intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng các bệnh nhân ngộ độc paraquat tại trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai

Chia sẻ: Nguyễn Thị Thủy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

58
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nghiên cứu với mục tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của các bệnh nhân ngộ độc paraquat tại trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai. Các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng liên quan tới tử vong khá thường gặp như loét họng miệng, tổn thương gan, suy thận, hạ kali máu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng các bệnh nhân ngộ độc paraquat tại trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG<br /> CÁC BỆNH NHÂN NGỘ ĐỘC PARAQUAT<br /> TẠI TRUNG TÂM CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN BẠCH MAI<br /> Hà Trần Hưng1,2, Vũ Mai Liên1<br /> 1<br /> <br /> Trường Đại học Y Hà Nội, 2Trung Tâm Chống Độc<br /> <br /> Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 155 bệnh nhân ngộ độc paraquat trong 2 năm 2010 - 2011. Kết quả cho<br /> thấy có 94 nam (60,9%) và 61 nữ (39,9%), tuổi trung bình: 26,9 ± 12,2. Hầu hết triệu chứng lâm sàng đầu<br /> tiên trên đường tiêu hóa (98%), nôn hay gặp nhất. 7,7% có giảm tri giác, 29,7% có nhịp nhanh, 23,9% có thở<br /> nhanh, và 15,9% có giảm SpO2. Kết quả xét nghiệm có 66,7% có suy thận, 47,1% có tăng AST, ALT, 45,3%<br /> có tăng Bilirubin. 49,6% bệnh nhân có hạ kali và 2,2% bệnh nhân có tăng Kali máu. 117 bệnh nhân tăng<br /> bạch cầu (80,1%), 114 bệnh nhân tăng bạch cầu đa nhân trung tính (78,1%), 61 bệnh nhân tăng CRP<br /> (64,2%). Các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng liên quan tới tử vong khá thường gặp như loét họng miệng,<br /> thở nhanh, tổn thương gan, suy thận, hạ kali máu.<br /> Từ khóa: Paraquat, ngộ độc<br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Paraquat (viết tắt của paraquaternary<br /> bipyridyl) là một thuốc diệt cỏ hiệu quả lại<br /> <br /> nhiều trường hợp ngộ độc paraquat đến cấp<br /> cứu [1]. Là một chất độc vô cùng nguy hại nên<br /> việc phát hiện các triệu chứng và xử trí các<br /> <br /> phân hủy nhanh khi tiếp xúc với đất nên giảm<br /> được mức độ ảnh hưởng tới môi trường. Với<br /> <br /> bệnh nhân ngộ độc paraquat luôn là một thách<br /> thức lớn đối với bác sỹ làm công tác cấp cứu,<br /> <br /> giá thành rẻ, diệt cỏ dại một cách nhanh<br /> chóng paraquat đã từng được sử dụng rộng<br /> <br /> hồi sức chống độc. Tỉ lệ tử vong do ngộ độc<br /> paraquat rất cao, thường khoảng 70 - 80%<br /> <br /> rãi ở nhiều nước trên thế giới và gần đây trở<br /> nên rất phổ biến ở Việt Nam với nhiều tên<br /> <br /> theo nhiều thống kê của các tác giả nước<br /> <br /> thương mại do nhiều công ty nhập khẩu và<br /> <br /> ngoài [2; 3]. Tại Trung tâm chống độc bệnh<br /> viện Bạch Mai, tỉ lệ tử vong năm 2007 theo<br /> <br /> sản xuất. Bên cạnh tính hữu ích nó cũng là<br /> một chất hóa học vô cùng độc hại cho con<br /> <br /> nghiên cứu của Đặng Thị Xuân, Nguyễn Thị<br /> Dụ là 72,5% [4], năm 2009 theo nghiên cứu<br /> <br /> người nếu vô tình hay cố ý nuốt phải dù chỉ<br /> với lượng nhỏ. Tại nhiều nước phát triển như<br /> <br /> của Nguyễn Thị Phương Khắc là 52,8% [1], tại<br /> bệnh viện Chợ Rẫy năm 1997 là 85% [5].<br /> <br /> Hoa Kỳ, châu Âu và Nhật Bản paraquat đã bị<br /> <br /> Đặc điểm lâm sàng của ngộ độc paraquat<br /> <br /> cấm sử dụng nhưng ở Việt Nam việc thiếu các<br /> chính sách và biện pháp quản lý sử dụng hóa<br /> <br /> phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: liều lượng<br /> uống, nồng độ hóa chất uống, bệnh nhân có<br /> <br /> chất này nên trong những năm vừa qua có rất<br /> <br /> nôn ngay sau khi uống không, có được xử trí<br /> ngay tại chỗ không, thời gian từ lúc uống đến<br /> <br /> Địa chỉ liên hệ: Hà Trần Hưng, Bộ môn Hồi sức cấp cứu,<br /> Trường Đại học Y Hà Nội<br /> Email: hatranhung@yahoo.com<br /> Ngày nhận: 10/8/2015<br /> Ngày được chấp thuận: 10/9/2015<br /> <br /> TCNCYH 97 (5) - 2015<br /> <br /> lúc được xử trí tại cơ sở y tế đầu tiên, thời<br /> gian uống đến lúc được xử trí tại trung tâm<br /> chống độc, thể trạng người bệnh các triệu<br /> chứng lâm sàng như loét miệng, họng, thực<br /> quản, tình trạng nhiễm toan, tổn thương gan,<br /> <br /> 35<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> thận và đặc biệt là tiến triển tổn thương phổi<br /> <br /> Các chỉ số nghiên cứu chính:<br /> <br /> và các điều trị được áp dụng [5 - 7].<br /> Tỉ lệ ngộ độc paraquat ngày càng gia tăng,<br /> <br /> - Lượng uống, thời gian đến viện.<br /> - Triệu chứng: triệu chứng đầu tiên, loét<br /> <br /> tỷ lệ tử vong còn cao, tuy nhiên vẫn còn thiếu<br /> các nghiên cứu hệ thống, cập nhật tại trung<br /> <br /> miệng họng, khó thở, thiểu niệu, vô niệu, biểu<br /> hiện nhiễm toan.<br /> <br /> tâm chống độc về các triệu chứng lâm sàng,<br /> cận lâm sàng chính vì vậy chúng tôi tiến hành<br /> <br /> - Cận lâm sàng: tình trạng oxy máu, X<br /> quang phổi, CT scanner phổi, toan máu, BE<br /> <br /> nghiên cứu đề tài với mục tiêu mô tả đặc điểm<br /> <br /> khi vào viện.<br /> <br /> lâm sàng và cận lâm sàng của các bệnh nhân<br /> ngộ độc paraquat tại Trung tâm chống độc<br /> <br /> 2.3. Thu thập số liệu: sử dụng mẫu bệnh<br /> án nghiên cứu thống nhất.<br /> <br /> bệnh viện Bạch Mai.<br /> <br /> II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> <br /> 2.4. Các định nghĩa và tiêu chuẩn<br /> <br /> 1. Đối tượng<br /> <br /> - Tử vong: các bệnh ngộ độc paraquat tử<br /> vong tại trung tâm chống độc hoặc tình trạng<br /> <br /> 1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân<br /> <br /> bệnh nặng lên gia đình xin về.<br /> - Tổn thương niêm mạc miệng, họng,<br /> <br /> Tất cả các bệnh nhân ngộ độc paraquat<br /> điều trị tại Trung tâm chống độc bệnh viện<br /> Bạch Mai trong 2 năm 2010 - 2011.<br /> Chẩn đoán ngộ độc paraquat dựa vào:<br /> bệnh nhân có 1 trong 2 tiêu chuẩn:<br /> - Bệnh nhân uống thuốc trừ cỏ paraquat và<br /> có biểu hiện lâm sàng ngộ độc paraquat.<br /> - Xét nghiệm độc chất nước tiểu tìm thấy<br /> paraquat.<br /> 1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân<br /> - Bệnh nhân có tiền sử bệnh phổi, thận, gan.<br /> - Những bệnh nhân ngộ độc đồng thời các<br /> chất độc khác.<br /> 2. Phương pháp<br /> 2.1. Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô<br /> tả hồi cứu.<br /> 2.2. Qui trình nghiên cứu: nghiên cứu hồi<br /> cứu thu thập các số liệu tên loại thuốc trừ cỏ<br /> <br /> đường tiêu hoá, bao gồm cả thực quản: có<br /> các biểu hiện: lưỡi sưng nề, đau (“lưỡi<br /> paraquat”), bỏng miệng họng, hoại tử và bong<br /> niêm mạc miệng, họng, nôn nhiều, đau bụng,<br /> nội soi có tổN thương thực quản, dạ dày, chảy<br /> máu tiêu hoá.<br /> - Tổn thương thận: biểu hiện thiểu niệu, vô<br /> niệu, protein niệu, tăng urê, creatinin máu.<br /> Tổn thương gan biểu hiện tăng bilirubin<br /> (trên 34 mmol/L)), tăng AST, ALT (trên 2 lần),<br /> suy gan (biểu hiện não gan, giảm tỷ lệ<br /> prothrombin, tăng NH3).<br /> - Nhịp tim nhanh: nếu nhịp tim > 100 chu<br /> kì/phút.<br /> - Thở nhanh: nếu nhịp thở > 20 lần/phút.<br /> - Tăng huyết áp: khi huyết áp tâm thu<br /> ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương<br /> ≥ 90mmHg.<br /> - Giảm SpO2: nếu chỉ số SpO2 < 92%.<br /> <br /> có paraquat, hàm lượng paraquat, lượng paraquat<br /> <br /> - Nếu nồng độ Kali máu < 3,5 mmol/l là hạ<br /> Kali máu, Kali máu > 4,5 mmol/l là tăng Kali<br /> <br /> uống, thời gian đến viện, triệu chứng lâm<br /> <br /> máu.<br /> <br /> sàng: loét miệng họng, tổn thương gan, thận,<br /> phổi, cận lâm sàng: khí máu vào viện,<br /> <br /> - Tăng bạch cầu: nếu bạch cầu > 10G/l và<br /> nếu bạch cầu đa nhân trung tính > 75% là có<br /> <br /> X quang phổi, CT scanner phổi và kết quả điều trị.<br /> <br /> tăng bạch cầu đa nhân trung tính.<br /> <br /> 36<br /> <br /> TCNCYH 97 (5) - 2015<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> - Nếu pH < 7,35 là giảm, pH > 7,45 là tăng,<br /> pCO2 < 35 mmHg là giảm, pCO2 > 45 mmHg<br /> là tăng. Nếu BE< -2 là giảm, BE > 2 là tăng.<br /> <br /> III. KẾT QUẢ<br /> 1. Đặc điểm chung của đối tượng<br /> nghiên cứu<br /> <br /> 3. Phương pháp xử lý số liệu<br /> Các số liệu được phân tích bằng phần<br /> <br /> Trong tổng số 155 bệnh nhân ngộ độc<br /> <br /> mềm SPSS 16.0 tính trung bình, độ lệch<br /> chuẩn, so sánh trung bình bằng t-test, so sánh<br /> <br /> paraquat từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 12<br /> <br /> 2<br /> <br /> năm 2011 đủ tiêu chuẩn vào nghiên cứu có 94<br /> <br /> tỷ lệ bằng test χ , exact test.<br /> <br /> nam (60,9%) và 61 nữ (39,9%), tuổi thấp nhất<br /> <br /> 4. Đạo đức nghiên cứu<br /> <br /> là 9 tuổi, tuổi cao nhất là 76 tuổi, trung bình:<br /> <br /> Các thông tin của bệnh nhân đều được<br /> <br /> 26,9 ± 12,2. Ngộ độc paraquat hay gặp ở độ<br /> <br /> bảo mật và chỉ phục vụ cho mục tiêu nghiên<br /> cứu. Bệnh nhân có quyền từ chối tham gia<br /> <br /> tuổi 20-29 tuổi (38,7%). Về thời gian thì có 73<br /> <br /> nghiên cứu mà không cần giải thích lý do.<br /> <br /> nhân (53%) trong năm 2011.<br /> <br /> bệnh nhân (47%) trong năm 2010 và 82 bệnh<br /> <br /> 2. Triệu chứng lâm sàng<br /> Bảng 1. Triệu chứng lâm sàng đầu tiên<br /> Triệu chứng lâm sàng<br /> <br /> Số bệnh nhân (n = 101)<br /> <br /> %<br /> <br /> Nôn<br /> <br /> 78<br /> <br /> 77,3<br /> <br /> Đau miệng<br /> <br /> 5<br /> <br /> 5,0<br /> <br /> Nôn và đau miệng<br /> <br /> 16<br /> <br /> 15,8<br /> <br /> Khác<br /> <br /> 2<br /> <br /> 1,9<br /> <br /> Hầu hết triệu chứng lâm sàng đầu tiên là các triệu chứng đường tiêu hóa chiếm 98%, trong đó<br /> triệu chứng nôn hay gặp nhất chiếm 77,3%. 2 bệnh nhân có triệu chứng khác là khó thở.<br /> Bảng 2. Các dấu hiệu sinh tồn lúc vào viện tại thời điểm nhập viện<br /> Lâm sàng<br /> <br /> X ± SD<br /> <br /> Glasgow (điểm)<br /> <br /> 14,7 ± 1,2<br /> <br /> 3 - 15<br /> <br /> Nhịp tim (lần/phút)<br /> <br /> 91,9 ± 16,9<br /> <br /> 60 - 160<br /> <br /> HA tâm thu (mmHg)<br /> <br /> 117 ± 20,7<br /> <br /> 60 - 210<br /> <br /> HA tâm trương (mmHg)<br /> <br /> 73,4 ± 11,5<br /> <br /> 40 - 100<br /> <br /> SpO2 (%)<br /> <br /> 92,6 ± 13,5<br /> <br /> 30 - 100<br /> <br /> Tần số thở (lần/phút)<br /> <br /> 21,3 ± 6,4<br /> <br /> 16 - 41<br /> <br /> Thấp nhất - Cao nhất<br /> <br /> Hầu hết các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân khi mới vào viện đều bình thường. Tuy nhiên,<br /> TCNCYH 97 (5) - 2015<br /> <br /> 37<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> 7,7% bệnh nhân có giảm tri giác, 29,7% có nhịp nhanh, 23,9% bệnh nhân có thở nhanh, và<br /> 15,9% bệnh nhân có giảm SpO2.<br /> Bảng 3. Biểu hiện triệu chứng theo cơ quan<br /> Cơ quan<br /> <br /> Tiêu hóa<br /> <br /> Hô hấp<br /> <br /> Thận<br /> Gan mật<br /> Tim mạch<br /> Thần kinh<br /> <br /> Triệu chứng<br /> <br /> Số bệnh nhân<br /> <br /> %<br /> <br /> Đau miệng<br /> <br /> 152<br /> <br /> 98,1<br /> <br /> Nôn<br /> <br /> 150<br /> <br /> 96,7<br /> <br /> Loét miệng họng<br /> <br /> 145<br /> <br /> 93,5<br /> <br /> Đau sau xương ức, thượng vị<br /> <br /> 41<br /> <br /> 26,5<br /> <br /> Khó thở<br /> <br /> 70<br /> <br /> 45,2<br /> <br /> Ngừng thở<br /> <br /> 7<br /> <br /> 4,5<br /> <br /> Vô niệu<br /> <br /> 7<br /> <br /> 10,6%<br /> <br /> Thiểu niệu<br /> <br /> 5<br /> <br /> 7,5%<br /> <br /> Vàng da<br /> <br /> 33<br /> <br /> 21,3<br /> <br /> Nhịp nhanh<br /> <br /> 46<br /> <br /> 29,7<br /> <br /> Ngừng tuần hoàn<br /> <br /> 10<br /> <br /> 6,5<br /> <br /> Rối loạn tri giác<br /> <br /> 26<br /> <br /> 16,7<br /> <br /> Tại thời điểm nhập viện, triệu chứng của cơ quan tiêu hóa là hay gặp nhất, chủ yếu là đau<br /> miệng (98,1%), nôn (96,7%), loét miệng họng (93,5%). Sau đó là các triệu chứng về hô hấp, tổn<br /> thương gan, thận.<br /> 3. Thay đổi cận lâm sàng<br /> Bảng 4. Các kết quả xét nghiệm huyết học<br /> Xét nghiệm<br /> <br /> X ± SD<br /> <br /> Số bệnh nhân<br /> <br /> Thấp nhất<br /> <br /> Cao nhất<br /> <br /> BC (G/l)<br /> <br /> 146<br /> <br /> 3,6<br /> <br /> 58,5<br /> <br /> 16,9 ± 9,14<br /> <br /> ĐNTT(%)<br /> <br /> 146<br /> <br /> 46,4<br /> <br /> 95,6<br /> <br /> 81,2 ± 10,04<br /> <br /> CRP (mg/dl)<br /> <br /> 95<br /> <br /> 0<br /> <br /> 26,7<br /> <br /> 3,07 ± 4,55<br /> <br /> * BC: bạch cầu; ĐNTT: đa nhân trung tính<br /> Theo nghiên cứu có 1 bệnh nhân hạ bạch cầu (0,6%), 117/146 bệnh nhân tăng bạch cầu<br /> (80,1%),114/146 bệnh nhân tăng bạch cầu đa nhân trung tính (78,1%), 61/95 bệnh nhân tăng<br /> CRP (64,2%).<br /> <br /> 38<br /> <br /> TCNCYH 97 (5) - 2015<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> Bảng 5. Xét nghiệm sinh hóa lúc vào viện<br /> Số bệnh nhân<br /> <br /> Thấp nhất<br /> <br /> Cao nhất<br /> <br /> X ± SD<br /> <br /> Glucose (mmol/l)<br /> <br /> 131<br /> <br /> 42<br /> <br /> 2,1<br /> <br /> 7,7 ± 5,58<br /> <br /> Urê (mmol/l)<br /> <br /> 138<br /> <br /> 1,8<br /> <br /> 94<br /> <br /> 13,4 ± 15,6<br /> <br /> Creatinin (µmol/l)<br /> <br /> 138<br /> <br /> 45<br /> <br /> 1029<br /> <br /> 252,7 ± 247,6<br /> <br /> AST (U/l)<br /> <br /> 136<br /> <br /> 11<br /> <br /> 809<br /> <br /> 81,0 ± 123,4<br /> <br /> ALT (U/l)<br /> <br /> 136<br /> <br /> 4<br /> <br /> 693<br /> <br /> 67,3 ± 99,6<br /> <br /> Bilirubin TP (µmol/l)<br /> <br /> 95<br /> <br /> 3.6<br /> <br /> 593,9<br /> <br /> 52,0 ± 102,9<br /> <br /> Kali (mmol/l)<br /> <br /> 139<br /> <br /> 1,8<br /> <br /> 6,1<br /> <br /> 3,3 ± 0,68<br /> <br /> Xét nghiệm<br /> <br /> Kết quả xét nghiệm cho thấy có tới 66,7% bệnh nhân có suy thận, 47,1% bệnh nhân có tổn<br /> thương gan trong đó tăng AST tăng cao hơn với 45,3% bệnh nhân có tăng bilirubin. 36,6% bệnh<br /> nhân có tăng đường máu và 6,1% bệnh nhân có hạ glucose, 49,6% bệnh nhân có hạ Kali và<br /> 2,2% bệnh nhân có tăng kali máu.<br /> Chẩn đoán hình ảnh<br /> Trong số 81 bệnh nhân nghiên cứu được chụp X quang phổi, 66,7% không thấy hình ảnh tổn<br /> thương trên phim X quang, còn lại hầu hết là các tổn thương mờ ở một hay hai bên phổi. Có 24<br /> bệnh nhân được chụp cắt lớp phổi, hình ảnh ghi nhận được 46,7% là không thấy tổn thương, xơ<br /> phổi chiếm 16,6%.<br /> <br /> IV. BÀN LUẬN<br /> Kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi trung<br /> <br /> Về giới tính, trong nghiên cứu của chúng<br /> <br /> bình của bệnh nhân ngộ độc paraquat là 26,9<br /> <br /> tôi tỷ lệ nam 60,9%. Tỉ lệ bệnh nhân nam bị<br /> ngộ độc cao hơn so với nữ có ý nghĩa thống<br /> <br /> ± 12,2 tuổi, tuổi nhỏ nhất là 9, tuổi cao nhất là<br /> 76, kết quả cũng tương tự như nghiên cứu tại<br /> Ấn Độ năm 2003 [7] và nghiên cứu thực hiện<br /> năm 1999 [8] trên 375 bệnh nhân, đây đều là<br /> lứa tuổi lao động, nhiều bệnh nhân còn trẻ,<br /> trước những mâu thuẫn trong gia đình và xã<br /> hội chưa tìm được cách giải quyết hợp lý nên<br /> chọn giải pháp tiêu cực là tự tử. Đây cũng là<br /> nhận xét của nhiều tác giả về nguyên nhân<br /> gây ngộ độc [5]. Đáng chú ý trong nghiên cứu<br /> của chúng tôi là bệnh nhân nhỏ tuổi nhất chỉ 9<br /> tuổi do uống nhầm một ngụm thuốc và bệnh<br /> nhân nhiều tuổi nhất là 76 tuổi cố ý uống gần<br /> 1 chai paraquat đều tử vong.<br /> TCNCYH 97 (5) - 2015<br /> <br /> kê. Theo nghiên cứu năm 1999 thì tỉ lệ này là<br /> 64,5% nam: 35,5% nữ [9], phù hợp với nghiên<br /> cứu của chúng tôi. Tỉ lệ nam cao hơn nữ có<br /> thể là do nam giới thường có xu hướng tự tử<br /> quyết liệt hơn nên thường nặng hơn và được<br /> tuyến dưới chuyển đến trung tâm chống độc.<br /> Về đặc điểm lâm sàng thì hầu hết các bệnh<br /> nhân đều có triệu chứng đầu tiên là tiêu hóa<br /> (98,05%), trong đó triệu chứng nôn thường<br /> gặp nhất (93,1%). Tỉ lệ này phù hợp với các<br /> nghiên cứu tại Ấn Độ thì chứng nôn chiếm<br /> 100% [1,7]. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy<br /> các bệnh nhân đến viện đều trong tình trạng ý<br /> <br /> 39<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2