intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị dựa vào theo dõi oxy tổ chức não trong chấn thương sọ não nặng

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

35
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu nhằm xác định tác động của phác đồ điều trị theo hướng dẫn của PbtO2 đối với kết quả điều trị của bệnh nhân chấn thương sọ não nặng. Nghiên cứu tiến cứu trên 76 bệnh nhân chấn thương sọ não nặng (GCS ≤ 8) được lựa chọn trong thời gian 5/2013 – 12/2014 tại phòng Hồi sức tích cực – khoa Gây mê hồi sức, bệnh viện Việt Đức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị dựa vào theo dõi oxy tổ chức não trong chấn thương sọ não nặng

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ<br /> DỰA VÀO THEO DÕI OXY TỔ CHỨC NÃO<br /> TRONG CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO NẶNG<br /> Vũ Hoàng Phương1, Nguyễn Quốc Kính2<br /> 1<br /> <br /> Trường Đại học Y Hà Nội, 2Bệnh viện Việt Đức<br /> <br /> Nghiên cứu nhằm xác định tác động của phác đồ điều trị theo hướng dẫn của PbtO2 đối với kết quả điều<br /> trị của bệnh nhân chấn thương sọ não nặng. Nghiên cứu tiến cứu trên 76 bệnh nhân chấn thương sọ não<br /> nặng (GCS ≤ 8) được lựa chọn trong thời gian 5/2013 – 12/2014 tại phòng Hồi sức tích cực – khoa Gây mê hồi sức,<br /> bệnh viện Việt Đức. Kết quả cho thấy, giữa hai nhóm không khác biệt có ý nghĩa thống kê về tuổi, thang điểm<br /> độ nặng chấn thương, điểm GCS khi nhập viện, thời gian đặt catheter theo dõi sau tai nạn, tỉ lệ tụt huyết áp<br /> và thiếu oxy khi nhập viện. Giá trị trung bình của áp lực nội sọ và áp lực tưới máu não trong thời gian theo<br /> dõi là tương đương nhau. Nhóm PbtO2 có tỉ lệ tử vong thấp hơn (13,1% so với 21,1%) và tỉ lệ kết cục tốt<br /> (điểm GOS ≥ 4) sau 6 tháng cao hơn so với nhóm áp lực nội sọ (34,2% so với 26,3%) nhưng sự khác biệt<br /> chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,1). Phác đồ điều trị trên hướng dẫn dựa vào PbtO2 có xu hướng làm giảm tỉ<br /> lệ tử vong và tăng tỉ lệ bệnh nhân có kết quả điều trị tốt sau 6 tháng và cần có thêm những nghiên cứu với<br /> số lượng bệnh nhân lớn hơn nữa để khẳng định ưu thế của việc theo dõi PbtO2 trong hướng dẫn điều trị<br /> chấn thương sọ não nặng nặng.<br /> Từ khóa: áp lực oxy tổ chức não, PbtO2, chấn thương sọ não nặng, áp lực nội sọ<br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> <br /> bình thường không phải luôn luôn ngăn ngừa<br /> <br /> não đóng 1 vai trò trung tâm trong việc chăm<br /> <br /> được tình trạng thiếu oxy tổ chức não sau,<br /> chấn thương sọ não [4]. Một nghiên cứu gần<br /> <br /> sóc hồi sức cho bệnh nhân bởi một loạt các<br /> rối loạn xuất hiện ngay sau chấn thương bao<br /> <br /> đây sử dụng kĩ thuật chụp PET (pozitron<br /> emission tomography) [5] cho thấy không đơn<br /> <br /> gồm tổn thương não tiên phát và thứ phát như<br /> tình trạng thiếu máu cục bộ và xuất huyết não,<br /> <br /> giản chỉ có cơ chế tưới máu mà còn có những<br /> cơ chế khác có thể là nguyên nhân của tình<br /> <br /> cũng như tình trạng phù não cấp tính làm ảnh<br /> hưởng đến kết quả điều trị nếu không được<br /> <br /> trạng thiếu oxy tổ chức não như cơ chế thiếu<br /> <br /> Theo dõi thần kinh sau chấn thương sọ<br /> <br /> phát hiện và sửa chữa kịp thời. Tuy nhiên, tổn<br /> <br /> máu cục bộ, tắc vi mạch [6], phù nề do gây<br /> độc tế bào [7], hoặc rối loạn chức năng ty thể<br /> <br /> thương não thứ phát không phải luôn liên<br /> quan với những thay đổi bệnh lý trong áp lực<br /> <br /> [8]. Những dữ liệu này gợi ý các phương pháp<br /> theo dõi thần kinh mới hơn về sinh lý não<br /> <br /> nội sọ hoặc áp lực tưới máu não [1; 2; 3] và<br /> các biện pháp điều trị nhằm duy trì mức áp lực<br /> <br /> cũng như chuyển hóa oxy não như phương<br /> pháp theo dõi PbtO2 có thể đóng một vai trò<br /> <br /> nội sọ và áp lực tưới máu não trong giới hạn<br /> <br /> quan trọng cho phép đánh giá khả năng oxy hóa<br /> của mô não cũng như phát hiện sớm tình trạng<br /> thiếu oxy tổ chức não sau chấn thương. Nhiều<br /> <br /> Địa chỉ liên hệ: Vũ Hoàng Phương, Bộ môn Gây mê Hồi<br /> sức, Trường Đại học Y Hà Nội<br /> Email: vuhoangphupng@hmu.edu.vn<br /> Ngày nhận: 24/9/2015<br /> Ngày được chấp thuận: 26/02/2016<br /> <br /> TCNCYH 99 (1) - 2016<br /> <br /> nghiên cứu gần đây đã cho thấy phác đồ điều trị<br /> dựa trên hướng dẫn của PbtO2 có thể cải thiện<br /> kết quả điều trị của bệnh nhân sau chấn thương<br /> sọ não [9; 10; 11]. Ở Việt Nam, phương pháp<br /> <br /> 73<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> theo dõi trực tiếp áp lực oxy tổ chức não<br /> <br /> theo một phác đồ chung trước khi đặt catheter<br /> <br /> trong chấn thương sọ não vẫn còn là một vấn<br /> đề mới, vẫn chưa có một nghiên cứu nào<br /> <br /> theo dõi PbtO2 hoặc áp lực nội sọ, bao gồm:<br /> thông khí nhân tạo, an thần giảm đau, tư thế<br /> <br /> đánh giá hiệu quả của nó trên lâm sàng. Do<br /> vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này<br /> <br /> đầu cao 15 – 30°, kiểm soát thân nhiệt < 37,5°<br /> C, theo dõi huyết áp động mạch xâm lấn liên<br /> <br /> nhằm đánh giá hiệu quả phác đồ điều trị dựa<br /> vào PbtO2 và áp lực nội sọ so với phác đồ<br /> <br /> tục và áp lực tĩnh mạch trung tâm theo chỉ<br /> định. Để loại bỏ hiện tượng nhiễu do sang<br /> <br /> dựa vào áp lực nội sọ đơn thuần đối với kết<br /> <br /> chấn nhỏ trong quá trình đặt catheter theo dõi<br /> <br /> quả điều trị của bệnh nhân chấn thương sọ<br /> não nặng.<br /> <br /> PbtO2 và áp lực nội sọ, dữ liệu PbtO2 chỉ bắt<br /> đầu ghi lại và điều chỉnh sau khi kết thúc quá<br /> <br /> II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> <br /> trình đặt là 2h.<br /> Theo dõi và hướng dẫn điều trị dựa theo<br /> <br /> 1. Đối tượng<br /> <br /> áp lực nội sọ và PbtO2<br /> <br /> Trong thời gian từ 05/2013 đến 2/2015 tại<br /> <br /> Bệnh nhân chấn thương sọ não được điều<br /> <br /> phòng Hồi sức tích cực, khoa Gây mê hồi sức<br /> <br /> trị dựa theo phác đồ hướng dẫn của Hiệp hội<br /> chấn thương thần kinh 2007 để đạt được đích<br /> <br /> - bệnh viện Việt Đức, tất cả bệnh nhân chấn<br /> chấn thương; tuổi từ 16 đến 65 được lựa chọn<br /> <br /> điều trị đảm bảo mức PbtO2 duy trì từ 20 35mmHg [12]: áp lực tưới máu não ≥ 65<br /> <br /> vào nghiên cứu. Những bệnh nhân bị loại trừ<br /> <br /> mmHg; huyết áp động mạch trung bình<br /> <br /> ra khỏi nghiên cứu gồm có: bệnh nhân hôn<br /> <br /> (HATB) từ 90 - 110 mmHg; duy trì áp lực nội<br /> sọ < 20 mmHg; áp lực riêng phần oxy máu<br /> <br /> thương sọ não có điểm Glasgow ≤ 8 đ sau<br /> <br /> mê sâu với điểm Glasgow = 3 điểm, đồng tử<br /> 2 bên giãn hết sau khi hồi sức; bệnh nhân đa<br /> chấn thương nặng có điểm ISS (Injury<br /> <br /> động mạch (PaO2) > 100 mmHg và PaO2 từ 35<br /> - 40 mmHg.<br /> <br /> bệnh nhân có bệnh lý mãn tính kèm theo:<br /> <br /> * Nếu giá trị áp lực nội sọ > 20mmHg và<br /> PbtO2 bình thường: Nâng tư thế đầu lên cao<br /> <br /> bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bệnh<br /> <br /> > 30° và theo dõi thay đổi áp lực nội sọ; tăng<br /> <br /> tim mạch (suy tim, bệnh mạch vành, bệnh<br /> <br /> mức độ an thần nếu bệnh nhân kích thích;<br /> truyền Manitol 20% liều 0,5 - 1g/kg; tăng thông<br /> <br /> Severe Score) ≥ 25, chấn thương ngực nặng;<br /> <br /> van tim..); bệnh nhân không thể đặt được<br /> catheter đo áp lực oxy nhu mô não (PbtO2):<br /> vỡ lún sọ rộng và phức tạp, mất da đầu,<br /> nhiễm trùng vùng da đầu định đặt; bệnh nhân<br /> đang có rối loạn đông máu, tiền sử dùng<br /> thuốc chống đông.<br /> 2. Phương pháp<br /> <br /> khí đảm bảo mức PaCO2 từ 30 - 35mmHg;<br /> cân nhắc sử dụng giãn cơ; chụp CT scan<br /> kiểm tra; thảo luận với phẫu thuật viên mở<br /> xương sọ giải ép; hôn mê sâu bằng<br /> barbiturate hoặc Propofol; hạ thân nhiệt 35 –<br /> 36° (truyền dung dịch NaCl 90/00 lạnh phối hợp<br /> với rửa dạ dày nước lạnh, chườm mát tối đa).<br /> <br /> Thử nghiệm lâm sàng tiến cứu và có đối<br /> chứng. Nghiên cứu được tiến hành trên 76<br /> <br /> * Nếu giá trị PbtO2 < 20mmHg và áp lực<br /> nội sọ bình thường: hạ tư thế đầu bằng 0°;<br /> <br /> bệnh nhân, chia 2 nhóm: nhóm PbtO2 (n = 38<br /> bệnh nhân) và nhóm áp lực nội sọ (n = 38<br /> <br /> duy trì T°não < 37,5°; tăng áp lực tưới máu<br /> não > 60 mmHg; nâng HATB > 90mmHg; tăng<br /> <br /> bệnh nhân). Tất cả bệnh nhân đủ tiêu chuẩn<br /> <br /> FiO2 lên 60 -100%; tăng PaCO2 45 -<br /> <br /> lựa chọn vào nghiên cứu đều được điều trị<br /> <br /> 50mmHg và theo dõi đáp ứng của áp lực nội<br /> <br /> 74<br /> <br /> TCNCYH 99 (1) - 2016<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> sọ; truyền máu nâng Hb > 10g/dL; tăng PEEP<br /> <br /> viện); thời gian thở máy, thời gian nằm điều trị<br /> <br /> lên 10 (nếu đã tăng FiO2); hạ áp lực nội sọ<br /> < 10mmHg (dẫn lưu DNT ra ngoài, truyền<br /> <br /> tại phòng hồi sức, thang điểm GCS khi chuyển<br /> khỏi phòng hồi sức, tình trạng hô hấp của<br /> <br /> Manitol 20% liều 0,5 - 1g/kg, tăng mức an<br /> thần); chụp CT scan sọ não kiểm tra lại vị trí<br /> <br /> bệnh nhân khi ra khỏi hồi sức; kết quả điều trị<br /> tốt và xấu được phân loại dựa theo thang<br /> <br /> catheter; kiểm tra các nguyên nhân khác gây<br /> thiếu oxy máu như: tràn khí, tràn dịch màng<br /> <br /> điểm GOS (Glasgow Outcome Scale) tại thời<br /> điểm sau 3 tháng và 6 tháng sau chấn thương.<br /> <br /> phổi, ARDS, ALI, suy tim.<br /> <br /> 3. Xử lý số liệu<br /> <br /> * Nếu giá trị PbtO2 < 20mmHg và áp lực<br /> nội sọ > 20mmHg: nâng tư thế đầu > 30°; duy<br /> trì T° < 37,5°; tăng an thần; tăng áp lực tưới<br /> máu não > 60 mmHg; nâng HATB > 90mmHg;<br /> truyền Manitol 20% liều 0,5 – 1 g/kg; tăng<br /> FiO2 lên 60-100%; tăng PEEP lên 10; truyền<br /> <br /> So sánh các giá trị trung bình dựa vào<br /> test t - student, test ANOVA với nhiều trung<br /> bình, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi<br /> p < 0,05. So sánh 2 tỷ lệ dựa vào test khi bình<br /> phương và mức ý nghĩa thống kê là p < 0,05.<br /> 4. Đạo đức nghiên cứu<br /> <br /> máu nâng mức Hb > 10g/dL; cân nhắc giãn<br /> cơ; chụp CT scan kiểm tra; thảo luận với phẫu<br /> <br /> Người nhà bệnh nhân được giải thích đầy<br /> <br /> thuật viên mở xương sọ giải ép; hôn mê sâu<br /> bằng barbiturate hoặc propofol; hạ thân nhiệt<br /> <br /> đủ về quy trình nghiên cứu và đồng ý tham<br /> gia. Các bệnh nhân đều được cân nhắc về lợi<br /> <br /> 35 – 36°; kiểm tra các nguyên nhân khác gây<br /> <br /> ích và nguy cơ trước khi được đưa vào<br /> <br /> thiếu oxy máu.<br /> <br /> nghiên cứu. Những bệnh nhân có nguy cơ<br /> đều đã được loại trừ để giảm thiểu các tác<br /> <br /> * Tiêu chí đánh giá kết quả điều trị bệnh<br /> nhân chấn thương sọ não nặng<br /> Tỉ lệ tử vong và sống (trong thời gian nằm<br /> <br /> động không mong muốn của các phương<br /> pháp theo dõi. Các thông tin về hồ sơ bệnh án<br /> và hình ảnh đều được chúng tôi bảo mật.<br /> <br /> III. KẾT QUẢ<br /> 1. Một số đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu<br /> Bảng 1. Một số đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu<br /> Nhóm áp lực<br /> nội sọ (n = 38)<br /> <br /> Nhóm PbtO2<br /> (n = 38)<br /> <br /> p<br /> <br /> Tuổi trung bình ( X ± SD)<br /> <br /> 38,7 ± 15,5<br /> <br /> 34,5 ± 12,3<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Giới (nam/nữ) (%)<br /> <br /> 81,6 / 18,4<br /> <br /> 81,1 / 18,9<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Thời gian từ khi tai nạn đến khi đặt catheter (ngày) ( X ± SD)<br /> <br /> 2,9 ± 1,4<br /> <br /> 2,6 ± 1,4<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Thang điểm ISS ( X ± SD)<br /> <br /> 10,3 ± 2,8<br /> <br /> 10,6 ± 2,8<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Tụt huyết áp khi nhập viện (%)<br /> <br /> 8 (21,0)<br /> <br /> 4 (10,8)<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Thiếu oxy khi nhập viện (%)<br /> <br /> 7 (18,4)<br /> <br /> 4 (10,8)<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> 7,0 ± 2,0<br /> <br /> 7,4 ± 2,5<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Đặc điểm<br /> <br /> Thang điểm Glasgow trung bình khi nhập viện (<br /> <br /> TCNCYH 99 (1) - 2016<br /> <br /> X<br /> <br /> ± SD)<br /> <br /> 75<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> Giữa 2 nhóm không có khác biệt có ý nghĩa về hầu hết một số đặc điểm chung như tuổi, điểm<br /> ISS, điểm GCS khi nhập viện, thời gian đặt catheter theo dõi sau tai nạn, tỉ lệ tụt huyết áp và thiếu<br /> oxy khi nhập viện, p > 0,05.<br /> 2. Đặc điểm tổn thương trên phim chụp CT scan sọ não khi nhập viện<br /> Bảng 2. Đặc điểm tổn thương trên phim chụp CT scan sọ não khi nhập viện<br /> Nhóm áp lực nội<br /> sọ (n = 38)<br /> <br /> Nhóm PbtO2<br /> <br /> Máu tụ ngoài màng cứng (n)(%)<br /> <br /> 5 (13,1)<br /> <br /> 13 (34,2)<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Máu tụ dưới màng cứng (n)(%)<br /> <br /> 13 (34,2)<br /> <br /> 18 (47,4)<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Máu tụ trong não (n)(%)<br /> <br /> 7 (18,4)<br /> <br /> 8 (21,0)<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Đụng giập não ≥ 2 ổ (n)(%)<br /> <br /> 19 (50,0)<br /> <br /> 30 (78,9)<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Chảy máu dưới nhện (n)(%)<br /> <br /> 25 (65,8)<br /> <br /> 28 (73,7)<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Đè đẩy đường giữa (n)(%)<br /> <br /> 18 (47,4)<br /> <br /> 20 (52,6)<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> Xóa bể đáy (n)(%)<br /> <br /> 21 (55,2)<br /> <br /> 28 (73,7)<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Chảy máu não thất (n)(%)<br /> <br /> 6 (15,8)<br /> <br /> 10 (26,3)<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Phẫu thuật lấy bỏ khối choán chỗ (n)(%)<br /> <br /> 13 (34,2)<br /> <br /> 28 (73,7)<br /> <br /> < 0,01<br /> <br /> Đặc điểm<br /> <br /> Nhóm PbtO2<br /> <br /> 100<br /> <br /> Nhóm ALNS<br /> <br /> 68,5 *<br /> <br /> 80<br /> 60<br /> 26,3<br /> <br /> 40<br /> 20<br /> <br /> p<br /> <br /> (n = 38)<br /> <br /> 2,6<br /> <br /> 31,6<br /> <br /> 42,1<br /> <br /> 21<br /> <br /> 7,8<br /> 0<br /> <br /> 0<br /> Mức độ I<br /> <br /> Mức độ II<br /> <br /> Mức độ III<br /> <br /> Mức độ IV<br /> <br /> Biểu đồ 1. Mức độ lan tỏa theo phân loại của Marshall của 2 nhóm<br /> Tổn thương hay gặp nhất ở cả 2 nhóm là chảy máu dưới nhện, đụng giập não đa ổ, MTDMC<br /> và sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê (p > 0,1). Tỉ lệ bệnh nhân phẫu thuật lấy bỏ khối<br /> choán chỗ, mở xương sọ giải ép cũng như mức độ IV theo phân loại Marshall ở nhóm PbtO2 cao<br /> hơn so với nhóm áp lực nội sọ và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05.<br /> <br /> 76<br /> <br /> TCNCYH 99 (1) - 2016<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> 3. Các thông số theo dõi thần kinh trong 24h đầu giữa 2 nhóm<br /> Bảng 3. Các thông số thần kinh trong 24h đầu giữa 2 nhóm<br /> Nhóm áp lực nội<br /> sọ (n = 38) ( X ± SD)<br /> <br /> Nhóm PbtO2<br /> <br /> p<br /> <br /> Áp lực nội sọ sau khi đặt<br /> <br /> 30,1 ± 21,8<br /> <br /> 24,1 ± 16,3<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Áp lực nội sọ trung bình<br /> <br /> 24,8 ± 2,6<br /> <br /> 24,5 ± 0,9<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Áp lực nội sọ trung bình cao nhất<br /> <br /> 33,2 ± 19,1<br /> <br /> 26,3 ± 15,0<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Áp lực tưới máu não trung bình sau khi đặt<br /> <br /> 60,0 ± 19,7<br /> <br /> 71,2 ± 14,8<br /> <br /> < 0,01<br /> <br /> Áp lực tưới máu não trung bình thấp nhất<br /> <br /> 61,9 ± 27,8<br /> <br /> 63,2 ± 14,9<br /> <br /> >0,05<br /> <br /> Áp lực tưới máu não trung bình<br /> <br /> 70,3 ± 3,4<br /> <br /> 66,4 ± 2,0<br /> <br /> < 0,01<br /> <br /> Các thông số thần kinh<br /> <br /> X<br /> <br /> Giá trị áp lực nội sọ trung bình ở thời điểm H0 (sau khi đặt) và trong cả 24h đầu, mức áp lực<br /> nội sọ trung bình cao nhất ở cả 2 nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,1). Mức áp<br /> lực tưới máu não trung bình của nhóm áp lực nội sọ cao hơn so với nhóm PbtO2 (70,3 > 66,4) có<br /> ý nghĩa thống kê, p < 0,01.<br /> 4. Kết quả điều trị giữa 2 nhóm áp lực nội sọ và nhóm PbtO2<br /> Bảng 4. So sánh kết quả điều trị giữa 2 nhóm<br /> Nhóm áp lực nội<br /> sọ (n = 38)<br /> <br /> Nhóm PbtO2<br /> (n = 38)<br /> <br /> p<br /> <br /> Tỉ lệ tử vong (%)<br /> <br /> 8 (21,1)<br /> <br /> 5 (13,1)<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Tỉ lệ sống (%)<br /> <br /> 30 (78,9)<br /> <br /> 33 (86,9)<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Thời gian nằm hồi sức (ngày)<br /> <br /> 11,4 ± 6,5<br /> <br /> 10,8 ± 4,6<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Thời gian thở máy (ngày)<br /> <br /> 9,4 ± 5,1<br /> <br /> 10,1 ± 4,1<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Điểm GCS khi ra khỏi ICU<br /> <br /> 8,7 ± 3,7<br /> <br /> 8,4 ± 3,1<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Điểm GOS ≤ 3 sau 6 tháng (%)<br /> <br /> 20 (52,6)<br /> <br /> 22 (57,9)<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Điểm GOS ≥ 4 sau 6 tháng (%)<br /> <br /> 10 (26,3)<br /> <br /> 11 (28,9)<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Kết quả điều trị<br /> <br /> Nhóm PbtO2 có xu hướng làm giảm tỉ lệ tử vong (13,1%) và tăng tỉ lệ kết quả điều trị tốt (điểm<br /> GOS ≥ 4) (34,2%) sau 6 tháng so với ở nhóm áp lực nội sọ (21,1% và 26,3%) nhưng sự khác biệt<br /> là chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Thời gian thở máy cũng như nằm hồi sức, tình trạng hô<br /> hấp, điểm GCS khi ra khỏi hồi sức giữa 2 nhóm là không có sự khác biệt, p > 0,1 (biểu đồ 2).<br /> <br /> TCNCYH 99 (1) - 2016<br /> <br /> 77<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2