intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đóng góp của quân và dân xã Đào Viên (huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn) trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1946 – 1950

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết làm rõ những đóng góp của quân và dân xã Đào Viên, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, giai đoạn 1946 – 1950. Bài viết góp phần tổng kết truyền thống đấu tranh cách mạng của địa phương nói riêng và của tỉnh Lạng Sơn nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đóng góp của quân và dân xã Đào Viên (huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn) trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1946 – 1950

  1. TNU Journal of Science and Technology 227(17): 104 - 109 CONTRIBUTIONS OF ARMED FORCES AND INHABITANTS IN DAO VIEN COMMUNE, TRANG DINH DISTRICT, LANG SON PROVINCE IN THE WAR AGAINST THE FRENCH COLONIALISTS FROM 1946 TO 1950 Doan Thi Yen, Vu Thi Thu Ha* TNU - University of Sciences ARTICLE INFO ABSTRACT Received: 03/11/2022 Dao Vien commune is located in the border area of Lang Son province which has many rugged mountains and rivers, brave and filial people Revised: 28/11/2022 since ancient times. Dao Vien commune has a strategic military Published: 28/11/2022 position. From 1946 to 1950, the people and the armed forces of Dao Vien commune made a lot of important victories, contributing to KEYWORDS liberating a large border area. Through the use of documentary research methods and field research methods, the article clarifies the Dao Vien commune contributions of inhabitant in Dao Vien commune, Trang Dinh district, Trang Dinh district Lang Son province in the resistance war against the French colonialists Lang Son province from 1946 to 1950. Dao Vien was not only an important revolutionary base, but also a transit station for weapons and ammunition from China Contribution to Trang Dinh. Through studying the contributions of the army and French colonialists people of Dao Vien commune, the article contributes to summarize the revolutionary struggle tradition of the locality in particular and of Lang Son province in general. ĐÓNG GÓP CỦA QUÂN VÀ DÂN XÃ ĐÀO VIÊN (HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN) TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƢỢC GIAI ĐOẠN 1946 – 1950 Đoàn Thị Yến, Vũ Thị Thu Hà* Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT Ngày nhận bài: 03/11/2022 Là một xã thuộc khu vực biên giới của tỉnh Lạng Sơn, có hình thái núi sông hiểm trở, con người dũng cảm, hiếu nghĩa nên từ xa xưa, Đào Viên Ngày hoàn thiện: 28/11/2022 có vị trí chiến lược về mặt quân sự. Trong những năm 1946 - 1950, Ngày đăng: 28/11/2022 quân và nhân dân xã Đào Viên đã giúp đỡ, góp sức người, sức của, không tiếc máu, xương cùng với lực lượng vũ trang làm nên những chiến thắng quan trọng, góp phần giải phóng một vùng biên giới rộng TỪ KHÓA lớn. Thông qua việc sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu và Xã Đào Viên phương pháp nghiên cứu thực địa, bài viết nhằm làm rõ những đóng góp của quân và dân xã Đào Viên, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn trong Huyện Tràng Định cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, giai đoạn 1946 – 1950. Đào Tỉnh Lạng Sơn Viên không những là căn cứ địa cách mạng quan trọng, còn là trạm Đóng góp trung chuyển vũ khí, đạn dược từ Trung Quốc về Tràng Định. Qua Thực dân Pháp nghiên cứu đóng góp của quân dân xã Đào Viên, bài viết góp phần tổng kết truyền thống đấu tranh cách mạng của địa phương nói riêng và của tỉnh Lạng Sơn nói chung. DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.6850 * Corresponding author. Email: havtt@tnus.edu.vn http://jst.tnu.edu.vn 104 Email: jst@tnu.edu.vn
  2. TNU Journal of Science and Technology 227(17): 104 - 109 1. Giới thiệu Đào Viên là xã thuộc khu vực phía Đông Nam huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn, cách trung tâm huyện 48 km. Phía Bắc giáp với xã Tân Minh, phía Tây giáp với xã Trung Thành và xã Quốc Việt, phía Nam giáp với xã Trùng Khánh, huyện Văn Lãng, phía đông giáp với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, với đường biên giới dài 16,997 m. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, quân và dân xã Đào Viên đã giúp đỡ, góp sức người, sức của, không tiếc máu, xương cùng với các lực lượng vũ trang làm nên những chiến thắng quan trọng, góp phần giải phóng một vùng biên giới rộng lớn đặc biệt trong giai đoạn 1947-1950. Vai trò của hậu phương biên giới trong cuộc kháng chiến chống Pháp được nghiên cứu dưới nhiều góc độ như: Chủ trương, đường lối của Đảng [1], [2]; sự đóng góp về sức người, sức của cho cuộc kháng chiến [3], [4]; những trận chiến đấu trực tiếp trên mặt trận biên giới [5], [6]. Những nghiên cứu đã công bố là tài liệu tham khảo để chúng tôi nghiên cứu vấn đề về vai trò của quân và dân vùng đất xã Đào Viên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1946 - 1950. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê, nghiên cứu tài liệu và thực địa để thu thập thông tin, số liệu cụ thể về những đóng góp to lớn của quân và dân xã Đào Viên huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Qua phương pháp thống kê, so sánh, chúng tôi đã góp phần làm sáng tỏ những đóng góp to lớn của nhân dân xã Đào Viên - một xã vùng biên giới trong việc giải phóng tỉnh Lạng Sơn cũng như xây dựng được một vùng giải phóng rộng lớn, góp phần làm nên thắng lợi của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. 3. Kết quả và bàn luận 3.1. Xã Đào Viên trong những năm đấu tranh bảo vệ chính quyền 1945 - 1947 Do vị trí địa lý quan trọng nên xã Đào Viên trở thành một trong những trọng điểm chiếm đóng của thực dân Pháp và phát xít Nhật. Đối với Pháp, ngay sau khi chiếm Tràng Định (đầu thế kỷ XX), Pháp đã xây dựng hệ thống đồn bốt kiên cố ở đây. Đặc biệt, tuyến Pò Mã (Quốc Khánh) - Bình Nghi (Đào Viên) là 2 điểm thực dân Pháp quan tâm vì khống chế được tuyến biên giới dài. Châu ủy Khánh Nham đóng ở Đào Viên do tên quan hai người Pháp chỉ huy. Đối với Nhật, sau khi chiếm thị xã Lạng Sơn (1940), phát xít Nhật cho quân tiến đánh thực dân Pháp ở đồn Bình Nghi (xã Đào Viên) và mở rộng vùng chiếm đóng ra địa bàn toàn huyện Tràng Định. Tại Đào Viên, từ cuối năm 1940, một số đối tượng phản động đã giả danh cách mạng để dụ dỗ, lôi kéo các thanh niên nhẹ dạ cả tin tham gia vào cái gọi là “Đảng phục quốc”, mục đích để trở thành lính tay sai, phục vụ cho chúng. Một số lý dịch, kỳ hào phản động ở tổng Khánh Nham cũng tham gia và hội thân Nhật. Từ đầu năm 1941, cả Pháp - Nhật đều câu kết bóc lột nhân dân. Biểu hiện là Pháp kí với Nhật Hiệp định Phòng thủ Đông Dương ngày 29/7/1941 với nội dung: Nhật được tự do đi lại trên khắp lãnh thổ Đông Dương không hạn chế về số lượng; Chính quyền thực dân Pháp phải cung cấp các phương tiện chiến tranh, thiết lập các cơ sở quân sự, cung cấp vật chất cho quân đội Nhật; Chính quyền thực dân Pháp cam kết đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Dương, bảo đảm an ninh cho quân Nhật. Thời gian này, thổ phỉ ở biên giới đội lốt cách mạng để cướp phá, quấy rối đồng bào. Hơn nữa, tình hình an ninh - chính trị ở đây rất phức tạp do các thế lực thân Pháp - Nhật đang tập hợp lực lượng mưu toan thành lập “Đảng phục quốc”. Tại Đào Viên, Nhật - Pháp củng cố đồn Bình Nghi để tăng cường đàn áp, bóc lột nhân dân. Trước sự phức tạp của tình hình, Đào Viên nhận được sự chỉ đạo quan tâm sát sao của cấp trên. Đặc biệt từ năm 1944, đồng chí Hoàng Điền - người con của xã Đào Viên, sau một thời gian học tập tại trường Quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc) được Bác Hồ cho tham gia Đội Tuyên truyền giải phóng quân; được đi công tác Nam tiến, đánh thông đường số 4, suốt từ Đông Khê, qua Thất Khê, http://jst.tnu.edu.vn 105 Email: jst@tnu.edu.vn
  3. TNU Journal of Science and Technology 227(17): 104 - 109 Na Sầm, Đồng Văn, rồi Lạng Sơn chuẩn bị tiến về Hà Nội. Đội quân tiến về xã Đào Viên gồm các đồng chí Hoàng Điền, Lê Thiết Hùng, Hoàng Minh Thảo và hơn một tiểu đội tuyên truyền giải phóng quân (sau đó phát triển thành một trung đội, rồi một đại đội giải phóng quân) [8]. Tình hình tại xã Đào Viên thời điểm đồng chí Hoàng Điền đến khá phức tạp. “Giặc Nhật, tuy không lập được chính quyền đến tận cơ sở, nhưng chúng vẫn bao vây phong tỏa các khu căn cứ và các khu mới giải phóng của cách mạng. Thêm vào đó, bọn thổ phỉ ở biên giới đội lốt cách mạng để cướp phá quấy rối cũng làm cho cuộc vận động cách mạng ở vùng biên giới dọc đường số 4 thêm phần khó khăn phức tạp. Vấn đề gay go nhất là diêm và muối. Anh em chúng tôi phải tự lực cánh sinh làm cái "tắc bọp” (một kiểu đánh bùi nhùi lấy lửa); muốn có chất mặn phải đốt giang lấy tro mà làm muối (nước tro), có bữa đồng bào ủng hộ con trâu, phải ăn thịt trâu luộc nhạt. Rất khó ăn. Còn "cơm" thì chủ yếu là ngô... Các cuộc di chuyển đều đi đêm và có lúc đi không theo đường phải leo núi băng rừng theo hướng mà đi” [8]. Tháng 8/1945, chính quyền cách mạng của xã Đào Viên được thành lập tại Nà Khoang, có trực tiếp đồng chí trong Ban Việt Minh tỉnh Lạng Sơn như Hoàng Điền, Hoàng Trọng Bằng, Lương Bình về tổ chức. Tuy nhiên, sau khi giành được chính quyền, nhân dân xã Đào Viên phải đối diện với Việt Quốc, Việt Cách và giặc phỉ Pính Nàm, Máy Slèn - đây là hai tướng phỉ do Đảng phục quốc - một tổ chức thân Nhật - dựng lên để đe dọa, lật đổ chính quyền cách mạng. Thực hiện điều khoản của Hiệp định Hoa - Pháp ngày 28/02/1946, từ cuối tháng 6/1946, quân Trung Hoa Dân quốc bắt đầu rút về nước, bọn phản động trên địa bàn huyện Tràng Định không còn chỗ dựa, một phần chạy theo quân Trung Hoa Dân quốc, một phần tan rã và đầu hàng cách mạng. Tuy nhiên, một số tên ngoan cố vẫn tiếp tục có những hành động kích động, lôi kéo nhân dân chống phá cách mạng. Trên địa bàn Đào Viên, quân phỉ Pính Nàm, Máy Slèn tiến hành các hoạt động chống phá cách mạng: Chiếm đất của dân ở xã Cụ Khánh (nay Tân Minh), chiếm xóm Nhọt Mò (xã Phúc Điền - nay là xã Đào Viên) và xóm Phiêng Mân (thuộc tổng Khánh Nham cũ); bắt thanh niên địa phương cầm súng lùng bắt Việt Minh; nếu không hợp tác, chúng sẽ đốt làng, giết người. Hành động trên không chỉ uy hiếp chính quyền xã vừa mới thành lập mà còn uy hiếp chính quyền cách mạng huyện Tràng Định non trẻ (vừa mới được thành lập vào ngày 22/9/1945). Thực hiện chủ trương của Liên Khu ủy, Tỉnh ủy Lạng Sơn, các đồng chí Lê Thiết Hùng, Hoàng Điền, Lê Quảng Ba, Hà Khai Lạc về Đào Viên thực hiện công tác tiễu phỉ (tiêu diệt nhóm thổ phỉ do đối tượng Pính Nàm, Máy Slèn cầm đầu, để bảo vệ chính quyền cách mạng của xã Đào Viên cũng như chính quyền cách mạng của huyện Tràng Định). Năm 1946, đồng chí Hoàng Điền trực tiếp chỉ huy trận đánh Bản Cọ, Kiêng Lạn, Thâm Cỏng thuộc xã Tân Minh và Nhọt Mò, Nà Khoang thuộc xã Đào Viên. Lực lượng tham gia tiễu phỉ tại Đào Viên có Vệ quốc đoàn của huyện Tràng Định, huyện Thoát Lãng (nay là huyện Văn Lãng). Trong trận đánh phỉ, có 2 đồng chí người xã Đào Viên đã hy sinh. Sau những trận đánh năm 1946, bọn phỉ đã bị đánh bật khỏi những vùng đất chúng chiếm ở xã Đào Viên. Đầu năm 1947, vệ quốc đoàn tiếp tục có chủ trương giải phóng xã Cụ Khánh và xóm Nhọt Mò (xã Đào Viên). Lực lượng giải phóng bản Nhọt Mò do đồng chí Hoàng Điền và đồng chí Trần Văn Liễu chỉ huy. Ngày 20/02/1947, xã Cụ Khánh, xóm Nhọt Mò (xã Đào Viên) được giải phóng. Chính quyền huyện Tràng Định được giữ vững. Những ngày ở xã Đào Viên, lực lượng vũ trang của tỉnh và huyện nhận được sự quan tâm giúp đỡ hết lòng của đồng bào nơi đây. “Không ai lạ gì đối với nhân dân Tràng Định, để có cái Tết cổ truyền, nhà nào cũng phải cố gắng nuôi 5-10 “chú gà thiến” và chuẩn bị một nồi rượu. Dù cho là nhà nghèo, nhưng có như vậy để đón xuân cũng oai lắm rồi… Một bất ngờ đến với 11 chiến sĩ nơi biên cương là trong ngày 30 tết, bà con đã ủng hộ 13 "chú gà thiến". Ngoài ra, còn bánh chưng tết, Sla cao, khẩu sli, thúc théc nữa cơ chứ. Những sản phẩm ấy do dân làm ra, dân ủng hộ, đã sưởi ấm thêm tình quân dân…. Thế là, tiểu đội 11 người, 11 tay súng ở vùng biên giới xa xôi này có ngay "13 chú gà thiến" làm bạn cùng đón xuân, tăng thêm sức mạnh cạnh giữ biên cương để nhân dân yên vui đón Xuân ăn Tết” [9]. http://jst.tnu.edu.vn 106 Email: jst@tnu.edu.vn
  4. TNU Journal of Science and Technology 227(17): 104 - 109 Là xã có địa hình rộng, vừa có vùng ven sông, vừa có đồi núi cao, rừng sâu, giáp với Trung Quốc, rất thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở cách mạng và bố phòng quân sự, hơn nữa nhân dân nơi đây sẵn có tinh thần cách mạng nên dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy Tràng Định, trong những năm kháng chiến chống Pháp, nhân dân xã Đào Viên bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ xây dựng các lán trạm bí mật để cất giấu lương thực và tài sản của nhân dân; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các xã ven đường số 4 vừa bám trụ sản xuất, vừa tổ chức ngăn chặn, tấn công địch. Trên địa bàn xã Đào Viên, Bản Kéo (thuộc thôn 1), Slam Thắn, Bản Tao (thuộc thôn 3) - cách trung tâm huyện 48 km được chọn để đặt làm hậu cứ an toàn... Đây cũng chính là nơi được tỉnh Lạng Sơn chỉ đạo xây dựng kho lương để nuôi quân. 3.2. Xã Đào Viên trong những năm 1949 - 1950 Là xã giáp biên giới nên Đào Viên chịu ảnh hưởng bởi tình hình chiến sự tại Trung Quốc. Năm 1949, Giải phóng quân Trung Quốc trên đà thắng lợi đã truy quét Trung Hoa dân quốc về phía Nam. Quân “Tàu - Tưởng” bại trận đã tràn qua biên giới Việt - Trung. Tàn quân Trung Hoa Dân quốc đông đến mức “đầu đoàn quân bị đánh tơi tả mà phía sau vẫn không hay biết, cứ gánh gồng, thúc lừa ngựa tiến lên. Tới khi bị chết nhiều quá lại rùng rùng lộn sang hướng khác. Con đường mòn trong rừng chỉ sau khi chúng đi qua đã rộng ngang ra vì cỏ dại, lau rừng bị xéo bẹp như vò nát. Những chỗ giặc tràn qua để lại mùi hôi thối nồng nặc, thứ mùi của phân ngựa lẫn mùi của một đạo quân bỏ chạy lâu ngày không tắm rửa, không quần áo thay, chỉ độc một bộ quần áo vải bóng dày cộm, cáu bẩn mồ hồi, đất cát tạo ra thứ mùi rất kỳ lạ đọng lại trên lá cây, ngọn cỏ tưởng chừng buồn nôn được. Đúng là một bầy thú dại đi qua. Tới đâu chúng đào, chúng xới, lấy sắn non, khoai non, sục sâu vào hai bên rừng tìm lán thóc gạo của đồng bào cất giấu: Nghĩa là những thứ gì ăn sống nuốt tươi được là chúng ngốn tất [10]. Với tinh thần quốc tế vô sản “giúp bạn là giúp chính mình”, lực lượng vũ trang của ta có nhiệm vụ phải chặn đánh chúng ở ngay biên giới các cửa khẩu, không cho chúng nhập được với bọn Pháp. Đảng bộ, chính quyền và bộ đội phải lo bảo vệ tài sản và nhân dân. Không cho bọn tàn quân vơ vét của cải sinh sống để kết hợp với bọn Pháp, hoặc tìm đường chạy trốn sang Đài Loan. Thực hiện chủ trương đó, đồng chí Thanh Phong, Chu Huy Mân được cử sang giải phóng vùng Long Châu - Thủy Khẩu (thuộc địa phận Trung Quốc). Phía Việt Nam, Trung đoàn Cao - Bắc - Lạng (Trung đoàn 174) có nhiệm vụ chặn đánh địch tại cửa khẩu, không cho chúng nhập quân với Pháp hoặc tìm đường xuống Bình Liêu rồi trốn sang Đài Loan. Tháng 5/1949, đồng chí Đặng Văn Việt đã cử đại đội Văn Uyên - Thoát Lãng, do Quốc Trung, Nguyễn Bá An, Ngọc Trình chỉ huy, tiến sang vây Mục Nam Quan và Bằng Tường. Ta đã đánh tan tác hai tiểu đoàn quân Quốc dân Đảng Trung Quốc, thu rất nhiều chiến lợi phẩm và vũ khí. Quân giải phóng Trung Quốc tiến xuống Long Châu đã bắt liên lạc với ta. Tại xã Đào Viên, hơn 2.000 quân Trung Hoa dân quốc đã tràn vào địa phương. Trung đoàn 174 do đồng chí Đặng Văn Việt chỉ huy tại cửa khẩu Bình Nghi “đã đánh hất chúng về Bình Nhi. Bên đó, Giải phóng Quân Trung Quốc chặn lại bủa vây tiêu diệt” [10]. Như vậy, Trung đoàn 174 cùng với nhân dân Cao - Lạng đã tiêu diệt, giải giáp gần 2 vạn tên Tàu Tưởng, trong đó có 9 tên gồm Quân đoàn trưởng, Sư đoàn trưởng bị bắt sống. Súng đạn chất đầy ắp như những đống củi rừng. Giống như mọi lần sang giúp bạn, ta trao toàn bộ chiến lợi phẩm để họ trang bị cho quân địa phương [10]. Trong thắng lợi đó, không thể không kể đến vai trò của cấp ủy, chính quyền và đồng bào xã Đào Viên. Mặc dù phải chạy quân Tàu - Tưởng nhưng nhân dân hết lòng ủng hộ nuôi quân. “Bộ đội ta mòn rách hết giày dép. Nhiều người phải xé quần áo buộc vào chân làm giày để vượt núi đá tai mèo mới kịp chăn đường địch. Rất may mắn cho chúng tôi là được sự giúp đỡ tận tình của nhân dân. Bà con dân bản một mặt chạy người, chạy của vào rừng sâu tránh giặc nhưng mặt khác vẫn tổ chức dẫn công bám theo bộ đội. Các mẹ, các chị nấu cơm nắm, muối vừng tiếp tế cho chúng tôi. Cứ ngang qua quãng rừng gặp đoàn tiếp tế dân công là mỗi người nhận một nắm cơm, gói thức ăn rồi tiếp tục hành quân đuổi giặc. Lại có nơi nhận được cả quần áo cũ để thay cái đã rách, nhận giầy vải, hài sảo (dép bện bằng rơm cỏ) để đi. Quân và phối hợp thật là tuyệt diệu, cứ thế bộ đội và nhân dân Cao - Lạng lao vào cuộc săn đuổi bọn tàn quân nhung nhúc dài là thế này” [10]. http://jst.tnu.edu.vn 107 Email: jst@tnu.edu.vn
  5. TNU Journal of Science and Technology 227(17): 104 - 109 Bình Nghi (Đào Viên) là địa điểm cuối cùng chặn đứng đường rút chạy của Quân Trung hoa Dân quốc. Thất bại tại cửa khẩu Bình Nghi, quân Tàu - Tưởng buộc phải đầu hàng Giải phóng quân Trung Quốc. Năm 1950, Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt bộ phận sinh lực địch, giải phóng một phần biên giới, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt - Bắc. Yêu cầu đặt ra lúc này là phá tan âm mưu phong tỏa biên giới phía Bắc của địch, mở đường giao lưu giữa nước ta với các nước xã hội chủ nghĩa anh em để tranh thủ sự viện trợ, ủng hộ từ quốc tế. Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, với tinh thần tất cả cho tiền tuyến, nhân dân xã Đào Viên đã tích cực tham gia vào công tác chuẩn bị kháng chiến, cùng với nhân dân trong huyện tham gia làm đường, vận chuyển vũ khí, lương thực cho chiến dịch đúng địa điểm và đúng nơi quy định. Đặc biệt, công tác cứu thương cho bộ đội được quan tâm chú trọng. Tại xã Đào Viên, để chuẩn bị cho chiến dịch Biên giới, trên địa bàn xã xây dựng Trạm Quân y có sức chứa hàng trăm người. Nếu trong trận Thất Khê, bộ đội của ta bị thương sẽ được đưa về đây, để đưa qua Thủy Khẩu, đến biên giới nước bạn nhờ các y bác sĩ ở Trạm quân y Trung Quốc tiếp nhận và chữa trị. Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhân dân xã Đào Viên đã tích cực công tác hậu phương, xây dựng lán trại; vận động nhân dân ủng hộ quân lương được hơn 10 tấn gạo. Xã Đào Viên có cửa khẩu đường sông giáp Trung Quốc nên là trạm trung chuyển vũ khí, đạn dược từ Trung Quốc về Tràng Định. Ngay sau khi có Nghị quyết của Bộ Chính trị về mở Chiến dịch Biên giới, nhân dân Tràng Định được huy động tham gia dân công vận chuyển vũ khí, tải thương. Để đến được Thủy Khẩu (Cao Bằng), lực lượng dân công Tràng Định đã qua Đào Viên, sang bên kia sông, dọc lên Thủy Khẩu, tải vũ khí, đạn dược, lương thực rồi đi theo đường Quốc Khánh đến các xã phía Bắc của huyện. “Xã Hùng Sơn đã huy động được 140 dân công bí mật vượt đường 4 trong đêm, đi theo đường mòn vào núi Khau Nghịu sau đó hành quân xuống Bản Toóp ngủ qua đêm, hôm sau lại từ Bản Toóp xuống Quốc Việt, Đào Viên; rồi từ Đào Viên vượt sông sang biên giới nước bạn, rồi hành quân dọc theo biên giới nước bạn đến Thủy Khẩu” [9]. Từ Thủy Khẩu, lương thực, vũ khí được vận chuyển vào Quốc Khánh rồi theo ngả đường Nà Cọn - Quốc Khánh đi đến các xã phía Bắc huyện hoặc vào Bản Tồn, Bản Slàn đến Bản Nằm, Bản Sliền, Bản Slào... Giao hàng rồi quay lại chuyến khác, từ hôm được huy động đi cho đến chiến dịch thắng lợi được trở về là hơn 2 tháng [7]. Cụm các xã Quốc Việt, Đào Viên, Tân Minh, Trung Thành huy động được hơn 300 dân công do ông Tô Thành Công là Bí thư Đảng uỷ xã Trung Thành thời đó làm đội trưởng. Sau Chiến dịch Biên giới, Lạng Sơn được giải phóng. Tuyến biên giới Việt - Trung được khai thông. Cùng với Thủy Khẩu (Cao Bằng), cửa khẩu Bình Nghi là một trong những điểm trung chuyển sức mạnh từ các nước xã hội chủ nghĩa vào Việt Nam. Trong đó, Cửa khẩu Bình Nghi là cửa khẩu đường sông duy nhất ở phía Bắc, tiếp nhận hàng hóa từ các nước xã hội chủ nghĩa viện trợ theo đường sông Kỳ Cùng. Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhân dân Tràng Định, Đào Viên đã tham gia bảo vệ cửa khẩu, bảo vệ an toàn cho những chuyến hàng đặc biệt để ra mặt trận, góp phần quan trọng vào cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc. Những đóng góp của quân và dân xã Đào Viên, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn trong cuộc kháng chiến chống Pháp được minh chứng qua các bảng 1 và 2. ảng 1. Những danh hiệu khen thưởng của nhà nước dành cho nhân dân xã Đào Viên trong kháng chiến chống thực dân Pháp STT Nội dung Số lƣợng 1 Bà mẹ Việt Nam anh hùng trong kháng chiến chống Pháp 02 2 Liệt sĩ trong kháng chiến chống Pháp 06 3 Cán bộ tiền khởi nghĩa 01 4 Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong kháng chiến chống Pháp 01 5 Gia đình và cá nhân được tặng Bằng có công với cách mạng 24 (Nguồn: Tổng hợp số liệu và điều tra, khảo sát thực tế năm 2022) http://jst.tnu.edu.vn 108 Email: jst@tnu.edu.vn
  6. TNU Journal of Science and Technology 227(17): 104 - 109 ảng 2. Những địa điểm lịch sử gắn với chiến công của quân và dân xã Đào Viên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp STT Tên địa điểm Tóm tắt nội dung sự kiện Nơi đây thuộc quân đội chủ lực Pháp chiếm đóng, năm 1947, do đồng Đồn Pháp (thôn Pác Lạn) chí Hoàng Điền và đồng chí Trần Văn Liễu chỉ huy đánh trận, khoảng 10 1 giờ ngày 20/2/1947, quân ta đã chiếm được đồn Pháp. Đây là điểm bí mật cất giữ vũ khí của lực lượng vũ trang cách mạng, dân Pò Chủ (thôn Phiêng quân du kích những năm trước cách mạng tháng Tám 1945 và là nơi trung 2 Slỉnh cũ, nay là thôn 1) chuyển vũ khí, quân trang, quân dụng của bộ đội chủ lực (Bộ đội áo nâu) phục vụ trận đánh địch Nhọt Mò Cà Lương (xóm Nà Khoang, thôn 1) Pác Bẻ Slam Thắn (thôn Đây là nơi xây dựng lán trại chữa trị thương binh và điều trị các đồng chí 3 Bản Tao cũ, nay là thôn 3) thương binh về chữa trị, phục vụ trận đánh Thất Khê. Nơi các hộ dân bản Kéo thôn 1 dựng lán trại nuôi giấu, che chở các đồng Đồi Pò Chạo (thôn Bản 4 chí: Lê Thiết Hùng, Hoàng Điền, Lê Quảng Ba, Hà Khai Lạc (Cán bộ Kéo cũ, nay là thôn 1) Ban Việt Minh Cao - Bắc - Lạng). Đây là thủy khẩu, là nơi tập kết, chuyển vũ khí đạn dược, lương thực từ Pò Dài (thôn Nà Coóc 5 Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa về Việt Nam để phục vụ cuộc cũ, nay là thôn 4) kháng chiến chống Pháp. (Nguồn: Tổng hợp số liệu và điều tra, khảo sát thực tế năm 2022) 4. Kết luận Đào Viên là xã vùng cao, biên giới của huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn, là địa bàn hoạt động cách mạng quan trọng của tỉnh Lạng Sơn và Liên khu Cao - Bắc- Lạng. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (giai đoạn 1945 - 1950), xã Đào Viên là nơi đóng quân, nơi quân đội triển khai lực lượng thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt địch trên dọc tuyến Đường số 4. Không những vậy, từ những năm 1946 - 1950, xã Đào Viên là vùng chiến trường diễn ra nhiều trận đánh ác liệt. Nhân dân các dân tộc xã Đào Viên, huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn đã giúp đỡ, góp sức người, sức của, không tiếc máu, xương cùng với các lực lượng vũ trang địa phương và vũ trang chủ lực làm nên một cuộc chiến thắng vĩ đại, góp phần giải phóng một vùng biên giới rộng lớn, khai thông với các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới, tranh thủ sự ủng hộ của các nước, kết thúc trường kỳ kháng chiến chống Pháp cuối cùng tại Điện Biên Phủ năm 1954. TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES [1] T. S. Truong, “The first Communist Party cell in Lang Son province,” Journal of Communist Party History, no. 3, pp. 37-38, 2007. [2] M. N. Hoang , “The work of local bandits in Hà Giang province from 1947 to 1962: Great successes and lessons,” Journal of Military History, no. 177, pp. 15-18, 2006. [3] T. T. Nguyen, “Policy of the Republic of China towards Vietnam (1945-1946),” Journal of Military History, no. 317, pp. 61-68, 2018. [4] M. H. Nguyen, “Discuss more about the behavior of the Party Central Committee and President Ho Chi Minh towards the Republic of China from 1945 to 1946,” Journal of Military History, no. 277, pp. 67- 72, 2015. [5] T. T. Tran, “The battle of wits on the 4th street,” Journal of Communist Party History, no. 9, pp. 47-53, 2005. [6] V. L. Nguyen, “Autumn-Winter Border Campaign in1950 - A leap forward in the direction of the General Staff's campaign operations,” Journal of Military History, no. 285, pp. 29-32, 2015. [7] Trang Dinh District Party Committee, History of the Party Committee of Trang Dinh district from 1930 to 1954, 1999. [8] D. Hoang, The days of living near Uncle Ho. Labor Publishing Houses, 1997, pp. 78-79. [9] Trang Dinh District Party Committee - Literature and Art Association of Lang Son province, Trang Dinh with the Border victory, 2005, pp. 172-173. [10] V. V. Dang, The 4th Street on fire. Labor and Society Publishing Houses, 2007, pp. 121-133. http://jst.tnu.edu.vn 109 Email: jst@tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1