, đô hộ đất nưốc này. Tỷ lộ vù khí so với các hiện v ậ t về lao động sản x u ấ t và đời sông, lìm được trong các di chĩ khảo cổ từ P h ùng Nguyên đến Đông Sơn (ở Vinh Quang, VÜ khí chiếm 63,5% tổng sô" hiện vật khai Quật, L àn g cả - 64J% S Đông Sơn - 50,5% . Thiệu Dương - 57-8%). nhìn chung sô^ lượng vũ khí chiếm trên 50%^’\ T rong lịeh sử thô^ giối, ít có dân lộc nào như dân tộc Việt Nam Ị)hải trải qua nhiều cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chông n.çoai xâm . Nốu chỉ tính từ nám 2 1 8 Ir. CN. khi T ần Thủv Hoànị>' sai Hiệu úy Đồ Thư đưa 5 0 vạn quân (một con số quá lổn so với sổ* dân lúc bây giò. cần xem lại) đánh chiếm các Theo V ă n h ó a Đ ô n g S ơ n ở V i ệ t N a m . Nxb Khoa học' xã hội. U94. tr.401. 13
- vù n g đ ấ t phía N a m T r u n g Quô"c, trong đó có vùng Lĩnh N am củ a ngưòi V iệt đến k h i cuộc k h á n g chiến chông M ỹ, cứu nước k ế t th ú c (1 9 7 5 ) th ì n h â n d ân ta đã tiến h à n h hàng tră m cuộc khởi nghĩa, k h á n g chiến chông ngoại xâm . R iêng trong nhửng t h ế kỷ củ a quốc gia phong kiến độc lập, lừ sau khi Ngô Q uyền đánh th ắ n g q u ân N a m Hán trê n sông B ạ ch Đ ằng (938) đến khi n h à N guyễn ký các điều ước đầu hàng, công n h ận sự thông trị củ a thực dân Pháp (1 8 8 4 ) thì củng đã có h à n g chục cuộc k h á n g chiến và khởi nghĩa lón chông xâm lược. C ũng kể từ n ă m 1 7 9 tr.C N , khi Âu L ạ c rơi v ào ách đô hộ củ a n h à T riệu đến khi m iền N am hoàn toàn giải phóng (1 9 7 5 ), thòi gian T ổ quôc bị nước ngoài thông trị dài gần b ằn g n hữ ng t h ế kỷ đưỢc độc lập, tự chủ; tro n g đó thòi kỳ Bắc thuộc kéo dài hơn 1 .0 0 0 n ă m v à sự chiếm đóng, cai trị cưa thực dân P h áp cũ n g g ầ n m ột th ế kỷ. Đó là không kê tới các â m mưu, h àn h động x â m nhập, phá hoại củ a các th ế lực xâm lược nưóc ngoài luôn diễn r a tro n g thòi kỳ hòa bình. T ro n g tình, th ế p h ải c ầ m vũ khí chông ngoại xâm , nhân dân V iệt N a m vẫn m ong m uôn đưỢc sông hòa bình, "đem đại n g h ĩa th ắ n g h u n g tàn, lấy c h í n h ă n thay cườ ng bạo", tỏ lòng khoan dung, tha tội ch ết cho kẻ thù đã "cởi giáp ra hàng", "vẫy đuôi cầu sông". Điều n à y th ể hiện tính nhân đạo cao cả. "U y th ầ n ch ẳ n g giết h ạ i, lấy khoan hồng th ể bụng hiếu sinh" (N guyễn T rãi; Bình Ngô đại cáo). Cùng với tru y ề n th ô n g lao động sản xu ấ t, hiếu học. hièư k h á ch ..., ở n h ân dân V iệt N a m cũ n g sớm hình thành truyẻn th ôn g đấu tra n h b ấ t k h u ấ t chông mọi kẻ thù xâm lược. Đày là m ột nội dung cơ b ản, côt lõi, tạo nên sức m ạnh to lổn cùa d ân tộc để chiến th ắ n g kẻ thù, như ngưòi anh hùng áo vải N guyễn H uệ đã dõng dạc đọc v an g lời hịch trong lễ "thệ sư", trưốc khi tiến quân đ án h th ắ n g quân Thanh: 14
- “Đ ánh cho để dài tóc, Đ ánh cho để đen răng. Đánh cho nó chích luân b ấ t phản, Đ ánh cho nó phiến giáp b ấ t hoàn, Đánh cho sử tri N am quốc an h h ù n g chi hữu ch ủ ”. Truyền thông anh dũng, bấ^t k h u ấ t tro n g đánh giặc, cứu nước, đã tru y ề n lại từ th ế hệ này san g th ế hệ khác, được hun đúc. p hát huy trong các cuộc k h án g chiến, khởi n gh ĩa giành độc lập, bảo vệ Tổ quốc. T ru yền thông n ày đã trở th à n h sức m ạnh to lớn, tạo ra nhiều chiến th ắ n g huy hoàng, như Hồ Chí Minh đã k h ẳn g định: "D ân ta có m ột lòng nồng n àn yêu nước. Đó là m ột truyền thông quý báụ củ a ta. T ừ xư a đến nay. mỗi khi Tô quốc bị x â m lăng, thì tinh th ầ n ây lạỉ sôi nổi, nó kết th àn h một làn sóng vô cùng m ạn h mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó k hăn, nó n h ấn chìm t ấ t cả lũ bán nưốc vả lũ cướp nước"‘^\ Đúng như vậy. lòng yêu nưốc củ a nh ân dân V iệt N am là cò sở của sức chiến đấ*u ngoan cường khiên cho kẻ thù phải khiếp sỢ, bị dánh tan tác. Dù có chiếm đóng, thông trị nưóc La. chúng cũiig chỉ như "ngủ trọ m ột đêm ỏ T h ă n g Long" rồi cuôn gói, trôn th oát về nước. Nền độc lập tự chủ lại trỏ về với nìiân dân Việt Nam. Đến thời nhà N g u y ễ n - c h ế độ phong kiến cuối cù n g ở Viộl Nain - tình hình đã đối Ihay, khác vói các triều đại trưổc, đưỢc xảy dựng trên cơ sở đánh th ắ n g ngoại x â m h a y ch u ẩ n bị ục lư ợ n g dê đôi phó cuộc xâ m lược, triều N guyễn đưỢc x á c lập trên cơ vSỞđàn áp cuộc khởi nghĩa nông dân lớn trong lịch sử - phong Irào Tây Sơn. đánh bại triều đại T ây Sơn. Vì vậv, Hồ ('h í Minh: Toàn tập, x u ấ t b ả n lần th ứ hai, t ặ p 6. N xb Ciính t)-Ị quôc gia. Hà Nội. 1 9 9 6 , t r . 1 7 1 . lõ
- m âu th u ẫn giữa nhân dân, ch ủ yếu là nông d ân với giai cẽỉp phong kiến ngày th êm sâu sắc. Khi tư bản P h áp thực hiện âm mưu xâm lược nước t,a, n g à y ' 1 -9 -1 8 5 8 , triều Nguyễn không có k h ả n ăn g m à c ũ n g không muôn tập hỢp, tổ chức, lãnh đạo cuộc đâu tranh cüa nh ân dân như các triều đại trước. Tuy nhiên, trước sự tổ n vong củ a dân tộc, nông dân, cá c sĩ phu yêu nưóc đã tạm g á c m âu th u ẫn cơ bản trong xã hội giữa nông dân và phong k iến để cùng triều đình chôVig ngoại xâm . Song, do sự vếu h èn , kém ch u ẩn bị, vu a quan nhà Nguyễn từ chỗ chông đỡ yếu (ớt đến nhượng bộ, đầu hàng, làm tay sai cho thực d ân P h á p , Trong khi đó, nhân dân đã cùng triều đình đánh giặc và klhi triều đình nhượng bộ Pháp thì không Luân lệnh triều đình, tiếp tục k h án g chiến (điển hình là cuộc khởi nghĩa Trư ơn g Định). Khi nhà Nguyễn đầu hàng thì nhân dân lại: "Dập dìu trông đánh cò xiêu, Phen n ày quyết đánh cả triều lẫn Tây". Vì vậy, triều đình H u ế có trá c h nhiệm lón tron g việc làm m ấ t nước ta, làm cho việc m ấ t nước không phải là t ấ t yếu trở th àn h tấ t yếu. Bởi vì, với tru yền thông đấu tra n h chông ngoại x â m của dân tộc và sức m ạn h củ a bản th ân n h à Nguyễn lúc bấy giò (tuy có yếu, song cũng có th ể tiền h à n h chông x â m lược) v à trong tương quan lực lượng so với m ột v à i nưốc khác trong khu vực cũng có thể tổ chức, lãn h đạo cuộc k h án g chiến, "không dễ gì thực dân Pháp đã đánh th ắn g và xâm chiếm được nưốc Nguyễn Minh Đức: Quân đội thời Nguyễn và khả năng chống ngoại xâm. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quôc gia “Nghiên cứu và giảng dạy lịch sử thòi Nguyễn ở Đại học, Cao đẳng Sư phạm và Phổ thóng”, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2002, tr.231. 16
- N hân dân tiếp tục cuộc k háng chiến chông P h áp xâ m lược từ giữa th ế kỷ X IX và phong trào cứu nưóc, chông ách ih ôn g Irị của Pháp p h át triển vởi các cuộc đấu tr a n h trong phong trào c ầ n vương, phong trào yêu nước đầu th ế kỷ XX. Phong trào cần vương, tuy trên danh nghĩa v ẫn tôn phò m ột ông vua - phải là ông vu a yêu nưóc chông P h áp - nhưng về thực ch ất là phong trào đâu tra n h giải phóng dân tộc của n h ân dân Việt N am sau khi triều đình H u ế đầu h àn g và thực dân Pháp đang tă n g cường tổ chức bộ m áy thông trị ở ba nước Đông Dương. Phong trào yêu nước đầu th ế kỷ X X tiến hàn h trong tình hình có nhiều biến chuyển sâu sắc của xã hội Việt N am và ảnh hương, tác động của tư tưởng dân chủ tư sản phương của công cuộc duy tâ n ở N h ật Bản, T ru n g Quốc. Phong Irào yêu nước thời kỳ này đã m ang m àu sắc dân chủ tư sản và sự lãnh đạo cuộc đấu tra n h đã từ các trí thức đứng trên lập trường phong kiến sang trí thức đứng trên lập trưòng tư sản. Tuy nhiên, tư tưởng dân chủ tư sản đã bị giai cấp tư sản phương Tây phản bội, khi chuyển lên giai đoạn đ ế quốc chủ nghĩa và giai câ"p tư sản dân tộc Việt Nam cũng không triệt đế cách mạng, thể hiện tính ch ấ t hai m ặ t - vừa đấu tran h vùa thoả hiệp vối đ ế quổc. phong kiến - nên cuộc đấu tra n h yêu nưóc chông Pháp lúc bây giò không thể giành đưỢc thắng l Ợ ] . Dù có nhiều h ạn chế, song phong trào đâu tra n h chông Pháp xâ m lược và đô hộ của nhân dân Việt N am cũng thể hièn truyền thông an h hùng b ất k huất, khiến cho kẻ thù phải khiếp sỢ: "C húng ta (tức thực dân Pháp - tá c giả chú) không biết rằng, Việt Nam là một dân tộc kiên cường, gắn bó vố lịch sử. với những thể ch ế riêng của mình và thiết th a với n ầì độc lập của mình. Chúng ta không biết rằng, Việt Nam 17
- chưa bao giờ chịu k h u ấ t phục trước kẻ th ù x â m lược. Tìmh trạ n g chúng ta r ấ t đỗi khủng khiếp v à c h ú n g ta phải đươing đầu với một dân tộc thông n h ấ t, m à ý th ứ c dân tộc củ a Ihọ không hề bị suy yếu"^^\ Đến đầư th ế kỷ X X , phong tr à o yêu nưóc chông Pháp cuảa nhân dân Việt Nam gặp sự khủng hoảng về đưòng lối cữu nước và thiếu m ột giai cấp tiên tiến lãn h đạo cách mạnig. Giai cấp phong kiến đã không còn vai trò lịch sử, giai cấp tư sản không có khả n ăn g đưa cá ch m ạ n g đến th à n h công, vì "tiên thiên b ất túc, h ậu thiên b â t nghi", còn giai cấp vô s ẳ n thì còn non trẻ. Sự khủng h oản g n ày đưa tói tình trạ n g m â u th u ẫn trong phong trào yêu nước chống P h á p : cuộc đ ấ u t r a n h củ a nhân dân liên tiếp nổ r a , sôi nổi và m ạ n h mẽ, song lần lượt thất bại. Lịch sử không bao giờ đặt ra vấn đề không được giải quyết, như C ác M ác đã k h ẳ n g định. N h â n dân Việt N a m với tru yền thông anh h ù n g củ a dân tộc không bao giờ chịu áp bức, thông trị, nhưng trước m ắt, cuộc đấu tra n h phải tìm con đưòng mới phù hỢp, đưa tới th ắ n g lợi. Trong tình hình như vậy, n h ấ t định phải x u ấ t hiộn mộl người anh hùng, m ột nhà yêu nưốc tài giỏi giải quyết m âu thuẫn. Điểu này là t ấ t yếu, như Ph, Ảngghen đã khẳng định trong ''T h ư g ử i H . S ta c k e n b u a '': "Tự nhiên là hoàn toàn ngẫu nhiên mà một vĩ n h ân nào đó x u ấ t hiện ở m ột thòi nhất định nào đó, Lrong một nước n h ấ t định nào đó. N hưng nếu ch ú n g ta ph ế bỏ ngưòi đó đi, thì lại xuâ"t hiện sự đòi hỏi phải có một người khác th ay th ế và sự th ay t h ế này sẽ xuâ't hiện - thích hợp ít hay nhiều - nhưng CUÔI cù n g thì cũ n g x u ấ t hiộíi. Chííih cũng là ngẫu nhiên m à Napôlêông, anh ch àn g ngưòi Coócxơ Ferdinand B ern ard : E rre u rs et danger. P aris, 1901, tr.l 1. 18
- âV lại chính là nhà độc tài quân sự m à nền Cộng hòa Pháp bị kiíệt quệ bởi cuộc chiến tran h của mình, hết sức cần đến. Nlhưng đã có bằng chứng rằng, nếu không có Napôlêông thì V có m ột người khác th ay th ế chỗ ông ta, vì mỗi khi cần đến m(ột ngưòi như th ế thì người đó sẽ xuâ't hiện: X êda, Auguxtơ, C ơrôm oen, v.v. II. HỔ CH Í M INH VÓI V IỆC XÁC ĐỊNH ĐÚNG CON ĐƯÒNG CỨU NƯỚC Hồ Chí Minh r a đòi và nhận lãnh trá c h nhiệm mà đất nước, dân tộc, giai cấp giao phó có thể ngẫu nhiên, song x u y ê n qua những điều ngẫu nhiên ta sẽ n h ận th ấy cái tấ t y ếu . Không phải ngẫu nhiên m à ngưòi Anh hùng Hồ Chí M inh - "một biểu tượng kiệt x u ấ t về quyết tâ m của cả một d â n tộc" (Nghị quyết củ a U N E S C O về kỷ niệm 100 n ăm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh) lại sinh r a trong gia đình họ N guyễn Sinh, quê ỏ Nghệ An. Trước ầ ế t, Nghệ An là đất "địa linh nhân kiệt", eó truyền thông đấu tra n h chông xâ m lư ợ c , áp bức xã hội, sản sinh ra nhiều nhà yêu nước lớn trong lịch sử. Quê hương Kim Liên, huyện N am Đ àn là một "Nghệ An th u nhỏ" có đầy đủ truyền thông quê hưdng và dân tộc. Gia đình cụ Nguyễn Sinh sắc, thân phụ B ác Hồ, có lòng yêu nước, thương dân và ảnh hưởng đến giáo dục, hình thành n h ân cách của Nguyễn T ấ t Thành. Từ nhỏ, Nguyễn T ấ t T hành đã chứng kiến cản h sông khổ cực của đồng bào ở quê hưtíng, của những người phu làm việc ỏ Cửa Rào, của những người dân sông ở Kinh th àn h Huế... C.Mác, Ph. Ảnghen; Tuyển tập. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1971, tập II, tr. 715. 19
- Sự thông cảm vối những ngưòi bị áp bức, bóc lột đã sớm n ảy sinh ở cậu bé T h àn h tình cả m yêu thương đồng bào nghèo khổ, ý thức và tinh th ầ n yêu nước. Vì vậy, từ thuỏ thiếu niên, Ngưòi đã có những h o ạ t động cứu nước - làm liên lạc cho những nhà yêu nước ở quê hương‘^\ N ăm 1 9 0 8 , Nguyền T ấ t T h àn h tham gia các cuộc biểu tình chông th u ế của nông dân Thừa Thiên - Huế. N ăm 1909, Nguyễn T ấ t T h àn h bỏ học theo cha vào huyện Bình Khê (nay là huyện T ây Sơn, tỉnh Bình Định), rồi dạy học ỏ trường Dục Thanh (P h an Thiết) năm 1910. Chí cứu nước củ a Nguyễn T ấ t T h à n h không dừng lại ở những h oạt động chông P h áp , giáo dục cho t h ế hệ trẻ lòng yêu nước m à Ngưòi muôn tìm con đưòng cứu nước mới để giải phóng dân tộc, Nguyễn T ấ t T h àn h r ấ t yêu quý, kính trọng những nhà yêu nước tiền bốỉ. như Phan Châu Trinh. Ph an Bội Châu, song Ngưòi không tá n th à n h cách cứu nước, chông Pháp của các cụ. Bởi vì, cụ P h a n Châu Trinh chỉ yêu cầu ngưòi Pháp thực hiện cải lương, điều n ày là sai lầm, vì chang khác gì xin giặc rủ lòng thương v à không thê dựa vào thực dân để chông phong kiến ta y sai củ a P háp. Cụ Ph an Bội Châu lại hy vọng N h ậ t giúp đỡ n h ân dân Viột N am đánh đuổi thực dân Pháp đế giành độc lập, điểu này củng râ t nguy hiểm, vì không nh ận th ấy bản c h ấ t đ ế quôc của quân phiệt N h ật B ản và sẽ rơi vào cái cảnh "đưa hổ cửa trước rước beo cửa sau". Cụ Hoàng Hoa TháiB đà thực sự khởi nghĩa vũ trang đánh Pháp, song "còn nặng cốt cách phong kiến" chỉ hùng cứ một vùng nhỏ bé ỏ Y ê n Thế, khi m à thực dân Pháp đã thông trị cả nước ta*”*. Trần Dân Tiên: N hững mâu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, in lần thứ hai. Nxb Sự thật. HN, 1976, tr. 12. ’Trần Dân Tiên: N hững màu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch. Sđd, tr 13-14. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - Hồ Chí Minh(1945-1954): Phần 2
116 p | 136 | 20
-
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (Tập 3): Phần 1
135 p | 51 | 7
-
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (Tập 1): Phần 1
239 p | 35 | 7
-
Kinh nghiệm chỉ đạo của Đảng trong việc giành thắng lợi từng bước trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
8 p | 54 | 7
-
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (Tập 6): Phần 2
92 p | 38 | 6
-
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (Tập 6): Phần 1
93 p | 47 | 6
-
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (Tập 5): Phần 1
166 p | 22 | 4
-
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (Tập 1): Phần 2
168 p | 31 | 4
-
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (Tập 2): Phần 1
212 p | 31 | 4
-
Công tác bảo vệ chính trị nội bộ Đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)
4 p | 101 | 4
-
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (Tập 3): Phần 2
153 p | 28 | 4
-
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (Tập 5): Phần 2
162 p | 32 | 4
-
Kháng chiến chống thực dân Pháp của tỉnh Phú Yên (1945-1954)
95 p | 11 | 3
-
Vai trò An toàn khu (ATK) trung ương ở Tuyên Quang trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
8 p | 69 | 3
-
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (Tập 2): Phần 2
125 p | 27 | 3
-
Đóng góp của quân và dân xã Đào Viên (huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn) trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1946 – 1950
6 p | 9 | 2
-
Đường 13 trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975)
7 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn