intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đa dạng họ Gừng (Zingiberaceae) ở Thanh Hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

28
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kết quả nghiên cứu họ Gừng (Zingiberaceae) ở Thanh Hóa, mẫu được thu từ năm 2016 đến năm 2018. Bước đầu đã xác định được 56 loài, 8 chi, trong đó có 13 loài bổ sung cho danh lục họ Gừng đã công bố (2007, 2008, 2013, 2016). Các chi đa dạng nhất tại khu vực nghiên cứu là Riềng (Alpinia) - 19 loài, Sa nhân (Amomum) - 12 loài, Gừng (Zingiber) - 10 loài, Ngải tiên (Hedychium) - 6 loài,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đa dạng họ Gừng (Zingiberaceae) ở Thanh Hóa

  1. Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam ĐA DẠNG HỌ GỪNG (ZINGIBERACEAE) Ở THANH HÓA Đậu Bá Thìn1*, Đỗ Ngọc Đài2 1 Trường Đại học Hồng Đức 2 Trường Đại học Kinh tế Nghệ An * Email: daubathin@hdu.edu.vn Tóm tắt: Kết quả nghiên cứu họ Gừng (Zingiberaceae) ở Thanh Hóa, mẫu được thu từ năm 2016 đến năm 2018. Bước đầu đã xác định được 56 loài, 8 chi, trong đó có 13 loài bổ sung cho danh lục họ Gừng đã công bố (2007, 2008, 2013, 2016). Các chi đa dạng nhất tại khu vực nghiên cứu là Riềng (Alpinia) - 19 loài, Sa nhân (Amomum) - 12 loài, Gừng (Zingiber) - 10 loài, Ngải tiên (Hedychium) - 6 loài,... Các loài cây thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) ở khu vực nghiên cứu có các giá trị sử dụng khác nhau, như cho tinh dầu với 55 loài, làm thuốc với 44 loài, ăn được 15 và làm cảnh 3 loài. Họ Gừng ở khu vực nghiên cứu có 5 yếu tố địa lý chính, trong đó yếu tố nhiệt đới chiếm 53,57 % tổng số loài, yếu tố đặc hữu và cận đặc hữu chiếm 35,71 %, yếu tố ôn đới chiếm 3,57 %. Môi trường sống họ Gừng tại Thanh Hóa có ven suối với 37 loài, rừng thứ sinh với 47 loài, rừng nguyên sinh với 23 loài và trảng cây bụi với 219 loài. Từ khóa: Đa dạng, họ Gừng, giá trị sử dụng, yếu tố địa lý, Thanh Hóa. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong ngành thực vật hạt kín, họ Gừng (Zingiberaceae) không phải là họ lớn, chỉ có khoảng 52 chi, 1.500 loài (Sirirugsa P., 1998). Các loài trong họ Gừng phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, đặc biệt là vùng Đông Nam Á. Việt Nam là nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, lại có địa hình phức tạp với nhiều vùng địa lý, khí hậu khác nhau, do đó rất thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của thực vật nói chung và các cây họ Gừng nói riêng. Thanh Hóa được đánh giá là một trong những trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam và thế giới, với nhiều loài động thực vật đặt hữu, với 01 Vườn Quốc gia (VQG) và 03 Khu Bảo tồn Thiên nhiên (KBTTN) là VQG Bến En, KBTTN Xuân Liên, Pù Luông và Pù Hu. Trong đó, đã xác định được hơn 2.000 loài thực vật bậc cao có mạch, hứa hẹn một tiềm năng lớn về nguồn tài nguyên thực vật cho tinh dầu. Tuy nhiên, hiện nay, công tác nghiên cứu đa dạng tài nguyên thực vật nói chung và họ Gừng nói riêng ở đây chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu Các loài trong họ Gừng ở Thanh Hóa, tổng số mẫu thu được là 216, mẫu vật được lữu trữ tại Phòng mẫu Thực vật Khoa Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Hồng Đức. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Mẫu vật được thu thập theo phương pháp nghiên cứu của Nguyễn Nghĩa Thìn (2008), R.M. Klein và D.T. Klein (1979), thời gian thực hiện từ tháng 8/2015 đến 11/2018. - Định loại: Sử dụng phương pháp hình thái so sánh theo các tài liệu của Phạm Hoàng Hộ (2000), Nguyễn Quốc Bình (2011), Thực vật chí Trung Quốc (2004). - Đánh giá về giá trị sử dụng dựa vào phương pháp phỏng vấn có sự tham gia (PRA) và các tài liệu của Võ Văn Chi (2012), Trần Đình Lý và cộng sự (1993), Nguyễn Quốc Bình (2011). - Đánh giá yếu tố địa lý theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2008). 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đang dạng về thành phần loài Qua điều tra, thu mẫu và định loại, đã xác định được 56 loài của 8 chi, thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) ở Thanh Hóa. So với kết quả nghiên cứu của một số tác giả đã công bố về thành phần loài họ Gừng ở Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn Thiên nhiên như: Đỗ Ngọc Đài và cộng sự (2007), Hoang Van Sam et al. (2008) và danh lục thực vật trong báo cáo dự án Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng VQG Bến En đến năm
  2. 80 Đậu Bá Thìn, Đỗ Ngọc Đài 2020 của Ban Quản lý VQG Bến En (2013), Đậu Bá Thìn và cộng sự (2016), Đặng Nguyên Vũ (2016), Hoàng Văn Sâm và cộng sự (2013), đã bổ sung được 13 loài (là những loài đánh dấu *) thuộc họ Gừng ở Thanh Hóa. Kết quả chi tiết được trình bày tại Bảng 1. Bảng 1. Danh lục thành phần loài họ Gừng (Zingiberaceae) ở Thanh Hóa Tên Yếu tố Giá trị sử Nơi TT Tên khoa học Phân bố Việt Nam địa lý dụng sống Alpinia blepharocalyx 1 Riềng dài lông mép 4.2 CTD, THU c 2, 3, 4 K. Schum. AND, CTD, 2 Alpinia conchigera Griff. Riềng gừng 4 c 3, 4 THU Alpinia galanga AND, CTD, 3 Riềng nếp 5.4 b, c, e 1, 2, 3, 4 (L.) Willd. THU Alpinia globosa (Lour.) 4 Sẹ 6.1 CTD, THU c, e 1, 3, 4 Horan. Alpinia hainanensis 5 Riềng Hải Nam 6.1 CTD, THU b,c 2, 3 K. Schum. Alpinia kwangsiensis AND, CTD, 6 Riềng Quảng Tây 4.4 b,c,e 1, 2, 3, 4 T. L. Wu & S. J. Chen THU 7 Alpinia maclurei Merr. Riềng Maclure 4.4 CTD c 2 Alpinia macroura 8 Riềng đuôi nhọn 4.2 CTD c, e 1 K. Schum.* Alpinia malaccensis 9 Riềng Malacca 4 CTD, THU b, c, e 1, 3 (Burm.f.) Rosc.* Alpinia menghaiensis S. AND, CTD, 10 Riềng Meng Hai 6.1 b, c, e 1, 3 Q. Tong & Y. M. Xia* THU Alpinia napoensis 11 Riềng 6.1 CTD, THU b, c 1 H. Dong & G. J. Xu Alpinia oblongifolia AND, CTD, 12 Riềng tàu 4.1 c, d 2, 3, 4 Hayata THU Alpinia officinarum AND, CTD, 13 Riềng thuốc 4 c, e 1, 2, 3, 4 Hance THU Alpinia phuthoensis 14 Riềng Phú Thọ 6 CTD, THU b, c 3 Gagnep. sec. Phamh. Alpinia pinnanensis 15 Riềng Bình Nam 6.1 CTD, THU c, d 2 T. L. Wu & Senjen* Alpinia polyantha 16 Riềng nhiều hoa 6.1 CTD, THU b, c 1 D. Fang* Alpinia strobiliformis b, c, d, 17 Riềng bông tròn 6.1 CTD, THU 2 T. L. Wu & S. J. Chen* e Alpinia tonkinensis 18 Riềng Bắc Bộ 6.1 CTD, THU c, e 1, 3 Gagnep.
  3. Đa dạng họ Gừng (Zingiberaceae) ở Thanh Hóa 81 Alpinia zerumbet (Pers.) CAN, CTD, b, c, d, 19 Riềng đẹp 5.4 1, 2, 3, 4 B. L. Burtt. & R. M. Sm. THU e 20 Amomum biflorum Jack Riềng hai hoa 4 CTD, THU b, c, d 3 Amomum gagnepainii AND, CTD, 21 T. L. Wu, K. K. Larsen Riềng ấm 6.1 d, e 1, 3 THU &Turland* Amomum maximum 22 Đậu khấu chín cánh 4 CTD, THU c, d 1, 2, 3 Roxb. Amomum mengtzense 23 Sa nhân khế 6.1 AND b, c, d 2 H.T. Tsai & P.S. Chen Amomum muricarpum 24 Sa nhân quả có mỏ 4.1 CTD, THU b, c, e 1, 3 C.F. Liang & D. Fang* Amomum ovoideum AND, CTD, 25 Sa nhân trứng 4.1 c 2 Pierre ex Gagnep. THU Amomum repoeense 26 Sa nhân miên 6.1 CTD, THU b 2 Pierre ex Gagnep. 27 Amomum sp. Sa nhân CTD, THU b, c 2 Amomum velutinum 28 X.E.Ye, Škorničk. & Sa nhân 6.1 CTD, THU b 2 N.H.Xia* Amomum vespertilio 29 Sa nhân thầu dầu 6 AND, THU c 4 Gagnep. Amomum villosum AND, CTD, 30 Sa nhân 4.2 b, c 1, 3, 4 Lour. THU Amomum xanthoides AND, CTD, 31 Sa nhân ké 4.2 b, e 1, 3 Wall. ex Baker* THU Curcuma aromatica 32 Nghệ trắng 4.2 CTD, THU d, e 1, 2, 3 Salisb. 33 Curcuma elata Roxb. Mì tinh rừng 4.3 CTD b, c 2 AND, CTD, 34 Curcuma longa L. Nghệ 2.2 b, e 1, 3, 4 THU Curcuma zedoaria AND, CTD, 35 Nghệ đen 4 d, e 1, 3, 4 (Berg.) Rosc. THU Distichochlamys benenica 36 Gừng đen Bến En 6 CTD, THU b, c 1, 2 Q. B. Nguyen & Škorničk Distichochlamys citrea 37 Gừng đen 6 CTD, THU b, c 3, 4 M.F. Mewman Elettariopsis triloba 38 Tiểu đậu ba thùy 4 CTD, THU b, c, d 2 (Gagnep.) Loes. Elettariopsis unifolia 39 Riềng một lá 6 CTD b, c, d 3 (Gagnep.) M. F. Newman Hedychium coronarium 40 Bạch diệp 4.2 CTD, THU b, c 2 Koenig.
  4. 82 Đậu Bá Thìn, Đỗ Ngọc Đài Hedychium coronarium 41 Koenig. var flavum Ngải tiên vàng 4.2 CTD b, d 2, 3 (Roxb.) K. Schum. Hedychium forrestii Diels 42 var. latebracteatum Ngải tiên lá bắc rộng 6 CTD b, c, d 3 K. Larsen Hedychium gardnerianum 43 Ngải tiên gardner 4.2 CTD b, c, d 1, 2 Rosc. Hedychium villosum 444 Ngải tiên lông 4 CTD b, c, e 1, 3 Wall.* Hedychium yunnanense 45 Ngải tiên Vân Nam 4.4 CTD b, c, d 2 Gagnep. 46 Kaempferia galanga L. Địa liền 3.1 CTD, THU b, c, d 1, 2, 3 Zingiber aff. acuminatum 47 Gừng nhọn 4.1 CTD b, c 2 Val. Zingiber eberhardtii 48 Gừng eberhardt 6 CTD b, c 1, 2 Gagnep. Zingiber gramineum 49 Gừng lúa 4.1 CTD, THU c, d 1 Blume* Zingiber monophyllum 50 Gừng một lá 6 CTD, THU d 1, 3, 4 Gagnep. Zingiber montanum 51 (Koenig) Link ex A. Gừng núi 4 CTD, THU c, d, e 1, 3 Dietr* Zingiber officinale AND, CTD, b, c, d, 52 Gừng 4 1, 2, 3, 4 Rosc. THU e 53 Zingiber purpureum Rosc. Gừng tía 4 CTD, THU c, d 2 CAN, CTD, 54 Zingiber rubens Roxb. Gừng đỏ 4.2 b, c, d 1, 2 THU 55 Zingiber sp. Gừng CTD, THU b, c, e 2 Zingiber zerumbet (L.) CAN, CTD, b, c, d, 56 Gừng gió 4 1, 2, 3 Smith THU e Ghi chú: - Yếu tố địa lý: 4. Nhiệt đới châu Á; 4.1. Đông Dương - Malêzi; 4.2. Lục địa châu Á nhiệt đới; 4.3. Lục địa Đông Nam Á; 4.4. Đông Dương - Nam Trung Quốc; 4.5. Đông Dương; 5.1. Đông Á - Bắc Mỹ; 5.4. Đông Á; 6. Đặc hữu; 6.1. Gần đặc hữu; - Giá trị sử dụng: AND (Cây ăn được); CTD (Cho tinh dầu); CAN (Làm cảnh); THU (Làm thuốc); - Nơi phân bố: 1 (VQG Bến En), 2 (Khu BTTN Xuân Liên); 3 (Khu BTTN Pù Luông); 4 (Khu BTTN Pù Hu); - Nơi sống: b (Ven suối); c (Rừng thứ sinh); d (Rừng nguyên sinh); e (Trảng cây bụi). 3.2. Đa dạng các bậc taxon Từ bảng danh lục các loài thực vật thuộc họ Gừng (Zingiberaceae), tiến hành phân tích sự đa dạng loài. Kết quả được trình bày tại Bảng 2.
  5. Đa dạng họ Gừng (Zingiberaceae) ở Thanh Hóa 83 Bảng 2. Phân bố số lượng loài trong các chi của họ Gừng (Zingiberaceae) ở Thanh Hóa Chi Loài TT Tên La tinh Tên Việt Nam Số lượng Tỷ lệ % 1 Alpinia Riềng 19 33,93 2 Amomum Sa nhân 12 21,43 3 Curcuma Nghệ 4 7,14 4 Distichochlamys Gừng đen 2 3,57 5 Elettariopsis Tiểu đậu 2 3,57 6 Hedychium Ngải tiên 6 10,71 7 Kaempferia Địa liền 1 1,79 8 Zingiber Gừng 10 17,86 Tổng 56 100 Qua Bảng 2 cho thấy, trong số 8 chi thuộc họ Gừng ở khu vực nghiên cứu, Alpinia là chi giàu loài nhất với 19 loài (chiếm 33,93 % tổng số loài), tiếp đến là Amomum có 12 loài (chiếm 21,43 % tổng số loài), Zingiber có 10 loài (chiếm 17,86 % tổng số loài), Hedychium có 6 loài (chiếm 10,71 % tổng số loài), Curcuma có 4 loài (chiếm 7,14 % tổng số loài), có 2 chi có 2 loài (chiếm 3,57 % tổng số loài) là Distichochlamys và Elettariopsis; Kaempferia chỉ có 1 loài (chiếm 1,79 % tổng số loài). So với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quốc Bình (2011) khi nghiên cứu họ Gừng ở Việt Nam [2] cho thấy, mặc dù với diện tích chỉ chiếm gần bằng 3,38 % tổng diện tích của cả nước, nhưng tại Thanh Hóa, họ Gừng có 8/19 chi (chiếm 42,11 % tổng số chi) và 56/144 loài (chiếm 38,89 % tổng số loài) thuộc họ Gừng của Việt Nam. Chứng tỏ, sự phân bố của họ Gừng ở Thanh Hóa khá đa dạng về bậc chi. 3.3. Đa dạng về giá trị sử dụng Giá trị sử dụng của các loài trong họ Gừng ở Thanh Hóa được xác định dựa vào phương pháp phỏng vấn có sự tham gia (PRA) và các tài liệu: “1.900 cây có ích của Việt Nam” Trần Đình Lý và cộng sự (1993), “Từ điển cây thuốc Việt Nam” của Võ Văn Chi (2012), “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (2000), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi (2003), “Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam” của Triệu Văn Hùng (2007),… đã xác định được 56 loài chiếm 100 % tổng số loài trong họ Gừng được sử dụng vào các mục đích khác nhau, như làm thuốc, làm gia vị, lấy tinh dầu, ăn được, làm cảnh. Trong đó, 1 loài có thể có 1 hoặc nhiều giá trị sử dụng khác nhau như: 12 loài có 1 giá trị sử dụng, 28 loài có 2 giá trị sử dụng, 16 loài cho 3 giá trị sử dụng. Giá trị sử dụng của các loài thực vật thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) ở Thanh Hóa được trình bày ở bảng 3. Bảng 3. Giá trị sử dụng của các loài thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) ở Thanh Hóa TT Giá trị sử dụng Ký hiệu Số lượng Tỷ lệ % 1 Nhóm cây cho tinh dầu CTD 55 98,21 2 Nhóm cây làm thuốc THU 44 78,57 3 Nhóm cây ăn được AND 15 26,79 4 Nhóm cây làm cảnh CAN 3 5,36 Qua bảng 3 cho thấy, trong 4 nhóm giá trị sử dụng, nhóm cây cho tinh dầu chiếm tỷ lệ lớn nhất với 55 loài, chiếm 98,21 %; tiếp theo là nhóm làm thuốc với 44 loài (78,57 %) so với tổng số loài nghiên cứu; nhóm cây ăn được với 15 loài (26,76 %) và nhóm cây làm cảnh có 3 loài (5,36 %).
  6. 84 Đậu Bá Thìn, Đỗ Ngọc Đài 3.4. Đa dạng về yếu tố địa lý Từ bảng danh lục các loài thực vật thuộc họ Gừng (Zingiberaceae), áp dụng hệ thống phân loại các yếu tố địa lý theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2008) [11], đã xác định được sự phân bố yếu tố địa lý của 54/56 loài (chiếm 96,43 %) trong họ Gừng ở VQG Bến En, Thanh Hóa. Kết quả được trình bày tại Bảng 4. Bảng 4. Yếu tố địa lý của các loài trong họ Gừng (Zingiberaceae) ở Thanh Hóa Các yếu tố địa lý (ký hiệu) Số loài Tỷ lệ ( %) Liên nhiệt đới (2.2) 1 1,79 Cổ nhiệt đới (3.1) 1 1,79 Nhiệt đới châu Á (4; 4.1; 4.2; 4.3; 4.4; 4.5) 30 53,57 Ôn đới Bắc (5.4) 2 3,57 Đặc hữu Việt Nam (6; 6.1) 20 35,71 Loài chưa xác định 2 3,57 Tổng 56 100 Kết quả Bảng 4 cho thấy, trong các yếu tố địa lý, yếu tố nhiệt đới châu Á chiếm tỷ lệ cao nhất, với 30 loài (chiếm 53,57 %), tiếp đến yếu tố đặc hữu Việt Nam và cận đặc hữu, với 20 loài (chiếm 35,71 %), yếu tố ôn đới với 02 loài (chiếm 3,57 %), yếu tố liên nhiệt đới và cổ nhiệt đới mỗi yếu tố 1 loài (chiếm 1,79 %). Trong các yếu tố nhiệt đới châu Á, cao nhất là yếu tố Nhiệt đới châu Á, 12 loài, chiếm 21,43 %, tiếp theo là Lục địa châu Á nhiệt đới, với 9 loài, chiếm 16,07 %, Đông Dương - Malezia và Đông Dương - Nam Trung Quốc cùng có 5 loài, chiếm 8,93 % và thấp nhất là Lục địa Đông Nam Á với 2 loài, chiếm 3,57 %. Yếu tố đặc hữu Việt Nam với 8 loài (14,29 %) và gần đặc hữu Việt Nam - Trung Quốc với 12 loài (21,43 %). Chưa xác định được có 2 loài (chiếm 3,57 %). 3.5. Đa dạng về nơi sống Trong quá trình điều tra Gừng (Zingiberaceae) ở Thanh Hóa, các loài chủ yếu sinh sống trong 4 sinh cảnh như: ven suối, rừng thứ sinh, rừng nguyên sinh và trảng cây bụi, trong đó ven suối với 37 loài, chiếm 66,07 %, rừng thứ sinh với 47 loài, chiếm 83,93 %, rừng nguyên sinh với 23 loài, chiếm 40,07 % và trảng cây bụi với 21 loài, chiếm 37,50 %. Như vậy, các loài trong họ Gừng chủ yếu sống tại rừng thứ sinh là hoàn toàn hợp lý, vì chúng là những loài ưa ẩm. 4. KẾT LUẬN - Kết quả nghiên cứu đã xác định được 56 loài, 8 chi của họ Gừng ở Thanh Hóa, trong đó có 13 loài lần đầu tiên được tìm thấy tại khu vực này. - Các chi đa dạng nhất tại khu vực nghiên cứu là Alpinia (19 loài), Amomum (12 loài), Zingiber (10 loài). - Các loài cây họ Gừng ở khu vực nghiên cứu có các giá trị sử dụng khác nhau, 55 loài cho tinh dầu, 44 loài làm thuốc, 15 loài ăn được và 3 loài làm cảnh. - Họ Gừng ở khu vực nghiên cứu thuộc 5 yếu tố địa lý chính, yếu tố nhiệt đới châu Á chiếm 53,57 %, yếu tố đặc hữu và cận đặc hữu Việt Nam chiếm 35,71 %, yếu tố ôn đới với 02 loài (chiếm 3,57 %), yếu tố liên nhiệt đới và cổ nhiệt đới mỗi yếu tố 1 loài (chiếm 1,79 %). - Về môi trường sống, họ Gừng tại Thanh Hóa sống ven suối với 37 loài, rừng thứ sinh với 47 loài, rừng nguyên sinh với 23 loài và trảng cây bụi với 21 loài. Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ bởi Đề tài Cấp Bộ, Mã số: B2017-HĐT-03. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Ban Quản lý VQG Bến En, 2013. Báo cáo dự án Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng VQG Bến En đến năm 2020. Thanh Hóa.
  7. Đa dạng họ Gừng (Zingiberaceae) ở Thanh Hóa 85 [2]. Nguyễn Quốc Bình, 2011. Nghiên cứu phân loại họ Gừng (Zingiberaceae) ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Sinh học. Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật. [3]. Võ Văn Chi, 2012. Từ điển cây thuốc Việt Nam. Tập 2. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. [4]. Đỗ Ngọc Đài, Lê Thị Hương, Phạm Hồng Ban, 2017. Đánh giá tính đa dạng hệ thực vật bậc cao có mạch trên núi đá vôi VQG Bến En, Thanh Hóa. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 19, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội: 106-111. [5]. Phạm Hoàng Hộ, 2000. Cây cỏ Việt Nam. Tập 1. Nhà xuất bản Trẻ, TP HCM. [6]. Triệu Văn Hùng, 2007. Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam. Nhà xuất bản Bản đồ, Hà Nội. [7]. Klein R.M., Klein D.T., 1979. Phương pháp nghiên cứu thực vật. Tập 2. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. [8]. Trần Đình Lý, 1993. 1.900 loài cây có ích ở Việt Nam. Nhà xuất bản Thế giới. [9]. Đỗ Tất Lợi, 2003. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. [10]. Hoang Van Sam, Pieter Baas, Paul A.J. Kessler, 2008. Plant biodiversity in Ben En National Park, Vietnam. Agriculture Publishing House, Hanoi. [11]. Hoàng Văn Sâm, Nguyễn Hữu Cường, 2013. Nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, tỉnh Thanh Hóa. Báo cáo Khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ tư. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội: 860-864. [12]. Đậu Bá Thìn, Phạm Hồng Ban, Đỗ Ngọc Đài, 2016. Đa dạng thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Thanh Hóa. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. [13]. Nguyễn Nghĩa Thìn, 2008. Các phương pháp nghiên cứu thực vật. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. [14]. Đặng Quốc Vũ, 2016. Nghiên cứu tính đa dạng thực vật làm cơ sở cho công tác bảo tồn tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa. Luận án tiến sĩ Sinh học. Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Hà Nội. [15]. Delin Wu and Kai Larsen, 2000. Zingiberaceae in Flora of China. Science Press, Beijing, and Missouri Botanical Garden Press, St. Louis. DIVERSITY OF ZINGIBERACEAE IN THANH HOA PROVINCE Dau Ba Thin1, Do Ngoc Dai2 1 Hong Duc University 2 Nghe An University of Economics Abstract: This paper presents findings from a study on Family Zingiberaceae in Thanh Hoa province conducted between 2016 and 2018. A total number of 56 species belonging to 8 genera of zingiberaceae have been identified. Of which, 13 species were new in the plant list of Thanh Hoa published in 2007, 2008, 2013 and 2016. Alpinia was the richest genus (19 species), then followed by Amomum (12 species), Zingiber (10 species), Hedychium (6 species) and other genera (1 to 4 species). The number of useful plant species of the Zingiberaceae is categorized as follows: 55 species supply essential oil, 44 species as medicinal plants, 15 species for edible and 3 species for ornamental. The Zingiberaceae in Thanh Hoa province are mainly comprised of the tropical element (53.57 %), endemic element (35.71 %) and temperate element (3.57 %). Keywords: Diversity, Zingiberaceae, value, phytogeographical, Thanh Hoa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2