Đa dạng động vật đáy cỡ lớn ở một số thủy vực tại 5 huyện thuộc tỉnh Hòa Bình
lượt xem 1
download
Bài viết này trình bày khái quát kết quả nghiên cứu đa dạng thủy sinh vật tại Sông Nhuệ - Đáy thuộc địa phận 5 huyện của tỉnh Hòa Bình (phần hạ du của các bậc thang thủy điện) để có thể thấy được số liệu thông tin một cách tổng hợp, từ đó có những đề xuất bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên thủy sinh lâu dài hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đa dạng động vật đáy cỡ lớn ở một số thủy vực tại 5 huyện thuộc tỉnh Hòa Bình
- Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam ĐA DẠNG ĐỘNG VẬT ĐÁY CỠ LỚN Ở MỘT SỐ THỦY VỰC TẠI 5 HUYỆN THUỘC TỈNH HÒA BÌNH Lê Hùng Anh*1, Nguyễn Tống Cường1, Đặng Văn Đông1, Đỗ Văn Tứ1, Phan Thị Yến2 1 Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm KH&CNVN 2 Trường Đại học Hùng Vương * Email: lehunganh@gmail.com Tóm tắt: Đa dạng thủy sinh vật tại Sông Nhuệ - Đáy thuộc địa phận 5 huyện của tỉnh Hòa Bình thông qua kết quả nghiên cứu thành phần loài, phân bố, mật độ, sinh phối động vật đáy (nhóm đối tượng ít có khả năng di chuyển) để có thể thấy được số liệu thông tin một cách tổng hợp như đã ghi nhận được: 38 loài động vật đáy, thuộc 19 họ, 8 bộ và 5 lớp. Chiếm ưu thế là các nhóm: Chân bụng- Gastropoda chiếm 56%, tiếp đến là Hai mảnh vỏ- Bivalviachiếm 22% và Giáp xác- Crustacea chiếm 17%, cuối cùng là nhóm Giun- Annelida chiếm 5%. Đã xác định được một số loài thường xuyên bắt gặp ở các điểm thu mẫu (chiếm ưu thế về phân bố) là: Melanoides tuberculatus, Angulyagra polyzonata, Tarebia granifera, Pomacea canaliculata, Sinotaia aeruginosa, Corbicula moreletiana, Stenothyra messageri. Xác định được một số loài thường xuyên bắt gặp ở các điểm thu mẫu (chiếm ưu thế về sinh khối) là: Nodularia douglasiae; Limnoperna siamensis. Đối tượng chiếm ưu thế, một số điểm khó gặp động vật đáy có thể đã bị tác động, từ đó có những đề xuất bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên thủy sinh khu vực sông thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam. Từ khóa: Động vật đáy; Sông Nhuệ - Đáy; địa phận tỉnh Hòa Bình 1. MỞ ĐẦU Mặc dù đây là khu vực có tầm quan trọng về đa dạng sinh học (ĐDSH) thấp hơn vùng Bắc Trường Sơn và Tây Nguyên, nhưng đây là vùng có nhiều đặc thù riêng, kể cả về sinh thái, khu hệ sinh vật, địa hình, địa chất, kinh tế, văn hóa, dân tộc và xã hội, nên ảnh hưởng chúng lên ĐDSH cũng có những nét riêng và phức tạp. Đây cũng là vùng khuyết nhiều nhất về số liệu ĐDSH; tuy thuộc vùng đai cao nhưng mất rừng tự nhiên trên diện rộng và là một trong các khu vực bị tác động lên ĐDSH và môi trường mạnh nhất do các dự án phát triển kinh tế và xây dựng quy mô lớn tầm cỡ quốc gia và khu vực. Đó là dự án Thủy điện Hòa Bình trước đây (nhưng còn để lại nhiều hậu quả) và Thủy điện Sơn La hiện nay (còn chưa được đánh giá đầy đủ). Đa dạng sinh học ở vùng Tây Bắc đã và đang có dấu hiệu bị suy giảm. Với địa hình thủy văn (sông suối) khá đa dạng và phức tạp, đa dạng động vật ở đây phải kể đến nhóm động vật thủy sinh. Tập hợp các kết quả nghiên cứu, cho đến nay đã xác định được 177 loài cá thuộc 85 giống, 19 họ, 6 bộ cá ở vùng Tây Bắc, chủ yếu phân bố ở lưu vực Sông Đà. Điều đáng chú ý là khu hệ cá lưu vực Sông Đà có 10 loài quý hiếm được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam như cá chiên, cá anh vũ, cá lăng, rầm xanh,... [5]. Tuy nhiên, tập hợp số liệu về động vật không xương sống cỡ lớn nước ngọt một số khu vực vùng Tây Bắc vẫn còn ít được biết đến. Bài báo này trình bày khái quát kết quả nghiên cứu đa dạng thủy sinh vật tại Sông Nhuệ - Đáy thuộc địa phận 5 huyện của tỉnh Hòa Bình (phần hạ du của các bậc thang thủy điện) để có thể thấy được số liệu thông tin một cách tổng hợp, từ đó có những đề xuất bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên thủy sinh lâu dài hơn. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thời gian, địa điểm khu vực, vị trí nghiên cứu Mẫu được thu vào mùa mưa năm 2016 từ tháng 7 - 9, trên địa bàn 5 huyện (Lương Sơn, Kỳ Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy) của tỉnh Hòa Bình với tổng chiều dài khoảng 40 km. Lựa chọn 35 điểm khảo sát mẫu, chia ra trung bình mỗi huyện tùy theo địa hình và sinh cảnh chọn ra trung bình các điểm để thu mẫu vật sao cho đại diện nhất (Hình 1, Bảng 1).
- 72 Lê Hùng Anh, Nguyễn Tống Cường, Đặng Văn Đông, Đỗ Văn Tứ, Phan Thị Yến Bảng 1. Chú giải ký hiệu các điểm thu mẫu [6] STT Kí hiệu Địa điểm 1 H1ST1 Cầu Đồng Chúi, sông Bùi, Tân Vinh, Lương Sơn 20o51’46.4’’N 105o31’28.5’’E 2 H1ST2 Ngầm Chanh, xóm Cầu Dâu, Trường Sơn, Lương Sơn 20o51’03.7’’N 105o27’29.6’’E 3 H1ST3 Ngầm Rồng Ngắn, Tân Vinh, Lương Sơn 20o52’09.5’’N 105o29’04.6’’E 4 H1ST4 Ngầm Cời, xóm Cời, Hợp Hòa, Lương Sơn 20o51’21.1’’N 105o31’49.3’’E 5 H1ST5 Tổ 2 thôn Năm Lu, Hòa Sơn, Lương Sơn 20o52’49.4’’N 105o32’47.6’’E 6 H1ST6 Cầu Tây, đường HCM, Lương Sơn 20o50’30.9’’N 105o38’08.3’’E 7 H1ST7 Thôn Đồng Sương, Thành Lập, Lương Sơn 20o49’53.4’’N 105o38’01.8’’E 8 H1ST8 Cầu đường km 449+982 đường HCM, Cao Dương, Lương Sơn 20o41’30.3’’N 105o39’25.2’’E 9 H1ST9 Sông Gò Thời, xóm Quyền Danh, Thanh Lương, Lương Sơn 20o39’15.7’’N 105o40’42.1’’E 10 H2ST1 Ngầm suối Mục, Độc Lập, Kỳ Sơn 20o49’48’’N 105o23’36’’E 11 H2ST2 Ngầm Khoang km12 xã Độc Lập huyện Kỳ Sơn 20°49'00.1"N 105°24'01.2"E 12 H2ST3 Lạc hồng Viên, huyện Kỳ Sơn 20°54'27.7"N 105°27'03.0"E 13 H2ST4 Xóm Nội, xã Độc Lập, huyện Kỳ Sơn 20°48'39.7"N 105°24'02.7"E 14 H3ST1 Suối Chuẩn, Đủ Sáng Chuẩn Òm, Kim Bôi 20o47’30.4’’N 105o25’33.8’’E 15 H3ST2 Ngầm Bo, TT bo, Kim Bôi 20o40’10.1’’N 105o32’01.2’’E 16 H3ST3 Cầu Chiềng, đường 12 B, Vĩnh Đồng, Kim Bôi 20o42’01.0’’N 105o29’38.4’’E 17 H3ST4 Cầu Xóm Lự, Quế Hạ, Kim Bôi 20o36’6’’N 105o34’46’’E 18 H3ST5 Ngầm Xóm Bãi, Kim Bình, Kim Bôi 20o35’44.7’’N 105o32’50.1”E 19 H3ST6 Xóm Đồng Hòa, Mỵ Hòa, Kim Bôi 20o34’12.8’’N 105o38’14.9”E 20 H3ST7 Ngầm Bơ Bờ, xóm Khoai, Thượng Bì, Kim Bôi 20o42’21.7’’N 105o31’27.9”E 21 H4ST1 Chân cầu Trầm, Hưng Thi, Lạc Thủy 20o31’42.5’’N 105o41’19.5’’E 22 H4ST2 Cầu Sọi Tân Thành đường HCM, Phú Thành Lạc Thủy 20o34’34.5’’N 105o42’10.1’’E 23 H4ST3 Hồ Đá Bạc, xóm Rị, Phú Thành 20o34’51.0’’N 105o43’11.9’’E 24 H4ST4 Cầu Chi Nê, Thị trấn Chi Nê, Lạc Thủy 20o29’23.7’’N 105o46’21.6’’E 25 H4ST5 Khu 5 TT Chi Nê, Lạc Thủy 20o29’04.8’’N 105o46’22.8’’E 26 H4ST6 Thôn Gối, Cố Ngĩa, Lạc Thủy 20o31’36.5’’N 105o45’41.9’’E
- Đa dạng động vật đáy cỡ lớn ở một số thủy vực tại 5 huyện thuộc tỉnh Hòa Bình 73 27 H4ST7 Thôn 5 Chéo Vòng, gần TT Chi Nê, Lạc Long, Lạc Thủy 20o29’07.3’’N 105o46’23.5’’E 28 H4ST8 Thôn Quyết Tiến, Yên Bồng, Lạc Thủy 20o27’01.3’’N 105o46’31.4’’E 29 H5ST1 Xóm Bờ sông, Ngọc Lương, Yên Thủy 20o20’49.1’’N 105o43’10.6’’E 30 H5ST2 Xóm Thung, Ngọc Lương, Yên Thủy 20o19’33.61’’N 105o42’49.59’’E 31 H5ST3 Xóm Cửa Lũng, Đoàn kết, Yên Thủy 20o23’42.5’’N 105o41’28.3”E 32 H5ST4 Hồ Tân Thành, xóm Minh Sơn, Yên Trị 20o20’15.2’’N 105o39’47.7”E 33 H5ST5 Cầu Bãi Đa III, Bảo Hiệu, Yên Thủy 20o26’09.8’’N 105o37’24.6”E 34 H5ST6 Xóm Sổ, Hữu Lợi, Yên Thủy 20o25’34.0’’N 105o39’22.0”E 35 H5ST7 Xóm Thượng, Lạc Thịnh, Yên Thủy 20o23’37.8’’N 105o35’08.2”E Hình 1. Vị trí lấy mẫu thuộc lưu vực Sông Nhuệ - Đáy, tỉnh Hòa Bình [6] 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thu mẫu - Thu mẫu định lượng bằng lưới vớt động vật đáy bằng lưới cào đáy (chiều ngang cạnh đáy của miệng lưới 30 cm, kích thước mắt lưới cỡ 0,5 mm).
- 74 Lê Hùng Anh, Nguyễn Tống Cường, Đặng Văn Đông, Đỗ Văn Tứ, Phan Thị Yến - Thu mẫu định tính động vật đáy và ấu trùng côn trùng nước bằng các lưới cầm tay và thu thập bằng tay. Ngoài ra, tại các hốc đá còn thu lượm mẫu động vật đáy bằng tay. Mẫu sinh vật đáy được cố định trong formalin 6 - 7 %. 2.2.2. Phân tích mẫu - Phân tích định tính các mẫu sinh vật đáy theo các sách định loại của các tác giả Việt Nam [4; 7; 8; 9; 10] và nước ngoài [2; 3]; Xác định loài nguy cấp, quý hiếm theo Sách Đỏ Việt Nam 2007 [1]. Các thiết bị quang học sử dụng là kính lúp soi nổi và kính hiển vi soi nổi (Olympus-SZ61; Nikon-BX52) của Nhật Bản được sử dụng để phân tích, định loại vật mẫu sinh vật. - Phân tích định lượng động vật đáy (ĐVĐ) được tính số lượng cá thể thu được trên diện tích mặt đáy mà cào đáy đi qua. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thành phần loài Annelida 5% Bivalvia 22% Gastropoda 56% Crustacea 17% Hình 2. Phần trăm thành phần loài ĐVĐ trên lưu vực Sông Nhuệ - Đáy, thuộc tỉnh Hòa Bình Bithynia fuchsiana (Moellendorff) 1 1 Assiminea francoisi Dautzenberg et Fischer 2 2 Macrobrachium hainanense Parisi 3 3 Thiara scabra (O. F. Mʒller, 1774) 4 4 Somanniathelphusa pax Ng & Kosuge, 1995 5 5 Tên loài Nodularia douglasiae (Griffith & Pidgeon) 6 7 Sulcospira hainanensis (Brot) 9 11 Stenothyra messageri Bavey et Dautzenberg 12 12 Sinotaia aeruginosa (Reeve) 17 17 Tarebia granifera (Lamarck) 19 19 Melanoides tuberculatus (Muller) 21 0 5 10 15 20 25 Tần suất xuất hiện (điểm quan trắc) Hình 3. Tần suất xuất hiện của một số loài ĐVĐ trên lưu vực Sông Nhuệ - Đáy, thuộc tỉnh Hòa Bình Xác định được 38 loài động vật đáy (ĐVĐ), thuộc 19 họ, 8 bộ và 5 lớp. Chiếm ưu thế là các nhóm: Chân bụng (Gastropoda) có 20 loài (chiếm 56 %), tiếp đến là Hai mảnh vỏ (Bivalvia) có 8 loài (chiếm 22 %) và Giáp xác (Crustacea) có 6 loài (chiếm 17 %), cuối cùng là nhóm Giun(Annelida) chỉ có 2 loài (chiếm 5 %) (Hình 2). Không gặp loài nguy cấp, quý hiếm, những loài thường xuyên bắt gặp ở các điểm thu mẫu là: Melanoides tuberculatus (21/35 điểm), Angulyagra polyzonata (19/35 điểm), Tarebia granifera (19/35 điểm), Pomacea canaliculata
- Đa dạng động vật đáy cỡ lớn ở một số thủy vực tại 5 huyện thuộc tỉnh Hòa Bình 75 (17/35 điểm), Sinotaia aeruginosa (17/35 điểm), Corbicula moreletiana (12/35 điểm), Stenothyra messageri (12/35 điểm),… (Hình 3). Những loài kể trên cũng là những loài có khả năng chống chịu với môi trường bị ô nhiễm. Một điều đặc biệt cần lưu ý và báo động là sự xuất hiện và chiếm ưu thế về sinh khối và số lượng của nhóm loài ngoại lai gây hại cho cây lương thực thuộc giống ốc bươu vàng (Pomacea). Tại các điểm một số điểm như H1ST1, H1ST5, H1ST9, H4ST3 ghi nhận sự có mặt của nhóm giun đặc biệt là giun ít tơ, loài này thường xuất hiện ở các thủy vực ô nhiễm hữu cơ. 12 10 10 9 8 8 8 8 8 7 7 7 7 7 7 7 6 6 6 6 6 6 6 Số loài 6 5 5 5 5 5 5 5 5 4 4 4 4 3 3 3 2 2 0 Điểm khảo sát Annelida Bivalvia Crustacea Gastropoda dҼŶŐƐҺůŽăŝ Hình 4. Số loài ĐVĐ trên lưu vực Sông Nhuệ - Đáy, thuộc tỉnh Hòa Bình 3.2. Mật độ và sinh khối a. Mật độ động vật đáy trên lưu vực Sông Nhuệ - Đáy thuộc tỉnh Hòa Bình Mật độ động vật đáy trên lưu vực Sông Nhuệ - Đáy tỉnh Hòa Bình dao động từ 5 con/m2 cho đến 268 con/m2. Đây là mật độ khá cao tuy nhiên lại có sự chênh lệch khá lớn. Có mật độ cao nhất làm điểm H4ST6 - sông Bôi, xã Cố Nghĩa, huyện Lạc Thủy với 268 con/m2 sau đó là điểm có mật độ khác cao đó là điểm H5ST3 với 113 con/m2. Điểm có mật độ thấp nhất làm điểm H1ST9 với 5 con/m2. Mật độ của nhóm Ốc (Gastropoda) là cao nhất, sau đó đến nhóm Hai mảnh vỏ (Bivalvia), nhóm Giun (Annelida) có mật độ lớn thứ ba và thấp nhất là nhóm Giáp xác (Crustacea). Lý giải cho sự chênh lệch lớn về mật độ động vật đáy tại các điểm thu có thế là do vào thời điểm thu mẫu, là thời gian sinh sản của các loài Ốc (từ tháng 4 - 8) và do sự phân bố không đồng đều của sinh vật đáy. Nếu có thể tăng số lần lặp tại mỗi điểm sẽ đánh giá được chính xác hơn mật độ trung bình của mỗi điểm thu (Hình 5). 300 268 250 200 Mật độ (con/m2) 150 113 100 50 39 40 35 30 26 13 17 12 15 12 17 18 13 8 14 12 6 6 6 6 5 9 5 3 6 10 10 6 11 6 10 8 8 0 Điểm khảo sát Annelida Bivalvia Crustacea Gastropoda Mật độ chung Hình 5. Mật độ động vật đáy trên lưu vực Sông Nhuệ - Đáy, thuộc tỉnh Hòa Bình
- 76 Lê Hùng Anh, Nguyễn Tống Cường, Đặng Văn Đông, Đỗ Văn Tứ, Phan Thị Yến b. Sinh khối 90 77.7 80 70 60 Sinh khối g/m2 50 41.7 40 31 30 23.5 21.1 18.9 17.9 17.6 16.7 18.5 17.3 16.5 17 18.2 16 20 11.9 13.3 13.3 13.6 8.48 8.8 9.9 7.5 6.2 6 6.6 5.6 10 2 5.2 3.5 3.7 1.9 5.5 3.2 0.8 0 Điểm khảo sát Annelida Bivalvia Crustacea Gastropoda ^ŝŶŚŬŚҺŝĐŚƵŶŐ Hình 6. Sinh khối động vật đáy trên lưu vực Sông Nhuệ - Đáy, thuộc tỉnh Hòa Bình Tại điểm H5ST3, ghi nhận sự chiếm ưu thế về sinh khối của nhóm Hai mảnh vỏ (Bivalvia), tại điểm này đóng góp về sinh khối lớn nhất là của các loài thuốc họ Corbiculidae - Hến (21,6 g/m2), của loài Trùng trục (Nodularia douglasiae) (Griffith & Pidgeon) (19,3 g/m2) và loài Vẹm (Limnoperna siamensis) (Morelet) (12,9 g/m2). 3.3.3. Chỉ số đa dạng sinh học 4.00 3.50 ^ҢĐŚ 3.47 Chỉ số đa dạng 3.00 2.73 3.08 2.79 2.79 2.23 2.73 2.17 2.50 2.49 2.22 2.41 2.47 NŶŚŝҴŵŶŚҮ 2.23 2.00 2.12 1.97 1.64 1.86 2.01 1.90 1.92 1.67 1.74 1.67 1.73 1.21 1.50 1.56 1.63 1.00 1.53 1.12 NŶŚŝҴŵ 1.18 1.07 1.14 0.91 0.96 0.96 0.50 ZҤƚƀŶŚŝҴŵ 0.00 H1ST1 H1ST2 H1ST3 H1ST4 H1ST5 H1ST6 H1ST7 H1ST8 H1ST9 H2ST1 H2ST2 H2ST3 H2ST4 H3ST1 H3ST2 H3ST3 H3ST4 H3ST5 H3ST6 H3ST7 H4ST1 H4ST2 H4ST3 H4ST4 H4ST5 H4ST6 H4ST7 H4ST8 H5ST1 H5ST2 H5ST3 H5ST4 H5ST5 H5ST6 H5ST7 Điểm khảo sát Chỉ số đa dạng Hình 7. Chỉ số đa dạng sinh học (D) trên lưu vực Sông Nhuệ - Đáy, thuộc tỉnh Hòa Bình Kết quả tính toán chỉ số đa dạng sinh học tại các điểm khảo sát tuyến Sông Nhuệ - Đáy, tỉnh Hòa Bình cho thấy chỉ số đa dạng (D) dao động từ 0,91 đến 3,47, trung bình 2,19. Đối chiếu với Bảng phân hạng mức độ ô nhiễm môi trường căn cứ vào chỉ số đa dạng D (theo Staub et al, 1970), đa số các trạm nằm ở mức độ Ô nhiễm (Mesosaprobe) đến Ô nhiễm nhẹ (Oligosaprobe). Xuất hiện một số điểm ở tình trạng rất ô nhiễm như H3ST3 (0,91), H4ST8, H5ST4 (0,96). Bên cạnh đó, cũng xuất hiện các điểm có chỉ số đa dạng khá cao như H3ST7 (3,47), H3ST5 (3,08) nằm ở tình trạng sạch (Hình 7).
- Đa dạng động vật đáy cỡ lớn ở một số thủy vực tại 5 huyện thuộc tỉnh Hòa Bình 77 3.3. Đề xuất giám sát, quản lý môi trường nước khu vực nghiên cứu Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình, nước thải sinh hoạt với tổng số lưu lượng thải khoảng 2.500 m3/ngày đêm đổ ra lưu vực Sông Nhuệ - Đáy. Trong đó, lĩnh vực chăn nuôi với tổng số lưu lượng thải khoảng 544 m3/ngày đêm. Vấn đề ô nhiễm môi trường sống luôn ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh vật đặc biệt phải kể đến ở đây chính là các loài thủy sinh vật. Trong thành phần loài động vật đáy, tại một số điểm như sông Bùi (Tân Vinh); thôn Năm Lu (Hòa Sơn); sông Gò Thời (Thanh Lương), điểm hồ Đá Bạc (Phú Thành) ghi nhận sự có mặt của nhóm Giun đặc biệt là Giun ít tơ, loài này thường xuất hiện ở các thủy vực ô nhiễm hữu cơ. Một số điểm có giá trị đa dạng (D) khá thấp như Cầu Chiềng - Kim Bôi (0,91); thôn Quyết Tiến - Lạc Thủy; hồ Tân Thành - Yên Trị (0,96). Do đó, cần có những giám sát định kỳ và lâu dài để có biện pháp hạn chế, kiểm soát ô nhiễm cục bộ nguồn nước ở đây cho hợp lý hơn. 4. KẾT LUẬN Kết quả điều tra khảo sát một số nhóm thủy sinh vật tại các thủy vực thuộc lưu vực Sông Nhuệ - Đáy, tỉnh Hòa Bình đã ghi nhận được: 38 loài động vật đáy, thuộc 19 họ, 8 bộ và 5 lớp. Chiếm ưu thế là các nhóm: Chân bụng (Gastropoda) có 20 loài (chiếm 56 %), tiếp đến là Hai mảnh vỏ (Bivalvia) có 8 loài (chiếm 22 %) và Giáp xác (Crustacea) có 6 loài (chiếm 17 %), cuối cùng là nhóm Giun (Annelida) chỉ có 2 loài (chiếm 5 %). Xác định được một số loài thường xuyên bắt gặp ở các điểm thu mẫu (chiếm ưu thế về phân bố) là: Melanoides tuberculatus, Angulyagra polyzonata, Tarebia granifera, Pomacea canaliculata, Sinotaia aeruginosa, Corbicula moreletiana, Stenothyra messageri. Xác định được một số loài thường xuyên bắt gặp ở các điểm thu mẫu (chiếm ưu thế về sinh khối) là: Nodularia douglasiae, Limnoperna siamensis. Chỉ số đa dạng sinh học ở các nhóm chủ yếu trong khoảng từ 1 - 3 thể hiện sự ô nhiễm đến sạch. Một số điểm xuất hiện một số loài thể hiện chất lượng môi trường sống trong tình trạng có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007. Sách Đỏ Việt Nam, Phần I. Động vật. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. [2]. Brandt R.A.M., 1974. The non-marine aquatic Mollusca of Thailand. Arch. Moll: 105. [3]. Caswell H., 1976. Community structure: A neutral model analysis. Ecol Monogr 46: 327-354. [4]. Đặng Ngọc Thanh và nnk., 1980. Định loại động vật không xương sống nước ngọt Việt Nam (Phần Giun ít tơ, Trai, Ốc). Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. [5]. Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải, 2007. Cơ sở thuỷ sinh học. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. [6]. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình, 2016. Điều tra khảo sát và đánh giá thực trạng môi trường vùng lưu vực Sông Nhuệ - Đáy của tỉnh Hòa Bình, xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường giai đoạn 2012– 2020. Báo cáo đề tài do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình chủ trì. [7]. Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải, 2012. Tôm, cua nước ngọt Việt Nam (Palaemonidae, Atyidae, Parathelphusidae, Potamidae). Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. [8]. Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải, 2017. Trai, ốc nước ngọt nội địa Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. [9]. Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái, Phạm Văn Miên, 1980. Phân loại động vật không xương sống nước ngọt Bắc Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. [10]. Nguyễn Xuân Quýnh, Clive Pinder, Steven Tilling, 2001. Định loại các nhóm động vật không xương sống nước ngọt thường gặp ở Việt Nam (chủ yếu nhóm côn trùng ở nước). Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.
- 78 Lê Hùng Anh, Nguyễn Tống Cường, Đặng Văn Đông, Đỗ Văn Tứ, Phan Thị Yến DIVERSITY OF LARGE BENTHIC ANIMALS IN SOME WATER BODIES IN FIVE DISTRICTS OF HOA BINH PROVINCE Le Hung Anh1, Nguyen Tong Cuong1, Dang Van Dong1, Do Van Tu, Phan Thi Yen2 ! Institute of Ecology and Biological Resources, Vietnam Academy of Science and Technology “ Hung Vuong University Abstract: Through research results on species composition, distribution, density, benthic species (targetgroup is less likely to move) to Information data, this paper identifies 38 species of benthic animals, belonging to 19 families, 8 orders and 5 classes in Nhue-Day River in 5 districts of Hoa Binh province. Of which, Abdominal- Gastropoda is the most dominant, accounting for 56%, followed by Bivalvae - 22% and Crustacea - 17.Annelida is the least dominant with 5%. Several species frequently encountered at sampling sites(dominant in distribution) are Melanoides tuberculatus, Angulyagra polyzonata;Tarebia granifera; Pomacea canaliculata; Sinotaia aeruginosa; Corbicula moreletiana;Stenothyra messageri. Other species frequently encountered at sampling sites (dominant inbiomass) included Nodularia douglasiae; Limnoperna siamensis. Of the dominant species, the benthic may have been affected. This paper also aims to put forwards some recommendations regarding environmental protection and the protection of aquatic resources in the river area in the Northwest of Vietnam. Keywords: Zoo benthic; Nhue - Day River; territory of Hoa Binh province
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những đại dịch lây nhiễm từ động vật
8 p | 112 | 9
-
Đặc trưng phân bố động vật đáy cỡ nhỏ vùng biển ven bờ Việt Nam
8 p | 33 | 4
-
Đa dạng thân mềm chân bụng (Mollusca: Gastropoda) ở vùng biển Thừa Thiên Huế
11 p | 28 | 4
-
Đa dạng động vật đáy không xương sống cỡ lớn ở hệ sinh thái rừng ngập mặn Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng
10 p | 17 | 4
-
Hướng dẫn điều tra đa dạng sinh học động vật không xương sống cỡ lớn ở đáy
44 p | 44 | 4
-
Đa dạng Thân mềm ở cạn tại khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn-Ngổ Luông, tỉnh Hòa Bình (Mollusca: Gastropoda)
8 p | 33 | 4
-
Đa dạng động vật đáy ở sông Chanh, tỉnh Quảng Ninh
12 p | 9 | 4
-
Đa dạng động vật đáy (Crustacea, Mollusca) ở các thủy vực vùng núi Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc
9 p | 28 | 3
-
Sự đa dạng tài nguyên cây thuốc xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
10 p | 9 | 3
-
Đa dạng thành phần loài động vật đáy vào mùa mưa ở khu vực nuôi tôm, tỉnh Cà Mau
9 p | 24 | 3
-
Tính đa dạng và hiện trạng bảo tồn các loài thực vật họ hồ đào (Juglandaceae) tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Nha, tỉnh Sơn La
6 p | 11 | 2
-
Đa dạng, phân bố và bảo tồn thân mềm và giáp xác lớn ở vùng đất ngập nước trong Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai
14 p | 8 | 2
-
Biến động theo mùa trong cấu trúc phân bố quần xã tuyến trùng sống tự do ở sông Ba Lai, tỉnh Bến Tre
9 p | 25 | 2
-
Thành phần loài động vật đáy cỡ lớn ở khu vực nhận chìm vịnh Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
11 p | 57 | 2
-
Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ - Cà Mau
0 p | 43 | 2
-
Nghiên cứu khu hệ động vật đáy khu vực Hải Vân - Sơn Chà phục vụ công tác xây dựng khu bảo tồn biển Sơn Chà - Hải Vân
9 p | 54 | 1
-
Dẫn liệu mới bổ sung cho khu hệ động vật tại khu rừng đặc dụng Hương Sơn, Hà Nội
9 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn