intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đa dạng hóa và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Đa dạng hóa và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam" tập trung xem xét mối quan hệ giữa đa dạng hóa với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam; phân tích hoạt động đa dạng hóa có cải thiện khả năng sinh lời có điều chỉnh theo rủi ro của các NHTM Việt Nam hay không...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đa dạng hóa và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. ĐA DẠNG HÓA VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Trần Hùng Sơn1, Nguyễn Thị Yến Nhi2 (1),(2) Trường Đại học Kinh tế - Luật Tóm tắt: Nghiên cứu này tập trung xem xét mối quan hệ giữa đa dạng hóa với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa dạng hóa có tác động đến hiệu quả tại các NHTM Việt Nam, trong đó đa dạng hóa thu nhập có tác động tích cực đến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, trong khi đa dạng hóa tài sản có tác động tích cực đến tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các ngân hàng. Riêng đối với hiệu quả đã điều chỉnh rủi ro, cả đa dạng hóa thu nhập, đa dạng hóa tài sản và đa dạng hóa địa lý đều có tác động tích cực đến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản điều chỉnh rủi ro, trong khi đa dạng hóa thu nhập ngoài lãi lại có tác động tiêu cực đến chỉ số này. Về tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu điều chỉnh rủi ro, kết quả nghiên cứu chỉ nhận thấy tác động tích cực của đa dạng hóa tài sản đến chỉ số này. Từ khóa: Đa dạng hóa thu nhập, đa dạng hóa tài sản, đa dạng hóa địa lý, hiệu quả hoạt động 1. Giới thiệu Các nhà hoạch định chính sách nên hạn chế hay cho phép các ngân hàng tham gia vào các hoạt động đa dạng hóa là một câu hỏi được các nhà nghiên cứu và thực tiễn quan tâm. Mặc dù hoạt động đa dạng hóa của ngân hàng (đa dạng hóa thu nhập, đa dạng hóa tài sản và đa dạng hóa địa lý) ngày càng có nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng (khả năng sinh lời và rủi ro) đã được đề cập nhiều trong các nghiên cứu thực nghiệm, tuy nhiên, các nghiên cứu đều cho thấy cả tính kinh tế và phi kinh tế của việc đa dạng hóa. Một số nghiên cứu cho thấy đa dạng hóa (đa dạng hóa thu nhập, đa dạng hóa tài sản và đa dạng hóa địa lý)có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng (De Young, 1994; Casu và Giardone, 2005; Chiorazzo và cộng sự, 2008; Estes, 2014; Cotugno và Stefanelli 2012; Du và cộng sự 2015; Morgan & Samolyk, 2003; Deng & Elyasiani, 2008). Ngược lại, một số kết quả nghiên cứu cho rằng, đa dạng hóa(đa dạng hóa thu nhập, đa dạng hóa tài sản và đa dạng hóa địa lý) không có ảnh hưởng hoặc có tương quan âm với hiệu quả ngân hàng và làm gia tăng rủi ro trong hoạt động ngân hàng (DeYoung và Roland, 2001; DeYoung và Rice 2004; Stiroh 2004;Mercieca và cộng sự, 2007; Edirisuriya và cộng sự, 2015; Goetz và cộng sự, 2013). Các nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của đa dạng hóa thu nhập, đa dạng hóa tài sản và đa dạng hóa địa lý đến hiệu quả hoạt động ngân hàng phần lớn thực hiện tại các nước phát triển và chưa có nhiều nghiên cứu tại các nền kinh tế mới nổi. Các nghiên cứu về chủ đề này cũng đã được thực hiện tại Việt Nam, tuy nhiên các nghiên cứu này chỉ tập trung vào khía cạnh ảnh hưởng của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng (Canh và cộng sự, 2013; Hồ Thị Hồng Minh vàNguyễn Thị Cành, 2014; Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai 2015; Phạm Xuân Quỳnh và Lê Long Hậu, 2016). Hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam và đóng góp 16-18% trong tăng trưởng kinh tế (Stewart và cộng sự, 2016). Trước năm 2007, thị trường cho vay truyền thống và tiền gửi là sự cạnh tranh bởi các NHTM nhà nước và cổ phần (ADB, 2015). Từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO trong năm 2007, số lượng các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam ngày càng tăng lên và làm giảm thu nhập biên của các ngân hàng trong nước. Với sự cạnh tranh ngày càng nhiều từ các ngân hàng nước ngoài, các NHTM trong nước đã đa dạng hóa hoạt động của mình từ các hoạt động cho vay truyền thống 410
  2. sang các hoạt động khác dựa trên thu nhập từ phí (Nguyen and Simioni, 2015). Đồng thời, các ngân hàng cũng nỗ lực mở rộng mạng lưới chi nhánh, đa dạng hóa về mặt địa lý để mở rộng địa bàn, thu hút nguồn khách hàng mới. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu việc đa dạng hóa này có thực sự làm gia tăng hiệu quả của các NHTM Việt Nam hay không? Nghiên cứu này có những đóng góp về mặt thực nghiệm ở những khía cạnh sau: Thứ nhất, nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của đa dạng hóa thu nhập và thu nhập ngoài lãi, đa dạng hóa tài sản và đa dạng hóa địa lý đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2009-2016, đây là giai đoạn các ngân hàng này có những thay đổi lớn trong cấu trúc thu nhập của mình. Thứ hai, chúng tôi cũng phân tích hoạt động đa dạng hóa có cải thiện khả năng sinh lời có điều chỉnh theo rủi ro của các NHTM Việt Nam hay không. 2. Khung lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệm 2.1 Đa dạng hóa thu nhập và hiệu quả hoạt động ngân hàng Các lý thuyết liên quan đến đa dạng hóa ngân hàng thường phân tích các lợi ích và chi phí trong chiến lược phát triển. Trong đó, lý thuyết danh mục đầu tư cho rằng, các nguồn thu nhập từ các hoạt động tài chính khác nhau không có tương quan hoàn toàn. Hay nói cách khác, các nguồn thu nhập ngoài lãi như thu thập từ phí dịch vụ, từ các hoạt động đầu tư… thường rất ít hoặc không tương quan với nguồn thu nhập từ lãi. Đa dạng hóa giúp tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động nhất là khi quy mô và phạm vi hoạt động gia tăng, giảm biến động mang tính chu kỳ của lợi nhuận ngân hàng do lợi nhuận từ các hoạt động không tương quan hoàn hảo, đồng thời đa dạng hóa thu nhập tạo áp lực cạnh tranh cho các ngân hàng, buộc các ngân hàng phải tăng tính sáng tạo và hiệu quả khi mở rộng cung cấp các dịch vụ của mình (Acharya và các tác giả, 2006, Lepetit và các tác giả, 2008).Một số nghiên cứu khác cũng đưa ra động cơ của việc đa dạng hóa thu nhập như: đa dạng hóa giúp các ngân hàng chống lại rủi ro vỡ nợ và giảm sự xuất hiện của khủng hoảng tài chính (Froot và Stein, 1998). Ngoài ra, do vấn đề về bất cân xứng thông tin, các ngân hàng nhận được nhiều thông tin hơn về khách hàng của họ bằng cách cung cấp các dịch vụ tiện ích khác (Diamond, 1984, Saunders và Walter, 1994). Nhiều nghiên cứu thực nghiệm ở các nước đã cho thấy tác động tích cực giữa đa dạng hóa thu nhập với hiệu quả hoạt động. Chiorazzo và cộng sự (2008) đã nghiên cứu mối liên hệ giữa đa dạng hóa thu nhập và khả năng sinh lời của các ngân hàng Ý bằng cách sử dụng dữ liệu các ngân hàng trong giai đoạn 1993-2003. Kết quả cho thấy đa dạng hóa thu nhập có thể làm tăng lợi nhuận điều chỉnh rủi ro của các ngân hàng Ý và mối quan hệ này càng chặt chẽ hơn ở các ngân hàng lớn hơn. Busch và Kick (2009) cũng phân tích những ảnh hưởng của nguồn thu nhập từ phí với hiệu quả điều chỉnh rủi ro của các ngân hàng ở Đức giai đoạn 1995 - 2007. Kết quả nghiên cứu nhận thấy tăng thu nhập từ phí góp phần tăng hiệu quả điều chỉnh rủi ro của các ngân hàng ở Đức. Sanya và Wolfe (2011) cũng phân tích tác động đa dạng hóa thu nhập của các ngân hàng ở các nước mới nổi. Họ đã tìm ra bằng chứng cho thấy đa dạng hóa thu nhập có tác động tích cực đến hiệu quả điều chỉnh rủi ro của các ngân hàng thị trường mới nổi. Mặc dù một số nghiên cứu đã chứng minh được rằng đa dạng hóa thu nhập cải thiện hiệu quả điều chỉnh rủi ro hoặc đem lại lợi ích giảm thiểu rủi ro cho các ngân hàng, một số nghiên cứu khác lại không tìm thấy mối quan hệ đáng kể hoặc nhận thấy có tác động tiêu cực giữa đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả hoạt động ngân hàng. Một số tác động bất lợi có thể kể đến: tăng quy mô và phạm vi các hoạt động của ngân hàng có thể dẫn đến chi phí do sự phức tạp trong hoạt động, chi phí này có thể vượt quá các lợi ích đem lại (Rajan và cộng sự, 2000). Các ngân hàng đa dạng có thể sử dụng lợi thế để hoạt động với đòn bẩy lớn hơn, vì một số hoạt động có thể cần ít hoặc không cần vốn, vì vậy có thể theo đuổi các khoản cho vay rủi ro hơn (Demsetz và Strahan, 1997, DeYoung và Roland, 2001). Mặc khác, do đặc trưng của đa dạng hóa, một số nguồn thu sẽ biến động hơn (như nguồn thu từ hoạt động đầu tư,…), chi phí chuyển đổi khách hàng thấp hơn (điển hình như các giao dịch phi truyền thống thường 411
  3. dựa trên các mối quan hệ liên ngân hàng) và đòn bẩy hoạt động cao hơn do yêu cầu phải đầu tư vào tài sản cố định là hệ thống công nghệ và nguồn nhân lực, dẫn đến sự biến động lớn hơn trong thu nhập và làm tăng rủi ro của ngân hàng (DeYoung và Roland, 2001; DeYoung và Rice 2004; Stiroh 2004; Mercieca và cộng sự 2007). 2.2 Đa dạng hóa tài sản và hiệu quả hoạt động ngân hàng Trong lĩnh vực ngân hàng, đa dạng hóa tài sản được sử dụng rộng rãi như một chiến lược nhằm giảm tác động của những biến động thị trường đến hoạt động ngân hàng. Lợi ích chính của đa dạng hóa tài sản là làm giảm sự biến động và tổn thất của danh mục tài sản, đặc biệt là khi sự không chắc chắn trong thị trường gia tăng (Dimitriou, 2012). Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động đa dạng hóa tài sản trong hoạt động ngân hàng có cả mặt tích cực lẫn tiêu cực. Estes (2014) nghiên cứu mối quan hệ giữa đa dạng hóa với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ở Mỹ giai đoạn 2007-2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa dạng hóa tài sản có tác động mạnh lên việc cải thiện hiệu quả điều chỉnh rủi ro ngân hàng.Cotugno và Stefanelli (2012) nhận thấy rằng việc đa dạng hóa tài sản giúp cải thiện hiệu quả điều chỉnh rủi ro cho các ngân hàng ở Ý. Du và cộng sự (2015) nghiên cứu mối quan hệ giữa đa dạng hóa tài sản với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ở Trung Quốc giai đoạn 2006-2011. Họ nhận thấy rằng đa dạng hóa tài sản hay tăng tỷ trọng của các tài sản tạo thu nhập khác cho vay như chứng khoán hay các sản phẩm phái sinh gắn liền với gia tăng hiệu quả ngân hàng. Ở khía cạnh khác, Perez (2015) nhận định rằng các NHTM có tỷ trọng tài sản khác cho vay cao hơn thường có rủi ro cao hơn. Edirisuriya và cộng sự (2015) nghiên cứu tác động của đa dạng hóa bao gồm đa dạng hóa thu nhập và đa dạng hóa tài sản ngân hàng tại các ngân hàng châu Á giai đoạn 1999-2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa dạng hóa tài sản không có tác động cải thiện hiệu quả ngân hàng. 2.3 Đa dạng hóa địa lý với hiệu quả hoạt động ngân hàng Lý do để thực hiện đa dạng hóa địa lý là hoạt động của ngân hàng không giới hạn ở nền kinh tế của một khu vực cụ thể. Sự đa dạng về địa lý có thể gia tăng giá trị thị trường thông qua tính kinh tế theo quy mô (Houston và cộng sự, 1997; Berger và cộng sự, 1999) và bằng cách giảm thiểu những cú sốc mang tính chất riêng lẽ ở vùng miền hoặc khu vực (Diamond, 1984). Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy rằng đa dạng hóa địa lý có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động ngân hàng. Morgan & Samolyk (2003) nghiên cứu tác động của đa dạng hóa địa lý tới lợi nhuận và rủi ro của các ngân hàng ở Mỹ giai đoạn 1994- 2008. Họ nhận thấy rằng đối với các ngân hàng nhỏ, đa dạng hóa về mặt địa lý trong nước làm tăng lợi nhuận điều chỉnh rủi ro và giảm rủi ro, trong khi đó các ngân hàng lớn chỉ có lợi ích khi mở rộng ra liên bang và chỉ có lợi ở khía cạnh giảm thiểu rủi ro. Deng & Elyasiani (2008) nghiên cứu mối quan hệ giữa đa dạng hóa địa lý với giá trị và rủi ro của các ngân hàng ở Mỹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa dạng hóa địa lý gắn liền với việc nâng cao giá trị và giảm rủi ro của các ngân hàng. Cotugno & Stefanelli (2012) nghiên cứu mối quan hệ giữa đa dạng hóa địa lý với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ở Ý giai đoạn 2005-2010. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa dạng hóa địa lý có mối tương quan dương với hiệu quả hoạt động ngân hàng. Kết quả tương tự với nghiên cứu của Schmid & Walter (2012) khi nghiên cứu mối quan hệ giữa đa dạng hóa địa lý với các trung gian tài chính ở Mỹ giai đoạn 1985-2004. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cũng cho thấy lợi ích từ việc đa dạng hóa địa lý có thể không bù đắp nổi chi phí do việc mở rộng khoảng cách địa lý. Goetz và cộng sự(2013) nghiên cứu tác động của đa dạng hóa địa lý tới giá trị ngân hàng ở Mỹ. Kết quả cho thấy rằng đa dạng hóa địa lý có tác động làm giảm giá trị ngân hàng.Deb và Sen (2016) nghiên cứu tác động của đa dạng hóa địa lý đến lợi nhuận và rủi ro của các ngân hàng Ấn Độ giai đoạn 1994-2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, đa dạng hóa về mặt địa lý có tác động tiêu cực đến lợi nhuận của các ngân hàng Ấn Độ trong giai đoạn này. 412
  4. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1 Dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu bao gồm các báo cáo tài chính đã được kiểm toán và báo cáo thường niên của 30 NHTM ở Việt Nam giai đoạn 2009-2016 tạo thành dữ liệu bảng không cân bằng với tổng cộng 231 quan sát. Các chỉ tiêu được sử dụng trong nghiên cứu đo lường các biến trong mô hình là dữ liệu thứ cấp được tính toán từ các báo cáo tài chính đã được kiểm toán và báo cáo thường niên vào cuối mỗi năm của ngân hàng. Riêng số liệu tình hình kinh tế vĩ mô vào cuối mỗi năm được thu thập từ hệ thống dữ liệu của Thompson Reuters và WB. 3.2 Mô hình nghiên cứu Dựa trên khung lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm ở trên, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu như sau: (1) Trong đó biến phụ thuộc Yit thể hiện hiệu quả hoạt động ngân hàng, được đo lường bởi: Khả năng sinh lời: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản(ROA) và Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) tại thời điểm cuối năm t của ngân hàng i. ROA là tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản trung bình của ngân hàng, được xác định bằng tổng lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản trung bình hai năm liền kề của ngân hàng vào thời điểm cuối năm tài chính (Chiorazzo và cộng sự, 2008; Grossman, 1994; Lee và cộng sự, 2014). ROE được tính bằng lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu trung bình hai năm liền kề của ngân hàng ở thời điểm cuối năm tài chính (Lee và cộng sự, 2014; Trujillo-Ponce, 2013). Khả năng sinh lời điều chỉnh rủi ro: RAROA, RAROE tại thời điểm cuối năm t của ngân hàng i, được tính theo công thức: Để đo lường đa dạng hóa, tác giả sử dụng bốn biến đo lường: đa dạng hóa thu nhập (HHIinc); đa dạng hóa thu nhập ngoài lãi (HHInoninc); đa dạng hóa tài sản (HHIasset) và đa dạng hóa địa lý (HHIgeo) : Phản ánh mức độ đa dạng hóa thu nhập Trong đó: NON là thu nhập ngoài lãi, được tính bằng tổng thu nhập từ phí, hoa hồng hay các khoản từ hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối và vàng, mua bán chứng khoán kinh doanh, mua bán chứng khoán đầu tư, hoạt động khác, thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần; NET là thu nhập từ lãi, được đo lường bằng thu nhập từ lãi thuần; NETOP là thu nhập ròng, được xác định bằng tổng của thu nhập ngoài lãi và thu nhập từ lãi (NETOP = NON + NET). : Phản ánh mức độ đa dạng hóa thu nhập ngoài lãi 413
  5. Trong đó: FI là thu nhập từ phí và hoa hồng từ hoạt động dịch vụ; TI là thu nhập từ kinh doanh ngoại hối và vàng, mua bán chứng khoán kinh doanh, mua bán chứng khoán đầu tư, hoạt động khác, thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần. Hiệu quả của đa dạng hóa thu nhậpđối với khả năng sinh lời của ngân hàng là không rõ ràng. Chiorazzo và cộng sự (2008) và Elsas và cộng sự (2010) nhận thấy đa dạng hoá thu nhập tăng cường khả năng sinh lời của ngân hàng thông qua lợi nhuận cao hơn từ các hoạt động tạo ra thu nhập ngoài lãi. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu trước đây (Acharya và cộng sự, 2002; DeYoung, 2001; DeYoung và Rice, 2004; Morgan và Katherine, 2003; Stiroh, 2004) cũng cho thấy đa dạng hóa hoạt động ngân hàng không nhất thiết có tác động cải thiện khả năng sinh lời của ngân hàng. Trên thực tế, nó có thể gây bất lợi cho khả năng sinh lời. Việc áp dụng lãi suất ưu đãi đối với một số khoản vay với mục đích thu giữ khách hàng để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ khác của ngân hàng có thể tạo ra thiệt hại do lợi nhuận từ các hoạt động khác có thể không đủ để bù đắp cho sự suy giảm nguồn thu về lãi suất (Lepetit và cộng sự, 2008). Nhìn chung, các nghiên cứu thực nghiệm không cung cấp bằng chứng kết luận thống nhất về ảnh hưởng của đa dạng hoá thu nhập tới hiệu quả ngân hàng. Do đó, tác giả đưa ra hai giả thuyết đối lập để kiểm định: Giả thuyết 1a: Có sự mối quan hệ tích cực giữa đa dạng hóa thu nhập và thu nhập ngoài lãi với hiệu quả hoạt động ngân hàng. Giả thuyết 1b: Có sự mối quan hệ tiêu cực giữa đa dạng hóa thu nhập và thu nhập ngoài lãi với hiệu quả hoạt động ngân hàng. : Phản ánh mức độ đa dạng hóa tài sản Trong đó: NL (Net loans): là dư nợ ròng; OEA (Other Earning Assets): là giá trị các loại tài sản khác (ngoài cho vay) có tạo ra thu nhập (bao gồm chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư, góp vốn đầu tư dài hạn, các công cụ tài chính phát sinh và các tài sản tài chính khác); TEA (Total Earning Assets) là tổng tài sản có tạo ra thu nhập, TEA = NL + OEA. Theo Berger và cộng sự (2010), đa dạng hóa tài sản dẫn đến giảm lợi nhuận và tăng chi phí ngân hàng, Goetz và cộng sự (2013) cũng thấy rằng việc đa dạng hóa tài sản làm giảm đáng kể chất lượng khoản vay ngân hàng tại các ngân hàng Mỹ. Các kết quả tương tự cũng được đưa ra bởi Elyasiani và Wang (2012) rằng đa dạng hóa tài sản có liên quan đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thấp hơn Theo Berger và cộng sự, (2010) và Turkmen và Yigit (2012), điều này có thể là do chi phí ngân hàng cao hơn do đa dạng hóa và dẫn đến việc giảm lợi ích từ đa dạng hóa đến hiệu quả ngân hàng hoặc bù lại các lợi ích kỳ vọng từ việc đa dạng hóa. Mặt khác,Ishak và Napier (2006) cho rằng đa dạng hóa tài sản không làm giảm giá trị công ty, giá trị của một công ty có xu hướng tăng thông qua đa dạng hoá ngày càng tăng. Patrick (2012) lại thừa nhận rằng không có sự đồng thuận về ảnh hưởng tích cực, tiêu cực, trung tính của đa dạng hóa danh mục đầu tư tài sản đối với hiệu quả tài chính. Thêm vào đó, Perez (2015) nhận định rằng các NHTM có tỷ trọng tài sản khác cho vay cao hơn thường có rủi ro cao hơn. Do ảnh hưởng của sự đa dạng hóa tài sản đối hiệu quả hoạt động vẫn còn mâu thuẫn nên tác giả đưa ra hai giả thuyết đối lập để kiểm định: Giả thuyết 2a: Có sự mối quan hệ tích cực giữa đa dạng hóa tài sản và khả năng sinh lời của các NHTM ở Việt Nam. Giả thuyết 2b: Có sự mối quan hệ tiêu cực giữa đa dạng hóa tài sản và khả năng sinh lời của các NHTM ở Việt Nam. : Phản ánh mức độ đa dạng hóa địa lý. Trong đó HHIgeo được tính bằng logarith tự nhiên của số lượng chi nhánh ngân hàng (NB).Hoạt động kinh tế của mỗi khu vực địa lý nơi ngân hàng đặt chi nhánh có ảnh hưởng 414
  6. đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng (Aubuchon và Wheelock, 2010). Các yếu tố như nguồn lao động, thị trường bất động sản, sự phát triển kinh tế và sức khỏe tài chính của địa phương đều có tác động đến hiệu quả hoạt động và chất lượng tín dụng ở khu vực đó. Đa dạng hóa về mặt địa lý có thể có những tác động mạnh đến hiệu quả hoạt động ngân hàng hàng nhờ việc mở rộng thị trường hoạt động, khai thác nguồn khách hàng mới, tận dụng các lợi thế kinh tế khu vực,… Vì vậy, đa dạng hóa về mặt địa lý góp phần giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả hoạt động ngân hàng. Giả thuyết 3: Có sự mối quan hệ tích cực giữa đa dạng hóa địa lý và khả năng sinh lời của các NHTM ở Việt Nam. Ngoài các biến đo lường đa dạng hóa, tác giả còn đưa thêm vào mô hình các biến kiểm soát: Chất lượng tài sản(LLP/TL: Loan Loss Provisions/Total Loan): Để đo lường chất lượng tài sản, tác giả sử dụng chỉ số dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ, tương tự nghiên cứu của Menicucci và Paolucc (2016). Chỉ số thanh khoản(TL/CD): đo lường bằng tỷ lệ cho vay trên tiền gửi của khách hàng được xem như là một chỉ số phản ánh rủi ro thanh khoản (Alexiou và Sofoklis, 2009). Tỷ lệ vốn chủ sở hữu(TE/TA): đượcđo lường bằng tổng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (Garcia-Herrero và cộng sự, 2009); Dietrich và Wanzenrid, 2009). Hiệu quả chi phí (CIR): Được đo lường bằng tỷ lệ tổng chi phí/ tổng thu nhập (García-Herrero và cộng sự, 2009; Dietrich và Wanzenried, 2009;Berger, 1994). Quy mô ngân hàng (LgTA): Được đo lường bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản(Pasiouras và Kosmidou, 2007; Berger và Humphrey, 1997; Stiroh và Rumble, 2006; Pasiouras và Kosmidou, 2007) Tăng trưởng kinh tế (GDP): được đo lường qua tốc độ tăng trưởng GDP(Athanasoglou và cộng sự, 2008; Dietrich và Wanzenried, 2009). Chênh lệch lãi suất (IR): Được đo lường bằng chênh lệch lãi suất cho vay và tiền gửi bình quân(Claeys và Vander Vennet, 2008; García-Herrero và cộng sự, 2009; Trujillo-Ponce, 2013). Bảng 1. Tổng hợp các biến độc lập trong mô hình Giả Biến Đo lường Ký hiệu thuyết Biến đa dạng hóa Đa dạng hóa thu +/- nhập Đa dạng hóa thu +/- nhập ngoài lãi Đa dạng hóa tài sản +/- Đa dạng hóa địa lý + Các biến kiểm soát Chất lượng tài sản Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng/ Tổng dư nợ LLP/TL - Chỉ số thanh khoản Tổng dư nợ/ Tổng tiền gửi khách hàng TL/DEP - Tỷ lệ vốn chủ sở hữu Tổng vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản TE/TA + Hiệu quả chi phí Chi phí hoạt động/ Thu nhập hoạt động CIR - Quy mô Logarit tự nhiên Tổng tài sản + Tăng trưởng kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP + Lãi suất Chênh lệch lãi suất cho vay và huy động bình + quân Nguồn: tổng hợp của tác giả 415
  7. 3.3 Phương pháp ước lượng Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp ước lượng S-GMM (System Generalized method of moments) để ước lượng phương trình hồ quy động (1). Việc mở rộng sang các hoạt động mới của ngân hàng cũng không hoàn toàn là ngoại sinh bởi vì các ngân hàng có hoạt động tốt cũng sẽ lựa chọn các chiến lược đa dạng hóa dẫn đến mối quan hệ hai chiều giữa hiệu quả hoạt động và đa dạng hóa. Ngoài ra, các biến kiểm soát trong mô hình cũng có thể gây ra vấn đề nội sinh. Ví dụ, quy mô của ngân hàng và tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản ngân hàng cũng như việc niêm yết/chưa niêm yết có thể phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Trong nghiên cứu, độ trễ của các biến công cụ được giới hạn là bậc 1, các biến vĩ mô được xem là biến ngoại sinh. Hiệu quả của ước lượng S-GMM phụ thuộc vào sự phù hợp của biến công cụ. Để giải quyết vấn đề này, tác giả thực hiện kiểm định Hansen đối với tính chất xác định quá mức của biến công cụ (Overidentification) để kiểm định sự phù hợp của biến công cụ. Một kiểm định quan trọng khác trong ước lượng dữ liệu bảng động là kiểm định AR(2) về tự tương quan bậc 2 của phần dư trong mô hình (1). 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1 Thống kê mô tả Bảng 2. Kết quả thống kê mô tả các biến trong mô hình Giá trị tối Giá trị Giá trị Giá trị Độ lệch Độ xiên Số quan thiểu tối đa trung trung vị chuẩn sát bình ROA 0,000 0,055 0,009 0,008 0,007 1,857 231 ROE 0,000 0,268 0,084 0,077 0,059 0,668 231 RAROA 0,012 6,294 1,923 1,740 1,513 0,690 231 RAROE 0,009 9,458 2,341 1,960 2,040 1,231 231 LLP_TL -0,010 0,110 0,010 0,008 0,010 5,065 231 TE_TA 0,042 0,332 0,105 0,090 0,049 1,492 231 DEP_TLI 0,321 0,967 0,684 0,700 0,146 -0,175 231 CIR 0,227 0,958 0,529 0,508 0,143 0,687 231 LogTA 28,837 34,465 31,766 31,819 1,163 0,095 231 GDP 0,053 0,067 0,059 0,060 0,005 -0,108 231 IR 0,019 0,032 0,026 0,029 0,005 -0,101 231 HHI_inc 0,000 0,500 0,264 0,274 0,145 -0,267 231 HHI_noniinc 0,000 0,500 0,272 0,326 0,200 -0,250 231 HHI_assets 0,174 0,500 0,447 0,474 0,063 -1,781 231 HHI_geo 2,708 7,063 4,951 4,898 0,868 0,262 231 Nguồn: Tính toán của tác giả Bảng 2 trình bày số liệu thống kê mô tả các biến sử dụng trong mô hình hồi quy. Tất cả các biến đều có giá trị trung bình và độ lệch chuẩn dương. Biến ROA, ROE: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản tương đối tập trung, 95% nằm trong khoảng 0 đến 2,3%, trong đó giá trị trung bình ROA khoảng 0,9. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu phân tán hơn trong khoảng 0 đến 20% với giá trị trung bình khoảng 8,4% và độ lệch chuẩn khoảng 5,9%. Giá trị trung bình của ROA, ROE lớn hơn giá trị trung vị và độ xiên dương cho thấy phân phối của ROA và ROE lệch phải. Trong đó, các giá trị ROA, ROE lớn chủ yếu tập trung trong giai đoạn 2009-2011 nhờ lợi nhuận trong giai đoạn này tăng cao. Biến RAROA, RAROE: Các tỷ số lợi nhuận điều chỉnh rủi ro cũng tương đối phân tán. Tương tự ROA, ROE, một số giá trị RAROA, RAROElớn ở giai đoạn 2009-2011 nhờ lợi 416
  8. nhuận trong giai đoạn này tăng cao. Giá trị trung bình lớn hơn giá trị trung vị và độ xiên dương cho thấy phân phối RAROA, RAROE lệch phải. Biến HHI_inc và HHI_noniinc: Biến đa dạng hóa thu nhập và thu nhập ngoài lãi tương đối phân tán với giá trị tối thiểu là 0 và tối đa 0,5. Phát sinh trường hợp giá trị âm do thu nhập từ hoạt động từ lãi dương nhưng thu nhập từ hoạt động ngoài lãi âm hoặc thu nhập từ hoa hồng và phí dương nhưng từ các dịch vụ khác âm. Các trường hợp này được chuyển về bằng 0 hay không có đa dạng hóa. Giá trị trung bình của HHI_inc và HHI_noniinc lần lượt là 0,264 và 0,272. Phân phối HHI_inc và HHI_noninc lệch trái. BiếnHHI_assets: chỉ số đa dạng hóa tài sản tương đối tập trung, 95% trong khoảng 0,324 đến 0,5,với trung bình 0,447 và độ lệch chuẩn 0,063. Phân phối của HHI_assets lệch trái. Biến HHI_geo: chỉ số đa dạng hóa địa lý tương đối phân tán với giá trị nhỏ nhất 2,708 và lớn nhất 7,063. Giá trị trung bình ở khoảng 4,951. Phân phối của HHI_geo lệch phải. Bảng 3 trình bày ma trận hệ số tương quan của các biến nghiên cứu. Kết quả cho thấy hệ số tương quan nhỏ nên hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến trong mô hình là nhỏ. Kiểm tra lại hiện tượng đa cộng tuyến bằng hệ số phóng đại phương sai (VIF), Bảng 4 cho thấy hệ số VIF của các biến trong mô hình đều nhỏ hơn 10 nên có thể kết luận hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến trong mô hình là nhỏ. Bảng 3. Ma trận tương quan của các biến trong mô hình HH RA RA TL/ HH HHI HH Chỉ số RO RO LLP TE/ Log GD I_n RO RO DE CIR IR I_in _ass I_g A E /TL TA TA P onii A E P c ets eo nc ROA 1 ROE 0.718 1 RARO 0.585 0.738 1 A RARO 0.481 0.649 0.871 1 E LLP_T -0.158 -0.109 -0.097 -0.059 1 L TL_DE 0.274 0.160 0.304 0.181 -0.212 1 P TE_TA 0.333 -0.245 -0.082 -0.132 -0.005 0.297 1 CIR -0.724 -0.704 -0.623 -0.503 -0.093 -0.309 -0.122 1 LogTA -0.236 0.283 0.181 0.154 0.184 -0.179 -0.725 -0.002 1 GDP -0.067 0.009 -0.020 0.004 0.046 0.052 -0.166 -0.043 0.149 1 IR -0.179 -0.156 -0.132 -0.060 0.097 -0.129 0.040 0.241 0.080 -0.464 1 HHI_in 0.175 0.234 0.206 0.087 0.135 -0.070 -0.095 -0.247 0.157 -0.070 - 1 c 0.182 HHI_n 0.135 0.335 0.218 0.150 0.050 0.109 -0.213 -0.349 0.289 0.076 - 0.333 1 oniinc 0.249 HHI_a -0.075 0.035 0.060 0.075 -0.006 -0.333 -0.132 0.064 0.052 0.108 0.024 0.020 -0.012 1 ssets HHI_g -0.137 0.324 0.280 0.202 0.188 -0.006 -0.597 -0.067 0.894 0.087 0.064 0.162 0.320 -0.114 1 eo 417
  9. Bảng 4. Hệ số phóng đại phương của các biến độc lập trong mô hình Biến Chỉ số VIF LLP_TL 1,21 TL_DEP 1,59 TE_TA 2,52 CIR 1,37 LogTA 8,08 GDP 1,48 IR 1,62 HHI_inc 1,26 HHI_noniinc 1,42 HHI_assets 1,25 HHI_geo 6,39 4.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu Bảng 5 trình bày kết quả ước lượng phương trình hồi quy (1), hệ số hồi quy của các biến Yi, t -1 là dương và có ý nghĩa thống kê; điều này cho thấy hiệu quả hoạt động của ngân hàng phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của năm trước đó và điều này phản ánh đặc tính động của mô hình nghiên cứu. Một số kết luận có thể rút ra từ Bảng 3: Tác động của đa dạng hóa đến hiệu quả hoạt động đo lường qua ROA, ROE Về đa dạng hóa thu nhập (HHIinc),hệ số hồi quy có ý nghĩa ở mức 10% đối với ROA nhưng không có ý nghĩa đối với ROE. Điều này cho thấy đa dạng hóa thu nhập có tác động lên tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của các NHTM Việt Nam. Theo đó, mức độ đa dạng hóa càng cao thì ROA càng lớn. Điều này phù hợp với giả thuyết nghiên cứu và kết quả nghiên cứu của một số tác giả trên thế giới như De Young (1994); Casu và Giardone (2005); Chiorazzo và cộng sự (2008)…và nghiên cứu của Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2014), Phạm Xuân Quỳnh và Lê Long Hậu (2016) tại Việt Nam. Tuy nhiên, mức độ tác động còn khá nhỏ. Đồng thời, kết quả hồi quy chưa tìm thấy mối tương quan giữa đa dạng hóa thu nhập ngoài lãi (HHInoniinc), với hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam đo lường qua hai chỉ tiêu ROA và ROE. Về đa dạng hóa tài sản (HHIassets),hệ số hồi quy có tác động dương và ý nghĩa thống kê mức 10% đối với ROE nhưng lại không có ý nghĩa đối với ROA. Như vậy, đa dạng hóa tài sản có mối tương quan với lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các ngân hàng Việt Nam. Theo đó, tài sản được đa dạng hóa càng cao tương ứng với lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu càng lớn. Như vậy, kết quả hồi quy ủng hộ quan điểm đa dạng hóa tài sản để nâng cao khả năng sinh lời của các NHTM, kết quả này giống với nghiên cứu của Edirisuriya và cộng sự (2015). Về đa dạng hóa địa lý(HHIgeo),kết quả hồi quy chưa tìm thấy mối tương quan rõ rệt giữa đa dạng hóa địa lý tới hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam, đo lường qua hai chỉ tiêu ROA và ROE. Ngoài ra,kết quả nghiên cứu cũng nhận thấy chất lượng tài sản, hiệu quả về chi phí có mối quan hệ với ROA và ROE. Trong đó:Tỷ lệ dự phòng trên tổng dư nợ (LLP/TL) có tác động ngược chiều với hiệu quả hoạt động đo lường qua ROA, ROE ở mức ý nghĩa tương ứng 5% và 1%. Nghĩa là tỷ lệ trích lập dự phòng cao hay chất lượng tài sản giảm có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động ngân hàng. Sau giai đoạn tín dụng tăng trưởng nóng trước 2009, phần lớn các ngân hàng phải đối mặt với một mức nợ xấu cao làm chất lượng tài sản giảm sút, vì vậy phải trích lập dự phòng ở mức cao. Điều này đã có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động ngân hàng. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Athanasoglou và cộng sự (2008); Chiorazzo và cộng sự (2008); Kosmidou và cộng sự (2008); Alexiou và Sofoklis (2009). 418
  10. Tỷ lệ chi phí hoạt động trên lợi nhuận hoạt động (CIR) có tác động ngược chiều với hiệu quả hoạt động đo lường qua ROA, ROE. Điều này cho thấy khi các NHTM Việt Nam tốn nhiều chi phí hơn cho hoạt động hay hiệu quả về chi phí giảm xuống, hiệu quả hoạt động ngân hàng cũng giảm xuống. Điều này hàm ý các ngân hàng có năng lực quản trị chi phí tốt sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước như Alexiou và Sofoklis (2009); Athanasoglou và cộng sự (2008); Dietrich và Wanzenried (2009); García- Herrero và cộng sự (2009). Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (TE/TA) cũng có tác động ngược chiều với hiệu quả hoạt động đo lường qua ROE. Khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tăng lên hay các ngân hàng sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu hơn, các ngân hàng phải tốn chi phí lớn hơn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình, vì vậy làm hiệu quả hoạt động giảm xuống. Điều này cũng ám chỉ các ngân hàng chưa tận dụng tối đa nguồn vốn huy động sẽ có hiệu quả thấp hơn. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2014). Tuy nhiên, kết quả này khác biệt so với các nghiên cứu của Alexiou và Sofoklis (2009); Athanasoglou và cộng sự (2008). Ngoài ra, kết quả nghiên cứu chưa tìm thấy mối tương quan giữa chỉ số thanh khoản, quy mô, tăng trưởng kinh tế và lạm phát đến hiệu quả hoạt động ngân hàng đo lường qua ROA và ROE Tác động của đa dạng hóa đến hiệu quả hoạt động đo lường qua RAROA, RAROE Về đa dạng hóa thu nhập (HHIinc):hệ số hồi quy có tác động dương và ý nghĩa ở mức 10% đối với RAROA nhưng không có ý nghĩa đối với RAROE. Điều này cho thấy đa dạng hóa thu nhập có tác động lên tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản điều chỉnh rủi ro của các NHTM Việt Nam. Theo đó, các ngân hàng có mức độ đa dạng hóa càng cao thì lợi nhuận điều chỉnh rủi ro thể hiện qua RAROA càng lớn. Mức độ tác động cũng tương đối lớn so với tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận trên tổng tài sản của ngân hàng. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Chiorazzo và cộng sự (2008); Busch và Kick (2009); Sanya và Wolfe (2011). Về đa dạng hóa thu nhập ngoài lãi(HHInoniinc):Kết quảhồi quy cho thấy, ở mức ý nghĩa 10%, đa dạng hóa thu nhập ngoài lãi có tác động đến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản điều chỉnh rủi ro. Tuy nhiên, khác với đa dạng hóa thu nhập, HHInoniinccó tác động ngược chiều đến chỉ số RAROA. Nghĩa là tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản điều chỉnh rủi ro giảm xuống khi mức độ đa dạng hóa thu nhập ngoài lãi tăng lên. Kết quả này có thể giải thích khi các NHTM Việt Nam chuyển sang các hoạt động phi tín dụng (kinh doanh ngoại hối và vàng, mua bán chứng khoán kinh doanh, mua bán chứng khoán đầu tư, hoạt động khác, thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần…) mà lại chưa đủ kinh nghiệm trong việc quản lý rủi ro từ các hoạt động này, nên dẫn đến thu nhập biến động hơn và rủi ro cao hơn (Mercieca và cộng sự, 2007; Nadia Saghi-Zedek, 2016). Kết quả nghiên cứu chưa tìm thấy mối quan hệ giữa đa dạng hóa thu nhập ngoài lãi với lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu điều chỉnh rủi ro của các NHTM Việt Nam. Về đa dạng hóa tài sản (HHIassets): Ở mức ý nghĩa 5%, kết quả mô hình cho thấy chỉ số đa dạng hóa tài sản có tác động đến cả RAROA và RAROE. Đồng thời, mức độ tác động tương đối mạnh. Điều này cho thấy đa dạng hóa tài sản của các NHTM đã có tác động tích cực lên lợi nhuận điều chỉnh rủi ro của các ngân hàng. Kết quả này ủng hộ quan điểm đa dạng hóa tài sản sẽ giúp giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận theo lý thuyết danh mục đầu tư và phù hợp với các nghiên cứu Estes (2014); Cotugno và Stefanelli (2012); Du và cộng sự (2015). Về đa dạng hóa địa lý(HHIgeo):nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ giữa đa dạng hóa địa lý với tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản điều chỉnh rủi ro ở độ tin cậy khá cao (mức ý nghĩa 1%). Theo kết quả nghiên cứu, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản điều chỉnh rủi ro tăng lên khi các ngân hàng thương mại càng đa dạng hóa về mặt địa lý hay mở rộng mạng lưới hoạt động. 419
  11. Ngoài ra,tương tự như mô hình hồi quy với ROA, ROE,nghiên cứu cũng nhận thấy chất lượng tài sản, hiệu quả về chi phí có mối quan hệ với tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản điều chỉnh rủi ro và hiệu quả về chi phí, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có mối quan hệ với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu điều chỉnh rủi ro của các ngân hàng thương mại. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng chưa tìm thấy mối tương quan giữa chỉ số thanh khoản, quy mô, tăng trưởng kinh tế và lạm phát đến hiệu quả hoạt động ngân hàng đo lường qua RAROA và RAROE. Kết quả kiểm đinh Hansen với giá trị Hansen test (p-value) > 0,05 (cột 1-4) cho thấy các biến công cụ sử dụng trong mô hình là phù hợp. Ngoài ra, kết quả kiểm định Arellano- Bond về tự tương quan phần dư có giá trị AR(2) p-value > 0,05 (cột 1-4) cho thấy không tồn tại tương quan chuỗi bậc hai trong phần dư củ phương trình hồi quy 1. Bảng 5. Kết quả ước lượng ROA (1) ROE (2) RAROA (3) RAROE (4) Yi, t-1 0,281*** 0,382*** 0,348*** 0,419*** (0,006) (0,000) (0,007) (0,001) HHI_inc 0,006* 0,029 0,812* 0,564 (0,097) (0,108) (0,064) (-0,390) HHI_noniinc -0,004 -0,014 -0,657* -0,619 (0,183) (0,304) (0,060) (0,251) HHI_assets 0,004 0,067* 3,330** 3,466** (0,561) (0,100) (0,021) (0,039) HHI_geo 0,002 0,012 0,532*** 0,353 (0,250) (0,185) (0,008) (0,246) LLP_TL -0,120** -0,807* -14,080* -13,810 (0,045) (0,051) (0,063) (0,172) TL_DEP 0,000 0,002 0,612 0,311 (0,992) (0,869) (0,183) (0,585) TE_TA 0,012 -0,286*** -1,363 -6,876** (0,319) (0,003) (0,565) (0,031) CIR -0,027*** -0,213*** -4,165*** -4,978*** (0,000) (0,000) (0,000) (0,000) LogTA -0,001 -0,007 -0,168 -0,242 (0,212) (0,380) (0,329) (0,387) GDP 0,043 0,613 18,380 18,350 (0,580) (0,303) (0,160) (0,374) IR 0,004 0,393 12,390 21,310 (0,965) (0,538) (0,340) (0,343) Số quan sát 199 199 199 199 AR(1) (p-value) 0,013 0,001 0,000 0,004 AR(2) (p-value) 0,751 0,748 0,948 0,831 Hansen test (p-value) 0,096 0,249 0,917 0,355 Số biến công cụ 19 19 19 19 Nguồn: Tính toán của tác giả 420
  12. Ghi chú: *,**,*** lần lượt tương ứng với mức ý nghĩa :10%, 5%, 1% 5. Kết luận và hàm ý quản trị 5.1. Kết luận Kết quả ước lượng cho thấy, nhìn chung, đa dạng hóa thu nhập, đa dạng hóa tài sản và đa dạng hóa địa lý đều có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. Cụ thể: Nghiên cứu tìm thấy mối liên hệ giữa đa dạng hóa thu nhập với hiệu quả thể hiện qua tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, theo đó ROA tăng lên khi mức độ đa dạng hóa thu nhập tăng. Mặt khác, nghiên cứu cũng nhận thấy đa dạng hóa tài sản có mối tương quan với với hiệu quả thể hiện qua chỉ tiêu ROE. Tài sản các ngân hàng thương mại được đa dạng hóa càng cao tương ứng với ROE càng lớn. Nghiên cứu nhận thấy cả đa dạng hóa thu nhập, đa dạng hóa thu nhập ngoài lãi, đa dạng hóa tài sản và đa dạng hóa địa lý đều có tác động đến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản điều chỉnh rủi ro. Trong đó, đa dạng hóa thu nhập, đa dạng hóa tài sản và đa dạng hóa địa lý có tác động tích cực đến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản điều chỉnh rủi ro. Riêng đa dạng hóa địa lý tác động ở mức ý nghĩa cao. Kết quả này cho thấy đa dạng hóa đã có những tác động tích cực lên hiệu quả hoạt động có tính đến rủi ro của các NHTM Việt Nam. Riêng đa dạng hóa thu nhập ngoài lãi, nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ ngược chiều của đa dạng hóa thu nhập ngoài lãi đến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản điều chỉnh rủi ro của các ngân hàng thương mại. Ngoài ra, nghiên cứu cũng nhận thấy tác động tích cực của đa dạng hóa tài sản đến tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu điều chỉnh rủi ro của các NHTM Việt Nam. 5.2. Hàm ý quản trị Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách đối với công tác quản trị NHTM đối với hoạt động đa dạng hóa: Đa dạng hóa thu nhập: Kết quả nghiên cứu nhận thấy rằng, đa dạng hóa thu nhập có tác động tích cực đến cả hiệu quả và hiệu quả đã điều chỉnh rủi ro của các NHTM. Điều này cho thấy việc tiếp tục đa dạng hóa thu nhập là một vấn đề cần được các nhà quản trị ngân hàng quan tâm để nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, nghiên cứu lại cho thấy việc đa dạng hóa thu nhập ngoài lãi lại có tác động ngược chiều đến hiệu quả điều chỉnh rủi ro, điều này cho thấy việc mở rộng các dịch vụ phi tín dụng hiện đại tại các ngân hàng Việt Nam còn tồn tại các rủi ro ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ngân hàng. Vì vậy khi mở rộng các nguồn thu nhập từ các hoạt động này, cần lưu ý đến việc kiểm soát các các rủi ro do những hoạt động này đem lại. Đa dạng hóa tài sản: Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa dạng hóa tài sản tác động tích cực đến cả tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản điều chỉnh rủi ro và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu điều chỉnh rủi ro. Như vậy, kết quả nghiên cứu ủng hộ việc đa dạng hóa các tài sản tạo ra thu nhập như là hướng đi đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng và giảm rủi ro do sự lệ thuộc vào hoạt động tín dụng, đặc biệt trong các giai đoạn mà hoạt động cho vay gặp nhiều khó khăn, lãi suất liên tục giảm và nhiều ngân hàng phải đối mặt với tình trạng thừa vốn. Tuy nhiên, việc đa dạng hóa tài sản cần lưu ý các điểm sau: Thứ nhất, trái phiếu và trái phiếu chính phủ là tài sản chính chiếm tỷ trọng lớn trong các tài sản tạo ra thu nhập ngoài cho vay tại các NHTM Việt Nam31. Chính vì vậy quản lý rủi ro trong hoạt động đầu tư trái phiếu là rất quan trọng đối với các NHTM Việt Nam. Thứ hai, trong thời gian gần đây, một số ngân hàng tăng cường góp vốn, thành lập các công ty con hoặc mua lại các công ty tài chính để đẩy mạnh mảng cho vay tiêu dùng. Vì vậy, việc đa dạng hóa tài sản cần phải chú ý đến các quy định giới hạn của ngân hàng nhà nước để đảm bảo đầu tư vào các tài sản trong giới hạn quy định nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Thứ ba, đối với các 31 Tỷ trọng trái phiếu chính phủ chiếm tỷ lệ từ 20,86% đến 28,56% tổng tài sản của các NHTM trong mẫu nghiên cứu trong giai đoạn 2009-2016. 421
  13. công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác, mặc dù trên các thị trường quốc tế, các công cụ này đã được triển khai và phát triển, nhưng tại Việt Nam, số lượng NHTM đầu tư vào công cụ tài chính phái sinh tiền tệ còn rất khiêm tốn và với tỷ trọng còn rất thấp. Đây là những tài sản có thể đem lại lợi nhuận cao cho NHTM, đồng thời là một công cụ hiệu quả để quản lý rủi ro. Vì vậy, các công cụ tài chính phải sinh là loại tài sản các ngân hàng nên hướng đến trong tương lai. Đa dạng hóa địa lý: Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa dạng hóa địa lý chưa có tác động đến tỷ suất lợi nhuận nhưng lại có tác động đến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản điều chỉnh rủi ro của các NHTM. Trong những năm gần đây, định hướng chuyển dịch sang mảng bán lẻ đã được các NHTM đặc biệt quan tâm. Dựa theo thói quen tiếp cận tài chính của người Việt Nam, việc mở rộng mạng lưới được NHTM chú trọng thực hiện nhằm tăng cường sự hiện diện tại nhiều địa bàn cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh từ các ngân hàng nước ngoài.Tuy nhiên, việc mở rộng mạng lưới của NHTM cần chú ý một số vấn đề sau: Thứ nhất, việc mở rộng mạng lưới cần kiểm soát hiệu quả rủi ro liên quan tới chất lượng tín dụng và đi liền với việc xây dựng nền tảng quản trị và công nghệ song song.Thứ hai, khi xem xét mở rộng mạng lưới hoạt động, các ngân hàng nên xem xét đến việc mở rộng địa bàn ở khu vực nông thôn để tiếp cận đến nguồn khách hàng dồi dào chưa được tiếp cận. Thứ ba, để phát triển mạnh thêm hoạt động bán lẻ, các ngân hàng nên lưu ý đến phát triển kênh phân phối hiện đại như các chi nhánh tự động hóa hoàn toàn: đặc điểm của kênh phân phối này là hoàn toàn do máy móc thực hiện dưới sự điều khiển của các thiết bị điện tử; Chi nhánh ít nhân viên: kiểu chi nhánh này có vị trí quan trọng trong hệ thống ngân hàng, nhất là đối với các chi nhánh lưu động. Ưu điểm là chi phí thấp, hoạt động linh hoạt; Ngân hàng điện tử (E- Banking). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Acharya, V., Iftekhar Hasan, Anthony Saunders (2006), Should Banks Be Diversified? Evidence from Individual Bank Loan Portfolios, The Journal of Business, Vol. 79, No. 3, pp 1355-1412. 2. Alexiou, C., Sofoklis, V., (2009), Determinants of bank profitability: Evidence from the Greek banking sector, Ekonomski anali, 54 (182), pp.93-118. 3. Asian Development Bank (2015), Financial Soundness Indicators for Financial Sector Stability in Vietnam, Asian Development Bank, Manila. 4. Athanasoglou, P.P., Brissimis, S.N., Delis, M.D., (2008), Bank-specific, industry- specific and macroeconomic determinants of bank profitability, J. Int. Financ. Mark. Inst. Money, 18(2), pp.121-136. 5. Aubuchon, C.P., Wheelock, D.C., (2010), The geographic distribution and characteristics of U.S. bank failures, 2007-2010: Do bank failures still reflect local economic conditions? Federal Reserve Bank of St. Louis Review, 92(5), pp. 395-415. 6. Berger, A.N., Demsetz, R. and P. Strahan (1999), The consolidation of the financial services industry: causes,consequences, and implications for the future,Journal of Banking and Finance, 23, pp.135–194. 7. Busch, R., Kick, T. (2009), Income Diversification in the German banking Industry, Deutsche Bundesbank, Discussion Paper Series 2: Banking and Financial Studies No 09/2009. 8. Canh Nguyen Thi, Dinh Vinh Vo, Van Chien Nguyen (2013), Risk and income diversification in the vietnamese banking system, Journal of Applied Finance & Banking, vol. 5, no. 1, 2015, pp.99-115 9. Casu, B., Girardone, C. (2005), An Analysis of the Relevance of Off-Balance Sheet Items in Explaining Productivity Change in European Banking, Applied Financial Economics 15, pp.1053-1061. 422
  14. 10. Chiorazzo, V., Milani, C. and Salvini, F. (2008), Income diversification and bank performance: Evidence from Italian banks, Journal of Financial Services Research, pp.181-203. 11. Cotugno, M., & Stefanelli, V. (2012), Geographical and product diversification during instability financial period: Good or bad for banks?,International Research Journal of Finance and Economics, Vol.85, pp.87-100. 12. Demsetz, R. S., and Strahan, P. E. (1997), Diversification, size, and risk at bank holding companies, Journal of Money, Credit, and Banking, 29(3): pp.300-313. 13. DeYoung, R. and Rice, T. (2004), Noninterest income and financial performance at US commercial banks, Financial Review, pp.101-127. 14. Deng, S. and Elyasiani, E. (2008), Geographic diversification, bank holding company value, and risk, Journal of Money, Credit & Banking, 40(6), pp.1217-1238. 15. Diamond, D.W. (1984), Financial Intermediation and Delegated Monitoring,Review of Economic Studies, 51, pp.393-414. 16. Dietrich, A., Wanzenried, G. (2009), Determinants of Bank Profitability Before and During the Crisis: Evidence from Switzerland, J. Int. Financ. Markets Institut. Money, 21(3), pp.307-327. 17. Dimitriou, D. (2012), Opportunities for international portfolio diversification in the Balkans’ markets, International Journal of Economics and Research, 3(1), 1-12. 18. Edirisuriya, P., Gunasekarage, A., Dempsey, M. (2015), Bank Diversification, Performance and Stockmarket Response: Evidence from Listed Public Banks in South Asian Countries, Journal of Asian Economics, vol. 41, issue C, pp.69-85. 19. Elyasiani, E., and Wang, Y., (2012), Bank holding company diversification and production efficiency, Applied Financial Economics, Routledge: Taylor and Francis Group, Vol. 22(17), pp.1409-1428. 20. Elsa, R., Hackethal, A., & Holzhäuser, M. (2011), The anatomy of bank diversification, Journal of Banking and Finance, 34, pp.1274-1287. 21. García-Herrero, A., Gavilá, S., Santabárbara, D., (2009), What explains the low profitability of Chinese banks?, Journal of Banking and Finance, 33, pp.2080-2092. 22. Goetz, M., Laeven, L. and Levine, R. (2013), Identifying the valuation effects and agency costs of corporate diversification: Evidence from the geographic diversification of U.S. banks, Review of Financial Studies, 26(7), pp.1787-1823. 23. Grossman, R.S. (1994), The shoe that didn't drop: Explaining banking stability during the great depression, The Journal of Economic History, 54(03), pp654-682. 24. Hồ Thị Hồng Minh, Nguyễn Thị Cành (2014), Đa dạng hóa thu nhập và các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam, Tạp chí công nghệ ngân hàng số 1, trang 106-107. 25. Houston J., James, C. and D. Marcus (1997), Capital market frictions and the role of internal capital markets in banking, Journal of Financial Economics. 46, pp.135-164. 26. Deb J., and Gautam Sen (2016), Geographic Diversification in Indian Banking: Assessing the Impact on Risk and Returns, IUP Journal of Bank Management; Hyderabad 15.3 (Aug 2016): pp 22-35. 27. Estes, K. (2014), Diversification and Community Bank Performance during a Financial Crisis, International Journal of Finance & Banking Studies, Vol.3 No.4, 2014 ISSN: 2147-4486. 28. Du, K., Charles A., W & Zelenyuk, V. (2015), The dynamic relationship between bank asset diversification and efficiency: Evidence from the Chinese banking sector, Working paper 12/2015, Centre for Efficiency and Productivity Analysis, University of Queensland. 423
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2