intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đa dạng thành phần loài hải sản bắt gặp trong các nghề khai thác chính ở vùng biển Trà Vinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Đa dạng thành phần loài hải sản bắt gặp trong các nghề khai thác chính ở vùng biển Trà Vinh trình bày kết quả tổng hợp số liệu trong 02 chuyến điều tra thành phần loài trong sản lượng các nghề khai thác chính ở vùng biển Trà Vinh đại diện cho mùa gió Đông Bắc (tháng 11/2020) và mùa gió Tây Nam (tháng 05/2021), bao gồm các nghề được khảo sát: nghề lưới kéo (kéo đơn cá, kéo đơn tôm), nghề lưới rê (rê đáy, rê nổi), nghề lưới đáy, nghề rập xếp và nhóm nghề khác (nghề đẩy te, kéo đơn ốc, rập ốc, nghề câu…).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đa dạng thành phần loài hải sản bắt gặp trong các nghề khai thác chính ở vùng biển Trà Vinh

  1. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI HẢI SẢN BẮT GẶP TRONG CÁC NGHỀ KHAI THÁC CHÍNH Ở VÙNG BIỂN TRÀ VINH Cao Văn Hùng1, Nguyễn Phước Triệu1 TÓM TẮT Bài báo này dựa trên số liệu điều tra thành phần loài trong sản lượng khai thác của các nghề khai thác chính (lưới kéo, lưới rê,…) ở vùng biển tỉnh Trà Vinh mùa gió Đông Bắc (tháng 11/2020) và Tây Nam (tháng 05/2021). Kết quả nghiên cứu cho thấy, đã bắt gặp 276 loài thuộc 181 giống, 85 họ và 33 bộ. Trong đó, nhóm cá đáy bắt gặp số lượng loài nhiều nhất với 91 loài (33,0%); tiếp theo là nhóm cá rạn 60 loài (21,7%); nhóm tôm 27 loài (9,8%); nhóm cá nổi 26 loài (9,4%); nhóm cua, ghẹ 19 loài (chiếm 6,9%); nhóm cá đáy ăn nổi 16 loài (5,8%); nhóm chân đầu 14 loài (5,1%); nhóm chân bụng 12 loài (4,3%); nhóm tôm tít là 10 loài (3,6%) và thấp nhất là nhóm sam với 1 loài được bắt gặp (0,4%). Nhóm cá tạp chiếm ưu thế trong sản lượng nghề lưới kéo (45,6%), nghề lưới rê là nhóm cá chợ (48,4%), nghề đáy là nhóm ruốc (62,2%) và nghề rập xếp là nhóm cá tạp (34,2%). Đã xác định được 53 loài kinh tế thuộc 46 giống và 28 họ trong sản lượng khai thác, đồng thời đã ghi nhận 8 loài trong Danh lục Đỏ (IUCNRed List) ở các mức độ khác nhau. Từ khóa: Khai thác hải sản, loài kinh tế, nguồn lợi hải sản, thành phần loài, tỉnh Trà Vinh. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 4F bình của đàn cá kinh tế và tính đa dạng loài giảm Trà Vinh là tỉnh ven biển thuộc vùng đồng [14]. Bên cạnh đó, các nghề lưới kéo, lồng bẫy bát bằng sông Cửu Long với tổng diện tích tự nhiên là quái, nghề te xiệp và nghề đăng đáy là những nghề 2.288 km2, vị trí nằm kẹp giữa hai con sông lớn là có tính xâm hại cao đến nguồn lợi hải sản. Đội tàu sông Cổ Chiên và sông Hậu, một mặt giáp biển làm các nghề này không những vi phạm ngư trường Đông, có 2 cửa sông quan trọng là Cung Hầu và khai thác mà còn vi phạm về quy định khai thác khi Định An. Vùng biển Trà Vinh rộng 45.536 hải lý sử dụng ngư cụ có kích thước mắt lưới nhỏ hơn vuông với đường bờ biển dài 65 km và nguồn lợi kích thước tối thiểu cho phép 19. Vì vậy, cần có các thủy sản nơi đây rất phong phú với nhiều loài có giá giải pháp quản lý và bảo tồn các loài thủy sản vùng trị kinh tế cao. Nghề lưới rê, lưới kéo, nghề lưới đáy biển ven bờ, trong trường hợp cho phép hoạt động và rập xếp là các nghề khai thác chủ lực ở đồng khai thác thì cần có những nghiên cứu xác định loại bằng sông Cửu Long do chiếm số lượng tàu và sản nghề không xâm hại, không tác động xấu đến lượng cao và tất cả các nghề này có thể khai thác nguồn lợi và được phép hoạt động trong phạm vi quanh năm [12]. Đa số các nghề này chủ yếu khai vùng biển này [23]. thác ở vùng biển ven bờ với đặc trưng khai thác dựa Trước thực trạng trên việc xác định các đối vào các loài cá cửa sông và cá biển rộng muối của tượng khai thác chính và đặc điểm thành phần loài thềm lục địa, kích thước nhỏ, đa tạp và gồm nhiều khai thác theo từng loại nghề là cần thiết. Trong bài cá thể chưa đến tuổi khai thác. Sản lượng khai thác báo này, trình bày kết quả tổng hợp số liệu trong 02 ngày một tăng do tăng cường độ khai thác, nhưng chuyến điều tra thành phần loài trong sản lượng các năng suất trên đơn vị sức ngựa ngày một giảm [26]. nghề khai thác chính ở vùng biển Trà Vinh đại diện Sản lượng của các đối tượng hải sản có giá trị kinh cho mùa gió Đông Bắc (tháng 11/2020) và mùa gió tế cao đã bị suy giảm đáng kể, kích thước trung Tây Nam (tháng 05/2021), bao gồm các nghề được khảo sát: nghề lưới kéo (kéo đơn cá, kéo đơn tôm), 1 nghề lưới rê (rê đáy, rê nổi), nghề lưới đáy, nghề Phân viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam, Viện Nghiên cứu Hải sản rập xếp và nhóm nghề khác (nghề đẩy te, kéo đơn Email: hungrimf@gmail.com ốc, rập ốc, nghề câu…). TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021 67
  2. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU online cập nhật đến 30/7/2021 (Fishbase.org) [28]. Tình trạng nguy cấp của cá được xác định dựa trên 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Danh lục Đỏ IUCN (iucnredlist.org, version 2021-1) Nghiên cứu được thực hiện trong 2 chuyến điều [27]. tra đại diện cho mùa gió Đông Bắc (tháng 11/2020) 2.3. Phương pháp xử lý số liệu và mùa gió Tây Nam (tháng 5/2021) trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, bao gồm các điểm tập trung tàu thuyền khai Thành phần sản lượng của mỗi loài/nhóm loài thác của tỉnh như: cảng cá Định An, cảng cá Láng được tính theo lượng mẫu thu được của nhóm Chim và một số bến cá thuộc các huyện ven biển như: thương phẩm với công thức như sau: huyện Trà Cú và huyện Duyên Hải. 2.2. Phương pháp thu và phân tích mẫu Mẫu thành phần loài trong nhóm hải sản được Trong đó: Pi là thành phần sản lượng của nhóm thu trực tiếp tại các tàu lên cá tại cảng. Các nhóm loài thứ i; n là số lượng mẫu thu thập được; Catchi là hải sản được phân tích phải đại diện cho từng nghề sản lượng (kg) của nhóm loài thứ i ở mẫu thứ j; khai thác, từ 1-5 nhóm hải sản/tàu, tùy thuộc vào Catch là tổng sản lượng (kg) của mẫu thứ j. loại nghề khai thác. Phân tích thành phần loài toàn nhóm hải sản đối với các nhóm có sản lượng thấp, Các loài có giá trị kinh tế là các loài vừa có giá trị trường hợp nhóm hải sản có sản lượng lớn thì việc kinh tế cao, là đối tượng khai thác chính của nghề và lấy mẫu đại diện được tiến hành. Các thông tin về chiếm ưu thế trong sản lượng (chiếm >1% sản lượng thông số tàu, về sản lượng chuyến biển, ngư trường khai thác). khai thác cũng được thu thập theo phiếu điều tra Số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê phỏng vấn được soạn sẵn. Số lượng mẫu thành phần và mô tả thông thường trên phần mềm Microsoft loài được phân tích trong sản lượng các nghề được Excel 2013. thể hiện chi tiết ở bảng 1. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 1. Số lượng mẫu phân tích thành phần loài trong các nghề khai thác chính 3.1. Đa dạng và cấu trúc thành phần loài ở vùng biển Trà Vinh Qua kết quả khảo sát thành phần loài của các Mùa gió Mùa gió nghề khai thác ở vùng biển tỉnh Trà Vinh đã xác Đông Bắc Tây Nam định được 276 loài thuộc 181 giống, 85 họ và 33 bộ. T Nhóm Số Số Số Số Trong đó, nghề lưới kéo có số lượng loài bắt gặp T nghề lượng lượng lượng lượng cao nhất là 219 loài thuộc 152 giống, 73 họ và 31 bộ, tàu mẫu tàu mẫu tiếp theo là nghề lưới rê, nghề lưới đáy (đóng đáy), 1 Lưới kéo 18 52 15 78 nghề rập xếp và nghề khác. Kết quả chi tiết về 2 Lưới rê 10 35 10 35 thành phần loài bắt gặp trong các nghề khai thác 3 Rập xếp 7 23 7 23 được thể hiện ở Bảng . 4 Nghề đáy 10 30 9 25 5 Nghề khác 10 20 7 16 Bảng 2. Đa dạng thành phần loài bắt gặp trong các Tổng cộng 55 160 48 177 nghề khai thác chính vùng biển Trà Vinh Thành phần loài các nhóm thương phẩm được TT Số Số Số Số phân tích bằng phương pháp so sánh hình thái chủ lượng lượng lượng lượng yếu dựa trên các tài liệu phân loại như: “FAO Nhóm nghề bộ họ giống loài species identification guide for fisheries purpose: 1 Lưới kéo 31 73 152 219 The living marine Resources of the Western Central 2 Lưới rê 21 38 71 95 Pacific” [2]; “Fishes of Japan with pictorial keys to 3 Nghề đáy 29 63 124 170 the species” [7] và “Mô tả định loại cá đồng bằng 4 Rập xếp 21 40 75 102 sông Cửu Long” [22]. Cập nhật tên khoa học và xếp 5 Nghề khác 21 44 75 94 loại các nhóm sinh thái các loài cá theo Fishbase 68 TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021
  3. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Kết quả nghiên cứu cho thấy, bộ giáp xác mười (chiếm 4,35%); họ cá bơn lưỡi (Cynoglossidae) là 11 chân (Decapoda) có số lượng loài nhiều nhất là 46 loài (chiếm 3,99%); họ tôm tít (Squillidae) và họ cá loài (chiếm 16,67%); tiếp theo là bộ cá vược trỏng (Engraulidae) đều có 10 loài (chiếm 3,62%); các (Perciformes) với 40 loài (chiếm 14,49%); bộ cá bơn họ còn lại có số lượng loài bắt gặp từ 1 loài đến 6 loài. (Pleuronectiformes) là 19 loài (chiếm 6,88%); bộ cá Trong cấu trúc thành phần loài các nhóm hải sản đuôi gai (Acanthuriformes), bộ cá trích bắt gặp trong các nghề khai thác chính ở vùng biển (Clupeiformes) và bộ cá bống (Gobiiformes) đều có Trà Vinh thì nhóm cá đáy chiếm ưu thế trong hầu hết 17 loài (chiếm 6,16%); bộ cá khế (Carangiformes) là tất cả các nghề được khảo sát. Cụ thể, nhóm cá đáy 15 loài (chiếm 5,43%); bộ cá chình (Anguilliformes) với số lượng loài nhiều nhất là 91 loài (chiếm 33%); có 12 loài (chiếm 4,35%); bộ chân miệng tiếp theo là nhóm cá rạn là 60 loài (chiếm 21,7%); (Stomatopoda) là 10 loài (chiếm 3,61%); bộ cá thu nhóm tôm là 27 loài (chiếm 9,8%); nhóm cá nổi là 26 ngừ (Scombriformes) là 7 loài (chiếm 3,62%); các bộ loài (chiếm 9,4%); nhóm cua, ghẹ là 19 loài (chiếm còn lại chỉ bắt gặp được từ 1 đến 6 loài. Xét về bậc họ 6,9%); nhóm cá đáy ăn nổi là 16 loài (chiếm 5,8%); thì họ tôm he (Penaeidae) có số lượng loài bắt gặp nhóm chân đầu là 14 loài (chiếm 5,1%); nhóm chân cao nhất là 21 loài (chiếm 7,61%); tiếp theo là họ cá bụng là 12 loài (chiếm 4,3%); nhóm tôm tít là 10 loài khế (Carangidae), họ cá bống trắng (Gobiidae) và họ (chiếm 3,6%) và thấp nhất là nhóm sam với 1 loài được cá đù (Sciaenidae) đều có số lượng loài bắt gặp là 15 bắt gặp (chiếm 0,4%). Kết quả chi tiết về cấu trúc (chiếm 5,43%); họ ghẹ bơi (Portunidae) là 14 loài thành phần loài bắt gặp trong các nghề khai thác (chiếm 5,07%); họ cá liệt (Leiognathidae) là 12 loài chính được thể hiện ở bảng 3. Bảng 3. Cấu trúc thành phần loài các nhóm hải sản bắt gặp trong các nghề khai thác chính ở vùng biển Trà Vinh Đơn vị: loài TT Nhóm hải sản Lưới kéo Lưới rê Nghề đáy Rập xếp Nghề khác Tổng cộng 1 Cá đáy 77 32 61 41 30 91 2 Cá rạn 49 16 37 14 12 60 3 Tôm 21 9 18 15 15 27 4 Cá nổi 19 19 21 5 9 26 5 Cua, ghẹ 16 2 6 9 9 19 6 Cá đáy ăn nổi 14 10 14 8 8 16 7 Chân đầu 11 2 9 4 - 14 8 Chân bụng 7 - - - 6 12 9 Tôm tít 4 4 4 6 5 10 10 Sam 1 1 - - - 1 Tổng cộng 219 95 170 102 94 276 3.2. Thành phần sản lượng được thể hiện ở bảng 4. Nhóm cá tạp có số lượng loài bắt gặp đa dạng nhất bao gồm 192 loài thuộc Thành phần sản lượng các nhóm hải sản trong 135 giống và 62 họ, đây là nhóm cá nhỏ hoặc các các nghề khai thác chính ở vùng biển Trà Vinh loại ghẹ nhỏ (ghẹ tạp), có giá trị kinh tế thấp, tương đối đa dạng, nhưng có thể chia thành các thường được bỏ đi sau khi khai thác, nhóm này nhóm cơ bản như sau: nhóm cá chợ, nhóm cá xô; được sử dụng làm thức ăn cho cá, nguồn nguyên nhóm cá tạp; nhóm mực, bạch tuộc; nhóm tôm, cua liệu cho các nhà máy chế biến thức ăn hoặc làm ghẹ và các nhóm khác. Nghề lưới kéo có tỷ lệ sản phân bón. Tiếp theo là nhóm cá xô có số lượng loài lượng nhóm cá tạp chiếm cao nhất là 45,6%, đối với bắt gặp được 159 loài thuộc 112 giống và 58 họ, nghề lưới rê là nhóm cá chợ (chiếm 48,4%), nghề chúng là nhóm có giá trị kinh tế trung bình và kích đáy là nhóm ruốc (chiếm 77,1%), nghề rập xếp là thước thương phẩm nhỏ thường được ngư dân xếp nhóm cá tạp (chiếm 34,2%). Kết quả chi tiết về tỷ lệ chung vào một nhóm nên có thành phần loài tương các nhóm hải sản trong các nghề khai thác chính TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021 69
  4. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ đối đa dạng. Ngược lại, đối với nhóm cá chợ thì bắt gặp trong nhóm này ở tất các các nghề được bao gồm những loài có giá trị kinh tế cao và có khảo sát là 65 loài thuộc 49 giống và 31 họ. kích thước thương phẩm lớn, được lựa chọn riêng Kết quả chi tiết về số lượng loài trong nhóm hải ra trong quá trình đánh bắt, thường chiếm tỷ lệ sản của các nghề khai thác chính được thể hiện ở thấp trong sản lượng khai thác, số lượng loài đã hình 1. Bảng 4. Tỷ lệ (%) sản lượng các nhóm hải sản theo nghề khai thác chính ở vùng biển Trà Vinh TT Nhóm thương phẩm Lưới kéo Lưới rê Nghề đáy Rập xếp Nghề khác 1 Cá chợ* 13,0 48,4 1,4 26,0 7,5 2 Cá xô** 14,7 34,6 7,3 30,1 4,6 3 Cá tạp*** 45,6 13,4 11,8 34,2 10,7 4 Tôm xô 20,3 1,2 2,1 6,4 2,9 5 Cua, ghẹ 1,2 - - 1,9 - 6 Mực, bạch tuộc 4,3 1,3 0,3 1,4 - 7 Ruốc - - 77,1 - 62,2 8 Nhóm khác 1,0 1,0 - - 12,0 Tổng cộng 100 100 100 100 100 Ghi chú: * Cá có kích cỡ lớn, có giá trị kinh tế; ** Cá có kích cỡ vừa và nhỏ; *** Các loại cá kích thước nhỏ, tôm ghẹ tạp. Hình 1. Số lượng loài bắt gặp trong nhóm hải sản theo các nghề khai thác chính Nhóm tôm chủ yếu là các loài trong họ tôm he thuộc nhóm hai mảnh vỏ, ốc, sam biển, tôm tít… thì (Penaeidae) có giá trị kinh tế cao, bao gồm 24 loài đã bắt gặp 15 loài thuộc 13 giống và 11 họ. thuộc 15 giống và 5 họ; nhóm cua, ghẹ bao gồm đa 3.3. Loài có giá trị kinh tế số các loài thuộc họ cua bơi (Portunidae) với số loài Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, các loài có bắt gặp là 11 loài thuộc 6 giống và 3 họ; nhóm mực, bạch tuộc bao gồm các loài mực ống, mực nang và giá trị kinh tế bắt gặp trong sản lượng các nghề bạch tuộc đã bắt gặp 11 loài thuộc 8 giống và 5 họ; khai thác chính ở vùng biển Trà Vinh bao gồm 53 nhóm ruốc (moi) chiếm tỷ lệ cao trong sản lượng loài thuộc 46 giống và 28 họ. Trong đó, nghề lưới của nghề lưới đáy và nhóm nghề khác (nghề đẩy te) kéo có số lượng loài kinh tế nhiều nhất là 35 loài, với số lượng loài bắt gặp là 41 loài thuộc 35 giống và nghề lưới rê là 24 loài, nghề lưới đáy là 24 loài, nghề 21 họ, bao gồm ruốc (Acetes sp.) và các loài hải sản rập xếp là 13 loài và các nghề khác là 6 loài. Kết quả còn non có kích thước nhỏ; nhóm khác là các loài chi tiết về các loài kinh tế được thể hiện ở bảng 5 70 TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021
  5. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Bảng 5. Danh sách các loài có giá trị kinh tế ở vùng biển Trà Vinh Nghề Nghề Nghề Nghề Nghề Tên họ Tên loài Tên tiếng việt lưới lưới rập lưới rê khác kéo đáy xếp Ariidae Arius maculatus (Thunberg, 1792) Cá úc chấm + + Osteogeneiosus militaris (Linnaeus, 1758) Cá úc thép + + + Belonidae Tylosurus acus melanotus (Bleeker, 1850) Cá nhái + + Scomberoides commersonnianus Lacepède, Cá bè xước Carangidae + 1801 Cynoglossidae Cynoglossus bilineatus (Lacepède, 1802) Cá bơn cát + + Cynoglossus lingua Hamilton, 1822 Cá bơn lưỡi + Brevitrygon imbricata (Bloch & Schneider, Cá đuối ngói Dasyatidae + + 1801) Brevitrygon walga (Müller & Henle, 1841) Cá đuối bồng + + + Hemitrygon akajei (Müller & Henle, 1841) Cá đuối nghệ + Elopidae Elops hawaiensis Regan, 1909 Cá cháo biển + + Cá đuối bướm Gymnuridae Gymnura poecilura (Shaw, 1804) + hóa Lobotidae Lobotes surinamensis (Bloch, 1790) Cá rô biển + + + Cá hồng dãi Lutjanidae Lutjanus vitta (Quoy & Gaimard, 1824) + đen Mugilidae Osteomugil perusii (Valenciennes, 1836) Cá đối + + Planiliza subviridis (Valenciennes, 1836) Cá đối đất + + Muraenesocidae Muraenesox bagio (Hamilton, 1822) Cá lạt + + + Plotosidae Plotosus canius Hamilton, 1822 Cá ngát đen + + Polynemidae Eleutheronema tetradactylum (Shaw, 1804) Cá nhụ 4 râu + + Polynemus melanochir Valenciennes, 1831 Cá phèn vàng + + + Scatophagidae Scatophagus argus (Linnaeus, 1766) Cá nâu + + Sciaenidae Johnius belangerii (Cuvier, 1830) Cá đù vây đen + + + + Johnius carouna (Cuvier, 1830) Cá đù uốp + + + + Nibea soldado (Lacepède, 1802) Cá đù chẽm + + + + Otolithes ruber (Bloch & Schneider, 1801) Cá đù nanh + + Scomberomorus commerson (Lacepède, Cá thu vạch + + + Scombridae 1800) Scomberomorus guttatus (Bloch & Cá thu chấm + + Schneider, 1801) Stromateidae Pampus chinensis (Euphrasen, 1788) Cá chim trắng + Synodontidae Harpadon nehereus (Hamilton 1822) Cá khoai + + Trichiuridae Trichiurus lepturus Linnaeus, 1758 Cá hố + + + Kishinouyepenaeopsis cornuta (Kishinouye, Tôm sắt Penaeidae + + + 1900) cornuta Metapenaeopsis barbata (De Haan, 1844) Tôm vỏ lông + Tôm bộp, tôm Metapenaeus affinis (Milne-Edwards, 1837) + chì TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021 71
  6. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Nghề Nghề Nghề Nghề Nghề Tên họ Tên loài Tên tiếng việt lưới lưới rập lưới rê khác kéo đáy xếp Mierspenaeopsis sculptilis (Heller, 1862) Tôm sắt rằn + + + + Parapenaeopsis gracillima Nobili, 1903 Tôm giang + + + Parapenaeopsis hardwickii (Miers, 1878) Tôm choán + + Penaeus merguiensis De Man, 1888 Tôm he mùa + + Trachypenaeus sp. Tôm choán + Trachysalambria curvirostris (Stimpson, Tôm đanh + 1860) móc Sergestidae Acetes sp. Ruốc + Solenocera crassicornis (Milne-Edwards, Tôm lửa Solenoceridae + 1837) Squillidae Harpiosquilla japonica Manning, 1969 Tôm tít + Portunidae Charybdis japonica (Milne-Edwards, 1861) Ghẹ đỏ Nhật + Podophthalmus vigil (Fabricius, 1798) Ghẹ mắt dài + Portunus haanii (Schmitt, 1858) Ghẹ dĩa + Portunus pelagicus (Linnaeus, 1758) Ghẹ xanh + + Scylla paramamosain Estampador, 1949 Cua bùn + Aestuariolus noctiluca (Lu, Roper & Tait, Mực ống noti + 1985) Loliginidae Mực ống Uroteuthis chinensis (Gray, 1849) + Trung Hoa Mực ống Ấn Uroteuthis duvaucelii (D'Orbigny, 1835) + Độ Sepiidae Sepiella inermis (Van Hasselt, 1835) Mực nang bầu + + + + Amphioctopus marginatus (Taki, 1964) Mực tuộc + Octopodidae Octopus sp. Mực tuộc Nassariidae Tomlinia frausseni Thach, 2014 Ốc cà na + Tổng cộng: 35 24 24 13 6 Nhóm tôm là đối tượng kinh tế chủ đạo đối với đù belang (Johnius belangerii); cá đù carouna nhóm nghề lưới kéo tôm và nghề rập xếp, chủ yếu là (Johnius carouna). Bên cạnh đó, cá phèn vàng các loài thuộc họ tôm he (Penaeidae) như: tôm sắt rằn (Polynemus melanochir); cá hố (Trichiurus (Mierspenaeopsis sculptilis); tôm giang (Parapenaeopsis lepturus); cá úc thép (Osteogeniosus militaris); cá úc gracillima); tôm choán (Parapenaeopsis hardwickii); chấm (Arius maculatus); cá đối đất (Planiliza tôm gậy (Trachypenaeus sp.); tôm vỏ lông subviridis); cá bơn cát (Cynoglossus bilineatus)… là (Metapenaeopsis barbata); tôm sắt cornuta đối tượng khai thác chính của nghề lưới rê đáy và (Kishinouyepenaeopsis cornuta); tôm chì (Metapenaeus nghề lưới kéo cá. Đặc biệt, loài cá khoai (Harpadon affinis). Trong đó, tôm sắt rằn (Mierspenaeopsis nehereus) là đối lượng kinh tế chủ đạo đối với nghề sculptilis) là đối tượng kinh tế thường bắt gặp trong tất lưới rê nổi; loài ruốc (Acetes sp.) là đối tượng khai cả các nghề khai thác ở vùng biển Trà Vinh. thác chính của nghề lưới đáy và đẩy te; ốc cà na (Tomlinia frausseni) là đối tượng khai thác chính Đối với nhóm cá thì họ cá đù (Sciaenidae) là của nghề rập ốc và kéo ốc. Ngoài ra, các nhóm có đối tượng kinh tế của đa số các nghề được khảo sát giá trị kinh tế khác như: nhóm mực, bạch tuộc thì với một số loài như: cá đù chẽm (Nibea soldado); cá 72 TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021
  7. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ chủ yếu là loài mực nang lỗ (Sepiella inermis), bạch nhóm nghề được khảo sát là 253 loài, thuộc 167 tuộc (Octopus sp.); nhóm ghẹ là loài ghẹ xanh giống và 77 họ cao hơn so với mùa gió Đông Bắc là (Portunus pelagicus) và ghẹ đĩa (Portunus haanii). 209 loài, thuộc 137 giống và 67 họ. Số lượng loài chỉ Trong nghiên cứu cũng ghi nhận 8 loài ở các bắt gặp ở mùa gió Đông Bắc là 23 loài, ngược lại số mức độ khác nhau theo Danh lục Đỏ IUCN lượng loài chỉ bắt gặp ở mùa gió Tây Nam là 67 loài. (iucnredlist.org). Trong đó, bậc EN - Nguy cấp So sánh các kết quả nghiên cứu cho thấy, sự biến (Endangered) có 2 loài: cá nhụ bốn râu động thành phần loài ở vùng biển Trà Vinh theo (Eleutheronema tetradactylum) và sam đuôi tam quy luật biến động thành phần loài chung của vùng giác (Tachypleus tridentatus); bậc VU - Sẽ bị đe dọa biển ven bờ dọc cửa sông Cửu Long với số lượng (Vulnerable) có 2 loài là cá đuối bướm (Gymnura loài bắt gặp trong mùa mưa (mùa gió Tây Nam) poecilura) và cá chim trắng (Pampus argenteus); bậc nhiều hơn so với mùa khô (mùa gió Đông Bắc) [1]. NT - Gần bị đe dọa (Near Threatened) gồm 4 loài: Tương tự, nghiên cứu này cũng có sự tương đồng cá đuối bồng (Brevitrygon walga), cá khoai với nghiên cứu ở khu vực ven biển Cù Lao Dung- (Harpadon nehereus), cá đuối nghệ (Hemitrygon Sóc Trăng cũng cho thấy thành phần loài có sự biến akajei) và cá thu chấm (Scomberomorus động giữa 2 mùa, mùa mưa (mùa gió Tây Nam) có commerson). thành phần loài đa dạng hơn mùa khô (mùa gió Đông Bắc) [8]. Nguyên nhân có thể thấy rằng, vào 4. THẢO LUẬN mùa mưa (mùa gió Tây Nam) khi lượng nước dồi Thành phần loài hải sản bắt gặp trong các nghề dào, chất lượng nước tốt hơn và đặc biệt do độ mặn khai thác chính ở Trà Vinh tương đối đa dạng và giảm, các đàn cá nhỏ nước lợ có điều kiện phát đặc trưng theo nghề. So sánh với các kết quả triển, các đàn cá nước mặn có điều kiện vào sâu nghiên cứu ở các vùng biển khác và những nghiên cũng làm tăng số lượng cá thể [21]. cứu trước đây cho thấy, số lượng loài bắt gặp ở Xét về cấu trúc thành phần loài bắt gặp ở vùng nghiên cứu này đa dạng hơn với 276 loài, thuộc 182 biển Trà Vinh có sự tương đồng với vùng biển ven giống và 85 họ. Cụ thể, trong cùng vùng biển Trà bờ Vũng Tàu - Bến Tre với nhóm cá đáy là nhóm Vinh thì số loài bắt gặp là 211 loài thuộc 94 họ [15]; chiếm ưu thế; cụ thể: nhóm cá đáy đắt bắt gặp 89 vùng biển Bến Tre là 149 loài thuộc 51 họ [4]; vùng loài (chiếm 37,6%), nhóm giáp xác là 60 loài (25,3%), biển ven bờ Vũng Tàu -Bến Tre là 237 loài thuộc 76 nhóm cá nổi là 27 loài (chiếm 11,4%); nhóm cá rạn họ [9]; vùng biển ven bờ Tiền Giang - Sóc Trăng là là 24 loài (chiếm 10,1%) [9]. Tương tự, ở vùng cửa 199 loài thuộc 65 họ [1]; vùng biển ven bờ Sóc sông Định An, Trà Vinh trong 103 loài cá đã được Trăng-Bạc Liêu là 239 loài thuộc 68 họ [6]; vùng xác định thì có 84 loài cá đáy và 19 loài cá nổi [17]. biển ven bờ Bạc Liêu là 148 loài thuộc 68 họ [10]. Thành phần loài ở vùng biển Trà Vinh nếu phân Nguyên nhân có sự khác biệt số lượng loài bắt gặp theo vùng sinh thái thì số loài bắt gặp ở vùng cửa là do khác nhau về thời điểm và phạm vi nghiên sông, lạch triều có rừng ngập mặn là 129 loài cứu. Bên cạnh đó, các loài cá, tôm khai thác được (chiếm 61% tổng số loài), trong khi số loài bắt gặp ở thường phụ thuộc vào loại ngư cụ khai thác và tùy vùng ven biển là 186 loài (chiếm 88% tổng số loài). vào vùng phân bố của chúng [25]. Ở nghiên cứu Số loài bắt gặp đồng thời ở cả vùng rừng ngập mặn này, thành phần loài phân tích có sự bao quát được và vùng ven biển hay là những loài thường xuyên di tất cả các nghề khai thác chính nên thành phần loài chuyển qua lại giữa vùng nội đồng và vùng ven biển bắt gặp được nhiều hơn. Hơn thế nữa, vùng biển là 100 loài (chiếm 47% tổng số loài) [15]. Trà Vinh bao gồm hai vùng cửa sông lớn là cửa Thành phần sản lượng các nghề khai thác ở sông Cổ Chiên và cửa sông Định An vốn là khu vực vùng biển Trà Vinh đa tạp và giá trị sử dụng không có tính đa dạng sinh học cao và phong phú về cao. So sánh kết quả nghiên cứu này với hoạt động nguồn lợi thủy sản [20], [17], [18]. khai thác thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long Thành phần loài bắt gặp trong nghiên cứu cũng thấy có sự tương đồng: nhóm cá tạp chiếm tỷ lệ cao có sự biến động theo thời gian; cụ thể mùa gió Tây nhất trong sản lượng của nghề lưới kéo, tiếp theo là Nam có số lượng loài bắt gặp trong sản lượng các nghề lưới đáy và rập xếp; nghề lưới rê có tỷ lệ cá tạp TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021 73
  8. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ thấp nhất [12]. Nghề lưới kéo đánh bắt tất cả đối tôm đa số thuộc họ Penaeidae là đối tượng khai tượng trong phạm vi miệng lưới quét qua; đáng chú thác quan trọng, có giá trị xuất khẩu và tiêu dùng ý là sản lượng hải sản non, chưa trưởng thành nội địa [6]. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, chiếm tỷ lệ cao; phần lớn số loài đánh bắt được khu vực ven biển Cù Lao Dung, Sóc Trăng có 5 loài không đạt kích thước tối thiểu cho phép khai thác. tôm là đối tượng khai thác quan trọng và có giá trị Điều này đã minh chứng hoạt động của nghề lưới kinh tế như: tôm đất (Metapenaeus ensis), tôm chì kéo đã tận thu, tận diệt các loài hải sản và gây áp lực (Metapenaeus affinis), tép bạc (Metapenaeus rất lớn đến nguồn lợi thủy sản tại vùng biển ven bờ lysianassa), tôm càng xanh (Macrobrachium [3]. Bên cạnh đó, nghề rập xếp và nghề đáy khai rosenbergii) và tôm sắt (Parapenaeopsis cultirostris) thác chủ yếu ở vùng biển ven bờ, có kích thước mắt [8]. lưới nhỏ, khai thác triệt để nhiều đối tượng làm ảnh Đối với các loài kinh tế thuộc nhóm cá thì đa số là hưởng đến nguồn lợi thủy sản nên cần nghiên cứu những loài phân bố đặc trưng ở vùng nước lợ - mặn. thêm để có biện pháp quản lý hợp lý trong khai thác Kết quả này có sự tương đồng với nghiên cứu ở khu và phát triển ổn định nghề cá [5], [11], [12], [24]. vực ven biển Cù Lao Dung, Sóc Trăng khi ở đó đã xác Các loài có giá trị kinh tế là những loài cá trong định được 32 loài cá kinh tế thuộc 22 họ, trong đó tự nhiên có giá trị sử dụng đồng thời có sản lượng nhiều loài có giá trị kinh tế cao như cá ngát (Plotosus cao tạo thu nhập kinh tế cao cho ngư dân khai thác canius), cá úc thép (Osteogeneiosus militaris), cá úc [13]. Các nhóm loài kinh tế chủ đạo đặc trưng cho trắng (Arius microcephalus), cá khoai (Harpadon từng loại nghề khai thác. Nghề lưới kéo với thành nehereus), cá chét (Eleutheronemce tetradactylum), cá phần loài khai thác đa dạng nên số lượng loài có giá phèn vàng (Polynemus melanochir), cá uốp (Johnius trị kinh tế bắt gặp nhiều nhưng tỷ lệ sản lượng trên belangerii), cá sửu răng lớn (Otolithes ruber), cá đuối mỗi loài thấp. Ngược lại, đối với nghề lưới rê, nhóm ngói (Dasyatis imbricatus)... [8]. Ở vùng ven biển Sóc cá có giá trị kinh tế vừa có sản lượng cao vừa có tỷ Trăng - Bạc Liêu cũng đã xác định được 60 loài cá có lệ sản lượng tương đối cao trên mỗi loài. So sánh với giá trị kinh tế thuộc 49 giống, trong 29 họ. Trong đó, hiện trạng khai thác hải sản ở tỉnh Sóc Trăng cho các loài cá có kích thước nhỏ nhưng số lượng nhiều thấy có sự tương đồng với các loài kinh tế được ghi như cá cơm thường (Stolephorus commersonnii), cá nhận, tức là nghề lưới kéo có số lượng loài cao nhất cơm Ấn Độ (Stolephorus indicus), cá chỉ vàng với 34 loài, tiếp theo là nghề lưới rê (19 loài) và (Selaroides leptolepis), cá nục (Decapterus kurroides), đóng đáy (8 loài). Nghiên cứu cũng cho thấy rằng, cá bống kèo vẩy nhỏ (Pseudapocryptes elongatus) [6]. đối tượng đánh bắt của nghề lưới kéo đa dạng, bao Nhìn chung, thành phần loài bắt gặp trong các gồm tất cả các loài hải sản như: cá, giáp xác, nhuyễn nghề khai thác chính ở vùng biển Trà Vinh tương thể, trong khi đối tượng khai thác của nghề lưới rê đối đa dạng và đặc trưng theo nghề, với các loài là những loài cá có kích thước lớn, giá trị kinh tế thuộc nhóm cá đáy và gần đáy chiếm ưu thế. Sản cao và đối với nghề đóng đáy thì chủ yếu là giáp xác lượng khai thác có tính chất đa tạp với nhóm cá tạp bao gồm tôm, cua, ghẹ và ruốc [24]. chiếm tỷ lệ cao, cao nhất là nghề lưới kéo và nghề Các loài cá kinh tế bản địa ở vùng biển ven bờ rập xếp, tương ứng số lượng loài bắt gặp trong dọc cửa sông Cửu Long đã xác định được 56 loài, nhóm này gần 70% tổng số loài bắt gặp (192/276 bao gồm: 30 loài cá, 20 loài động vật giáp xác và 6 loài) với nhóm tôm là đối tượng kinh tế chủ đạo và loài động vật thân mềm 1. Nhóm tôm được xem là các loài kinh tế thuộc nhóm cá đa số là các loài đặc nhóm có giá trị kinh tế quan trọng đối với các nghề trưng cho vùng nước lợ - mặn. khai thác ven bờ, đặc biệt là nghề lưới kéo. Nguồn 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT lợi tôm biển họ Penaeidae ở vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long đã xác định được 26 loài thuộc 5.1. Kết luận 9 giống, trong đó có 4 giống quan trọng đối với Kết quả khảo sát đa dạng thành phần loài theo nghề nuôi và khai thác: Penaeus, Fenneropenaeus, các nghề khai thác ở vùng biển Trà Vinh đã bắt gặp Metapenaeus và Metapenaeopsis [16]. Ở vùng biển được 276 loài thuộc 181 giống, 85 họ và 33 bộ. Trong Sóc Trăng - Bạc Liêu cũng xác định được 18 loài đó, nhóm cá đáy và gần đáy với số lượng loài nhiều 74 TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021
  9. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ nhất là 91 loài (chiếm 33%); tiếp theo là nhóm cá rạn lưới kéo hoạt động tại vùng biển ven bờ huyện là 60 loài (chiếm 21,7%); nhóm tôm là 27 loài (chiếm Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh”, Tạp chí Nông 9,8%); nhóm cá nổi là 26 loài (chiếm 9,4%); nhóm cua, nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 11/2020, ghẹ là 19 loài (chiếm 6,9%); nhóm cá đáy ăn nổi là 16 tr 91-99. loài (chiếm 5,8%); nhóm chân đầu là 14 loài (chiếm 4. Lê Thị Thu Thảo và Nguyễn Văn Lục, 2001. 5,1%); nhóm chân bụng là 12 loài (chiếm 4,3%); nhóm “Góp phần tìm hiểu thành phần loài cá vùng ven tôm tít là 10 loài (chiếm 3,6%) và thấp nhất là nhóm biển - Cửa sông tỉnh Bến Tre”, trong Tuyển tập sam với 1 loài được bắt gặp (chiếm 0,4%). Tỷ lệ sản nghiên cứu biển, tập XI, tr 201-210. lượng ở nghề lưới kéo chiếm cao nhất là nhóm cá tạp 5. Lê Văn Tâm và Trần Văn Việt, 2014. “Đánh giá (45,6%), nghề lưới rê là nhóm cá chợ (chiếm 48,4%), tình hình khai thác ruốc (Acetes spp.) bằng nghề đáy là nhóm ruốc (chiếm 62,2%), nghề rập xếp nghề lưới đáy ở vùng ven biển đồng bằng sông là nhóm cá tạp (chiếm 34,2%). Các loài kinh tế của các nghề khai thác chính ở vùng biển Trà Vinh bao Cửu Long”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học gồm 53 loài thuộc 46 giống và 28 họ và đã ghi nhận 8 Cần Thơ, Phần B: Nông nghiệp, Thủy sản và loài ở các mức độ nguy cấp khác nhau theo Danh lục Công nghệ Sinh học: 33 (2014), tr 116-121. đỏ IUCN Red List. 6. Mai Viết Văn, Nguyễn Anh Tuấn, Trần Đắc 5.2. Đề xuất Định, và Hà Phước Hùng, 2010. “Đặc điểm thành phần loài và tính chất khu hệ cá, tôm Nguồn lợi hải sản vùng biển Trà Vinh tương đối phân bố ở vùng ven biển Sóc Trăng-Bạc Liêu”, phong phú và đa dạng, nhưng hiện nay dưới sự tác Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, số 15a-2010, động của nhiều loại hình khai thác làm cho nguồn tr 232-240. lợi hải sản nơi đây có dấu hiệu suy giảm. Đây là kết quả nghiên cứu, bước đầu công bố về thành phần 7. Nakabo, T., 2000. Fishes of Japan with pictorial loài trong các nghề khai thác chính ở vùng biển Trà keys to the species. Japan: English edition I. Vinh. Vì vậy, các thông tin này cần được tham khảo Tokai University Press. nhằm đưa ra các biện pháp quản lý khai thác và bảo 8. Nguyễn Huỳnh Ngọc Châu và Trương Hoàng vệ nguồn lợi theo hướng phát triển bền vững. Minh, 2013. “Thành phần loài tôm, cá phân bố ở LỜI CẢM ƠN khu vực ven biển huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Nhóm tác giả gửi lời cảm ơn đến Đề án: “Điều Thơ, Phần B: Nông nghiệp, Thủy sản và Công tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản tỉnh Trà Vinh” và nghệ Sinh học: 25 (2013), tr 239-246. tập thể các nhà khoa học thuộc Phân Viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam đã thu thập và cho phép 9. Nguyễn Phước Triệu, Nguyễn Xuân Thi, Cao chúng tôi được sử dụng số liệu để hoàn thành bài báo Văn Hùng, và Trần Bảo Chương, 2020. “Bước này. Xin chân thành cảm ơn./. đầu nghiên cứu đa dạng thành phần loài hải sản tầng đáy vùng ven biển Vũng Tàu - Bến Tre”, TÀI LIỆU THAM KHẢO Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 1. Cao Văn Hùng, Trần Đắc Định, Nguyễn Phước tháng 11/2020. Triệu, và Trần Bảo Chương, 2020. “Biến động 10. Nguyễn Xuân Đồng và Phạm Thanh Lưu, 2017. thành phần loài hải sản vùng biển ven bờ dọc “Đa dạng thành phần loài cá vùng ven biển tỉnh cửa sông Cửu Long”, Tạp chí Nông nghiệp và Bạc Liêu”, Tạp chí Công nghệ sinh học, 15(3A), phát triển nông thôn, tháng 11/2020, tr 240-246. tr 95-104. 2. Carpenter Kent E. và Volker H. Niem, 1998. 11. Nguyễn Thanh Long, 2015. “Nghiên cứu nghề FAO species identification guide for fisheries lưới rập xếp ở tỉnh Cà Mau”, Tạp chí Khoa học purpose - The Living Marine Resources of the Trường Đại học Cần Thơ, Phần B: Nông nghiệp, Western Central Pacific, 1-6. Thủy sản và Công nghệ Sinh học: 41 (2015), tr 3. Đỗ Đình Minh và Hoàng Văn Tính, 2020. “Đánh 94-100. giá mức độ gây hại nguồn lợi thủy sản của nghề TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021 75
  10. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 12. Nguyễn Thanh Long, Huỳnh Văn Hiền, Mai 20. Tống Xuân Tám, Lâm Hồng Ngọc, và Phạm Thị Viết Văn, Trần Đắc Định, và Naoki Tojo, 2018. Ngọc Cúc, 2014. “Nghiên cứu thành phần loài “Đánh giá hoạt động khai thác thủy sản ở đồng cá ở lưu vực hạ lưu sông Hậu thuộc tỉnh Trà bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Khoa học Trường Vinh và tỉnh Sóc Trăng”, Tạp Chí Khoa học Đại Đại học Cần Thơ, Tập 54, số 7B, tr 102-109. học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, số 64 năm 13. Nguyễn Thanh Tùng, 2019. Bảo vệ và phát triển 2014, tr 49-57. nguồn lợi các loài cá nước ngọt đồng bằng sông 21. Tống Xuân Tám và Nguyễn Thị Như Hân, 2015. Cửu Long. Nhà xuất bản Nông nghiệp, năm “Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân 2019. bố cá ở hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ, 14. Nguyễn Văn Chiêm, 2007. “Những thách thức thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa học trong thực thi pháp luật để bảo vệ nguồn lợi thủy ĐHSP TPHCM, Số 2(67), tr 133-148. sản”, Thông tin Khoa học và Công nghệ - Kinh tế 22. Trần Đắc Định và cs, 2013. Mô tả định loại cá thủy sản, Số 08/2007, tr 8-11. đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Nhà xuất 15. Nguyễn Văn Lục và Nguyễn Phi Uy Vũ, 2006. bản Đại học Cần Thơ. “Thành phần loài cá vùng ven biển-cửa sông 23. Trần Văn Cường, Vũ Việt Hà, và Nguyễn Quang tỉnh Trà Vinh”, trong Tuyển tập nghiên cứu biển, Hùng, 2016. “Đặc điểm nguồn lợi hải sản vùng tập XIII, Khoa học và Kỹ thuật, 2003, tr 197-206. biển ven bờ trong mùa gió Đông Bắc năm 16. Nguyễn Văn Thường, 2006. “Cập nhật về hệ 2015”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thống định danh tôm biển và nguồn lợi tôm họ thôn, tháng 11/2016, tr 38-47. penaeidae ở vùng ven biển đồng bằng sông Cửu 24. Trịnh Kiều Nhiên và Trần Đắc Định, 2012. Long”, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Trường “Hiện trạng khai thác và quản lý nguồn lợi hải Đại học Cần Thơ, tr 134-143. sản ở tỉnh Sóc Trăng”, Tạp chí Khoa học Trường 17. Nguyen Xuan Huan, Nguyen Thi Duyen, và Đại học Cần Thơ, 24b, tr 46-55. Nguyen Thanh Nam, 2016. “Fish Species 25. Võ Thành Toàn, Hà Phước Hùng, và Trần Đắc Composition in the Dinh An Estuary, Tra Vinh Định, 2009. “Biến động thành phần loài và sản Province”, VNU J. Sci. Nat. Sci. Technol., Vol. lượng tôm, cá ở các tuyến sông chính của tỉnh 32, No. 1S (2016), tr 69-76. Bạc Liêu”, Tuyển tập hội nghị khoa học toàn quốc về sinh học biển và phát triển bền vững 18. Nguyễn Xuân Huấn, Nguyễn Thành Nam, và năm 2009, tr 322-330. Nguyễn Đức Hải, 2017. “Đa dạng thành phần loài cá ở vùng cửa sông Cổ Chiên, tỉnh Bến 26. Vũ Trung Tạng, 2005. “Đa dạng sinh học của khu hệ cá cửa sông và nghề cá cửa sông, những Tre”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà giải pháp quản lý cho phát triển bền vững”, Nội, Tập 33, số 1S (2017), tr 246-256. trong Kỷ yếu hội thảo toàn quốc: Bảo vệ Môi 19. Phạm Văn Tuấn, Lại Huy Toản, và Phan Đăng trường và Nguồn lợi thủy sản, Nhà xuất bản Liêm, 2019. “Tác động xâm hại của một số nghề Nông nghiệp, tr 268-277. khai thác đến nguồn lợi hải sản”, trong Tuyển 27. https://www.iucnredlist.org/version 2021-1 tập báo cáo khoa học toàn quốc 2019, Sinh học 28. https://www.fishbase.in/search.php đến và Phát triển bền vững, Nhà xuất bản Khoa học 7.2021 Tự nhiên và Công nghệ, tr 328-336. 76 TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021
  11. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ THE DIVERSITY OF SPECIES COMPOSITION IN MAIN FISHING GEAR OF TRA VINH SEAWATER AREA Cao Van Hung, Nguyen Phuoc Trieu Summary This report based on survey data on species composition in catches of main fishing gears (trawl nets, gill nets, ...) in the seawater area of Tra Vinh province in the northeast monsoon season (November 2020) and Southwest (May 2021), the results of study show that 276 species belonging to 181 genera, 85 families and 33 orders have been encountered. In which, demersal fish was largest number of species with 91 species (33.0%); followed by reef-associated fish with 60 species (21.7%); shrimp with 27 species (9.8%); pelagic fish with 26 species (9.4%); crabs with 19 species (6.9%); benthopelagic fish with 16 species (5.8%); cephalopods with 14 species (5.1%); gastropod with 12 species (4.3%); the mantis shrimp was 10 species (3.6%) and the lowest was the horseshoe crab with 1 species found (0.4%). Trash fish group dominates in trawls (45.6%), while gill net is commercial fish (48.4%), stow net is paste shrimp (62.2%) and traps with trash fish (34.2%). 53 economic species belonging to 46 genera and 28 families have been identified in the catches, and 8 species have been recorded in the IUCNRed List at different levels. Keywords: Fishing, economic species, marine resources, species composition, Tra Vinh province. Người phản biện: PGS.TS. Nguyễn Xuân Huấn Ngày nhận bài: 10/8/2021 Ngày thông qua phản biện: 10/9/2021 Ngày duyệt đăng: 17/9/2021 TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021 77
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2