intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cuối năm, sợ say tàu xe

Chia sẻ: Nguyễn Văn C C | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

74
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Say tàu xe luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người. Nhưng nếu chọn được biện pháp phòng tránh phù hợp, có thể nhẹ nhàng loại bỏ chứng say khó chịu này… Những cái “tưởng” Nhiều người vẫn tưởng, say tàu xe là một chứng bệnh, và nhờ bác sĩ bốc thuốc để chữa dứt điểm luôn. Đó là một sai lầm. Chúng ta nên biết tai là cơ quan không chỉ đảm nhận chức năng nghe mà còn giúp điều chỉnh thăng bằng, định hướng cho cơ thể. Khi đi tàu xe, máy bay, do có sự chuyển động, bộ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cuối năm, sợ say tàu xe

  1. Cuối năm, sợ say tàu xe
  2. Say tàu xe luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người. Nhưng nếu chọn được biện pháp phòng tránh phù hợp, có thể nhẹ nhàng loại bỏ chứng say khó chịu này… Những cái “tưởng” Nhiều người vẫn tưởng, say tàu xe là một chứng bệnh, và nhờ bác sĩ bốc thuốc để chữa dứt điểm luôn. Đó là một sai lầm. Chúng ta nên biết tai là cơ quan không chỉ đảm nhận chức năng nghe mà còn giúp điều chỉnh thăng bằng, định hướng cho cơ thể. Khi đi tàu xe, máy bay, do có sự chuyển động, bộ phận tai trong (gồm ốc tai, tiền đình) ở một số người nhạy cảm bị kích thích. Sự kích thích này không tương hợp với việc nhìn của mắt, dẫn đến
  3. buồn nôn và say. Vì say tàu xe không phải là bệnh nên đương nhiên là không thể trị hết hẳn được. Một số người đã từng bị ám ảnh chuyện say, nên chỉ cần nghe nhắc đến tàu xe là đã cảm thấy dợn dợn. Phổ biến là những trường hợp vừa đặt một chân lên xe, nghe mùi xăng dầu đã …say! Đó là do yếu tố tâm lý. Những kí ức “đau thương” từ những trận say trước, kết hợp với trạng thái lo lắng hiện tại cùng mùi “quen thuộc” của xăng dầu khiến họ say luôn. Có người truyền tai nhau rằng “Lên xe, chỉ cần đếm, đếm liên tục. Đó là câu thần chú chống say”. Nhiều người làm theo và thấy hiệu quả, tưởng là thần chú thật. Thực ra, đó cũng chỉ là liệu pháp tâm lý. Khi đếm, người ta tập trung các con số chứ đầu óc đâu mà nghĩ đến chuyện say, thế là quên say! Số người bị say do tâm lý khá nhiều, nên những phương pháp “chữa mẹo” khá hiệu quả. Nhiều người bảo, lên xe chỉ cần cầm nắm vỏ quýt, hít là hết say. Thực tế, vỏ quýt có tinh dầu, phần nào giúp đỡ say, nhưng với cách hít như thế, tinh dầu dễ gì hấp thu được nhiều. Có chăng, vì tâm lý “đã hít rồi sẽ hết say”, nên không say thật. Cũng có người tưởng rằng, chuyện say tàu xe được quyết định lúc chào đời, ai say sẽ say suốt đời, còn ai không say thì sẽ không bao giờ say. Điều này không đúng. Thực tế, khoa học đã chứng minh rằng trẻ em tuổi từ 2 – 12, phụ nữ đặc biệt trong thời gian mang thai, hành kinh, hoặc sử dụng nội tiết tố, bệnh nhân bị chứng đau nửa đầu đều dễ say hơn người khác. Thế nên, những ai thuộc trường hợp vừa nêu cần lưu tâm hơn đến việc phòng tránh say tàu xe. Lưu ý khi chống say tàu xe
  4. Một số biện pháp nhằm giảm bớt sự kích thích đưa đến say tàu xe, máy bay bằng cách: ngồi ở chỗ thoáng mát, đầu tựa nơi cố định, không đọc sách báo hoặc nhắm mắt thư giãn là tốt nhất, đắp khăn mát lên trán… Nhưng thực tế cho thấy, với những người thường xuyên bị say tàu xe, dùng thuốc là biện pháp hiệu quả nhất. Có hai loại thuốc chống say tàu xe: - Thuốc kháng histamin ở thụ thể H1: promethazine (Phenergan), diphenhydramine (Nautamine), dimenhydrinate (Dramamine)… Đây là các thuốc chống dị ứng nhưng đồng thời chống nôn, thường được dùng để chống say tàu xe, máy bay. Trong nhóm này, diphenhydramine (Nautamine) là thuốc được sử dụng rộng rãi nhất do hiệu quả và an toàn cho cả trẻ từ 2 tuổi trở lên. - Thuốc chống tiết cholin: chứa scopolamine (ví dụ Ariel, Kimite) có dạng là miếng dán sau tai để chống say tàu xe. Thuốc này làm giảm sự co thắt ở đường tiêu hóa nên làm giảm buồn nôn và nôn. Tuy nhiên, nhóm thuốc này thường có nhiều tác dụng phụ, thường gặp nhất là khô miệng, xuất hiện trên 2/3 số người sử dụng và có thể dẫn đến ngưng dùng thuốc. Thuốc này không dùng được cho trẻ dưới 8 tuổi. Có người không biết mình hôm nay có say hay không, cầm thuốc lên xe, cảm thấy bất ổn mới uống thì đã quá trế. Lưu ý rằng, thuốc phải được uống 30 phút trước khi lên tàu xe, nếu dùng dạng thuốc dán vào da sau tai nên dán 6 tiếng đồng hồ trước khi tàu xe để thuốc có đủ thời gian cho tác dụng. Với những hành trình dài như Bắc- Nam, nên chuẩn bị thuốc để uống lần 2 sau khi uống lần 1 được 6 giờ đồng hồ.
  5. Cũng có người mẹ dán thuốc chống say cho con, thay vì dán nửa miếng, lại sai lầm dán nguyên cả miếng để “chắc ăn”. Vậy là phải đưa con đi cấp cứu. Thế nên, việc đọc kĩ và tuân thủ hướng dẫn trước khi dùng là rất quan trọng. Riêng chuyện ăn uống khi lên tàu xe, có người bảo ăn uống no sẽ không say, có người lại khẳng định rằng nhịn đói mới chống được say. Thực ra, tùy cơ địa khác nhau. Từng người cần để ý, nếu lần trước ăn no (hoặc nhịn đói) mà không say, thì cứ thế mà làm theo. - Thuốc kháng histamin ở thụ thể H1: promethazine (Phenergan), diphenhydramine (Nautamine), dimenhydrinate (Dramamine)… Đây là các thuốc chống dị ứng nhưng đồng thời chống nôn, thường được dùng để chống say tàu xe, máy bay. Trong nhóm này, diphenhydramine (Nautamine, Phataumine,…) là thuốc được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới do hiệu quả và an toàn cho cả trẻ từ 2 tuổi trở lên. - Thuốc chống tiết cholin: chứa scopolamine (ví dụ Ariel, Kimite) có dạng là miếng dán sau tai để chống say tàu xe. Thuốc này làm giảm sự co thắt ở đường tiêu hóa nên làm giảm buồn nôn và nôn. Tuy nhiên, nhóm thuốc này thường có nhiều tác dụng phụ, thường gặp nhất là khô miệng, xuất hiện trên 2/3 số người sử dụng và có thể dẫn đến ngưng dùng thuốc. Các tác dụng phụ khác là: nhìn mờ (đặc biệt người bị viễn thị), dãn đồng tử, giảm điều tiết thị giác, rối loạn nhịp tim, táo bón, tiểu khó, bốc hỏa, sốt, kích động, bồn chồn, ảo giác, mê sảng. Thuốc này không dùng được cho trẻ em nhỏ hơn 8 tuổi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2