Thành phần loài và phân bố tổ của các loài ong mật (Hymenoptera: Apidae) tự nhiên ở vùng núi Tây Bắc, Việt Nam
lượt xem 2
download
Nghiên cứu nhằm xác định thành phần loài, vị trí xây dựng tổ, cấu trúc tổ, kích thước lỗ tổ ong thợ của các loài ong mật tự nhiên ở vùng núi Tây Bắc, Việt Nam. Phương pháp điều tra trực tiếp các loài ong lấy mật tự nhiên tại Sơn La, Yên Bái và Hòa Bình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thành phần loài và phân bố tổ của các loài ong mật (Hymenoptera: Apidae) tự nhiên ở vùng núi Tây Bắc, Việt Nam
- TNU Journal of Science and Technology 229(01): 198 - 203 SPECIES COMPOSITION AND NEST DISTRIBUTION OF NATURAL HONEY BEE (Hymenoptera:Apidae) IN THE MOUNTAINOUS AREA OF NORTHWEST, VIETNAM Bui Minh Hong*, Tran Thi Thuy, Nguyen Hoang Nam, Le Thi Thu Hoai Hanoi National University of Education ARTICLE INFO ABSTRACT Received: 07/8/2023 This study aimed to determine the species composition, nest building location, nest structure, and the size of worker honeycomb holes of Revised: 30/10/2023 natural honey bee species in the Northwest mountains, Vietnam. The Published: 07/11/2023 main method was a direct investigation of natural honey bee species in Son La, Yen Bai and Hoa Binh. Results recorded two natural honey KEYWORDS bee species, Apis cerana, and Apis dorsata. The nesting location of Apis cerana species nests at an altitude of 535.4 m to 1274.8 m. The Nest structure nest structure of the Apis cerana bee consists of many nests built Nest hole size vertically perpendicular to the ground and made in cavities of soil, rocks, dry tree trunks, wooden boxes, and closed places. The size of Species composition the worker honeycomb hole is 4.4 - 4.8 mm; the nest of Apis dorsata Honey bee bee species is at an altitude of 621.1 m to 640.5 m; the nest consists of Northwest mountainous area a single nest cake built on a fresh tree branch vertically perpendicular to the ground, many branches cover the nest; the size of the worker's nest hole is 5.2 - 5.7 mm. Thus, Apis dorsata bee has a larger worker hive hole size than Apis cerana. Investigations show the hive’s structure of Apis dorsata consists of one cake different than that of Apis cerana which has many cakes, and the height of the hive of Apis cerana is higher than that of Apis dorsata. THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ TỔ CỦA CÁC LOÀI ONG MẬT (Hymenoptera: Apidae) TỰ NHIÊN Ở VÙNG NÚI TÂY BẮC, VIỆT NAM Bùi Minh Hồng*, Trần Thị Thúy, Nguyễn Hoàng Nam, Lê Thị Thu Hoài Trường Đại học Sư phạm Hà Nội THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT Ngày nhận bài: 07/8/2023 Nghiên cứu nhằm xác định thành phần loài, vị trí xây dựng tổ, cấu trúc tổ, kích thước lỗ tổ ong thợ của các loài ong mật tự nhiên ở vùng Ngày hoàn thiện: 30/10/2023 núi Tây Bắc, Việt Nam. Phương pháp điều tra trực tiếp các loài ong Ngày đăng: 07/11/2023 lấy mật tự nhiên tại Sơn La, Yên Bái và Hòa Bình. Kết quả đã ghi nhận được 2 loài ong mật tự nhiên là Apis cerana và Apis dorsata. TỪ KHÓA Vị trí xây dựng tổ của loài Apis cerana ở độ cao 535,4 m đến 1274,8 m. Cấu trúc tổ của Ong Apis cerana bao gồm nhiều bánh tổ xây theo Cấu trúc tổ chiều thẳng đứng vuông góc với mặt phẳng đất; nằm trong các hốc Kích thước lỗ tổ đất, đá, thân cây khô, hộp gỗ và là những nơi kín, kích thước lỗ tổ ong là 4,4 – 4,8 mm. Loài Ong Apis dorsata làm tổ ở độ cao 621,1 m Thành phần loài đến 640,5 m. Tổ được làm trên cành cây tươi theo chiều thẳng đứng Ong mật vuông góc với mặt phẳng đất, trên tổ có nhiều cành cây che chắn, Vùng núi Tây Bắc kích thước lỗ tổ ong thợ là 5,2 – 5,7 mm. Như vậy, loài Ong Apis dorsata có kích thước lỗ tổ ong lớn hơn loài Ong Apis cerana. Cấu trúc tổ loài ong Apis dorsata gồm một bánh tổ, trong khi loài Ong Apis cerana có nhiều bánh tổ, vị trí. Điều tra cho thấy vị trí độ cao tổ của loài Ong Apis cerana cao hơn loài Ong Apis dorsata. DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.8503 * Corresponding author. Email: hongbm@hnue.edu.vn http://jst.tnu.edu.vn 198 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 229(01): 198 - 203 1. Đặt vấn đề Vùng núi Tây Bắc trực thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, với diện tích trên 101 nghìn km2 là nơi có diện tích lớn nhất Việt Nam, dân số hơn 12 triệu người, chiếm khoảng 30,5% diện tích và 14,2% dân số của Việt Nam. Địa hình Tây Bắc có nhiều núi cao và chia cắt với nhau tạo ra rãnh sâu, có rất nhiều các dãy núi cao và các núi nhỏ phân bố theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Diện tích đất nông nghiệp chiếm 11% tổng diện tích rừng tự nhiên, có xấp xỉ 90% là đất rừng. Rừng cung cấp các loài thực vật, động vật, vi sinh vật, cân bằng môi trường sống, điều hòa, ổn định khí hậu, cung cấp trực tiếp hoặc gián tiếp các sản phẩm cần thiết phục vụ cho mọi phúc lợi của xã hội. Rừng có 3852 loài thực vật, cùng với hàng nghìn loài động vật và có hàng trăm loài thực vật, động vật thuộc diện quý hiếm, đặc hữu, trong số các loài sinh vật đó phải kể đến các loài ong mật [1], [2]. Ong mật (Apidae) thuộc nhóm côn trùng xã hội có ích và bản năng sản xuất mật ong, ong cho mật thuộc giống Apis hoặc các giống Maligona, Trigona,... đều thuộc họ ong (Apidae). Ong mật cho con người những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như: mật ong, phấn hoa, sáp ong... Các sản phẩm này được sử dụng làm thực phẩm, đồ uống, bài thuốc cổ truyền và là nguyên liệu của nhiều các sản phẩm mỹ phẩm của các ngành công nghiệp khác. Bảo tồn và khai thác mật ong tự nhiên là một nghề đặc biệt, không bóc lột tài nguyên thiên nhiên, tạo công ăn việc làm cho nhiều lứa tuổi. Nuôi ong lấy mật là nghề truyền thống của các dân tộc Kinh, Thái, H’Mông, Dao, Mường, Khơ Mú, La Ha... của vùng núi Tây Bắc, Việt Nam và ngày càng được phát triển một cách nhanh chóng đem lại hiệu quả kinh tế cao [1], [3]. Ngoài ra, ong mật có số lượng cá thể của một đàn rất lớn (khoảng hơn trăm ngàn), có vai trò thụ phấn cho cây trồng nông, lâm nghiệp và có nhiều loài ong mật tự nhiên có vai trò là một chỉ thị sinh học để xác định chất lượng môi trường sống [4]-[6], Bài báo này cung cấp những thông tin về thành phần loài ong lấy mật tự nhiên. Xác định vị trí, độ cao xây dựng tổ, kích thước lỗ tổ và số lượng bánh tổ của đàn ong lấy mật, đây là dẫn liệu cho việc nhân nuôi, bảo tồn và đánh giá khả năng cho mật (tiềm năng sinh học) của các loài ong mật tự nhiên. 2. Phương pháp nghiên cứu Địa điểm thu mẫu: Một số điểm nghiên cứu của miền núi Tây Bắc, Việt Nam (Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình…). Thời gian thu mẫu: Mẫu vật được điều tra, thu bắt trong 2 năm (2022-2023) và hiện đang đựợc lưu giữ tại Bộ môn Công nghệ Vi sinh, Bộ môn Động vật học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Phương pháp thu mẫu: Mẫu ong mật thu trực tiếp bằng vợt lưới côn trùng. Cán vợt có độ dài kích thước khác nhau, ngắn nhất là 2 m và dài nhất là 6 m. Chiều rộng vòng của vợt có đường kính 30-40 cm. Phương pháp xác định tên loài: Tên khoa học của các loài ong mật được xác định dựa vào một số tài liệu của tác giả Ascher và Pickering (2020) [7], Phùng Hữu Chính (1996) [8], Michener (2007) [9]. Xác định vị trí xây tổ và số lượng bánh tổ: Quan sát trực tiếp, dùng điện thoại có kết nối GPS (hoặc máy định vị GPS) để xác định chính xác toạ độ và độ cao vị trí chỗ ong mật xây tổ. Tìm hiểu cách xây tổ của ong lấy mật tự nhiên, quan sát bằng mắt xem tổ có bao nhiêu bánh tổ và hỏi người khai thác mật ong tự nhiên. Kích thước lỗ tổ ong: Sử dụng thước đo cặp kỹ thuật số Mitutoyo (Model No. CD-6” ASX) để đo. Tiến hành đo kích thước của 7 lỗ tổ ong tự nhiên liền kề, lấy ba vị trí lỗ tổ khác nhau của bánh tổ để đo và cộng lại lấy giá trị trung bình. 3. Kết quả nghiên cứu Chúng tôi tiến hành điều tra thành phần ong lấy mật tự nhiên tại Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình kết quả được trình bày ở bảng 1. Kết quả cho biết thành phần loài ong lấy mật tự nhiên ở vùng núi Tây Bắc, Việt Nam đã ghi nhận được 2 loài đó là Ong nội Apis cerana Fabricius, 1793 và http://jst.tnu.edu.vn 199 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 229(01): 198 - 203 Ong khoái Apis dorsata Fabricius, 1793. Trong quá trình điều tra nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy Ong nội Apis cerana phân bố ở 2 tỉnh Sơn La và Yên Bái, còn Ong khoái Apis dorsata phân bố ở tỉnh Hòa Bình. Kết quả nghiên cứu của tác giả Hoàng Hồng Nghiệp và Vũ Thị Ngọc Ánh (2019) [10], đã điều tra thành phần loài ong lấy mật nuôi ở hộ nông dân tại Sơn La ghi nhận 5 loài: Apis cerana Fabricius, Apis mellifera Linnaeus, Apis florea Fabricius, Apis dorsata Fabricius, Apis laboriosa Smith. Chúng tôi điều tra các loài ong lấy mật tự nhiên tại vùng núi Tây Bắc, Việt Nam ghi nhận được 2 loài là Ong nội Apis cerana Fabricius và Ong khoái Apis dorsata Fabricius. Chúng tôi tiến hành đo kích thước lỗ tổ ong của Ong nội Apis cerana và Ong khoái Apis dorsata do chúng xây dựng. Lỗ tổ bằng sáp ong, hình các lỗ tổ có sáu cạnh đối xứng nhau ra hai phía của bánh tổ và chung đáy lỗ tổ. Cấu trúc lỗ tổ ong có đối xứng hai bên giúp ong xây dựng tổ nhanh hơn, tốn nguyên liệu sáp ong ít hơn và tổ có kết cấu chắc chắn, bền [11]. Kích thước lỗ tổ ong của Ong nội Apis cerana đo được là 4,4 – 4,8 mm. So sánh kích thước lỗ tổ ong của Ong nội Apis cerana với lỗ lổ ong của các loài ong lấy mật tự nhiên khác như Ong đá (A. laboriosa) là 5,9 mm, Ong ngoại (A. mellifera) là 5,2 – 5,3 mm, Ong khoái (A. dorsata) 5,6 mm thì lỗ tổ ong của Ong nội Apis cerana nhỏ hơn. So với lỗ tổ của Ong ruồi đỏ (A. florea) là 3,0 mm thì lỗ tổ ong của Ong nội Apis cerana có kích thước lớn hơn. Bảng 1. Thành phần loài và phân bố tổ của các loài ong mật tại vùng núi Tây Bắc, Việt Nam TT Tên loài Số lượng tổ Kích thước lỗ tổ Phân bố (tổ) (mm) 02 Quỳnh Nhai, Sơn La 02 Yên Châu, Sơn La 1 Apis cerana Fabricius, 1793 4,4 – 4,8 02 Mộc Châu, Sơn La 03 Mù Cang Chải, Yên Bái 2 Apis dorsata Fabricius, 1793 02 5,2 – 5,7 Mai Châu, Hòa Bình Tác giả Sakagami và cộng sự (1980) [12] đã tiến hành đo đếm kích thước lỗ tổ của các loài ong tự nhiên sau: Ong đá (A. laboriosa) là 5,9 mm, Ong ngoại (A. mellifera) là 5,2 – 5,3 mm, Ong khoái (A. dorsata) 5,6 mm, Ong ruồi đỏ (A. florea) là 3,0 mm. Kích thước lỗ tổ của Ong khoái Apis dorsata trong nghiên cứu này chúng tôi đo được là 5,2 – 5,7 mm. Như vậy, kích thước lỗ tổ của Ong khoái Apis dorsata nhỏ hơn kích thước của Ong đá (A. laboriosa) là 0,2 mm, lớn hơn kích thước của Ong ngoại (A. mellifera) và Ong ruồi đỏ (A. florea) là 0,4 – 2,7 mm, bằng với kích thước của Ong khoái (A. dorsata). Điều đó giải thích là do cơ thể của Ong đá có kích thước lớn hơn các loài ong lấy mật tự nhiên khác [12]. Để tìm hiểu độ cao, vị trí làm tổ, các vật liệu làm tổ của các loài ong lấy mật, chúng tôi tiến hành điều tra ở một số điểm của Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình, kết quả được thể hiện tại bảng 2. Tại Yên Châu, Quỳnh Nhai, Mộc Châu của Sơn La, Ong nội Apis cerana làm tổ ở độ cao 535,4 m đến 1015,5 m so với mực nước biển. Tổ Ong nội Apis cerana tự nhiên xây dựng gồm nhiều bánh tổ, sắp xếp theo chiều thẳng đứng vuông góc với mặt phẳng đất, phía trên tổ ong có một vài những vách đá nhô ra che tổ ong không bị mưa, nắng. Tại thời điểm nghiên cứu, có 6 tổ Ong nội Apis cerana xây dựng trên hốc đất, hốc đá và thân cây khô và không làm tổ theo một hướng nhất định. Hướng của tổ Ong nội Apis cerana phụ thuộc nhiều vào hướng bề mặt vách đá, hốc đất, hốc thân cây nơi tổ bám vào. Tổ Ong nội Apis cerana có dạng giống như hình quạt. Kích thước bánh tổ tuỳ thuộc vào số lượng cá thể của đàn ong, vị trí xây tổ… (H1- H6). Tại Mù Cang Chải của Yên Bái, Ong nội Apis cerana làm tổ ở độ cao 1202,5 đến 1274,8 m so với mực nước biển. Tổ Ong nội Apis cerana xây dựng gồm nhiều bánh tổ và làm theo chiều thẳng đứng của hộp vuông góc với mặt phẳng của đáy hộp, trên bề mặt tổ có lắp hộp che chắn nắng mưa (hộp của người dân dựng lên để sẵn để ong làm tổ). Trong quá trình điều tra ghi nhận được 3 tổ Ong nội Apis cerana xây dựng trong các hộp đã có sẵn của người dân và các hộp này được đặt sẵn trước không theo hướng, kích thước cụ thể. Tổ Ong nội Apis cerana có dạng hình http://jst.tnu.edu.vn 200 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 229(01): 198 - 203 bình hành. Kích thước bánh tổ tuỳ thuộc vào số lượng cá thể của đàn ong, kính thước vị trí xây tổ… (H7 – H9). Bảng 2. Độ cao, tọa độ và vị trí làm tổ của các loài ong mật tại vùng núi Tây Bắc, Việt Nam TT Tên loài Phân bố Số lượng Số lượng Độ cao Vị trí tổ Tọa độ tổ bánh tổ (m) 21°45'57.5"N 01 2 536,1 Hốc đất Quỳnh Nhai, 103°41'21.3"E Sơn La 21°45'57.3"N 01 3 535,4 Hốc đất 103°41'21.7"E 20°59'17.0"N 01 2 919,1 Hốc đá Yên Châu, Sơn 104°14'25.0"E La 20°59'15.0"N 01 5 913,8 Hốc đá Apis 104°14'26.0"E cerana Thân cây 20°48'35.0"N 1 01 7 1015,5 Fabricius, Mộc Châu, Sơn khô 104°42'27.0"E 1793 La 20°48'32.0"N 01 2 998,7 Hốc đá 104°42'10.0"E 21°40'12.1"N 01 7 1202.5 Hộp gỗ 104°10'36.2"E Mù Cang Chải, 21°38'28.3"N 01 2 1274.5 Hộp gỗ Yên Bái 104°10'23.8"E 21°38'52.8"N 01 7 1274.8 Hộp gỗ 104°10'28.7"E 2 Apis Cành cây 20°40'39.2"N 01 1 621.1 dorsata Mai Châu, Hòa tươi 105°02'02.1"E Fabricius, Bình Cành cây 20°40'46.5"N 01 1 640.5 1793 tươi 105°01'58.8"E Tại Mai Châu của Hòa Bình, Ong khoái Apis dorsata tự nhiên xây dựng tổ ở độ cao 621.1 đến 640.5 m so với mực nước biển. Tổ Ong khoái Apis dorsata tự nhiên có một bánh tổ duy nhất được làm trên cành cây tươi theo chiều thẳng đứng vuông góc với mặt phẳng đất, phía trên có nhiều cành cây che chắn. Tại thời điểm nghiên cứu, điều tra lấy mẫu, có 2 tổ Ong khoái Apis dorsata tự nhiên xây dựng tổ vắt vẻo dưới cành cây tươi ở xa so với mặt đất trong phạm vi khoảng 25m2 đến 35 m2 và các tổ không làm theo một hướng cụ thể. Hướng của tổ Ong khoái Apis dorsata tự nhiên phụ thuộc vào kích thước bề mặt cành cây tươi nơi nó bám vào. Tổ Ong khoái Apis dorsata tự nhiên có dạng giống hình quạt. Kích thước bánh tổ phụ thuộc vào số lượng cá thể của đàn ong (H10, H11). Như vậy, Ong nội Apis cerana làm tổ ở độ cao 535,4 m đến 1274,8 m. Tổ xây dựng có nhiều bánh tổ (2-7 bánh tổ), làm theo chiều thẳng đứng vuông góc với mặt phẳng đất và thường làm trong các hốc đất, đá, thân cây khô, các hộp gỗ và những nơi kín đáo. Ong khoái Apis dorsata làm tổ ở độ cao 621,1 m đến 640,5 m. Tổ gồm một bánh tổ duy nhất xây trên cành cây tươi theo chiều thẳng đứng vuông góc với mặt phẳng đất, trên tổ có nhiều cành cây đan xen, rậm rạp, che chắn. 4. Kết luận Tại vùng núi Tây Bắc, Việt Nam đã ghi nhận được 2 loài ong lấy mật tự nhiên là Ong nội Apis cerana và Ong khoái Apis dorsata. Kích thước lỗ tổ của Ong khoái Apis dorsata lớn hơn kích thước lỗ tổ của Ong nội Apis cerana là 0,8 mm. Ong nội Apis cerana làm tổ ở độ cao cao hơn Ong khoái Apis dorsata là 634,3 m so mặt nước biển. Tổ của Ong nội Apis cerana gồm nhiều bánh tổ, tổ Ong khoái Apis dorsata gồm 1 bánh tổ. http://jst.tnu.edu.vn 201 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 229(01): 198 - 203 21°45'57.5"N 103°41'21.3"E 21°45'57.3"N 103°41'21.7"E 20°59'17.0"N 104°14'25.0"E H1. Quỳnh Nhai, Sơn La H2. Quỳnh Nhai, Sơn La H3. Yên Châu, Sơn La 20°59'15.0"N 104°14'26.0"E 20°48'35.0"N 104°42'27.0"E 20°48'32.0"N 104°42'10.0"E H4. Yên Châu, Sơn La H5. Mộc Châu, Sơn La H6. Mộc Châu, Sơn La 21°40'12.1"N 104°10'36.2"E 21°38'28.3"N 104°10'23.8"E 21°38'52.8"N 104°10'28.7"E H7. Mù Cang Chải, Yên Bái H8. Mù Cang Chải, Yên Bái H9. Mù Cang Chải, Yên Bái 20 °40'39.2"N 105 °02'02.1"E 20 °40'46.5"N 105 °01'58.8"E H12. Apis dorsata H10. Mai Châu, Hòa Bình H11. Mai Châu, Hòa Bình Hình 1. Các vị trí làm tổ, bánh tổ của 2 loài Ong nội Apis cerana và Ong khoái Apis dorsata Lời cảm ơn Nghiên cứu được hỗ trợ bởi đề tài cấp Bộ giáo dục và Đào tạo mã số B2023 – SPH-17. http://jst.tnu.edu.vn 202 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 229(01): 198 - 203 TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES [1] D. L. Khuat, X. H. Le, T. H. Dang, and H. P. Pham, “A preliminary study on bees (Hemenoptera: Apoidea: Apiformes) from Northern and North central Vietnam,” Academia Journal of Biology, vol. 34, no. 4, pp. 414–421, 2013, doi: 10.15625/0866-7160/v34n4.2676. [2] T. T. H. Hoang, H. N. Vu, and T. L. Pham, “Exploiting the economic strengths of the high-midlands of the Northern Viet Nam under geographical perspective,” Journal of Human Geography Research, vol. 2, no. 37, pp. 13-20, 2022. [3] D. H. Ly, “Sustainable Development in the Northen Midland and Mountainous Areas of Vietnam,” VNU Journal of Science: Economics and Business, vol. 36, no. 4, pp. 18-27, 2020. [4] J. Ollerton, R. Winfree, and S. Tarrant, “How many flowering plants are pollinated by animals?” Oikos, vol. 120, no. 3, pp. 321-326, 2011. [5] T. N. Tran, T. P. L. Nguyen, and X. L. Truong, “Study on Bee species composition and distribution (Hymenoptera: Apoidea) in Northern Vietnam,” Scientific conference 45 year of Vietnam Academy of Science and Technology, pp. 86-95, 2020, doi: 10.15625/vap.2020.00128. [6] I. Zhelyazkova, “Honeybees - Biodicators for environmental quality,” Bulgaraian Journal of Agricultural Science, vol. 18, no. 3, pp. 435-442, 2012. [7] S. J. Ascher and J. Pickering, “Discover Life Bee species guide and world checklist,” Hymenoptera: Apoidea: Anthophila, 2020. [Online]. Available: http://www.discoverlife.org/mp/20q?guide=Apoidea_species&flags=HAS. 26/8/2923. [8] H. C. Phung, Q. T. Nguyen, H. T. Pham, and V. Mulder, Some studies on biological characteristics of Apis dorsata in Melaleuca swamp forests in Southern Vietnam. Publications of Vietnam Bee Research, pp. 20-25, 1996. [9] C. D. Michener, The Bees of the World, 2nd ed, Johns Hopkins University Press, Baltimore, p. 953, 2007. [10] T. H. N. Hoang and T. N. A. Vu, “The State and Solution to the Development in beehoney ’s occupation sustainable ability in Son La province,” Forest Resource Management & EnvironmentForest Science and Technology Magazine, no. 3, pp. 96-103, 2019. [11] H. C. Phung and V. L. Vu, Techniques of beekeeping Apis cerana in Vietnam. Agriculture Publishing House, Hanoi, 1999. [12] S. F. Sakagami, T. Matsumura, and K. Ito, “Apis laboriosa in Himalaya, the little know world largest honeybee (Hymenoptera: Apidea),” Insecta Matsumurana, vol. 19, pp. 47-77, 1980. http://jst.tnu.edu.vn 203 Email: jst@tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thành phần loài và phân bố nguồn lợi hải sản ở vùng biển tỉnh Bến Tre
9 p | 12 | 5
-
Nghiên cứu thành phần loài và phân bố động vật đáy trong hệ sinh thái vùng biển Vũng Áng - Hà Tĩnh
9 p | 23 | 5
-
Thành phần loài và phân bố của rong biển trên các rạn san hô ở vịnh Nha Trang
10 p | 13 | 4
-
Thành phần loài và phân bố của rong biển vùng triều ven biển một số tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Bình
8 p | 76 | 3
-
Thành phần loài và phân bố các loài ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại ở tỉnh Vĩnh Phúc
11 p | 4 | 2
-
Thành phần loài và phân bố của rong biển ở vùng biển ven bờ tỉnh Phú Yên
12 p | 23 | 2
-
Thành phần loài và phân bố của mối (Isoptera) ở Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới Cù Lao Chàm - Hội An, tỉnh Quảng Nam
5 p | 11 | 2
-
Nghiên cứu thành phần loài và phân bố cây ngập mặn làm cơ sở chọn loài cây trồng trên nền san hô ngập nước ven biển, đảo các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ
11 p | 42 | 2
-
Thành phần loài và phân bố của giun đất theo độ cao ở phía Nam đèo Hải Vân và khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Bà Nà - Núi Chúa
8 p | 54 | 2
-
Dẫn liệu về thành phần loài và phân bố các loài rết (Chilopoda: Scolopendromorpha, Scutigeromorpha) ở Vườn Quốc gia Hoàng Liên, Việt Nam
8 p | 78 | 2
-
Khảo sát thành phần loài và phân bố ngành rong Lục (Chlorophyta) ở khu vực ven đảo và các hòn đảo của Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
6 p | 92 | 2
-
Thành phần loài và phân bố cua (Brachyura) trong hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa
7 p | 32 | 2
-
Phản ứng của một số loài cây ngập mặn với yếu tố môi trường khu vực ven biển Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh
10 p | 2 | 1
-
Thành phần loài và phân bố theo sinh cảnh sống của một số loài thú nhỏ tại Vườn Quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh
8 p | 55 | 1
-
Dẫn liệu về thành phần loài và phân bố cá sông Gianh, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam
7 p | 69 | 1
-
Thành phần loài và phân bố họ rong mơ (Sargassaceae) khu vực ven bán đảo Hải Vân - Sơn Chà, tỉnh Thừa Thiên Huế
6 p | 67 | 1
-
Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài và phân bố của ốc cạn (Mollusca: Gastropoda) ở hang Sơn Đoòng, vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
8 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn