intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CURATOR NGHỀ, NGHIỆP VÀ..... YẾU TỐ MỸ THUẬT

Chia sẻ: Dfsdfs Jjnjknkmn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

74
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

..Carolyn Christov-Bakargiev, cua-to hay giám đốc nghệ thuật của triển lãm nghệ thuật Documenta 13 - một trong những triển lãm nghệ thuật lớn nhất và có ý nghĩa quan trọng nhất đối với nền nghệ thuật đương đại, vừa mới diễn ra năm ngoái tại Kassel, Đức. Bà được xếp số 1 trong danh sách 100 nhân vật quyền lực nhất của thế giới nghệ thuật do tờ Art Review mới bình chọn và công bố năm 2012....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CURATOR NGHỀ, NGHIỆP VÀ..... YẾU TỐ MỸ THUẬT

  1. CURATOR NGHỀ, NGHIỆP VÀ...
  2. Carolyn Christov-Bakargiev, cua-to hay giám đốc nghệ thuật của triển lãm nghệ thuật Documenta 13 - một trong những triển lãm nghệ thuật lớn nhất và có ý nghĩa quan trọng nhất đối với nền nghệ thuật đương đại, vừa mới diễn ra năm ngoái tại Kassel, Đức. Bà được xếp số 1 trong danh sách 100 nhân vật quyền lực nhất của thế giới nghệ thuật do tờ Art Review mới bình chọn và công bố năm 2012. Bà Carolyn Christov-Bakargiev đã từng sang thăm Việt Nam. Trong vài thập kỷ gần đây, nghệ thuật đương đại nước nhà đã và đang hòa theo sự phát triển toàn cầu hóa dồn dập với các triển lãm, hội chợ, liên hoan nghệ thuật mọc lên như nấm sau mưa, và thế là chẳng biết từ bao giờ nảy ra một nhân vật văn hóa quan trọng mới: cua-to (1), một kẻ lữ hành nghệ thuật, rong ruổi khắp nơi, từ Nam chí Bắc, từ trong xứ ra thế giới, từ studio này đến gallery kia, từ viện bảo tàng này đến biennale nọ, từ triển lãm cá nhân này đến hội chợ nghệ thuật khác
  3. Hệ quả là trên các tờ báo, các bài viết về nghệ thuật, qua làn sóng radio, truyền hình, trên mạng internet, trong các cuốn sách, giấy mời triển lãm và các ấn phẩm giới thiệu, quảng cáo nghệ phẩm và các sự kiện nghệ thuật, v.v., công chúng thường xuyên nghe/thấy/đụng hàng ngày cái thuật ngữ cua-to. Với người trong giới, không hẳn ai cũng hiểu chính xác người cua-to ngày nay làm những công việc gì mà đâu đâu cũng thấy nhắc đến như một “ông kẹ” quyền lực trong đời sống nghệ thuật đương đại, thì với công chúng nhân vật cua-to này hẳn kỳ bí và “ngoáo ộp” ghê gớm. Bài viết này chỉ như một nét phác ngõ hầu cùng độc giả điểm qua dung nhan (chưa hẳn đã chi tiết và đủ đầy) của cua-to, người cán bộ nghệ thuật cốt cán đương thời. Nghề cua-to xưa và nay. Xét về mặt lịch sử, cua-to (tiếng Anh: curator; tiếng Pháp: curateur) là một trong những người có trách nhiệm chăm nom, gìn giữ các bộ sưu tập trong các bảo tàng, di tích lịch sử, vườn bách thú; và làm công tác quan hệ công chúng. Nguyên gốc của thuật ngữ “curator” vốn xuất phát từ chữ “curatus” trong tiếng Latinh, có nghĩa là “chăm sóc”. Thời trước, người cua-to ở bảo tàng nắm trọng trách to hay nhỏ là tùy theo quy mô bảo tàng, nhiệm vụ của bảo tàng, ngân sách bảo tàng, và do đó, cơ cấu tổ chức
  4. nhân sự của nó. Một người cua-to có thể là chuyên gia trong một lĩnh vực rất hẹp (chẳng hạn như chuyên về đồ sơn mài Á Đông, đồ gốm lam Huế…) hay cũng có thể là người “đa-di-năng”, việc gì cũng biết một chút. Trong các bảo tàng quy mô nhỏ hơn, curator lại phải là người năng động hơn (làm nhiều việc đồng thời). Ví dụ, bên cạnh chức năng tuyển lựa tác giả, tác phẩm cho bảo tàng, người cua-to còn thực hiện các nhiệm vụ của một người quản thủ, quản trị viên bộ sưu tập, và thậm chí có lúc kiêm cả vai trò giám đốc triển lãm. Tại một số bảo tàng, cua-to có thể tham gia vào những chương trình thường kỳ như tuyên truyền giáo dục kiến thức nghệ thuật, quản lý các tình nguyện viên, xúc tiến quan hệ công chúng, chạy xin tài trợ... Như vậy, có thể hiểu theo định nghĩa từ giới chuyên môn bảo tàng, người cua-to là những người cần được đào tạo bài bản, có kiến thức chuyên môn vững, làm công việc chăm sóc và trưng bày các hiện vật một cách kỹ càng, tỷ mỷ và chuyên nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay, trong đời sống nghệ thuật đương đại, thuật ngữ cua-to đã thay đổi đáng kể về mặt ngữ nghĩa và nội hàm, và chắc chắn sẽ vẫn còn tiếp tục thay đổi cùng với sự biến đổi mạnh mẽ của nghệ thuật đương đại. Thuật ngữ cua-to là một trong những thuật ngữ được sử dụng thường xuyên nhất trong đời sống nghệ thuật
  5. thời nay, nhưng cũng là thuật ngữ “mỗi nơi hiểu một cách”, “mỗi người hiểu một phách”, hoặc nói cách khác, là một danh xưng rất không rõ ràng. Liệu chức năng và công việc của người cua-to ngày nay có quá phức tạp đến mức giới chuyên môn lẫn công chúng chưa thể đạt tới sự nhất trí cho một định nghĩa mới? Sau đây là một số quan điểm phổ biến liên quan đến công việc của những cua-to thời đương đại. Xét trong ngữ nghĩa rộng, cua-to đương đại là nhà sản xuất năng động. Trong bối cảnh các triển lãm, sự kiện nghệ thuật, công việc quan trọng nhất của người cua-to là thực hiện thành công sự kiện nghệ thuật thông qua công tác phát hiện tác giả, tác phẩm, tập trung tác phẩm hay nghệ sĩ, và lên kế hoạch, xúc tiến điều kiện chuẩn bị địa điểm, khung cảnh cho những tác phẩm/sự kiện nghệ thuật được trưng bày/triển khai, được công chúng tiếp cận trong những điều kiện tốt nhất. Nói cách khác, cua- to đương đại là người tạo ra những bối cảnh thích hợp nhất để các tác phẩm/sự kiện được ra mắt công chúng thông qua những cơ chế chuyên môn, thông qua các cấu trúc chính thức, v.v. (ví dụ như các triển lãm cá nhân, triển lãm nhóm, các liên hoan nghệ thuật, các biennale, các triển lãm chuyên đề trong bảo tàng, các triển lãm chuyên đề lưu động). Cũng có thể coi cua-to như “một chất xúc tác đặc biệt”, một người kết nối quan trọng, thông qua hoạt động của họ trong việc lựa chọn tác giả/tác phẩm, thông qua
  6. ý tưởng tạo dựng bối cảnh để các nghệ sĩ và tác phẩm nghệ thuật đến gần hơn với công chúng, được “đối thoại” với khán giả. Trong đời sống nghệ thuật đương đại, cua-to như cầu nối đưa nghệ sĩ và khán giả đến với nhau, kích hoạt một phản ứng dây chuyền với những câu hỏi và câu trả lời, thực sự là người cầm càng cho các cuộc đối thoại về nghệ thuật, trước tiên, rồi dần mở rộng ra các vấn đề nhân sinh, xã hội, chính trị... mà công chúng và nghệ sĩ, tất nhiên, thực sự yêu thích và quan tâm. Khái niệm “cua-to là chất xúc tác” cho các cuộc đối thoại có lẽ liên quan trực tiếp đến một trong những chức năng quan trọng nhất của “nghề” cua-to, từ xưa cũng như ngày nay: quan hệ công chúng (hay nói rộng ra là quan hệ xã hội). Ngày trước, định nghĩa về cua-to gắn với vai trò của người quản thủ hay giám sát viên, tức là người hoạt động đơn độc với nhiệm vụ hạn hẹp. Ngày nay, cua-to hoạt động như một nhân tố trung gian giữa một số nhóm người/nhóm nghề nghiệp khác nhau. Các đối tượng/nhiệm vụ liên quan tới trách nhiệm quan hệ xã hội của cua-to có thể là nghệ sĩ, khán giả, các tổ chức, định chế, các nhà tài trợ, sưu tập gia, các nhà buôn, nhà văn, nhà báo, nhà xuất bản, các kỹ thuật viên, nhiếp ảnh gia, biên tập viên và cả các cua-to khác nữa.
  7. Một tác phẩm của Pablo Picasso
  8. Ngoài ra, cua-to còn đóng vai trò quan trọng chẳng kém bất kỳ cây viết nghệ thuật cứng cựa nào. Các cua-to và các biên tập viên, cả hai đều tham gia vào những hoạt động tập hợp bài vở, tư liệu, sắp xếp và giám sát việc sản sinh ra những ý tưởng dưới dạng ấn phẩm. Hơn thế, các cua-to là những “biên tập viên ý tưởng”, do đó, họ quản lý, theo dõi, đôn đốc việc thực hành hay hiện thực hóa các ý tưởng (của nghệ sĩ, của nhà tổ chức), những thông điệp dành cho khán giả, không chỉ thông qua các cuộc triển lãm mà còn thông qua các ấn phẩm, các cuộc hội thảo, mạn đàm (art-talk), các tài liệu kỹ thuật số hay những diễn đàn trên mạng internet, và sự kiện nghệ thuật, v.v. Có thể xem cua-to như một thứ cổng lọc (filter) tổng hợp mà “bước” qua đó, tác phẩm/tác giả sẽ được công chúng biết đến một cách xứng đáng, và “cất cánh”, nổi tiếng. Trở lại với định nghĩa truyền thống của nghề cua-to và xem xét những chức năng đang ngày càng biến đổi của nghề này (một nghề độc lập hay nhân viên cơ hữu của các thể chế) trong mối quan hệ với các tổ chức/định chế (bảo tàng, trung tâm nghệ thuật, gallery). Hiện nay, vẫn có các cua-to làm nhân viên ăn lương tại bảo tàng hay gallery. Song ngày càng có nhiều cua-to hoạt động độc lập. Họ có thể xây dựng những chương trình/dự án hoạt động nghệ thuật và đề xuất cho các cơ quan, tổ chức, v.v. -
  9. hoặc bỏ qua hoàn toàn các định chế; họ tự phát triển những dự án riêng của mình thông qua các kênh khác, ví dụ như các dự án nghệ thuật công cộng hoặc các dự án nghệ thuật tương thích với từng địa điểm cụ thể (site-specific project). Cua-to độc lập là một hiện tượng khá mới mẻ trong đời sống đương đại, phản ánh một sự biến đổi lớn trong hoạt động quản lý/tổ chức nghệ thuật thời nay, từ những bộ sưu tập đơn lẻ và/hoặc trực thuộc một tổ chức hướng tới việc thực hiện các hoạt động nghệ thuật gần như vô định hình, đa nghĩa, không chịu sự giới hạn về không gian triển lãm, và không biên giới. (Các cua-to trong các tổ chức thường thực thi nhiệm vụ do tổ chức phân công cụ thể: bán tác phẩm, xây dựng bộ sưu tập, hỗ trợ thực hành nghệ thuật). Người cua-to đương đại nhiều khi còn đóng vai trò đồng tác giả với nghệ sĩ trong các sựkiện nghệ thuật. Như một nhà sản xuất, ông/bà cua-to trong thực tế cũng là tác giả. Tuy nhiên, trong quan hệ “bản quyền tác giả” như vậy tiềm ẩn trong nó những mối xung đột và “sự căng thẳng” với các nghệ sĩ, nhất là khi cua-to thiếu tự trọng có thể “đánh tỉa” hay chiếm đoạt một phần hay toàn bộ các ý tưởng của nghệ sĩ trong quá trình tác nghiệp (phát triển quan hệ với nghệ sĩ, đến thăm xưởng vẽ, trao đổi về những phác thảo, bàn thảo với nghệ sĩ và đồng nghiệp về ý đồ nghệ thuật đang thai nghén của nghệ sĩ), mà họ lại đang dành quyền (có quyền?) đưa tác giả/tác phẩm đến với công chúng (thông qua dự án/sự kiện nghệ thuật sắp diễn ra).
  10. Nghệ sĩ kiêm cua-to và cua-to kiêm nghệ sĩ Hoạt động nghệ thuật đương đại ngày càng không có biên giới (về mặt địa lý), và ranh giới (về mặt chuyên môn, nghề nghiệp), thì vai trò ngày càng mở rộng của nghề cua-to hiện nay lại cần được xem xét trong bối cảnh đan xen, chồng chéo, bổ sung, và do đó, cả những mâu thuẫn với vị trí của người nghệ sĩ. Ngày nay, các cua-to tích cực hơn trong việc tham gia vào quá trình tạo nghĩa, công việc của họ ngày càng được thể hiện thông qua các ý niệm gắn với “nghệ thuật” và “sáng tạo”. Đồng thời, hoạt động nghệ thuật đã vượt khỏi phạm vi sản xuất ra các đối tượng/vật phẩm cụ thể, mà thường kết hợp với nhiều hiện tượng/thực hành khác, bao gồm cả sự phối hợp, chỉnh sửa, và diễn giải - những công việc/tác phẩm thường liên kết nghệ sĩ/tác phẩm với người cua-to. Trong nhiều trường hợp, sự biến đổi chức năng đó dẫn đến xóa nhòa ranh giới giữa nghệ sĩ và cua-to, một dạng “tiến hóa” trong thực hành nghệ thuật, một hiện tượng lai: nghệ sĩ kiêm cua-to, và ngược lại, cua-to kiêm nghệ sĩ. Trước hết, nếu để phân biệt về mặt định nghĩa, cũng theo truyền thống, thuật ngữ “nghệ sĩ kiêm cua-to” thường được sử dụng để mô tả người nghệ sĩ làm cả công tác quản lý và xúc tiến các dự án/sự kiện nghệ thuật. Trong thực tế, chức năng này
  11. vẫn thường xuyên tồn tại khi người nghệ sĩ hành nghề. Ví dụ, nếu không có ai khác để đảm trách vai trò người cua-to chuyên trách, hoặc nếu có nhưng họ lại rất xa lạ với tác phẩm và công việc của nghệ sĩ, thì các nghệ sĩ thường tự đứng ra hay phân công nhau làm các nhiệm vụ cụ thể (như các cua-to) trong nhiều triển lãm/sự kiện nghệ thuật. Từ trước đến nay, bao giờ người nghệ sĩ cũng luôn phải làm một phần công việc của người cua-to (chọn lựa tác phẩm, quan hệ với gallery, nhà triển lãm, hội chợ, v.v). Họ, nghệ sĩ kiêm cua-to, luôn có nhiều cách thức sáng tạo để triển khai hoạt động trưng bày, triển lãm và phổ biến tác phẩm của mình, mặc dù rõ ràng việc kiêm nhiệm đó trong thời đương đại nói chung đem lại hiệu suất quảng bá nghệ thuật (cũng như thương mại) không cao. Thuật ngữ “nghệ sĩ kiêm cua-to” cũng có thể được sử dụng để mô tả công việc của người nghệ sĩ đột xuất phải/được (thuê) làm nhiệm vụ như một cua-to trong các dự án nghệ thuật của đồng nghiệp, ví dụ như làm nhiệm vụ thu thập tác phẩm, in ấn vựng tập, treo và trưng bày tác phẩm cho các nghệ sĩ khác (đặc biệt là trong các triển lãm nhóm). Còn khái niệm “cua-to kiêm nghệ sĩ” lại xuất hiện trong một hoàn cảnh hơi khác. Vì người cua-to ngày nay có xu hướng tham gia vào quá trình làm sắc nét và hiện thực hóa thành công những ý đồ nghệ thuật của các tác giả/tác phẩm, có nghĩa là công việc của cua-to có thể được coi là một hình thức sáng tạo (dù khó có thể chấp
  12. nhận vai trò sáng tạo này theo quan niệm truyền thống). Sự phát triển ngày một lớn khả năng sáng tạo của người cua-to trong đời sống nghệ thuật đương đại dẫn đến sự gia tăng các cua-to là tác giả/đồng tác giả. Mô hình chức năng “cua-to kiêm nghệ sĩ” này thừa nhận cua-to là người có tầm nhìn chiến lược; các sự kiện nghệ thuật như là phương tiện để họ hiện thực hóa các ý tưởng/ý đồ sáng tạo của mình cùng với các nghệ sĩ/tác phẩm. Chính vì thế, họ có xu hướng làm việc độc lập, không thích phụ thuộc vào các tổ chức hay định chế. Mẫu hình “cua-to kiêm người sáng tác” này, nhất là các cua-to độc lập, thường là đối tượng chịu nhiều chỉ trích từ giới nghệ sĩ và các tổ chức, đặc biệt là họ thường bị nghi ngờ dính dáng đến các “vụ án” chôm chỉa ý tưởng (từ nghệ sĩ và tác phẩm nghệ thuật). Cũng có quan điểm cho rằng người cua-to ngày nay không thể “thế chỗ” tác giả mà các nghệ sĩ đã được xã hội công nhận, mà thay vào đó, họ liên tục phải thay đổi các mối quan hệ với nghệ sĩ, tác phẩm, và các tổ chức/định chế. Rõ ràng vai trò của người cua-to đương đại không thể được coi như một tập hợp cố định các hành động và/hoặc quyết định, mà nói đúng hơn, là một quá trình năng động, linh hoạt, liên tục biến đổi và phát triển để đáp ứng với những cuộc đối thoại, xung đột và hợp tác với nghệ sĩ trong khi làm việc.
  13. Cách đây đã lâu, trong bài viết nhan đề “Liên hoan nghệ thuật lần sau nên để nghệ sĩ làm lấy”, John Baldessari (nghệ sĩ ý niệm Mỹ, từng tham gia hơn 200 cuộc triển lãm tại Mỹ và Âu châu) than phiền: “Người cua-to dường như luôn muốn làm nghệ sĩ. Kiến trúc sư cũng luôn muốn thành nghệ sĩ. Không hiểu đây là xu hướng lành mạnh hay không lành mạnh, song điều làm tôi phiền lòng là ngày càng có xu hướng nghệ sĩ bị sử dụng như thứ nguyên vật liệu, chả khác gì sơn, toan. Tôi thấy không thoải mái lắm khi mình bị sử dụng như một thành tố trong một công thức triển lãm, nghĩa là làm minh họa cho luận điểm của người cua-to. Chẳng hạn, tôi khó chịu cực kỳ với một cuộc triển lãm mang tên ‘Nghệ sĩ cao hơn mét chín’ (2) vì quả thực chiều cao của tôi là hai mét mốt đấy. Cái tiêu đề triển lãm này thì liên can gì tới các tác phẩm của chúng tôi cơ chứ? Nó là phẳng hết các khía cạnh xù xì gai góc của nghệ thuật. Nó chỉ được đặt ra để phù hợp với một công thức nào đó của ngài cua-to. Tôi nảy ra ý này: hay các nghệ sĩ chúng ta sẽ họp nhau lại tự tổ chức liên hoan nghệ thuật và mời các ngài cua-to dự vào như thứ chất liệu sống, nhỉ.” Bất chấp những lời chỉ trích thường xuyên hoặc hờn dỗi như vậy, công chúng và giới nghệ thuật ngày nay nói chung vẫn đánh giá các “cua-to kiêm nghệ sĩ” theo những quan điểm tích cực hơn nhiều. Họ, “cua-to kiêm nghệ sĩ”, được xem như những người kiêm nhiệm vai trò của các bộ tự nhận dạng - góp phần thể hiện và minh định rõ hơn những thực hành nghệ thuật có đặc tính hết sức cá nhân (thông qua sưu tập, triển lãm, dự án).
  14. Với những điều như đã trình bày ở trên, phải chăng giờ đây công chúng cần có cái nhìn chuẩn xác hơn đối với các cua-to đương đại. Không nhất thiết được đào tạo chuyên môn là quản lý nghệ thuật hay nghề cua-to chuyên nghiệp (3), họ chắc chắn là những người có nền tảng kiến thức văn hóa rộng, vững, có nhiều mối quan hệ thiết yếu ở trong và ngoài giới; có khả năng quán xuyến, tập trung cao nhưng lại nhanh nhạy, đáp ứng được những đòi hỏi đa dạng, phức tạp và linh hoạt của nghệ thuật/nghệ sĩ đương đại, và nhất là cần có những ý tưởng sâu sắc, và kiên định (đặc biệt khi họ triển khai các dự án nghệ thuật quy mô lớn, ở tầm khu vực hay quốc tế) (4). Theo giới chuyên môn, cua-to là một nghề không hề dễ chịu chút nào, luôn chịu nhiều căng thẳng và bị áp lực trong công việc, và chỉ có thể hoàn thành tốt nhờ khả năng trời phú cộng với một tình yêu nghệ thuật chân chính. Phạm Long (Biên soạn theo các tài liệu trên Internet) 1. Curator (tiếng Anh, phiên âm là kiu-rây-tơ): trong bài viết này, và kể từ nay, tác giả xin được Việt hóa là cua-to, với mong muốn làm phong phú thêm kho tàng ngôn ngữ tiếng ta bằng cách chuyển hóa một từ có nguồn gốc Tây phương thành một từ dễ đọc, dễ nhớ, không cần dùng nguồn từ gốc Hán (như “giám thủ”, “giám tuyển” nghe nhang nhác “giám mã”, “thái giám”, “hải giám”…) hạn chế để phiên cho một từ chuyên môn hàm chứa nhiều ngữ nghĩa đương đại và mở rộng.
  15. 2. Tạm dịch từ tên của triển lãm “Artists Over 6 Feet 6 Inches” (1feet = 30,48cm, 1 inche = 2,54cm). 3. Trên thế giới, nghề cua-to đã được đưa vào chương trình đào tạo chuyên nghiệp hoặc các khóa chuyên tu tại nhiều trường đại học nghệ thuật hoặc khoa học xã hội hay tại các trung tâm văn hóa giáo dục, các tổ chức nghệ thuật lớn. Ở ta hiện nay chỉ có một vài nghệsĩ tự phát do nhu cầu bức thiết tự thân đã lăn xả với nghề như các cua-to độc lập. 4. Nếu có điều kiện và trong những bài viết sắp tới, chúng tôi giới thiệu cụ thể hơn những công việc của nghề cua-to đương đại trong các định chế hay không gian nghệ thuật mởngày nay. 5. Đa số các cua-to độc lập quốc tế hoạt động hầu như không nhận thù lao cho bản thân. Họ cần kinh phí của các nhà tài trợ hoặc nhà tổ chức chỉ với mục tiêu chi trả cho các hoạt động đi lại, chu cấp cho các việc liên quan tới sáng tác của nghệ sĩ, tập hợp tác phẩm/nghệ sĩ cho dự án nghệ thuật.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2