intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dẫn liệu về thành phần loài và phân bố các loài rết (Chilopoda: Scolopendromorpha, Scutigeromorpha) ở Vườn Quốc gia Hoàng Liên, Việt Nam

Chia sẻ: ViTunis2711 ViTunis2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

79
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu về các loài rết - lớp chân môi (Chilopoda) bộ Scolopendromorpha và Scutigeromorpha ở Vườn quốc gia Hoàng Liên được tiến hành trong tháng 5 và tháng 11 năm 2018. Mẫu vật được thu tại 4 sinh cảnh của khu vực nghiên cứu bao gồm: rừng cây gỗ, rừng hỗn giao (gỗ và tre nứa), rừng tre nứa, khu dân cư + đất nông nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dẫn liệu về thành phần loài và phân bố các loài rết (Chilopoda: Scolopendromorpha, Scutigeromorpha) ở Vườn Quốc gia Hoàng Liên, Việt Nam

HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1059.2019-0055<br /> Natural Sciences, 2019, Volume 64, Issue 10A, pp. 82-89<br /> This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br /> <br /> <br /> <br /> DẪN LIỆU VỀ THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ CÁC LOÀI RẾT<br /> (CHILOPODA: SCOLOPENDROMORPHA, SCUTIGEROMORPHA)<br /> Ở VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN, VIỆT NAM<br /> <br /> <br /> Nguyễn Đức Hùng1*, Đỗ Đức Quân1, Trần Thị Thanh Bình1,4<br /> Vũ Thị Hà2, Nguyễn Đức Anh2 và Lê Xuân Sơn3<br /> Trường Đại học Sư phạm Hà Nội,<br /> 1<br /> <br /> 2<br /> Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật<br /> 3<br /> Viện Sinh thái Nhiệt đới, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga<br /> 4<br /> Trung tâm nghiên cứu động vật đất, trường ĐHSP Hà Nội<br /> <br /> Tóm tắt. Nghiên cứu về các loài rết - lớp chân môi (Chilopoda) bộ Scolopendromorpha và<br /> Scutigeromorpha ở Vườn quốc gia Hoàng Liên được tiến hành trong tháng 5 và tháng 11<br /> năm 2018. Mẫu vật được thu tại 4 sinh cảnh của khu vực nghiên cứu bao gồm: rừng cây gỗ,<br /> rừng hỗn giao (gỗ và tre nứa), rừng tre nứa, khu dân cư + đất nông nghiệp. Kết quả nghiên<br /> cứu đã ghi nhận được 13 loài và phân loài thuộc 2 bộ Scolopendromorpha và<br /> Scutigeromorpha. Bộ Scolopendromorpha gặp 12 loài và phân loài thuộc 6 giống, 3 họ<br /> (Cryptopidae, Scolopendridae, Scolopocryptopidae). Bộ Scutigeromorpha gặp 1 loài thuộc<br /> 1 giống, 1 họ (Scutigeridae). Bổ sung cho danh sách loài rết khu vực Tây Bắc, Việt Nam 1<br /> loài (Cryptops spinipes). Rừng cây gỗ và rừng hỗn giao có sự tương đồng về thành phần<br /> loài cao nhất (64,45%), thấp nhất là ở sinh cảnh khu dân cư + đất nông nghiệp và rừng hỗn<br /> giao có độ tương đồng (35,65%). Chỉ số đa dạng sinh học (H’) cho thấy ở khu vực nghiên<br /> cứu đa dạng rết thuộc bộ Scolopendromorpha và Scutigeromorpha ở mức trung bình; Chỉ<br /> số đa dạng sinh học (H’) cao nhất là ở sinh cảnh rừng hỗn giao (1,81), giảm dần ở rừng cây<br /> gỗ (1,64), khu dân cư + đất nông nghiệp (1,47) và thấp nhất là rừng tre nứa (1,41). Chỉ số<br /> đồng đều J’ cao nhất là ở sinh cảnh khu dân cư + đất nông nghiệp (0,91), tiếp đến là sinh<br /> cảnh rừng tre nứa (0,88), hai sinh cảnh rừng hỗn giao và rừng cây gỗ có chỉ số đồng đều<br /> như nhau (0,79). Mùa mưa số lượng loài ghi nhận được nhiều hơn mùa khô.<br /> Từ khóa: Hoàng Liên, Scolopendromorpha, Scutigeromorpha, thành phần loài rết.<br /> <br /> 1. Mở đầu<br /> Rết là nhóm động vật lớp chân môi (Chilopoda), phân ngành nhiều chân (Myriapoda),<br /> ngành chân khớp (Arthropoda). Chúng có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái đất như là thiên<br /> địch của một số nhóm côn trùng gây hại, tham gia phân hủy xác động vật, … Một số loài rết còn<br /> được biết đến như là một vị thuốc dân gian chữa một số bệnh như trĩ, đau nhức, sang nhọt... [1].<br /> Nghiên cứu gần đây cho thấy nọc rết có tác dụng như một loại thuốc giảm đau, có thể được sử<br /> dụng thay thế moorphin trong y học [2].<br /> <br /> Ngày nhận bài: 19/6/2019. Ngày sửa bài: 29/7/2019. Ngày nhận đăng: 1/9/2019.<br /> Tác giả liên hệ: Nguyễn Đức Hùng. Địa chỉ e-mail: hungnd2000@gmail.com<br /> <br /> <br /> <br /> 82<br /> Dẫn liệu về thành phần loài và phân bố các loài rết (Chilopoda: Scolopendromorpha, Scutigeromorpha)…<br /> <br /> Mặc dù đã xác định được khoảng 3.000 loài rết thuộc 24 họ, 5 bộ, nhưng ước tính có hơn<br /> 8.000 loài tồn tại trong tự nhiên. Đây là nhóm chưa có nhiều nghiên cứu ở Việt Nam. Theo Trần<br /> Thị Thanh Bình (2013), Việt Nam có 71 loài và phân loài rết thuộc 26 giống, 13 họ và 4 bộ [3].<br /> Vườn quốc gia (VQG) Hoàng Liên có diện tích tự nhiên 29.845 ha thuộc hai tỉnh Lào Cai<br /> và Lai Châu. Đây là một trong những khu rừng đặc dụng quan trọng của Việt Nam, nằm ở độ<br /> cao từ 1.000 đến 3.000m so với mực nước biển, phía Tây Bắc của dãy Hoàng Liên Sơn, trong<br /> đó có đỉnh Phan Xi Păng cao nhất Đông Dương (3.143m). Nơi đây chủ yếu là rừng nguyên sinh<br /> với thảm thực vật rừng kín thường xanh Á nhiệt đới với hệ động thực vật rừng phong phú, đa dạng<br /> trong đó có nhiều loài quý hiếm và sinh cảnh đặc hữu. Với hệ sinh thái rừng phong phú, VQG<br /> Hoàng Liên được đánh giá là một trong những trung tâm đa dạng sinh học bậc nhất nước ta [4].<br /> Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào về loài rết ở VQG Hoàng Liên. Vì vậy trong bài báo<br /> này chúng tôi giới thiệu các kết quả nghiên cứu về thành phần loài và phân bố của rết thuộc hai<br /> bộ Scolopendromorpha và Scutigeromorpha ở VQG Hoàng Liên. Đồng thời cũng xem xét đến<br /> mối quan hệ giữa thành phần loài và các sinh cảnh ở khu vực nghiên cứu và chỉ ra mức độ<br /> tương đồng về thành phần loài cũng như chỉ số đa dạng của các loài rết ở các sinh cảnh đó.<br /> <br /> 2. Nội dung nghiên cứu<br /> 2.1. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu<br /> Vật liệu là 96 mẫu rết (Scolopendromorpha và Scutigeromorpha) được thu ở 2 điểm nghiên<br /> cứu là thôn Can Hồ B, xã Bản Khoang, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai và Khu du lich sinh thái Suối<br /> vàng - Thác tình yêu, xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Tại mỗi điểm nghiên cứu<br /> mẫu được thu ở 4 sinh cảnh bao gồm: Rừng cây gỗ; rừng tre nứa; rừng hỗn giao; khu dân cư +<br /> đất nông nghiệp theo các tuyến nghiên cứu, các tuyến lựa chọn có đủ các sinh cảnh nghiên cứu<br /> và lặp lại sinh cảnh ở các tuyến: Tuyến 1: từ điểm đầu có tọa độ 22° 25' 09,3"N; 103° 46'<br /> 54,0"E đến điểm cuối có tọa độ 22° 25' 00,6"N; 103° 46' 13,0"E, chiều dài tuyến khoảng 5,5km.<br /> Tuyến 2: từ đầu có tọa độ 22° 25' 09,3"N; 103° 46' 54,0"E đến điểm cuối có tọa độ 22° 24'<br /> 53,9" N 103° 46' 32,7"E, chiều dài tuyến khoảng 5km. Tuyến 3: từ điểm đầu có tọa độ 22° 21'<br /> 10,8"N; 103° 46' 29,0"E đến điểm cuối có tọa độ 22° 21' 04,2"N; 103° 41' 34,0" E, chiều dài<br /> tuyến khoảng 9km. Tuyến 4: từ điểm đầu có tọa độ 22° 21' 10,8"N; 103° 46' 29,0"E đến điểm<br /> cuối có tọa độ 22° 19' 35,8"N; 103° 46' 21,3"E, chiều dài tuyến khoảng 6km.<br /> Mẫu được thu vào đầu mùa mưa (tháng 5/2018) và đầu mùa khô (tháng 11/2018). Thu mẫu<br /> bằng nhiều cách khác nhau như lật đá, vạch thảm mục, đào đất, bằng phương pháp bẫy đất<br /> Barber của Mesibov & Churchill (2003), bằng phương pháp rây đất của Ghiliarov M. S., (1976).<br /> Mẫu vật được định hình và lưu giữ trong từng lọ riệng có chứa cồn 700 [5, 6].<br /> Định loại các loài rết dựa vào đặc điểm hình thái như: râu, tấm ngực, tấm hàm, chân cuối,<br /> lỗ thở, cơ quan sinh dục, … theo các tài liệu của Attem (1930, 1938, 1953), Schileyko (1992,<br /> 1995, 1998, 2007) [7-13].<br /> Đa dạng của quần xã được tính toán theo phần mềm Primer Ver.5.2.4. Đa dạng của quần xã<br /> bao gồm các chỉ số về số loài, sự phong phú về cá thể của các loài, chỉ số đa dạng (H’), chỉ số<br /> đồng đều (J). Các chỉ số này cũng được tính toán cho từng loại sinh cảnh ở khu vực nghiên cứu.<br /> 2.2. Kết quả và thảo luận<br /> 2.2.1. Thành phần loài và cấu trúc đa dạng các bậc phân loại các loài rết ở khu vực<br /> nghiên cứu<br /> Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận được 13 loài và phân loài thuộc 2 bộ Scolopendromorpha<br /> và Scutigeromorpha. Bộ Scolopendromorpha xác định được 12 loài và phân loài thuộc 6 giống,<br /> 3 họ (Cryptopidae, Scolopendridae, Scolopocryptopidae); Bộ Scutigeromorpha xác định được 1<br /> <br /> 83<br /> Nguyen Duc Hung*, Do Duc Quan, Tran Thi Thanh Binh, Vu Thi Ha, Nguyen Duc Anh và Lê Xuân Sơn<br /> <br /> loài thuộc 1 giống, 1 họ (Scutigeridae). Trong bộ Scolopendromorpha, họ Scolopendridae gặp ở<br /> khu vực nghiên cứu 3 giống, họ Cryptopidae gặp 2 giống và họ Scolopocryptopidae chỉ gặp<br /> một giống. 3 giống Cryptops, Otostigmus, Scolopocryptops mỗi giống đều có 3 loài, các<br /> giống còn lại mỗi giống gặp 1 loài. Bộ Scutigeromorpha gặp 1 họ (Scutigeridae) với 1 giống<br /> và 1 loài (Bảng 1).<br /> Đây là những số liệu mới về thành phần loài rết thuộc hai bộ Scolopendromorpha và<br /> Scutigeromorpha của VQG Hoàng Liên. Bổ sung cho danh sách loài rết khu vực Tây Bắc, Việt<br /> Nam 1 loài là Cryptops spinipes. Loài này trước đây mới ghi nhận ở Hải Phòng (Cát Bà) và<br /> Đồng Nai (Cát Tiên) và cũng phân bố ở New Zealand, Australia, New Guinea, Fiji, Solomon<br /> Islands (Attems, 1930; Schileyko, 2007; Edgecombe, 2005) [3].<br /> Bảng 1. Thành phần loài và sự phân bố rết ở VQG Hoàng Liên<br /> Sinh cảnh Mùa<br /> Mùa Mùa<br /> TT Tên I II III IV<br /> mưa khô<br /> BỘ SCOLOPENDROMORPHA<br /> HỌ CRYPTOPIDAE KOHLRAUSCH, 1881<br /> Giống Cryptops Leach, 1815<br /> 1 Cryptops doriae Pocock, 1891 x x x x x<br /> 2 Cryptops tahitianus Chamberlin, 1920 x x<br /> *<br /> 3 Cryptops spinipes Pocock, 1891 x x x x<br /> Giống Paracryptops Silvestri, 1924<br /> 4 Paracryptops indicus Silvestri, 1924 x x x x<br /> HỌ SCOLOPENDRIDAE POCOCK, 1895<br /> Giống Ethmostigmus Newport, 1845<br /> 5 Ethmostigmus rubripes spinosus (Newport, 1845) x x x x x<br /> Giống Otostimus Porat, 1876<br /> 6 Otostigmus aculeatus Haase, 1887 x x x x<br /> 7 Otostigmus amballae Chamberlin, 1913 x x<br /> 8 Otostigmus politus politus Karsch, 1881 x x<br /> Giống Scolopendra Linnaeus, 1758<br /> Scolopendra gracillima sternostriata Schileyko, x x<br /> 9<br /> 1995 x x x<br /> HỌ SCOLOPOCRYPTOPIDAE POCOCK, 1896<br /> Giống Scolopocryptops Newport, 1844<br /> 10 Scolopocryptops melanostomus Newport, 1885 x x<br /> 11 Scolopocryptops rubiginosus C.L. Koch, 1878 x x x<br /> 12 Scolopocryptops spinicaudus Wood, 1862 x x x x x<br /> BỘ SCUTIGEROMORPHA<br /> <br /> 84<br /> Dẫn liệu về thành phần loài và phân bố các loài rết (Chilopoda: Scolopendromorpha, Scutigeromorpha)…<br /> <br /> HỌ SCUTIGERIDAE LEACH, 1814<br /> Giống Thereuopoda Verhoeff, 1904<br /> 13 Thereuopoda longicornis (Fabricius, 1793) x x<br /> <br /> Số loài 5 5 10 8 11 6<br /> Ghi chú. I: Khu dân cư, đất nông nghiệp; II: Rừng tre nứa;<br /> III: Rừng hỗn giao; IV: Rừng cây gỗ<br /> *: Loài ghi nhận mới cho khu vực Tây Bắc, Việt Nam; x: có mẫu thu được.<br /> Ở khu vực nghiên cứu, bộ Scolopendromorpha có 3 họ (chiếm tỷ lệ 75%), 6 giống (chiếm<br /> tỷ lệ 85,71%) và 12 loài (chiếm tỷ lệ 92,30%) trong tổng số họ, tổng số giống và tổng số loài<br /> của khu vực nghiên cứu. Bộ Scutigeromorpha có 1 họ (chiếm tỷ lệ 25%), 1 giống (chiếm tỷ lệ<br /> 14,29%) và 1 loài (chiếm tỷ lệ 7,69%) trong tổng số họ, tổng số giống và tổng số loài của khu<br /> vực nghiên cứu. Như vậy có thể nói ở VQG Hoàng Liên có khá đa dạng lớp chân môi thuộc bộ<br /> Scolopendromorpha, bộ Scutigeromorpha kém đa dạng hơn.<br /> Về bộ Scutigeromorpha trong các nhiên cứu trước đây của chúng tôi đã bổ sung 1 giống và<br /> 1 loài mới cho khu hệ rết ở Việt Nam, nâng tổng số giống và loài hiện biết ở Việt Nam là 2<br /> giống: Thereuopoda và Thereuonema với 2 loài: Thereuopoda longicornis, Thereuonema sp.<br /> Trong nghiên cứu này chúng tôi mới chỉ gặp 1 giống với 1 loài là Thereuopoda longicornis, đây<br /> là loài phân bố rộng ở Việt Nam: đã gặp ở Đông Bắc, Miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam<br /> [3, 14, 15].<br /> 2.2.2. Sự phân bố các loài rết ở khu vực nghiên cứu<br /> Sự đa dạng loài, giống và họ của rết ở các sinh cảnh như sau: cao nhất là ở Sinh cảnh<br /> rừng hỗn giao (10 loài, 6 giống, 3 họ), tiếp đến là sinh cảnh Rừng cây gỗ (8 loài, 5 giống, 3<br /> họ), sinh cảnh rừng tre nứa (5 loài, 4 giống, 4 họ) và khu dân cư + đất nông nghiệp (5 loài, 4<br /> giống, 2 họ).<br /> Loài Cryptops doriae gặp ở tất cả các sinh cảnh của khu vực nghiên cứu. Đây là loài đã<br /> ghi nhận phân bố rộng ở cả miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam của Việt Nam<br /> và cũng phân bố ở Nepal; India; Myanmar; Cambodia; Laos; Indonesia; Papua New Guinea<br /> [3, 7, 13].<br /> Có 5 loài và phân loài: Cryptops spinipes, Paracryptops indicus, Ethmostigmus rubripes<br /> spinosus, Scolopendra gracillima sternostriata, Scolopocryptops spinicaudus gặp ở 3 sinh<br /> cảnh của khu vực nghiên cứu. Có 2 loài: Otostigmus aculeatus, Scolopocryptops rubiginosus<br /> gặp ở 2 sinh cảnh của khu vực nghiên cứu và 5 loài và phân loài: Cryptops tahitianus,<br /> Otostigmus amballae, Otostigmus politus politus, Scolopocryptops melanostomus,<br /> Thereuopoda longicornis gặp ở 1 sinh cảnh của khu vực nghiên cứu. Trong đó, loài Cryptops<br /> tahitianus chỉ bắt gặp ở sinh cảnh khu dân cư + đất nông nghiệp, loài Otostigmus amballae và<br /> Scolopocryptops melanostomus chỉ bắt gặp ở sinh cảnh rừng hỗn giao, phân loài Otostigmus<br /> politus politus chỉ bắt gặp sinh cảnh rừng cây gỗ và loài Thereuopoda longicornis chỉ bắt gặp<br /> sinh cảnh rừng tre nứa.<br /> Sự tương đồng về thành phần loài rết giữa các sinh cảnh ở khu vực nghiên cứu được trình<br /> bày ở Bảng 2.<br /> Kết quả cho thấy, giữa các sinh cảnh ở khu vực nghiên cứu có sự tương đồng về thành phần<br /> loài khác nhau. khu dân cư + đất nông nghiệp có tương đồng về thành phần loài thấp với cả 3 sinh<br /> cảnh rừng cụ thể là: với rừng cây gỗ là 38,96% và với hỗn giao là 35,65%, với rừng tre nứa là<br /> 35,69%. Rừng cây gỗ và rừng hỗn giao có độ tương đồng về thành phần loài cao nhất (64,45%).<br /> <br /> 85<br /> Nguyen Duc Hung*, Do Duc Quan, Tran Thi Thanh Binh, Vu Thi Ha, Nguyen Duc Anh và Lê Xuân Sơn<br /> <br /> Bảng 2. Độ tương đồng về thành phần loài rết ở các sinh cảnh của khu vực nghiên cứu<br /> <br /> I II III<br /> I<br /> II 35,69<br /> III 35,65 49,05<br /> IV 38,96 43,07 64,45<br /> Ghi chú. I: Khu dân cư + đất nông nghiệp; II: Rừng tre nứa;<br /> III: Rừng hỗn giao; IV: Rừng cây gỗ<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 1. Độ tương đồng về thành phần loài ở các sinh cảnh của khu vực nghiên cứu<br /> <br /> Ghi chú. I: Khu dân cư + đất nông nghiệp; II: Rừng tre nứa;<br /> III: Rừng hỗn giao; IV: Rừng cây gỗ<br /> <br /> So sánh sự tương đồng về thành phần loài rết giữa các sinh cảnh (hình 1) cho thấy: Khu dân<br /> cư + đất nông nghiệp tách thành một nhánh riêng biệt. Do ở sinh cảnh này không có tầng thảm<br /> mục, thường xuyên chịu tác động của con người nên chỉ những loài phân bố rộng hoặc những<br /> loài thích nghi được với điều kiện này mới tồn tại và phát triển ở đây. Ba sinh cảnh còn lại là<br /> rừng tre nứa, rừng hỗn giao và rừng cây gỗ nằm cùng một nhánh bởi các sinh cảnh này có tầng<br /> thảm mục, ít chịu sự tác động của con người.<br /> Sự phân bố các loài theo mùa được thể hiện ở Hình 2 (trang sau).<br /> Trong số các loài đã biết ở khu vực nghiên cứu có 11 loài (chiếm 84,62% tổng số loài thu<br /> được), thuộc 7 giống, 4 họ, 2 bộ được ghi nhận vào mùa mưa và 6 loài (chiếm 46,15% tổng số loài<br /> thu được), thuộc 5 giống, 3 họ, 1 bộ được ghi nhận vào mùa mưa. Như vậy, số lượng loài mùa<br /> mưa cao hơn mùa khô. Điều này có thể do mùa mưa là mùa hoạt động của nhiều loài động vật làm<br /> thức ăn cho lớp chân môi và điều kiện môi trường thích hợp cho lớp chân môi hoạt động.<br /> Kết quả về chỉ số đa dạng H’ cho thấy rừng hỗn giao có chỉ số đa dạng cao nhất (1,81), tiếp<br /> đến rừng cây gỗ (1,64), rồi đến khu dân cư + đất nông nghiệp (1,47) và thấp nhất là rừng tre nứa<br /> (1,41). Rừng hỗn giao có đa dạng thực vật hơn các sinh cảnh khác, vì vậy có đa dạng loài động<br /> vật nhỏ là thức ăn cho rết. Kết quả cũng cho thấy sự đa dạng lớp chân môi ở các sinh cảnh của<br /> khu vực nghiên cứu ở mức trung bình (1 ≤ H’ ≤ 3).<br /> <br /> <br /> 86<br /> Dẫn liệu về thành phần loài và phân bố các loài rết (Chilopoda: Scolopendromorpha, Scutigeromorpha)…<br /> <br /> <br /> <br /> 12<br /> <br /> 10<br /> <br /> <br /> <br /> Số lượng<br /> 8<br /> Mùa mưa<br /> 6<br /> Mùa khô<br /> 4<br /> <br /> 2<br /> <br /> 0<br /> Số loài Số giống Số họ<br /> Bậc phân loại<br /> <br /> <br /> Hình 2. Sự phân bố các loài rết theo mùa ở khu vực nghiên cứu<br /> Chỉ số đa dạng sinh học H’ và chỉ số đồng đều J’<br /> Về chỉ số đồng đều J’ cho thấy cao nhất là ở sinh cảnh khu dân cư + đất nông nghiệp<br /> (0,91), tiếp đến là sinh cảnh rừng tre nứa (0,88), hai sinh cảnh rừng hỗn giao và rừng cây gỗ có<br /> độ đồng đều giống nhau (0,79). Điều này cho thấy sự sai khác về mật độ giữa các loài rết ở sinh<br /> cảnh khu dân cư + đất nông nghiệp là thấp nhất (bảng 3).<br /> Bảng 3. Chỉ số đa dạng H’ và chỉ số đồng đều J’ ở các sinh cảnh của khu vực nghiên cứu<br /> Số loài Số cá thể J’ H’<br /> <br /> Khu dân cư + đất nông nghiệp 5 9 0,91 1,47<br /> <br /> Rừng tre nứa 5 11 0,88 1,41<br /> <br /> Rừng hỗn giao 10 33 0,79 1,81<br /> <br /> Rừng cây gỗ 8 43 0,79 1,64<br /> <br /> <br /> 3. Kết luận<br /> Đã ghi nhận ở khu vực nghiên cứu 13 loài và phân loài rết thuộc 2 bộ Scolopendromorpha<br /> và Scutigeromorpha. Bộ Scolopendromorpha có 12 loài và phân loài thuộc 7 giống, 3 họ<br /> (Cryptopidae, Scolopendridae, Scolopocryptopidae); Bộ Scutigeromorpha có 1 loài thuộc 2<br /> giống, 1 họ (Scutigeridae). Bổ sung cho khu hệ rết Tây Bắc 1 loài là Cryptops spinipes. Vào<br /> mùa mưa số lượng loài và phân loài ghi nhận nhiều hơn mùa khô (mùa mưa ghi nhận 11 loài và<br /> phân loài, mùa khô ghi nhận được 6 loài và phân loài).<br /> Giữa các sinh cảnh ở khu vực nghiên cứu, so sánh sự tương đồng về thành phần loài cho<br /> thấy: Khu dân cư + đất nông nghiệp tách thành một nhánh riêng biệt. Ba sinh cảnh còn lại là<br /> rừng tre nứa, rừng hỗn giao và rừng cây gỗ có độ tương đồng gần nhau hơn.<br /> Rừng hỗn giao có chỉ số đa dạng cao nhất (H'= 1,81), tiếp đến rừng cây gỗ (H' = 1,64) rồi<br /> đến khu dân cư và đất nông nghiệp (H' = 1,47), thấp nhất là rừng tre nứa (H' = 1,41).<br /> <br /> 87<br /> Nguyen Duc Hung*, Do Duc Quan, Tran Thi Thanh Binh, Vu Thi Ha, Nguyen Duc Anh và Lê Xuân Sơn<br /> <br /> Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ bởi đề Quỹ phát triển khoa học và Cộng nghệ<br /> quốc gia Việt Nam (NAFOSTED) thuộc đề tài mã số: 106-NN.05-2016.16.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> [1]. Phạm Thiệp, Lê Văn Thuần, Bùi Xuân Chương, 2000. Cây thuốc, bài thuốc và biệt<br /> dược. Phần II: Động vật làm thuốc. Nxb Y học.<br /> [2]. Yang S., Xiao Y., Kang D., Liu J., Li Y., . Undheim A. B. E, Klint K. J., Rong Q.<br /> M., Lai R., and King F. G., 2013. Discovery of a selective NaV1.7 inhibitor from<br /> centipede venom with analgesic efficacy exceeding morphine in rodent pain models.<br /> PNAS, 110 (43), pp. 17534–17539. Doi: 10.1073/pnas.1306285110.<br /> [3]. Tran T. T. B, Le X. S., Nguyen D. A., 2013. An annotated checklist of centipedes<br /> (Chilopoda) of Vietnam. Zootaxa 3722 (2), pp. 219–244.<br /> [4]. Tổng cục lâm nghiệp, 2013. Vườn Quốc gia Việt Nam. Công ty cổ phần in La Bàn.<br /> [5]. Ghiliarov M. S., 1975. Method for studing on Mesofauna. Moscow Science Publishing<br /> House, Rusia.<br /> [6]. Mesibov R., Churchill T. B., 2003. Patterns in pitfall captures of millipedes<br /> (Diplopoda: Polydesmida: Paradoxosomatidae) at coastal heathland sites in Tasmania.<br /> Australian Zoologist 32 (3), pp. 431–438.<br /> [7]. Attems C., 1930. Myriopoda. 2. Scolopendromorpha. Das Tierreich, 54, pp. 1–308.<br /> [8]. Attems C., 1938. Die von Dr. C. Dawydoff in französisch-Indochina gesammelten<br /> Myriopoden. Mémoires du Muséum National d’Histoire Naturelle, (N.S.) 6, pp. 187–<br /> 353.<br /> [9]. Attems C., 1953. Myriopoden von Indochina. Expedition von Dr. C Dawydoff (1938-<br /> 1939). Mémoires du Muséum National d’Histoire Naturelle, (Nouvelle Serie, Série A,<br /> Zoologie) 5(3), pp. 133-230.<br /> [10]. Schileyko A. A., 1992. Scolopenders of Viet-Nam and some aspects of the system of<br /> Scolopendromorpha (Chilopoda: Epimorpha). Part 1. Arthropoda Selecta, 1, pp. 5–19.<br /> [11]. Schileyko A. A., 1995. The scolopendromorph centipedes of Vietnam (Chilopoda:<br /> Scolopendromorpha). Part 2. Arthropoda Selecta, 4, pp. 73–87.<br /> [12]. Schileyko A. A., 1998. Some Chilopoda from Sa Pa and Muong Cha, North Vietnam.<br /> Biological diversity of Vietnam. Data on zoological and botanical studies in Fansipan<br /> Mountains (North Vietnam), pp. 262–270 [in Russian].<br /> [13]. Schileyko A. A., 2007. The scolopendromorph centipedes (Chilopoda) of Vietnam,<br /> with contributions to the faunas of Cambodia and Laos. Part 3. Arthropoda<br /> Selecta, 16, pp. 71–95.<br /> [14]. Trần Thị Thanh Bình, Nguyễn Đức Hùng, Hà Thị Kiều Loan, Vũ Thu Hà, 2018.<br /> Những dẫn liệu đầu tiên về rết thuộc bộ Scolopedromorpha và Scutigeromorpha<br /> (Chilopoda) ở Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa, tỉnh Sơn La, Việt Nam. Tạp chí Sinh<br /> học 40(1), tr. 100–107.<br /> [15]. Hung N. D., Anh H. N., Chinh D. Q. T., Binh T. T. T., 2018. Preliminary data on<br /> centipedes (Chilopoda: Scolopendromorpha, Scutigeromorpha) in Thuong Tien natural<br /> reserve, Hoa binh province. The 3rd National Conference of Scientists on Biological<br /> Research and Teaching in Vietnam, pp. 533–540.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 88<br /> Dẫn liệu về thành phần loài và phân bố các loài rết (Chilopoda: Scolopendromorpha, Scutigeromorpha)…<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> ABSTRACT<br /> <br /> Data on species composition and distribution of centipedes (Chilopada:<br /> scolopendromorph, scutigeromorpha) in Hoang Lien national park, Vietnam<br /> Nguyen Duc Hung1, Do Duc Quan1, Tran Thi Thanh Binh1,4<br /> Vu Thi Ha2, Nguyen Duc Anh2 and Lê Xuân Sơn3<br /> 1<br /> Faculty of Biology, Hanoi National University of Education<br /> 2<br /> Institute of Ecology and Biological Resources, VAST<br /> 3<br /> Institute of Tropical Ecology, Vietnamese - Russian Tropical Center<br /> 4<br /> Soil organism Research Center, Hanoi National University of Education<br /> A study on centipedes was conducted in Hoang Lien National park in May and November<br /> in 2018. Samples were collected in four typical habitats: woody forests, bamboo forests, mixed<br /> forests and residential area + agricultural lands. As a result, a total of 13 species and subspecies<br /> in two orders (Scolopendromorpha and Scutigeromorpha) was recorded in that region. Of<br /> which, the order Scolopendromorpha has 12 recorded species and subspecies belonging to 6<br /> genera, 3 families (Cryptopidae, Scolopendridae, Scolopocryptopidae). The other order,<br /> Scutigeromorpha, has one species in one family (Scutigeridae). The study results also<br /> contributed new records of 1 species to the centipede fauna of the Northwestern part of Vietnam<br /> (Cryptops spinipes). Among habitats in the study area, woody forest and mixed forest have the<br /> highest similarity in species composition (64.45%), the lowest is a residential area + agricultural<br /> land with mixed forest (35.65%). The biodiversity index (H’) shows that in the study area, the<br /> diversity of centipedes belongs to Scolopendromorpha and Scutigeromorpha in the average<br /> level; of which, mixed forests are most heterogeneous (1.81), then woody forests (1.64) and the<br /> lowest is a bamboo forest (1.41). The residential areas + agricultural land have low centipede<br /> diversity (1.47). The homogeneous index J’ shows the highest in residential areas + agricultural<br /> land (0.91), followed by habitat of bamboo forest (0.88). Mixed forest and woody forests have<br /> the same homogeneous index (0.79). In addition, the number of species recorded in rainy season<br /> was higher than that in dry season.<br /> Keywords: Composition of centipedes, Hoang Lien, Scolopendromorpha, Scutigeromorpha.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 89<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2