intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Da trâu cũng là vị thuốc

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

77
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Da trâu cũng là vị thuốc Da trâu (ngưu bì) được lấy từ con trâu, cạo bỏ hết lông, thịt, gân, màng, cắt thành từng miếng, phơi hay sấy khô. Da có màu tro đen ở mặt ngoài, màu trắng xám ở mặt trong, chất cứng chắc. Khi dùng, để nguyên bản hoặc chế biến thành keo theo cách sau: Ngâm da trâu vào nước vôi trong 1 ngày đêm. Lấy ra, rửa sạch, luộc chín, rồi cắt nhỏ, nấu với nước xâm xấp và sôi liên tục trong một ngày, một đêm. Chắt lấy nước thứ nhất. Thêm nước, tiếp...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Da trâu cũng là vị thuốc

  1. Da trâu cũng là vị thuốc Da trâu (ngưu bì) được lấy từ con trâu, cạo bỏ hết lông, thịt, gân, màng, cắt thành từng miếng, phơi hay sấy khô. Da có màu tro đen ở mặt ngoài, màu trắng xám ở mặt trong, chất cứng chắc. Khi dùng, để nguyên bản hoặc chế biến thành keo theo cách sau: Ngâm da trâu vào nước vôi trong 1 ngày đêm. Lấy ra, rửa sạch, luộc chín, rồi cắt nhỏ, nấu với nước xâm xấp và sôi liên tục trong một ngày, một đêm. Chắt lấy nước thứ nhất. Thêm nước, tiếp tục nấu để được nước thứ hai, thứ ba. Gộp các nước chắt lại, lọc kỹ, cô cách thủy thành cao đặc. Cao này có tên là keo da trâu hay minh giao, hoàng minh giao. Dược liệu chứa canxi, gelatin, keratin và protid, có vị mặn, ngọt, mùi hơi tanh, tính bình, không độc, có tác dụng giảm đau, cầm máu, nhuận táo, được dùng trong những trường hợp sau: Theo Nam dược thần hiệu, chữa phong thấp, chân tay đau nhức: Da trâu ngâm nước đến khi mềm, cắt nhỏ 40g, trộn với nửa chén nước cốt gừng, nấu nhỏ lửa cho đặc quánh. Để nguội, phết thuốc lên giấy, dán vào chỗ đau. Chữa đau vú: Keo da trâu nấu với ít giấm cho tan, rồi đắp dán. Chữa đái són: Keo da trâu phối hợp với vỏ hàu (nung đỏ), lộc nhung và tổ bọ ngựa cây dâu (sao với rượu), liều lượng mỗi thứ bằng nhau, tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với hồ nếp làm viên bằng hạt ngô đồng. Mỗi ngày uống 50 viên chia làm hai lần, chiêu với nước muối pha ít rượu vào lúc đói. Chữa động thai: Keo da trâu 20g, tầm gửi cây dâu 50g, lá ngải cứu 12g, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Theo kinh nghiệm dân gian, da trâu phơi khô, đốt thành than, tán nhỏ, rắc vết thương làm thuốc cầm máu. Đôi khi còn phối hợp với chân gà. Sở dĩ như vậy, vì chất canxi, gelatin, keratin có trong hai dược liệu cùng với canxi có sẵn trong máu đã làm tăng nhanh phản ứng đông máu. Hơn nữa, bột than da trâu và chân gà, khi rắc lên vết thương làm cho máu được tiếp xúc với bề mặt khô và nháp nên làm vỡ nhanh các tiểu cầu làm cho máu chóng đông và cầm lại ngay.
  2. Chữa thổ huyết, băng huyết, đái ra máu: Keo da trâu 4g, sợi bông đốt thành tro 4g, trộn đều uống làm một lần trong ngày. Chữa rong kinh, máu ra nhiều như bị băng huyết: Keo da trâu 10g, muội nồi 8g, cao ích mẫu 3g, trộn đều, uống với nước đun sôi để nguội. Chữa chảy máu dạ dày, lấy bột than da trâu 10g, trộn với máu lươn 10g, uống trong ngày với nước mía. Chú ý: Keo da trâu đôi khi được làm giả cao ban long (nấu từ sừng hươu nai). Tránh nhầm lẫn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2