intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thành phần loài và phân bố nguồn lợi hải sản ở vùng biển tỉnh Bến Tre

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

13
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu được thực hiện tại vùng biển tỉnh Bến Tre từ tháng 11/2020 đến tháng 6/2021 nhằm xác định đa dạng thành phần loài và phân bố nguồn lợi hải sản ở vùng biển Bến Tre. Phương pháp diện tích được sử dụng để đánh giá phân bố nguồn lợi thủy sản ở vùng biển này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thành phần loài và phân bố nguồn lợi hải sản ở vùng biển tỉnh Bến Tre

  1. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ NGUỒN LỢI HẢI SẢN Ở VÙNG BIỂN TỈNH BẾN TRE Cao Văn Hùng1, Nguyễn Phước Triệu1, Trần Bảo Chương1, Phạm Xuân Thái2 TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện tại vùng biển tỉnh Bến Tre từ tháng 11/2020 đến tháng 6/2021 nhằm xác định đa dạng thành phần loài và phân bố nguồn lợi hải sản ở vùng biển Bến Tre. Phương pháp diện tích được sử dụng để đánh giá phân bố nguồn lợi thủy sản ở vùng biển này. Kết quả 2 chuyến điều tra nguồn lợi hải sản bằng lưới kéo tầng đáy ở vùng biển Bến Tre đã xác định được 276 loài thuộc 180 giống, 88 họ. Mùa gió Tây Nam bắt gặp 169 loài và mùa gió Đông Bắc là 220 loài. Nhóm cá đáy chiếm ưu thế trong cấu trúc thành phần loài bắt gặp (142 loài), tiếp đến là nhóm giáp xác (61 loài). Tôm choán (Parapenaeopsis hardwickii) chiếm ưu thế ở vùng biển ven bờ, chiếm 11,4% vào mùa gió Đông Bắc và 9,3% ở mùa gió Tây Nam. Ở vùng lộng, cá bò gai (Paramonacanthus japonicus) chiếm ưu thế trong sản lượng với 21,9% ở mùa gió Đông Bắc và 13,8% ở mùa gió Tây Nam. Năng suất khai thác trung bình (CPUE) ở mùa gió Đông Bắc là 32,0±23,3 kg/giờ và mùa gió Tây Nam là 18,4±23,3 kg/giờ. Mật độ phân bố trung bình (CPUA) nguồn lợi hải sản ở vùng biển Bến Tre là 714±709 kg/km2, ở vùng biển ven bờ là 1.072±821 kg/km2 và ở vùng lộng là 535±577 kg/km2. Mùa gió Đông Bắc trung bình 931±632 kg/km2 và mùa gió Tây Nam là 497±495 kg/km2. Từ khóa: Nguồn lợi hải sản, Bến Tre, thành phần loài, CPUE, CPUA. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 3F với các nghề lưới kéo, lồng bẫy bát quái, nghề te xiệp và nghề đăng đáy là những nghề có tính xâm Vùng biển Bến Tre có chiều dài đường bờ biển hại cao đến nguồn lợi hải sản [6]. Vì vậy, trước thực 65 km với ba huyện giáp biển là Bình Đại, Ba Tri và trạng trên việc đánh giá hiện trạng thành phần loài Thạnh Phú. Nguồn lợi hải sản nơi đây đa dạng và và nguồn lợi hải sản ở vùng biển Bến Tre là cần phong phú đặc trưng cho vùng cửa sông ven biển với 149 loài đã được xác định thuộc 84 giống, 51 họ thiết. Bài báo cung cấp thông tin về thành phần loài [1]. Vùng cửa sông Hàm Luông với nguồn lợi cá và sự phân bố nguồn lợi ở vùng biển Bến Tre trong không những đa dạng về thành phần loài mà còn đa mùa gió Đông Bắc và Tây Nam làm cơ sở cho việc dạng về hệ sinh thái với 114 loài cá thuộc 54 họ đã bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi hải sản tại địa phương. được xác định [7]. Vùng cửa sông Cổ Chiên đã xác định 142 loài trong 45 họ, trong đó 52 loài cá (chiếm 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36,62%) được xác định là có giá trị kinh tế cao [5]. 2.1. Thời gian và phạm vi nghiên cứu Cửa sông và vùng ven bờ là những hệ sinh thái có năng suất sơ cấp cao nhất, được ghi nhận như là bãi Nghiên cứu được thực hiện trong 2 chuyến ương dưỡng của các loài thủy sản [13]. Trong hệ điều tra nguồn lợi hải sản bằng lưới kéo đáy, đại thống sinh thái của đới ven bờ biển nhiệt đới và cận diện cho hai mùa gió Đông Bắc (chuyến tháng nhiệt đới, hệ sinh thái các cửa sông và vùng ven bờ, 11/2020) và mùa gió Tây Nam (chuyến tháng chịu tác động của nguồn nước đổ ra từ sông và thuỷ 5/2021). Phạm vi nghiên cứu là vùng biển ven bờ và triều được xem là một trong những hệ sinh thái đa vùng lộng thuộc vùng biển tỉnh Bến Tre. dạng và phong phú nhất, nhưng cũng nhạy cảm và Các trạm vị điều tra ở vùng biển Bến Tre được dễ tổn thương nhất [11]. Hiện nay, tình hình khai thiết kế bao gồm 30 trạm, trong đó vùng bờ là 10 thác hải sản vùng biển ven bờ đang diễn ra quá mức trạm và vùng lộng là 20 trạm, khoảng cách giữa các 1 trạm trên mỗi mặt cắt ngang là 15 hải lý và mặt cắt Phân viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam dọc là 7,5 hải lý. Sơ đồ trạm vị điều tra ở vùng biển Email: hungrimf@gmail.com 2 Sinh viên Đại học Nha Trang Bến Tre được thể hiện chi tiết ở Hình 1. 58 TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021
  2. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Hình 1. Sơ đồ các trạm vị điều tra ở vùng biển tỉnh Bến Tre 2.2. Phương pháp thu mẫu thương phẩm. Đơn vị sử dụng để tính toán là%, thống kê mô tả được sử dụng để tính toán chỉ số này: Tàu được sử dụng trong chuyến điều tra là tàu của ngư dân ở tỉnh Bến Tre (BT-91015-TS) có công suất là 343 CV. Ngư cụ sử dụng là lưới kéo đáy cá với chiều dài giềng phao là 16 m, giềng chì là 20 m và kích thước mắt lưới ở đụt 2a=25 mm. Tại mỗi Trong đó: Pi là thành phần sản lượng của nhóm trạm điều tra, tiến hành đánh 1 mẻ lưới, thời gian loài thứ i; n là số lượng mẫu thu thập được; Catchi là kéo trung bình 60 phút và tốc độ kéo lưới > 3 hải sản lượng của nhóm loài thứ i ở mẫu thứ j, Catch là lý/giờ. Các loài xuất hiện trong mẻ lưới được định tổng sản lượng của mẫu thứ j. danh trực tiếp đến loài, cân khối lượng và đếm số Mật độ phân bố của các nhóm loài hải sản được con. Việc lấy mẫu phụ được tiến hành trong trường ước tính theo công thức: hợp mẻ lưới có sản lượng cao và thực hiện theo “Sổ tay hướng dẫn thu thập số liệu điều tra nguồn lợi hải CPUA i = ∑ CPUA ik và sản trên tàu nghiên cứu ở biển Việt Nam” của Viện ni Nghiên cứu Hải sản. Cik CPUA ik = Thành phần loài được phân tích bằng phương t ik * Vik * D pháp so sánh hình thái chủ yếu dựa trên các tài liệu Trong đó: CPUA ik là mật độ phân bố phân loại như: “FAO species identification guide for (kg/km2) của các nhóm loài hải sản ở trạm thứ k fisheries purpose: The living marine Resources of thuộc vùng i; Cik, tik, Vik là sản lượng, thời gian và the Western Central Pacific” [10]; “Fishes of Japan tốc độ kéo lưới của mẻ lưới ở trạm thứ k thuộc vùng with pictorial keys to the species” [14] và “Mô tả i; D là độ mở ngang của miệng lưới kéo [12]. định loại cá đồng bằng sông Cửu Long” [8]. Cập nhật tên khoa học và xếp loại các nhóm sinh thái Số liệu được nhập và phân tích theo phương theo Fishbase (Fishbase.org). pháp thống kê mô tả thông thường trên phần mềm Microsoft Excel 2016, phần mềm thông tin địa lý 2.3. Phương pháp xử lý số liệu Mapinfo 11.0 để xây dựng bản đồ các trạm vị Thành phần sản lượng của mỗi loài (nhóm loài) nghiên cứu và phân bố các loài hải sản. được ước tính dựa vào lượng mẫu thu được của nhóm TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021 59
  3. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN loài bắt gặp có sự thay đổi theo mùa gió và theo vùng biển, mùa gió Tây Nam có số lượng loài bắt 3.1. Đa dạng và cấu trúc thành phần loài gặp là 169 loài thấp hơn mùa gió Đông Bắc là 220 Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, thành phần loài và vùng biển ven bờ có số lượng loài là 190 loài loài bắt gặp trong vùng biển ven bờ và vùng lộng thấp hơn so với vùng lộng là 201 loài. Cụ thể số tỉnh Bến Tre trong mùa gió Đông Bắc và mùa gió lượng loài chỉ bắt gặp ở mùa gió Tây Nam là 56 loài Tây Nam là 276 loài thuộc 180 giống, 88 họ. Trong và trong mùa gió Đông Bắc là 107 loài. Tương tự, số đó, nhóm cá có 186 loài (chiếm 67,39%), nhóm động lượng loài chỉ bắt gặp ở vùng biển ven bờ là 75 loài vật giáp xác có 61 loài (chiếm 22,1%) và nhóm động và ở vùng lộng là 87 loài. Kết quả được thể hiện ở vật thân mềm có 29 loài (chiếm 10,51%). Số lượng Bảng 1. Bảng 1. Thành phần loài bắt gặp ở vùng biển ven bờ và vùng lộng tỉnh Bến Tre Đông Bắc Tây Nam Chung Vùng biển Họ Giống loài Họ Giống loài Họ Giống loài Ven bờ 56 102 142 45 79 115 65 128 190 Vùng lộng 59 109 156 51 84 115 67 133 201 Tổng cộng 77 152 220 62 114 169 88 180 276 Một số loài đặc trưng cho vùng biển ven bờ như: philargius); cá mó (Iniistius spp.); cá trác (Priacanthus cá khoai (Harpadon nehereus); cá phèn vàng spp.); cá phèn đen (Upeneus tragula); mực nang mắt (Polynemus melanochir); cá đù xiêm (Johnius cáo (Sepia lycidas); mực nang vân hổ (Sepia trachycephalus); cá sửu răng nhỏ (Panna microdon); pharaonis)… cá lành canh vành (Coilia rebentischii); cá úc chấm Cấu trúc thành phần loài ở vùng biển Bến Tre (Arius maculatus); cá ngát (Plotosus canius); cá bống qua kết quả nghiên cứu cho thấy, nhóm cá đáy và chấm (Aulopareia janetae); cá bống đều (Trypauchen nhóm giáp xác có số lượng loài bắt gặp chiếm ưu vagina); cá cơm thái (Stolephorus dubiosus); cua xanh thế ở cả vùng biển ven bờ và vùng lộng với số lượng (Scylla paramamosain) và sam biển (Tachypleus loài bắt gặp lần lượt là 142 loài và 61 loài. Trong đó, tridentatus)… Đây là những loài phân bố ở vùng nước số lượng loài cá đáy bắt gặp có sự tương đồng giữa 2 nông và đặc trưng cho vùng hệ sinh thái cửa sông ven vùng biển; nhóm cá rạn, cá nổi, chân đầu có số biển với độ mặn thấp. Tương tự, các loài bắt gặp ở lượng loài bắt gặp ở vùng lộng cao hơn ở vùng biển vùng lộng sống ở môi trường có độ mặn cao hơn và ít ven bờ. Ngược lại, nhóm số lượng loài giáp xác bắt biến động với một số loài đặc trưng như: cá bò gai gặp ở vùng biển ven bờ nhiều hơn so với vùng lộng. (Paramonacanthus japonicus); cá bơn (Engyprosopon Kết quả chi tiết về cấu trúc thành phần loài vùng grandisquama); cá bơn (Cynoglossus kopsii); cá liệt sọc biển Bến Tre được thể hiện ở Bảng 2. to (Equulites lineolatus); cua hộp (Calappa Bảng 2. Cấu trúc thành phần loài vùng biển ven bờ và vùng lộng tỉnh Bến Tre Vùng bờ Vùng lộng Chung Nhóm hải sản Họ Giống Loài Họ Giống Loài Họ Giống Loài Cá đáy 33 63 90 42 71 101 49 97 142 Cá nổi 6 14 17 5 12 16 6 17 22 Cá rạn 11 12 13 13 18 20 15 20 22 Chân đầu 4 9 13 5 10 18 5 10 19 Giáp xác 14 31 51 8 26 42 16 37 61 Khác 6 6 6 4 4 4 10 10 10 3.2. Thành phần sản lượng ở vùng lộng các họ chiếm ưu thế là: họ cá bò một gai (Monacanthidae) có tỷ lệ sản lượng cao nhất Thành phần sản lượng khai thác có sự khác chiếm 19,9% tổng sản lượng; họ cá mối biệt lớn giữa vùng biển ven bờ và vùng lộng, cụ thể 60 TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021
  4. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ (Synodontidae) chiếm 15,7%; họ cua bơi cao tiếp theo là họ cá đù (Sciaenidae); họ tôm tít (Portunidae) chiếm 10,1%; họ mực ống chiếm 6,1%; (Squillidae) chiếm 6,1%; họ mực nang (Sepiidae) họ mực nang (Sepiidae) chiếm 5,7% và họ tôm he chiếm 5,7%. Xét về thành phần sản lượng theo mùa (Penaeidae) chiếm 5,3%. Ngược lại, vùng biển ven gió thì không có sự khác biệt nhiều giữa mùa gió bờ họ chiếm ưu thế là họ tôm he (Penaeidae) và họ Đông Bắc và Tây Nam. Kết quả chi tiết về thành cua bơi (Portunidae) với tỷ lệ sản lượng lần lượt là phần sản lượng theo từng vùng biển và mùa gió 24,3% và 23,6% tổng sản lượng; các họ có sản lượng được thể hiện ở Hình 2, 3. Hình 2. Thành phần sản lượng vùng biển ven bờ tỉnh Bến Tre Ở vùng biển ven bờ vào mùa gió Đông Bắc inermis) chiếm 3,2%... Tương tự, vào mùa gió Tây thành phần trong sản lượng chiếm ưu thế là: tôm Nam các loài chiếm ưu thế là: ghẹ hasta choán (Parapenaeopsis hardwickii) chiếm 11,4% (Xiphonectes hastatoides) chiếm 13,4%; tiếp theo là tổng sản lượng, tiếp theo là ghẹ affinis (Charybdis tôm vỏ lông (Metapenaeopsis barbata) chiếm 9,8%; affinis) chiếm 11,1%; tôm tít gravie (Oratosquillina tôm choán (Parapenaeopsis hardwickii) chiếm 9,3%; gravieri) chiếm 6,6%; ghẹ trán thẳng (Charybdis ghẹ gai (Matuta planipes) chiếm 8,0% và mực nang truncata) chiếm 5,2%; tôm giang (Parapenaeopsis bầu (Sepiella inermis) chiếm 4,9%... gracillima) chiếm 3,7%; mực nang bầu (Sepiella Hình 3. Thành phần sản lượng vùng lộng tỉnh Bến Tre Đối với vùng lộng vào mùa gió Đông Bắc thành mực ống (Uroteuthis chinensis) chiếm 6,5%; cá mối phần trong sản lượng chiếm ưu thế là loài cá bò gai vạch (Saurida undosquamis) chiếm 5,9%; và cua (Paramonacanthus japonicus) với tỷ lệ sản lượng cúm (Galene bispinosa) chiếm 5,6%... cao nhất chiếm 21,9%; tiếp theo là cá mối vạch 3.3. Năng suất khai thác và phân bố nguồn lợi (Saurida undosquamis) chiếm 6,5%; cá giả bống vây Năng suất khai thác ở vùng biển Bến Tre trong lưng dài (Parapercis filamentosa) chiếm 4,0% và ghẹ mùa gió Đông Bắc trung bình là 32,0±23,3 kg/giờ dĩa (Portunus haanii) chiếm 4,0%... Tương tự, vào và mùa gió Tây Nam là 18,4±23,3 kg/giờ. Phân tích mùa gió Tây Nam loài cá bò gai (Paramonacanthus cho thấy, năng suất khai thác giữa hai mùa gió ở japonicus) cũng là đối tượng chiếm ưu thế trong sản vùng biển Bến Tre có sự sai khác có ý nghĩa thống lượng với tỷ lệ sản lượng chiếm 13,8%; tiếp theo là TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021 61
  5. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ kê (p=0,03). Đối với vùng biển ven bờ, năng suất Đối với vùng biển ven bờ, mật độ phân bố trung khai thác trung bình mùa gió Tây Nam là 38,1±31,0 bình mùa gió Đông Bắc là 1.113±755 kg/km2 và kg/giờ và mùa gió Đông Bắc là 38,4±23,3 kg/giờ. mùa gió Tây Nam là 1.031±922 kg/km2. Mật độ Năng suất khai thác trung bình chung ở vùng biển chiếm ưu thế trong vùng biển ven bờ ở mùa gió ven bờ Bến Tre là 38,3±19,1 kg/giờ. Kết quả phân Đông Bắc và Tây Nam đều là nhóm giáp xác, tiếp tích cho thấy, không có sự sai khác về năng suất đến là nhóm cá đáy. Trong đó, mùa gió Đông Bắc khai thác ở vùng biển ven bờ tỉnh Bến Tre trong phân bố trung bình nhóm giáp xác ở vùng ven bờ là mùa gió Đông Bắc năm 2020 và Tây Nam năm 2021 671±587 kg/km2 và 664±701 đối với mùa gió Tây (p=0,98). Đối với vùng lộng, năng suất khai thác Nam. Nhóm cá đáy là 248±175 đối với mùa gió trung bình đạt 18,7±12,5 kg/giờ. Năng suất khai Đông Bắc và 215±192 đối với mùa gió Tây Nam. thác ở mùa gió Đông Bắc trung bình là 28,8±23,2 Ở vùng lộng, phân bố trung bình ở các trạm kg/giờ và mùa gió Tây Nam là 8,5±7,8 kg/giờ. Kết trong mùa gió Đông Bắc là 841±642 kg/km2 và mùa quả phân tích thống kê cho thấy, có sự sai khác gió Tây Nam là 229±272 kg/km2. Khác với vùng ven giữa năng suất khai thác ở mùa gió Đông Bắc và bờ, vùng lộng nhóm nguồn lợi cá đáy chiếm ưu thế mùa gió Tây Nam ở vùng lộng tỉnh Bến Tre trong phân bố nguồn lợi, tiếp đến là nhóm cá rạn, (p=0,0007). Biến động năng suất khai thác ở vùng nhóm giáp xác đối với mùa gió Đông Bắc và nhóm biển Bến Tre được thể hiện hình 4. giáp xác, cá rạn và nhuyễn thể chân đầu ở mùa gió Tây Nam. Nhóm nguồn lợi cá đáy phân bố trung bình 266±206 kg/km2 ở mùa gió Đông Bắc và 76,7±68,3 kg/km2 ở mùa gió Tây Nam. Nhóm cá rạn mật độ phân bố trung bình là 255±303 kg/km2 và 50,0±56,2 kg/km2 tương ứng mùa gió Đông Bắc và mùa gió Tây Nam. Nhóm giáp xác là 207±220 kg/km2 ở mùa gió Đông Bắc và 69,1±201,9 kg/km2 ở mùa gió Tây Nam. Xét chung cho các chuyến điều tra cho thấy ở Hình 4. Biến động năng suất khai thác trung bình ở mùa gió Đông Bắc năm 2020, nguồn lợi hải sản các trạm điều tra vùng biển tỉnh Bến Tre phân bố đều hơn ở các trạm điều tra, tập trung ở vùng ven bờ với nhóm giáp xác chiếm ưu thế (trạm Mật độ phân bố trung bình nguồn lợi hải sản ở 1, 4, 6) và vùng lộng là trạm 17 với nhóm cá rạn vùng biển ven bờ và vùng lộng là 714±709 kg/km2. chiếm ưu thế, trạm 22 với sự phân bố đều giữa các Trong đó, mật độ phân bố trung bình ở vùng biển ven bờ là 1.072±821 kg/km2, cao hơn so với mật độ nhóm nguồn lợi. Đối với mùa gió Tây Nam, mật độ phân bố trung bình ở vùng lộng là 535±577 kg/km2. phân bố nguồn lợi nhiều nhất tại trạm số 7, trạm số 10 (vùng lộng) và các trạm số 6, 12 (vùng bờ) với Mật độ phân bố trung bình ở mùa gió Đông nhóm nguồn lợi chiếm ưu thế là nhóm giáp xác. Bắc cao hơn mùa gió Tây Nam. Ở mùa gió Đông Mật độ phân bố nguồn lợi tập trung ở vùng biển ven Bắc, mật độ phân bố trung bình 931±632 kg/km2 bờ, vùng lộng giáp vùng biển Tiền Giang và Vũng dao động từ 47-2.945 kg/km2 và mùa gió Tây Nam Tàu. Chi tiết phân bố nguồn lợi hải sản vùng biển là 497±495 kg/km2 dao động từ 57-3.093 kg/km2. Bến Tre được thể hiện tại hình 5 và hình 6. Kết quả phân tích cho thấy có sự sai khác có ý nghĩa về phân bố nguồn lợi hải sản ở vùng biển Bến Thành phần loài bắt gặp ở vùng biển Bến Tre Tre trong mùa gió Đông Bắc và mùa gió Tây Nam ở trong 2 chuyến điều tra bằng lưới kéo đáy cá cho các trạm điều tra (p=0162). Kết quả phân tích đối thấy khá đa dạng so với nghiên cứu của Trần Đắc với các nhóm nguồn lợi thì phân bố của nhóm Định và cs (2021) [9]. Kết quả điều tra vùng biển nhuyễn thể chân đầu, nhóm giáp xác không có sự ven bờ tỉnh Bến Tre năm 2018-2019 cho thấy đã bắt sai khác ở hai mùa gió (p>0,05). Nhóm cá đáy gặp 164 loài, 112 giống và 57 họ. Trong đó nhóm cá (p=0,006) và cá rạn (p=0,015) phân bố ở các trạm bắt gặp 110 loài thuộc 40 họ, giáp xác 41 loài thuộc điều tra có sự sai khác theo mùa gió. 9 họ. Tuy nhiên, nghiên cứu của Trần Đắc Định và 62 TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021
  6. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ cs (2013) chỉ giới hạn phạm vi vùng biển nghiên cứu nghiên cứu của Nguyễn Văn Lục (2003) được thực là vùng biển ven bờ với 8 trạm điều tra nên số lượng hiện ở cả vùng biển ven bờ Trà Vinh và Bến Tre với loài bắt gặp ít hơn trong nghiên cứu này (190 tổng số 72 mẻ lưới kéo. Kết quả nghiên cứu của loài/nhóm loài thuộc 128 giống và 65 họ ở vùng Nguyễn Phước Triệu và cs (2020) [2] ở vùng biển biển ven bờ) [8]. Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Vũng Tàu - Bến Tre đã bắt gặp 237 loài thuộc 75 họ Huấn và cs (2017) ở vùng cửa sông Cổ Chiên tỉnh hải sản. Trong đó có 153 loài cá, 61 loài giáp xác, 23 Bến Tre đã xác định được 142 loài cá thuộc 45 họ loài thân mềm. So với nghiên cứu này thì thành phần [5]. Thái Ngọc Trí và Hoàng Đức Đạt (2017) nghiên loài bắt gặp ở vùng biển Bến Tre nhiều hơn khoảng cứu khu hệ cá vùng cửa sông Hàm Luông đã bắt 39 loài do điều tra ở 2 mùa gió còn trong nghiên cứu gặp 114 loài cá thuộc 54 họ [7]. Nghiên cứu của của Nguyễn Phước Triệu và cs (2020) chỉ điều tra nguyễn Xuân Huấn và cs (2015) ở cửa sông Soài trong mùa gió Đông Bắc [2]. Tuy nhiên nếu xét Rạp cho thấy đã bắt gặp 131 loài cá thuộc 58 họ cá riêng mùa gió Đông Bắc thì thành phần loài bắt gặp [4]. Như vậy có thể thấy đa dạng thành phần loài ở vùng biển Bến Tre ít hơn 17 loài so với vùng biển bắt gặp ở vùng biển ven bờ tỉnh Bến Tre so với các Vũng Tàu - Bến Tre (237/220 loài) [2]. nghiên cứu trước đây là cao hơn. Tuy nhiên, trong Đối với vùng biển nghiên cứu, thành phần loài một số nghiên cứu của Nguyễn Xuân Huấn và cs bắt gặp ở mùa gió Đông Bắc đa dạng hơn mùa gió (2015, 2017) [4], [5], Lê Thị Thu Thảo và Nguyễn Tây Nam (220/169 loài) và vùng lộng đa dạng hơn Văn Lục (2001) [1], Thái Ngọc Trí và Hoàng Đức vùng ven bờ (201/190 loài). Đối với mùa gió Đông Đạt (2017) [7] thì thành phần loài ghi nhận không Bắc thì thành phần loài bắt gặp ở vùng lộng đa dạng chỉ có nhóm cá mà còn có nhóm nguồn lợi khác hơn vùng ven bờ (156/142) và mùa gió Tây Nam thì (giáp xác, nhuyễn thể,…), vì vậy những so sánh này thành phần loài bắt gặp có giá trị tương đương chỉ ở mức độ tương đối. Kết quả nghiên cứu của (115/115 loài). Đối với các nhóm nguồn lợi thì đa Nguyễn Văn Lục (2003) ở vùng biển Bến Tre và Trà dạng thành phần loài nhóm giáp xác ở vùng ven bờ Vinh đã ghi nhận 203 loài cá thuộc 49 họ [3]. Kết bắt gặp cao hơn vùng lộng nhưng các nhóm cá đáy, quả nghiên cứu này với 188 loài cá bắt gặp thì thành cá rạn san hô và nhuyễn thể chân đầu thì vùng lộng phần loài ít hơn nghiên cứu trước đây. Tuy nhiên, lại đa dạng hơn vùng ven bờ. Hình 5. Phân bố nguồn lợi hải sản ở vùng biển Bến Tre mùa gió Đông Bắc năm 2020 TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021 63
  7. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ . Hình 6. Phân bố nguồn lợi hải sản ở vùng biển Bến Tre mùa gió Tây Nam năm 2021 4. KẾT LUẬN cá bò gai (Paramonacanthus japonicus) chiếm ưu thế - Thành phần loài bắt gặp ở vùng biển ven bờ và trong sản lượng với 21,9% ở mùa gió Đông Bắc và vùng lộng tỉnh Bến Tre là là 276 loài thuộc 180 13,8% ở mùa gió Tây Nam. giống, 88 họ. Mùa gió Tây Nam bắt gặp là 169 loài - Năng suất khai thác ở 2 mùa gió có sự sai và mùa gió Đông Bắc là 220 loài. Vùng biển ven bờ khác có ý nghĩa. Năng suất khai thác trung bình ở bắt gặp 190 loài và vùng lộng là 201 loài. mùa gió Đông Bắc là 32,0±23,3 kg/giờ và mùa gió Tây Nam là 18,4±23,3 kg/giờ. - Nhóm cá đáy chiếm ưu thế trong cấu trúc thành phần loài bắt gặp (142 loài), tiếp đến là nhóm - Mật độ phân bố trung bình nguồn lợi hải sản ở giáp xác (61 loài), nhóm cá rạn, cá nổi và nhóm vùng biển Bến Tre là 714±709 kg/km2, ở vùng biển chân đầu có số loài dao động từ 19 loài - 22 loài. ven bờ là 1.072±821 kg/km2 và ở vùng lộng là 535±577 kg/km2. Mùa gió Đông Bắc trung bình - Thành phần sản lượng chiếm ưu thế ở vùng 931±632 kg/km2 và mùa gió Tây Nam là 497±495 lộng là họ cá bò (Monacanthidae) chiếm tỷ lệ 19,9% kg/km2. tổng sản lượng, họ cá mối ((Synodontidae) chiếm 15,7% và họ cua bơi (Portunidae) chiếm 10,1%. LỜI CẢM ƠN Chiếm ưu thế trong sản lượng vùng biển ven bờ là Để hoàn thành bài báo này, chúng tôi gửi lời họ tôm he (Penaeidae) và họ cua bơi (Portunidae) cảm ơn tới Phân Viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam với tỷ lệ là 24,3% và 23,6%, họ cá đù (Sciaenidae) là đơn vị chủ trì; Chủ nhiệm đề tài “Điều tra đánh 6,5%, họ tôm tít (Squillidae) chiếm 6,1%; họ mực giá nguồn lợi thủy sản, môi trường sống các loài thủy nang (Sepiidae) chiếm 5,7%. sản và nghề cá thương phẩm trên địa bàn tỉnh Bến - Tôm choán (Parapenaeopsis hardwickii) chiếm Tre” đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm tác giả. Xin ưu thế ở vùng biển ven bờ, chiếm 11,4% mùa gió trân trọng cảm ơn./. Đông Bắc và 9,3% ở mùa gió Tây Nam. Ở vùng lộng 64 TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021
  8. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TÀI LIỆU THAM KHẢO 7. Thái Ngọc Trí và Hoàng Đức Đạt, 2017. “Dẫn liệu về khu hệ cá sông Hàm Luông ở vùng hạ 1. Lê Thị Thu Thảo và Nguyễn Văn Lục, 2001. lưu sông Cửu Long”, trong Hội nghị khoa học “Góp phần tìm hiểu thành phần loài cá vùng ven toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần biển - Cửa sông tỉnh Bến Tre”, trong Tuyển Tập thứ 7, 2017, tr 460-466. Nghiên cứu Biển, tập XI, 2001, tr 201-210. 8. Trần Đắc Định và cs, 2013. Mô tả định loại cá 2. Nguyễn Phước Triệu, Nguyễn Xuân Thi, Cao đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Nhà xuất Văn Hùng và Trần Bảo Chương, 2020. Bước đầu bản Đại học Cần Thơ, 2013. nghiên cứu đa dạng thành phần loài hải sản 9. Trần Đắc Định và cs, 2021. Đánh giá và đề xuất tầng đáy vùng ven biển Vũng Tàu - Bến Tre. Tạp giải pháp quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tháng vùng ven bờ dọc cửa sông Cửu Long. Báo cáo 11/2020. tổng hợp đề tài KHCN-TNB.ĐT/14-19/C17. TP. 3. Nguyễn Văn Lục, 2003. Đặc điểm phân bố cá ở Hồ Chí Minh, 254 trang. vùng biển ven bờ tỉnh Bến Tre và Trà Vinh. 10. Carpenter Kent E. và Volker H. Niem, 1998. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa FAO species identification guide for fisheries học sự sống. Trang 677-680. purpose - The Living Marine Resources of the 4. Nguyễn Xuân Huấn, Nguyễn Thành Nam và Western Central Pacific, vol 1-6. 1998. Nguyễn Như Thành, 2015. Thành phần loài cá 11. Hobbie, J. E., 2000. Estuarine Science - A vùng cửa sông Soài Rạp, thành phố Hồ Chí synthetic approach to research and practice. 2000. Minh. Tạp chí Sinh học, 2015, vol 37(2):141-150. 12. King M., 1995. Fisheries Biology, Assessment and 5. Nguyễn Xuân Huấn, Nguyễn Thành Nam và Management, vol Fishing News Books. Osney Nguyễn Đức Hải, 2017. “Đa dạng thành phần Mead, Oxford OX2 0EL, England. 342p. 1995. loài cá ở vùng cửa sông Cổ Chiên, tỉnh Bến Tre”, 13. Martinho, F., H. N. Cabral, U. M. Azeiteiro, và Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Tập 33, số 1S M. A. Pardal, 2001. “Estuarine nurseries for (2017), tr 246-256, 2017. marine fish: Connecting recruitment variability 6. Phạm Văn Tuấn, Lại Huy Toản, và Phan Đăng with sustainable fisheries management”, trong Liêm, 2019. “Tác động xâm hại của một số nghề Marine environmental quality, vol 23, 2001, tr khai thác đến nguồn lợi hải sản”, trong Tuyển 414-433. tập báo cáo khoa học toàn quốc 2019, Sinh học 14. Nakabo, T., 2002. Fishes of Japan with pictorial và Phát triển Bền vững. Nhà xuất bản Khoa học keys to the species. Japan: English edition I. Tự nhiên và Công nghệ, 2019, tr 328-336. Tokai University Press, 2002. TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021 65
  9. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ COMPOSITION AND DISTRIBUTION OF FISHERIES RESOURCES IN THE COASTAL AREAS OF BEN TRE PROVINCE Cao Van Hung, Nguyen Phuoc Trieu, Tran Bao Chuong, Pham Xuan Thai Summary The study was carried out in the coastal ares of Ben Tre province from 11/2020 to 6/2021 in order to determine the diversity of species composition and distribution of marine fisheries resources. The swept- area method was use to assess the distribution of marine fisheries resources in this sea. The results of two fisheries resources surveys by using trawling in the coastal areas of Ben Tre province 276 species belonging to 180 genera and 88 families had been identified. There are 169 species caught in the Southwest monsoon and 220 species in the Northeast monsoon. The demersal fish dominated in the species composition (142 species), followed by the crustacean group (61 species). Spear shrimp (Parapenaeopsis hardwickii) predominates in the coastal areas, accounting for 11.4% in the Northeast monsoon and 9.3% in the Southwest monsoon. In the inshore, hairfinned leatherjacket (Paramonacanthus japonicus) dominated with 21.9% in Northeast monsoon and 13.8% in Southwest monsoon. The everage of catch per unit effort (CPUE) in the Northeast monsoon is 32.0±23.3 kg/h and in the Southwest monsoon is 18.4±23.3 kg/h. The average catch per unit area (CPUA) is 714±709 kg/km2, in the coastal waters it is 1,072±821 kg/km2 and in the inshore waters is 535±577 kg/km2. The average CPUA in Northeast monsoon is 931±632 kg/km2 and in the Southwest monsoon is 497±495 kg/km2. Keywords: Fisheries resources, Ben Tre, species composition, CPUE, CPUA. Người phản biện: PGS.TS. Trần Đắc Định Ngày nhận bài: 6/8/2021 Ngày thông qua phản biện: 6/9/2021 Ngày duyệt đăng: 13/9/2021 66 TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2