Đa dạng sinh học nấm ăn và nấm dược liệu tại Vườn Quốc gia Tam Đảo
lượt xem 3
download
Bài viết Đa dạng sinh học nấm ăn và nấm dược liệu tại Vườn Quốc gia Tam Đảo trình bày cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học của các loài nấm ăn và nấm dược liệu tại Vườn Quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Phương pháp sử dụng chủ yếu là thu thập mẫu thực địa, bảo quản và xử lý mẫu, định danh loài và xây dựng bảng cơ sở dữ liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đa dạng sinh học nấm ăn và nấm dược liệu tại Vườn Quốc gia Tam Đảo
- Tuyển tập Hội nghị Nấm học Toàn quốc lần thứ 4 doi: 10.15625/vap.2022.0151 ĐA DẠNG SINH HỌC NẤM ĂN VÀ NẤM DƯỢC LIỆU TẠI VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO Lê Thanh Huyền1, Nguyễn Thành Long1, Ngô Minh Hương1, Trịnh Tam Kiệt2 1 Khoa Môi trường, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 2 Viện Nấm và Công nghệ sinh học *Email: lthuyen@hunre.edu.vn TÓM TẮT Bài báo này trình bày cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học của các loài nấm ăn và nấm dược liệu tại Vườn Quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Phương pháp sử dụng chủ yếu là thu thập mẫu thực địa, bảo quản và xử lý mẫu, định danh loài và xây dựng bảng cơ sở dữ liệu. Tính đến tháng 5/2022, nghiên cứu đã thu được 94 mẫu nấm thuộc 20 chi các loại và đã xác định được 11 mẫu nấm ăn thuộc 6 chi là Auricularia (5 mẫu), Coprinus (2 mẫu), Hymenopellis (1 mẫu), Laetiporus (1 mẫu), Oudemansiella (1 mẫu) và Schizophyllum (1 mẫu); cùng với 20 mẫu nấm nấm dược liệu thuộc 4 chi quý hiếm là Ganoderma (12 mẫu), Trametes (4 mẫu), Phenillus (2 mẫu) và Stereum (2 mẫu). Trong số đó, loài nấm ăn có độ phong phú cao nhất là Auricularia nigricans chiếm 4,25 %, theo sau là 5 loài Auricularia delicat, Laetiporus sulphureus, Hymenopellis aff. radicata, Oudemansiella aff. canarii và Schizophyllum commune cùng chiếm 1,06 %. Đối với nấm dược liệu, loài xuất hiện nhiều nhất là Ganoderma orbiforme với 6 lần xuất hiện (tương ứng với 6,38 %), tiếp theo là Ganoderma lucidum và Stereum ostrea với 2 lần xuất hiện (chiếm 2,12 %). Những loài nấm dược liệu còn lại là Ganoderma applanatum, Pycnoporus cinnabarinus và Pycnoporus sanguineus xuất hiện chỉ 1 lần trong 94 mẫu (chiếm 1,06 %). Nghiên cứu này lần đầu tiên ghi nhận mới 4 loài nấm ăn cùng 6 loài nấm dược liệu cho cơ sở dữ liệu các loài nấm ăn và nấm dược liệu tại Vườn Quốc gia Tam Đảo. Từ khoá: Đa dạng sinh học, nấm ăn, nấm dược liệu, Vườn Quốc gia Tam Đảo. 1. MỞ ĐẦU Theo quan điểm năm giới (Whittaker), cùng với động vật, thực vật, sinh vật tiền nhân và nguyên sinh vật, nấm tạo thành một giới riêng biệt trên hành tinh chúng ta và ngày càng đóng vai trò to lớn, có ý nghĩa trong sự phát triển của con người và sinh vật. Đối với con người, nấm vừa là nguồn thực phẩm, nguồn dược liệu có giá trị to lớn, vừa là đối tượng quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Nhiều loài nấm được sử dụng để làm nguồn dược liệu chữa bệnh, điển hình như nấm Linh chi (Ganoderma) đã được nghiên cứu và áp dụng trong điều trị bệnh ung thư, AIDS và các bệnh viêm nhiễm. Bên cạnh các ý nghĩa về y học, nấm lớn còn đóng vai trò như một nguồn thực phẩm dồi dào và bổ dưỡng cho con người. Nhiều loài nấm có hàm lượng protein, acid amin, chất khoáng và vitamin cao như nấm Mối (Termitomyces albuminosus), nấm Mộc nhĩ (Auricularia polytricha), nấm Rơm (Volvariella volvacea). Theo Himanshi Rathore (2017), trong quả thể của nấm chứa từ 50 - 65 % là carbohydrate, 19 - 35 % là protein và từ 2 - 6 % là hàm lượng chất béo. Trong nấm, các axit béo không no được tìm thấy chiếm ưu thế so với các axit béo no, đặc biệt là axit palmitic, axit oleic và axit linoleic, trong khi tỷ lệ axit béo linolenic rất hạn chế. Nấm giàu vitamin hòa tan trong chất béo cùng với hàm lượng ergosterol được cho là nguồn vitamin D tốt nhất đối với người ăn chay [2]. 221
- Lê Thanh Huyền và cs. Vườn Quốc gia Tam Đảo, thị trấn Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc là một trong số những vườn Quốc gia nằm ở phía Bắc Việt Nam có diện tích lớn và sở hữu đa dạng địa hình và các khu hệ sinh thái. Trong tổng diện tích gần 35.000 ha, diện tích rừng chiếm gần 75 % với 26.000 ha, chủ yếu là dạng rừng tự nhiên mưa ẩm thường xanh. Ngoài ra, trong Vườn Quốc gia Tam Đảo cũng tồn tại một số kiểu rừng khác như rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp, rừng lùn trên đỉnh núi, rừng tre nứa, rừng phục hồi sau khai thác, rừng trồng, trảng cây bụi, trảng cỏ. Chính sự đa dạng các kiểu rừng đó đã tạo điều kiện môi trường lý tưởng giúp Vườn Quốc gia có mật độ đa dạng sinh học vô cùng cao. Kết quả điều tra bước đầu vào năm 2007 [8] đã thống kê được Tam Đảo có trên 904 loài thực vật thuộc 478 chi, 213 họ với 3 ngành, cùng với 840 loài động vật bao gồm 64 loài thú, 240 loài chim, 75 loài bò sát, 28 loài ếch nhái, 434 loài côn trùng. Tuy vậy, hiện vẫn chưa có nhiều thông tin cụ thể về đa dạng của nấm ăn và nấm dược liệu ở nơi đây. Do đó, việc xây dựng thành công cơ sở dữ liệu nấm lớn nói chung và nấm ăn nói riêng tại Vườn Quốc gia Tam Đảo mang lại ý nghĩa rất lớn đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học cả ở Việt Nam và trên thế giới. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu Các mẫu nấm ăn và dược liệu thu tại Vườn Quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu mẫu Tính đến tháng 5/2022, nghiên cứu đã thực hiện 4 lần thu mẫu với thời gian cụ thể như sau: Bảng 1. Lịch trình thu mẫu nấm Vườn Quốc gia Tam Đảo Lần thu mẫu Thời gian Lần 1 01/ 2022 Lần 2 02 / 2022 Lần 3 03 / 2022 Lần 4 04 / 2022 Ô số 1 Ô số 2 Ô số 3 50 m 100 m 200 m Hình 1. Kích thước các ô mẫu 222
- Đa dạng sinh học nấm ăn và nấm dược liệu tại Vườn Quốc gia Tam Đảo Các mẫu được thu theo 3 ô mẫu đồng tâm với kích thước mỗi cạnh lần lượt từ ngoài vào trong là 200 m, 100 m và 50 m, tương ứng với diện tích 4 ha, 1 ha, 0,25 ha. 2.2.2. Phương pháp xử lý và bảo quản mẫu - Lấy mẫu và bảo quản mẫu nấm: Sau khi thu mẫu cần đặt mẫu nấm riêng biệt trong các hộp nhựa kèm label và lưu trữ tại nơi thoáng mát. Mẫu nấm sau khi thu về được ghi chép những đặc điểm của mẫu vào phiếu mô tả thông tin của từng mẫu nấm. Trong quá trình xử lý, bất kỳ sự thay đổi về hình thái bên ngoài (màu sắc, đổi màu,…) đều được cập nhật vào phiếu. - Xử lý mẫu nấm: Các mẫu nấm mới thu thập được phân tích ngay trong ngày để tránh tình trạng mẫu nấm bị biến dạng hoặc phân huỷ. Trường hợp không thể phân tích ngay sau khi thu thì cần được bảo quản ở nơi thoáng mát, trong tủ lạnh không quá một ngày. Sau khi mẫu đã được phân tích, tiến hành sấy khô bằng máy sấy mẫu ở nhiệt độ trong khoảng 40 - 45 oC để phục vụ lưu trữ tiêu bản. Khi mẫu đã khô, chuyển sang bảo quản lâu dài trong túi bóng dán kín miệng túi, bổ sung silicagel và dán nhãn đầy đủ phía ngoài túi bảo quản mẫu. - Chụp ảnh mẫu nấm: Chụp ảnh các quả thể nấm từ non tới già, ảnh sinh cảnh, ảnh cắt lớp và các ảnh hình thái hiển vi của mẫu. Việc lưu trữ ảnh là rất cần thiết để phục vụ quá trình định danh loài. - Mẫu được lưu trữ tại Phòng thí nghiệm Khoa Môi trường, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. 2.2.3. Phương pháp phân loại Các mẫu nấm được phân loại theo khoá phân loại của Bi và cs. (1993) [1]; Teng (1996) [9]; Trịnh Tam Kiệt (2011) [5]; Trịnh Tam Kiệt (2013) [6]; Trịnh Tam Kiệt (2014) [7]; Ginns (2017) [4]; Lê Thanh Huyền (2019) [3]. 2.2.4. Phương pháp tính độ phong phú loài và độ lặp mẫu Các mẫu nấm sau khi được phân định loài sẽ được thống kê số lần xuất hiện theo loài và theo chi. Độ phong phú của loài theo chi là tỉ lệ giữa số lượng mẫu thu được của loài đó với số lượng mẫu đã thu của các loài nấm ăn/nấm dược liệu hoặc tổng số lượng mẫu thu được sau 4 lần thực địa (94 mẫu). Độ lặp mẫu (hay tần suất xuất hiện mẫu) sẽ được thống kê theo cả không gian (vị trí các ô mẫu) và thời gian (các đợt thu mẫu). Số liệu sẽ được ghi lại nhằm mục đích so sánh sự xuất hiện của các loài khác nhau trên cùng khu vực nghiên cứu trong cùng khoảng thời gian. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đa dạng nấm ăn tại khu vực nghiên cứu Tính đến tháng 5/2022, nghiên cứu đã tiến hành 4 đợt khảo sát và lấy mẫu, thu được tổng cộng 94 mẫu nấm các loại thuộc 20 chi. Trong số đó, có 7 mẫu thuộc 3 chi (4 loài) là nấm ăn. Cụ thể trong Bảng 2 và Bảng 3. Nhìn chung, tính đa dạng của các loài nấm ăn tại khu vực Vườn Quốc gia (VQG) Tam Đảo là không đồng đều. Từ số liệu thống kê ở Bảng 2, dễ dàng nhận thấy loài nấm Auricularia nigricans là loài có số lần xuất hiện áp đảo nhất với 4 lần, với độ phong phú đạt 36,4 %. Đây cũng là loài nấm ăn duy nhất xuất hiện nhiều hơn 1 lần trong tất cả. Các loài còn lại xuất hiện duy nhất 1 lần trong cả 4 đợt thu mẫu. Trong số các loài nấm ăn có 2 loài chưa định danh thành công thuộc chi 223
- Lê Thanh Huyền và cs. Coprinus. Đây là các loài nấm có thể ăn được khi quả thể còn non, có màu trắng và mùi thơm dịu. Khi quả thể già sẽ chuyển sang màu đen xám kèm theo mùi hăng nồng và hơi tanh. Các loài nấm thuộc chi Coprinus được thu sẽ không thể ăn khi đã già và không thể ăn cùng với các đồ uống có cồn vì sẽ sinh ra độc tố có hại cho sức khỏe con người. Bảng 2. Đa dạng các loài nấm ăn tại VQG Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc STT Tên loài Số mẫu Độ phong Ghi chú đã thu phú (%) 1 Auricularia nigricans 4 36,4 2 Auricularia delicata 1 9,1 3 Coprinus sp. 1 1 9,1 Ăn được có điều kiện 4 Coprinus sp. 2 1 9,1 Ăn được có điều kiện 5 Laetiporus sulphureus 1 9,1 6 Hymenopellis aff. radicata 1 9,1 7 Oudemansiella aff. canarii 1 9,1 8 Schizophyllum commune 1 9,1 Tổng cộng 11 100 Số lượng chi nấm ăn được ghi nhận tại VQG Tam Đảo là 3 chi bao gồm: Auricularia, Lactiporus và Hymenopellis với các số liệu như sau: Bảng 3. Đa dạng các chi nấm ăn tại VQG Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc STT Tên chi Số loài Số loài đã Số loài chưa Độ phong phú về số định danh định danh lượng loài của các chi nấm ăn (%) 1 Auricularia 2 2 0 25 2 Coprinus 2 0 2 25 3 Laetiporus 1 1 0 12,5 4 Hymenopellis 1 1 0 12,5 5 Oudemansiella 1 1 0 12,5 6 Schizophyllum 1 1 0 12,5 Tổng cộng 8 loài 6 2 100 Theo như Bảng 3, trong 3 chi nấm ăn ghi nhận được tại Vườn Quốc gia Tam Đảo, 2 chi chiếm ưu thế nhất là chi Auricularia và Coprinus (với 2 loài đã được ghi nhận), cùng chiếm 25 % tổng số loài của các chi nấm ăn tại nơi đây. Tuy vậy, 2 loài thuộc chi Coprinus đều chưa được định danh. Các chi còn lại là Lactiporus, Hymenopellis, Oudemansiella và Schizophyllum mỗi chi chỉ ghi nhận 1 loài nấm ăn, chiếm 12,5 % tổng số loài. Từ số liệu thống kê đó, có thể thấy chi nấm Auricularia (hay tên địa phương là Mộc nhĩ) và Coprinus (tên địa phương là nấm Mực) là 2 chi nấm ăn có số lượng áp đảo nhất tại VQG Tam Đảo. 224
- Đa dạng sinh học nấm ăn và nấm dược liệu tại Vườn Quốc gia Tam Đảo Xét đến điều kiện lý tưởng sinh trưởng của Mộc nhĩ và nấm Mực đều là khu vực rừng ẩm ướt và có nhiều thân gỗ mục, khá tương đồng với đặc điểm rừng ở VQG Tam Đảo. Loài Auricularia nigricans mọc tự nhiên cũng được ghi nhận là một nguồn thực phẩm không chủ đạo của người dân nơi đây. 3.2. Đa dạng nấm dược liệu tại khu vực nghiên cứu Nấm dược liệu tại VQG Tam Đảo có số lượng mẫu vượt trội so với nấm ăn và độ phong phú các chi, các loài nấm dược liệu cũng cao hơn đáng kể. Các số liệu được thống kê trong Bảng 4 và Bảng 5. Bảng 4. Đa dạng các loài nấm dược liệu tại VQG Tam Đảo STT Tên loài Số mẫu đã thu Độ phong phú (%) 1 Ganoderma applanatum 1 4,5 2 Ganoderma lucidum 2 9,1 3 Ganoderma obiforme 6 27,3 4 Ganoderma sp. 1 1 4,5 5 Ganoderma sp. 2 1 4,5 6 Ganoderma sp. 3 1 4,5 7 Phellinus sp. 1 2 9,1 8 Stereum ostrea 2 9,1 9 Trametes sp. 1 1 4,5 10 Trametes sp. 2 1 4,5 11 Trametes sp. 3 1 4,5 12 Trametes sp. 4 1 4,5 13 Pycnoporus cinnabarinus 1 4,5 14 Pycnoporus sanguineus 1 4,5 Tổng cộng 22 100 Theo như Bảng 4, trong tổng số 22 mẫu nấm dược liệu đã thu được tại VQG Tam Đảo, nghiên cứu đã định danh được 6 loài (13 mẫu), 9 mẫu chưa định danh. Trong số các loài đã được định danh, Ganoderma obiforme là loài xuất hiện nhiều nhất với 6 lần, đạt độ phong phú 27,3 % tổng số loài dược liệu tại khu vực. Theo sau là 2 loài Stereum ostrea và Ganoderma lucidum với cùng 2 lần xuất hiện (9,1 %). Các loài còn lại đều chỉ xuất hiện 1 lần. Đối với 9 mẫu chưa được định danh có 4 mẫu thuộc chi Trametes, 3 mẫu thuộc chi Ganoderma và 2 mẫu thuộc chi Phellinus. Xét riêng đến đa dạng sinh học các chi nấm dược liệu tại VQG Tam Đảo, sự phong phú của các chi nấm cũng cho thấy sự chênh lệch đáng kể. Theo Bảng 5, tính đến tháng 5/2022, có tổng cộng 5 chi nấm dược liệu đã được xác định tại VQG Tam Đảo. Trong đó, chi nấm có độ phong phú loài cao nhất là Ganoderma với 6 loài đã được thu thập (trong đó 3 loài đã định danh và 3 loài chưa định danh), đạt mức độ phong phú loài của chi lên tới 42,9 %. Tiếp theo là chi Trametes với 4 loài đã thu, đạt 28,6 % mức độ phong phú. Chi 225
- Lê Thanh Huyền và cs. Pycnoporus có 2 loài, đạt 14,3 % và các chi còn lại là Phellinus, Pycnoporus và Stereum chỉ đạt 7,1 % mỗi chi. Bảng 5. Đa dạng các chi nấm dược liệu tại VQG Tam Đảo Độ phong phú Số loài đã Số loài chưa STT Tên chi Số loài về loài của chi định danh định danh (%) 1 Ganoderma 6 3 3 42,9 2 Phellinus 1 0 1 7,1 3 Pycnoporus 2 2 0 14,3 4 Stereum 1 1 0 7,1 5 Trametes 4 0 4 28,6 Tỉ lệ về số lượng mẫu các loài nấm ăn và dược liệu Tổng cộng 14 loàitại VQG Tam 6 Đảo 8 100 Nấm ăn 8% Nấm dược liệu 23% Nấm ăn Nấm dược liệu Nấm khác 69% Nấm khác Hình 2. Tỉ lệ về số lượng mẫu các loài nấm ăn và dược liệu tại VQG Tam Đảo Tổng hợp các số liệu về nấm dược liệu, bước đầu có thể thấy VQG Tam Đảo là khu vực lý tưởng để phát triển các chi nấm mang hoạt tính cao. Xét đến số lượng mẫu nấm dược liệu đã thu (22) trên tổng số các mẫu nấm (94), có thể thấy số lượng nấm dược liệu chiếm hơn 23 %, tức là cứ trung bình 5 mẫu nấm thu ta sẽ có ít nhất 1 mẫu có khả năng chiết xuất dược liệu. Đây là 1 tỉ lệ vô cùng lớn khi xét tới quy mô rộng khắp của cả VQG và bao hàm ý nghĩa quan trọng đối với y học nước nhà. Chi nấm dược liệu được ghi nhận nhiều nhất chính là Ganoderma (tên địa phương gọi là Linh chi). Đây cũng là một chi nấm có giá trị cao cả về mặt giá trị hoạt tính lẫn xét đến các yếu tố về kinh tế/sản lượng. 3.3. Phân bố của các loài nấm ăn và nấm dược liệu tại VQG Tam Đảo Các loài nấm ăn và nấm dược liệu tại VQG Tam Đảo được thu ở khu vực sườn dốc với độ cao từ 1.100 - 1.150 m so với mực nước biển với dạng sinh cảnh chính là rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp. Đặc điểm chính của khu vực này là rừng nguyên sinh hỗn giao cây cao thấp xen kẽ. Thực vật ở đây vô cùng phong phú, bao gồm các loài thuộc ngành hạt trần như: Thông nàng (Dacrycarpus imbrricatus), thông tre (Podocarpus neriifolicy), kim giao (Nageia fleuryi) kết 226
- Đa dạng sinh học nấm ăn và nấm dược liệu tại Vườn Quốc gia Tam Đảo hợp cùng loài thuộc họ Re (Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Chè (Theaceae) cùng nhiều loài cây bụi tạo nên môi trường sinh cảnh rậm rạp, nguyên sơ và có mức độ đa dạng sinh học cao, là cơ sở tốt để các loài nấm lớn phát triển mạnh mẽ. Hình 3. Sơ đồ phân bố nấm ăn và nấm dược liệu tại VQG Tam Đảo Bảng 6 thông tin về sự phân bố của các loài nấm ăn và nấm dược liệu (đã định danh được) theo các ô mẫu mà nghiên cứu đã thu thập được tại VQG Tam Đảo: Bảng 6. Sự phân bố của các loài nấm ăn và nấm dược liệu tại VQG Tam Đảo STT Ô mẫu Tên loài Số lượng mẫu 1 Auricularia nigricans 2 2 Auricularia delicata 1 3 Ganoderma lucidum 2 4 Ganoderma obiforme 2 Ô mẫu 1 5 Hymenopellis aff. radicata 1 6 Oudemansiella aff. canarii 1 7 Pycnoporus cinnabarinus 1 8 Schizophyllum commune 1 Tổng cộng ô mẫu 1: 8 loài 11 mẫu 9 Auricularia nigricans 2 10 Ganoderma obiforme 3 Ô mẫu 2 11 Stereum ostrea 2 12 Laetiporus sulphureus 1 Tổng cộng ô mẫu 2: 4 loài 8 mẫu 227
- Lê Thanh Huyền và cs. 13 Ganoderma applanatum 1 14 Ô mẫu 3 Ganoderma obiforme 1 15 Pycnoporus sanguineus 1 Tổng cộng ô mẫu 3: 3 loài 3 mẫu Bảng 6 cho thấy, ô mẫu 1 là ô mẫu ghi nhận sự xuất hiện phong phú các loài nhất với 8 loài được tìm thấy tại đây. Ô mẫu thứ 2 ghi nhận 4 loài và ô mẫu thứ 3 ghi nhận 3 loài. Lý giải cho sự chênh lệch này là do sự khác biệt về diện tích các ô mẫu. Bên cạnh đó, ô số 1 cũng là ô ngoài cùng nên sẽ trải dài qua nhiều dạng địa hình và sinh cảnh khác nhau, dẫn tới mức độ đa dạng sinh học cũng cao hơn 2 ô còn lại. Ô mẫu 1 có sự xuất hiện của 5 loài nấm ăn, trong khi đó ô mẫu 2 có 2 loài và riêng ô mẫu 3 là ô mẫu duy nhất không ghi nhận sự xuất hiện các loài ăn được. Hầu hết các loài ăn được chỉ xuất hiện trong 1 ô mẫu, ngoại trừ Auricularia nigricans được tìm thấy tại 2 trên tổng số 3 ô mẫu. Đối với các loài nấm dược liệu, có thể nhận thấy ở cả 3 ô mẫu đều có sự xuất hiện của chúng. Cụ thể, ô mẫu số 1 ghi nhận nhiều loài có tính dược nhất với 4 loài, tiếp theo là ô số 3 với 3 loài dược liệu. Ô thứ 2 tuy chỉ có sự xuất hiện của 2 loài nấm dược, nhưng lại là ô có độ lặp mẫu cao nhất đối với loài Ganoderma obiforme khi ghi nhận sự xuất hiện của loài này lên tới 3 lần. Đây cũng là loài nấm dược liệu duy nhất xuất hiện trên cả 3 ô mẫu mà đề tài thực hiện khảo sát. 3.4. Bảng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học các loài nấm ăn và nấm dược liệu tại VQG Tam Đảo 3.4.1. Tổng hợp dữ liệu về đa dạng sinh học nấm ăn và nấm dược liệu tại VQG Tam Đảo Sau 4 lần thu mẫu, nghiên cứu đã định danh được tổng cộng đã có 7 mẫu nấm ăn thuộc 4 loài (3 chi) và 13 mẫu nấm dược liệu thuộc 6 loài (5 chi) được thu. Bảng 7 tổng hợp số liệu của các loài nấm ăn và nấm dược liệu mà nghiên cứu đã thu được sau 4 lần thu mẫu. Bảng 7. Sự xuất hiện của các loài nấm ăn và nấm dược liệu theo từng đợt thu mẫu Số Đợt thu STT Tên loài lượng Vị trí ô mẫu Loại nấm mẫu mẫu 1 Đợt 1 Auricularia nigricans 1 1 Nấm ăn 2 (Tháng Ganoderma lucidum 2 1 Nấm dược liệu 3 1/2022) Ganoderma obiforme 3 1, 2 Nấm dược liệu 4 Đợt 2 Auricularia nigricans 1 1 Nấm ăn 5 (Tháng Ganoderma obiforme 1 2 Nấm dược liệu 6 2/2022) Stereum ostrea 2 2 Nấm dược liệu 7 Đợt 3 Auricularia nigricans 2 2 Nấm ăn 8 (Tháng Auricularia delicata 1 1 Nấm ăn 9 3/2022) Laetiporus sulphureus 1 2 Nấm ăn 228
- Đa dạng sinh học nấm ăn và nấm dược liệu tại Vườn Quốc gia Tam Đảo 10 Oudemansiella aff. canarii 1 1 Nấm ăn 11 Schizophyllum commune 1 1 Nấm ăn 12 Ganoderma applanatum 1 3 Nấm dược liệu 13 Ganoderma obiforme 1 2 Nấm dược liệu 14 Hymenopellis aff. radicata 1 1 Nấm ăn Đợt 4 15 Ganoderma obiforme 1 3 Nấm dược liệu (Tháng 16 Pycnoporus cinnabarinus 1 1 Nấm dược liệu 4/2022) 17 Pycnoporus sanguineus 1 3 Nấm dược liệu Từ Bảng 7, ta có những nhận xét chung về đa dạng sinh học các loài như sau: - Đợt 3 thu được nhiều mẫu nấm ăn và nấm dược liệu nhất với 8 mẫu. Theo sau là đợt 1 với 6 mẫu thu được. Đợt 2 và 4 đều chỉ xuất hiện 4 mẫu nấm ăn và nấm dược liệu. Xét về độ đa dạng sinh học loài, đợt 3 dẫn đầu với 7 loài đã được xác định (trong đó có 5 loài ăn được và 2 loài dược liệu), đợt 4 theo sau với 4 loài. Đợt 2 và đợt 3 chỉ xác định được 3 loài thuộc đối tượng nghiên cứu. - Đối với nấm ăn: Với 6 mẫu thuộc 5 loài, đợt 3 là lần thu mẫu cho số lượng nấm ăn nhiều nhất. Trong số các loài nấm ăn, Auricularia nigricans là loài xuất hiện nhiều nhất khi được thu ở 3 trong 4 đợt thu mẫu. Các loài còn lại chỉ xuất hiện 1 lần. - Đối với nấm dược liệu: Đợt 1 thu hoạch được nhiều mẫu nấm dược liệu nhất (với 5 mẫu) và đợt 3 thu được ít nhất (với 2 mẫu), trong khi đó 2 đợt còn lại đều thu được cùng số lượng là 3 mẫu. Trong các loài dược liệu, Ganoderma obiforme là loài duy nhất xuất hiện trong cả 4 đợt thu mẫu, các loài còn lại chỉ xuất hiện trong 1 đợt duy nhất và không xuất hiện lại ở các đợt khác. 3.4.2. Xây dựng bảng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học nấm ăn và nấm dược liệu tại VQG Tam Đảo Nghiên cứu xây dựng bảng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học các loài dựa trên những dữ liệu sau: Dữ liệu về loài (tên họ, tên chi, tên loài); dữ liệu về phân bố (kinh độ - vĩ độ, độ cao, dạng sinh cảnh); dữ liệu về đặc điểm của nấm và các dữ liệu khác. Từ những thông tin và dữ liệu đã thu thập được qua quá trình điều tra khảo sát thực địa, nghiên cứu đã đưa ra được bảng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học các loài nấm và nấm dược liệu tại VQG Tam Đảo tính đến tháng 5 năm 2022 như sau: 229
- Lê Thanh Huyền và cs. Bảng 8. Cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học các loài nấm ăn và nấm dược liệu tại VQG Tam Đảo (Tính đến tháng 5/2022) ĐỊNH DANH LOÀI ĐỘ ĐA DẠNG PHÂN BỐ LOẠI Số lượng HÌNH STT Tên gọi địa Độ phong Khu vực NẤM Họ Chi Loài mẫu thu Độ cao (m) Sinh cảnh ẢNH phương phú loài ghi nhận được Auricularia Nấm Mộc Ô mẫu 1 Rừng lùn 1 4 4,26 % 1078 - 1120 H1 nigricans nhĩ đen và 2 hỗn giao Auriculariaceae Auricularia Auricularia Nấm Mộc Ô mẫu 1 Rừng lùn 2 1 1,06 % 1100 H2 delicata nhĩ nâu và 2 hỗn giao Rừng cây Laetiporus 3 Fomitopsidaceae Laetiporus Nấm Gỗ gà 1 1,06 % Ô mẫu 2 1054 cao thấp H3 sulphureus xen kẽ Nấm Rừng cây ăn Hymenopellis Nấm Mối 4 Physalacriaceae Hymenopellis 1 1,06 % Ô mẫu 1 1083 cao thấp xen H4 aff. radicata đen kẽ Rừng cây Oudemansiella 5 Physalacriaceae Oudemansiella NấmTrắng 1 1,06 % Ô mẫu 1 1123 cao thấp H5 aff. canarii xen kẽ Schizophyllum Nấm Chân Rừng lùn 6 Schizophyllaceae Schizophyllum 1 1,06 % Ô mẫu 1 1043 H6 commune chim hỗn giao Ganoderma Nấm Cổ Rừng cây 7 1 1,06 % Ô mẫu 3 1104 H7 applanatum linh chi gỗ cao Ganoderma Nấm Linh Rừng cây 8 2 2,13 % Ô mẫu 1 1120 H8 Polyporaceae Ganoderma lucidum chi đỏ gỗ cao Rừng cây Ganoderma Nấm Linh Ô mẫu 9 6 6,38 % 1040 - 1103 cao thấp H9 Nấm obiforme chi đen 1,2 và 3 xen kẽ dược Nấm Da Cây bụi 10 liệu Stereaceae Stereum Stereum ostrea 2 2,13 % Ô mẫu 2 1045 H10 vân vòng rậm rạp Pycnoporus Nấm Vân Rừng lùn 11 1 1,06 % Ô mẫu 1 1022 H11 cinnabarinus chi đỏ hỗn giao Polyporaceae Pycnoporus Rừng cây Pycnoporus Nấm Vân 12 1 1,06 % Ô mẫu 3 1104 cao thấp H12 sanguineus chi đỏ xen kẽ 230
- Đa dạng sinh học nấm ăn và nấm dược liệu tại Vườn Quốc gia Tam Đảo Bảng 9. Hình ảnh một số loài nấm thu được tại VQG Tam Đảo STT Loài Hình ảnh STT Loài Hình ảnh Auricularia Ganoderma H1 H7 nigricans applanatum Auricularia Ganoderma H2 H8 delicata lucidum Laetiporus Ganoderma H3 H9 sulphureus obiforme Hymenopellis Stereum H4 H10 aff. radicata ostrea Oudemansiella Pycnoporus H5 H11 aff. canarii cinnabarinus Schizophyllum Pycnoporus H6 H12 commune sanguineus 231
- Lê Thanh Huyền và cs. 4. KẾT LUẬN Trong tổng số 11 mẫu nấm ăn và 22 mẫu nấm dược liệu mà nghiên cứu đã thu được tại VQG Tam Đảo tính đến tháng 5/2022, có 11 mẫu chưa được định danh thuộc 3 chi là Coprinus (2 mẫu), Ganoderma (3 mẫu), Phellinus (2 mẫu) và Trametes (4 mẫu). 22 mẫu còn lại đã được định danh thuộc 12 loài, trong đó có 6 loài nấm ăn và 6 loài dược liệu. Loài nấm ăn có độ phong phú cao nhất là Auricularia nigricans với độ phong phú là 4,26 %, 5 loài còn lại là Auricularia delicat, Laetiporus sulphureus, Hymenopellis aff. radicata, Oudemansiella aff. canarii và Schizophyllum commune cùng chiếm 1,06 %. 6 chi nấm ăn đã được ghi nhận lần lượt là Auricularia và Coprinus (cùng chiếm 25 % tổng số loài ghi nhận), 4 chi còn lại là Laetiporus, Hymenopellis, Oudemansiella và Schizophyllum cùng chiếm 12,5 %. Đối với nấm dược liệu, loài xuất hiện nhiều nhất là Ganoderma orbiforme với 6 lần xuất hiện (tương ứng với 6,38 %), tiếp theo là Ganoderma lucidum và Stereum ostrea với 2 lần xuất hiện (chiếm 2,12 %). Những loài nấm dược liệu còn lại là Ganoderma applanatum, Pycnoporus cinnabarinus và Pycnoporus sanguineus xuất hiện chỉ 1 lần trong 94 mẫu (chiếm 1,06 %). Chi Ganoderma cũng là chi chiếm ưu thế về số lượng loài nhất với 42,9 % tổng số loài đã ghi nhận. Theo sau là chi Trametes với 28,6 %. Chi Pycnoporus chiếm 14,3 %, trong khi số liệu thấp nhất thuộc về Phellinus và Stereum với chỉ 7,1 %. Nghiên cứu cũng lần đầu tiên xây dựng bảng cơ sở dữ liệu các loài nấm ăn và nấm dược liệu có tại khu vực VQG Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. LỜI CẢM ƠN Nhóm nghiên cứu xin cảm ơn sự hỗ trợ về kinh phí từ dự án của Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup có mã số VINIF.2021.DA00163 để nhóm thực hiện công việc này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bi, Z., Zheng, G., Taihui, L. (1993). The Macrofungus flora of China's Guangdong province. Chinese Universily Press. [2]. Himanshi Rathore (2017). Mushroom nutraceuticals for improved nutrition and better human health: A review. Indian Institute of Technology Delhi (IIT Delhi), Hauz Khas 110016, India. [3]. Lê Thanh Huyền (2019). Phương pháp phân loại nấm lớn Việt Nam. NXB Khoa học và Kỹ thuật. [4]. Ginns, J. (2017). Polypores of British Columbia (Fungi Basidiompoota). Technical Report 104, Crown Publications, Queen's Printer. [5]. Trịnh Tam Kiệt (2011). Nấm lớn ở Việt Nam, tập 1. NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. [6]. Trịnh Tam Kiệt (2013). Nấm lớn ở Việt Nam, tập 3. NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. [7]. Trịnh Tam Kiệt (2014). Danh mục Nấm lớn tại Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. [8]. Vũ Hoàng Kim (2007). Một số nét về đa dạng sinh học khu vực Tam Đảo, Báo điện tử Tài nguyên Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc, http://tnmtvinhphuc.gov.vn/index.php/vi/news/Moi- truong/Mot-so-net-ve-Da-dang-sinh-hoc-khu-vuc-Tam-Dao-36/, 20/11/2007. [9]. Teng, S. C. (1996). Ithaca: Fungi of China, Mycotaxon Ltd., Ithaca, USA. 232
- Đa dạng sinh học nấm ăn và nấm dược liệu tại Vườn Quốc gia Tam Đảo ABSTRACT BIODIVERSITY OF EDIBLE AND MEDICINAL MUSHROOMS AT TAM DAO NATIONAL PARK Le Thanh Huyen1*, Nguyen Thanh Long1, Ngo Minh Huong1, Trinh Tam Kiet2 1 Faculty of Environment, Ha Noi University of Natural Resource and Environment 2 Institute of Mycology and Biotechnology *Email: lthuyen@hunre.edu.vn. This paper generates an initial database of the edible and medicinal mushrooms at Tam Dao National Park in Vinh Phuc province (Vietnam). The main methods used in the research are sampling, sample preservation and classification, diversity analysis and database generation. During the period of 5 months, from January to May 2022, the research collected totally 94 samples, belonging to 20 genera. Among these, 11 edible mushrooms were identified to 6 genera including Auricularia (5 samples), Coprinus (2 samples), Hymenopellis (1 sample), Laetiporus (1 sample), Oudemansiella (1 sample) và Schizophyllum (1 sample); In addition, 20 medicinal mushroom’s samples were classified into 4 genera including Ganoderma (12 samples), Trametes (4 samples), Phenillus (2 samples) and Stereum (2 samples). The edible species with the highest abundance is Auricularia nigricans, which accounted for 4,25 %, followed by Auricularia delicata, Laetiporus sulphureus, Hymenopellis aff. radicata, Oudemansiella aff. canarii and Schizophyllum commune, which approximately accounted for 1,06 % each. Of the medicinal mushrooms, the most common one belongs to Ganoderma orbiforme with 6,38 %, followed by Ganoderma lucidum and Stereum ostrea, with the rates of 2,12 %. The less common medicinal species were Ganoderma applanatum, Pycnoporus cinnabarinus and Pycnoporus sanguineus, with only 1 specimen for each species out of the 94 collected samples. Generally, this study first added 6 new records of edible mushroom species and 6 medicinal mushroom species to the database of edible and medicinal mushrooms in Tam Dao National Park. Keywords: Biodiversity, edible, medical, Tam Dao National Park. 233
- 234
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thuyết trình Kỹ thuật nuôi trồng nấm rơm
23 p | 689 | 263
-
Một số vấn đề môi trường toàn cầu và Việt Nam thân thiện với thiên nhiên để phát triển bền vững
34 p | 88 | 7
-
Đánh giá tính đa dạng và hiện trạng phân loại của các loài thú ở Khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai, tỉnh Phú Yên, miền Trung Việt Nam
9 p | 37 | 5
-
Đa dạng họ Chè (Theaceae D. Don) ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An
9 p | 11 | 4
-
Thành phần loài thân mềm chân bụng (Gastropoda: Mollusca) ở đảo Lan Châu và Hòn Ngư tại Cửa Lò, tỉnh Nghệ An
8 p | 20 | 4
-
Đa dạng sinh học biển Việt Nam - Hiện trạng, các đe dọa và vấn đề quản lý
13 p | 23 | 4
-
Sự đa dạng về giá trị tài nguyên của khu hệ nấm lớn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
8 p | 26 | 3
-
Đánh giá và dự báo trữ lượng ngoài tự nhiên của một số loài Nấm lớn ở Tây Nguyên
12 p | 6 | 3
-
Bảo tồn và phát huy đa dạng sinh học các giống lợn bản địa
2 p | 51 | 3
-
Đa dạng sinh học thực vật phù du ở vùng hạ lưu sông Vàm Cỏ, tỉnh Long An
10 p | 8 | 3
-
Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá rủi ro cây ngô biến đổi gen kháng sâu đối với môi trường và đa dạng sinh học ở Việt Nam
7 p | 3 | 2
-
Đa dạng họ cúc (Asteraceae) ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Huống, tỉnh Nghệ An
6 p | 7 | 2
-
Đa dạng thành phần loài cá ở hệ sinh thái hồ Dầu Tiếng
11 p | 11 | 2
-
Thành phần loài và các chỉ số đa dạng sinh học của khu hệ Nhện trên ruộng lúa xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, An Giang
7 p | 42 | 1
-
Kết quả nghiên cứu thành phần loài chim tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An năm 2018
11 p | 53 | 1
-
Nghiên cứu nhân giống các dòng Tràm năm gân Q15.38, Q15.013, Q16.427 (Melaleuca quinquenervia (Cav.) S.T.Blake) bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro
12 p | 7 | 1
-
Đặc điểm đa dạng thành phần loài thực vật bậc cao trên cạn tại đảo Hòn Lao thuộc Khu dự trữ Sinh quyển Thế giới Cù Lao Chàm, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
14 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn