ĐẶC ĐIỂM ÁP XE PHỔI TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 VÀ NHI ĐỒNG 2<br />
TỪ 1/2000 – 4/2008<br />
Bùi Nguyễn Đoan Thư*, Phạm Thị Minh Hồng**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Xác định đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị áp xe phổi ở bệnh nhi nhập viện Nhi<br />
Đồng 1 và Nhi Đồng 2 từ tháng 1/2000 đến tháng 4/2008.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca.<br />
Kết quả: có 86 bệnh nhi (50 nữ, 36 nam), tuổi trung bình là 7 ± 4,5 tuổi. Triệu chứng lâm sàng thường gặp<br />
là sốt, ho, khạc đàm, khạc mủ và giảm phế âm. Tổn thương áp xe 1 ổ chiếm 66%, 66% tổn thương nằm ở phổi<br />
phải và 59% ở thùy dưới. Kích thước trung bình của ổ áp xe 5,5 ± 2,8 cm. 57% kèm theo tràn dịch màng phổi với<br />
55% là dịch mủ có hoặc không kèm theo tràn khí. Ba loại vi khuẩn thường gặp trong các mẫu thử mủ áp xe, mủ<br />
màng phổi, đàm và máu là Acinetobacter spp, Klebsiella spp và Staphylococcus aureus. Kháng sinh thường dùng<br />
là Cephalosporin thế hệ ba kết hợp với Aminoglycosid, chiếm 51%. Kháng sinh được dùng nhiều khi đổi kháng<br />
sinh lần thứ nhất là Ciprofloxacin/Pefloxacin (48%), Metronidazole (39%) và Vancomycin (29%). Quinolone +<br />
Clindamycin/Metronidazole cho hiệu quả điều trị cao (93%), Cephalosporin III ± Aminoglycosid cho hiệu quả<br />
điều trị thấp (35%). 16 bệnh nhi (19%) được thực hiện chọc hút mủ áp xe. 26/86 (30%) bệnh nhi được thực hiện<br />
phẫu thuật, trong đó có 7 trường hợp đã được chọc hút mủ qua thành ngực trước đó. Phẫu thuật bao gồm cắt<br />
thùy phổi/một phần thùy phổi và dẫn lưu áp xe. 62% được tập vật lý trị liệu hô hấp. Thời gian nằm viện trung<br />
bình là 28 ± 15 ngày. Tỉ lệ khỏi bệnh 91%, tử vong 3,5%.<br />
Kết luận: Áp xe phổi là bệnh không thường gặp ở trẻ em. Ngay khi chẩn đoán ra áp xe phổi, cần phối hợp<br />
thêm kháng sinh loại có thể diệt được vi khuẩn kỵ khí. Lựa chọn đầu tiên nên là Clindamycin. Cần quyết định can<br />
thiệp phẫu thuật đúng lúc khi điều trị nội không hiệu quả..<br />
<br />
ABSTRACT<br />
LUNG ABSCESS AT CHILDREN’S HOSPITAL N01 AND N02. A REVIEW FROM 1/2000 – 4/2008<br />
Bui Nguyen Doan Thu, Pham Thi Minh Hong<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 94 - 100<br />
Objective: To determine epidemiologic, clinical, paraclinical features and treatment of lung abscesses in<br />
children’s hospitals N01 and N02 from January 2000 to April 2008.<br />
Method: case series<br />
Results: There were 86 patients including 36 males and 50 females. The mean age was 7 ± 4.5 years old. The<br />
common clinical signs were fever, cough, non purulent or purulent sputum expectoration and decrease of alveolar<br />
murmur. The rate of single abscess was 66%, most of the abscesses were in right lung (66%) and in lower lobes<br />
(59%). The mean diameter of lung abscesses was 5.5 ± 2.8 cm. Concomitant pleural effusion was seen in 57% of<br />
the patients. Among which, empyema with or without pneumothorax was reported in 55%. Three outstanding<br />
responsible organisms in all specimens including abscess pus, empyema fluid, sputum and blood were<br />
Acinetobacter spp, Klebsiella spp and Staphylococcus aureus. All patients were initially treated with antibiotics,<br />
mainly third generation Cephalosporines plus Aminoglycosides (51%). The alternative antibiotics commonly<br />
used were Ciprofloxacin/Pefloxacin (48%), Metronidazole (39%) and Vancomycin (29%). Quinolone plus<br />
* Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
1<br />
<br />
Clindamycin/Metronidazole were regarded as an effective regimen (93%) while Cephalosporine 3rd generation<br />
with or without Aminoglycoside presented a low efficacy (35%). Transthoracic aspiration (TTA) were obtained in<br />
16 patients (19%). Surgical procedures were performed in 26 (30%) patients among which 7 intervened before by<br />
a TTA. 54% of these cases underwent operative resection of lung parenchyma while the rest received an abscess<br />
drainage. Respiratory kinesitherapy was given to 62% of cases. The mean hospital stay was 28 ± 15 days.<br />
Complete recovery was seen in 91% of cases. There were only three patients died (3.5%).<br />
Conclusion : Lung abscess is a rare disease in children. Clindamycin should be used as preferred agent for<br />
pulmonary abscesses involving anaerobic bacteria. Surgical intervention should be indicated soon at failure of<br />
medical treatment to accelerate clinical recovery.<br />
Key words : lung abscess, children<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Áp xe phổi là ổ mủ được hình thành do nhu<br />
mô phổi bị hoại tử sau quá trình viêm cấp do vi<br />
khuẩn. Đây là một bệnh lý có chẩn đoán xác<br />
định tương đối dễ dàng, dựa vào triệu chứng<br />
lâm sàng nổi bật và hình ảnh X quang phổi đặc<br />
trưng. Tuy nhiên, chẩn đoán được áp xe phổi<br />
thường là trễ, khi áp xe đã chuyển sang giai<br />
đoạn thoát mủ và có thể gây nên nhiều biến<br />
chứng nghiêm trọng.<br />
<br />
Dân số chọn mẫu<br />
<br />
Hàng năm, tại bệnh viện Nhi Đồng 1 và<br />
bệnh viện Nhi Đồng 2, tỉ lệ áp xe phổi chỉ<br />
khoảng 0,5-1o/oo, chứng tỏ đây là một bệnh<br />
không thường gặp ở trẻ em.<br />
Các nghiên cứu về bệnh áp xe phổi trẻ em ở<br />
Việt nam còn ít và từ trước năm 1990. Ngày nay,<br />
tình hình bệnh suy giảm miễn dịch mắc phải<br />
(HIV/AIDS) ngày càng gia tăng có thể có ảnh<br />
hưởng đến xuất độ và đặc điểm lâm sàng của<br />
bệnh. Ngoài ra, nhiều loại kháng sinh mới liên<br />
tục được phát minh và bán rộng rãi. Việc sử<br />
dụng kháng sinh mạnh ngay từ đầu có khả năng<br />
ngăn chặn viêm phổi diễn tiến thành áp xe phổi.<br />
Mặt khác, việc sử dụng thuốc bừa bãi tại cộng<br />
đồng lại sinh ra đề kháng thuốc, khiến viêm phổi<br />
dễ có biến chứng thành áp xe hơn.<br />
Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm<br />
xác định các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm<br />
sàng và điều trị bệnh áp xe phổi ở trẻ em, góp<br />
phần vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh.<br />
<br />
Tất cả bệnh nhi được chẩn đoán áp xe phổi<br />
lúc xuất viện tại bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi<br />
Đồng 2 trong thời gian từ tháng 1/2000 đến hết<br />
tháng 4/2008.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn mẫu<br />
Tất cả bệnh nhi được chẩn đoán là áp xe<br />
phổi: khi có một trong các triệu chứng hô hấp<br />
(ho, khạc đàm hoặc mủ, thở nhanh, suy hô hấp,<br />
ran ở phổi…) và xét nghiệm hình ảnh (X quang,<br />
siêu âm, CT Scan) có hình ảnh áp xe.<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Hang lao bội nhiễm và kén khí bội nhiễm.<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Mô tả hàng loạt ca.<br />
Phương pháp thu thập dữ liệu<br />
Biến số được thu thập bằng bệnh án mẫu,<br />
ghi nhận các đặc điểm : dịch tễ học, tiền căn, lâm<br />
sàng, cận lâm sàng, điều trị, diễn tiến của bệnh.<br />
Phương pháp xử lý số liệu : toàn bộ số liệu<br />
thu thập từ bệnh án mẫu sẽ được mã hóa, lưu<br />
trữ trong máy tính và xử lý bằng phần mềm<br />
SPSS 11.5. Đối với biến số định tính : tính tần số<br />
và tỉ lệ phần trăm. Đối với biến số định lượng :<br />
tính trung bình và độ lệch chuẩn. Dùng phép<br />
kiểm định χ2 để so sánh tỉ lệ và phép kiểm định t<br />
để so sánh trung bình giữa các nhóm.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Có 95 trường hợp có chẩn đoán áp xe phổi<br />
lúc xuất viện phù hợp với tiêu chuẩn đưa vào<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
2<br />
<br />
mẫu nghiên cứu. Trong số 95 trường hợp nêu<br />
trên, tổng số bệnh nhi thật sự là 86 người, trong<br />
đó có 1 bệnh nhân mắc áp xe phổi 3 lần, 7 bệnh<br />
nhi mắc bệnh 2 lần. Sáu mươi ba bệnh nhi nhập<br />
viện điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng 1, 23 bệnh<br />
nhi nhập viện điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng 2.<br />
Tuổi trung bình là 7 ± 4,5 tuổi, nhỏ nhất là 1<br />
tháng, lớn nhất là 15 tuổi. Tỉ lệ Nữ : Nam = 1,39.<br />
Sáu mươi lăm bệnh nhi là từ các tỉnh, chiếm<br />
75%.<br />
47/86 bệnh nhi có tiền căn bệnh lý nội ngoại<br />
khoa bất thường, chiếm 54,7% (bảng 1).<br />
Bảng 1: Tiền căn bệnh lý<br />
Tần số Tỉ lệ<br />
(n = 47) (%)<br />
23 48,9<br />
11 23,4<br />
8<br />
17,0<br />
6<br />
12,8<br />
10,6<br />
5<br />
<br />
Tiền căn bệnh lý<br />
Khò khè tái phát<br />
(*)<br />
Áp xe phổi<br />
Bại não<br />
Động kinh<br />
Tràn mủ màng phổi<br />
<br />
Ran ngáy/rít<br />
<br />
Tần số Tỉ lệ<br />
(n = 47) (%)<br />
6,4<br />
Chấn thương ngực / vết thương thấu ngực<br />
3<br />
Lao phổi<br />
2<br />
4,3<br />
Nhiễm HIV<br />
1<br />
2,1<br />
Áp xe đùi<br />
1<br />
2,1<br />
Áp xe cơ thắt lưng-chậu<br />
1<br />
2,1<br />
Dị vật đường thở<br />
1<br />
2,1<br />
Khác<br />
13 27,7<br />
Tiền căn bệnh lý<br />
<br />
(*) : có 5 trường hợp đã được phẫu thuật : cắt<br />
thùy phổi hoặc kén phổi (3), dẫn lưu áp xe phổi<br />
(2).<br />
Thời gian bệnh trước nhập viện trung bình là<br />
17 ngày (17 ± 16 ngày), ít nhất là 2 ngày, nhiều<br />
nhất là 3 tháng. 59% các trường hợp đã được<br />
điều trị ở tuyến trước trước khi nhập viện. Ho và<br />
sốt là hai lý do nhập viện thường gặp nhất,<br />
chiếm hầu hết các trường hợp (91% và 84%, theo<br />
thứ tự). Các triệu chứng thường gặp là ho, khạc<br />
đàm, sốt và phế âm giảm một bên phổi. Ran ở<br />
phổi chỉ có trong 1/3 các trường hợp (hình 1).<br />
<br />
8<br />
<br />
Hơi thở hôi<br />
<br />
16<br />
<br />
Khạc máu<br />
<br />
23<br />
<br />
Đau ngực<br />
<br />
Lúc nhập viện<br />
<br />
26<br />
<br />
Suy hô hấp<br />
<br />
28<br />
<br />
Khạc mủ<br />
<br />
Sau đó<br />
<br />
27<br />
<br />
Ran ẩm/nổ<br />
<br />
43<br />
<br />
Khạc đàm<br />
<br />
56<br />
<br />
Sốt<br />
<br />
67<br />
<br />
Giảm phế âm<br />
<br />
73<br />
<br />
Ho<br />
<br />
84<br />
0<br />
<br />
10<br />
<br />
20<br />
<br />
30<br />
<br />
40<br />
<br />
Số ca<br />
<br />
50<br />
<br />
60<br />
<br />
70<br />
<br />
80<br />
<br />
90<br />
<br />
Hình 1: Triệu chứng lâm sàng lúc nhập viện và sau đó<br />
Kết quả xét nghiệm máu: dung tích hồng cầu<br />
(Hct) trung bình là 33 ± 5,7 %, thấp nhất là 16,7%,<br />
cao nhất là 45%. Số lượng bạch cầu trung bình là<br />
18.000 ± 8.000/mm3, thấp nhất là 5.500/mm3, cao<br />
nhất là 48.500/mm3. Gần 60% các trường hợp có<br />
số lượng bạch cầu trên 15.000/mm3. Tỉ lệ bạch<br />
cầu đa nhân trung tính ≥ 75% chiếm gần 40% các<br />
trường hợp. 40% các trường hợp có số lượng tiểu<br />
cầu cao trên 450.000/mm3. CRP có giá trị trung<br />
bình là 125 ± 82 mg/lít. Có 38/64 trường hợp có<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
nồng độ CRP > 100 mg/l (chiếm 59,4%). VS giờ<br />
thứ nhất có giá trị trung bình là 80 ± 39 mm, giờ<br />
thứ hai là 98 ± 34 mm.<br />
Về hình ảnh học, 66% các trường hợp có 1 ổ<br />
áp xe, 24% có đa ổ. 66% các trường hợp có áp xe<br />
ở phổi phải (hình 2), 1 trường hợp bị cả 2 bên<br />
(thùy dưới phải + trái). 67% các trường hợp ổ áp<br />
xe có mực nước hơi. Kích thước trung bình của ổ<br />
áp xe là 5,5 ± 2,8 cm, nhỏ nhất là 1,5 cm, lớn nhất<br />
là 13,2 cm. Có sự tương quan giữa kích thước<br />
<br />
3<br />
<br />
của ổ áp xe với bệnh lý nền (p = 0,049). 57% các<br />
trường hợp áp xe phổi có kèm theo tràn dịch<br />
màng phổi, 69% ở bên phải, 61% có lượng ít và<br />
Số ca<br />
<br />
36<br />
<br />
40<br />
35<br />
30<br />
<br />
11<br />
<br />
8<br />
3<br />
<br />
5<br />
0<br />
<br />
18<br />
<br />
16<br />
<br />
20<br />
<br />
10<br />
<br />
Phổi trái<br />
Phổi phải<br />
<br />
25<br />
<br />
15<br />
<br />
55% là dịch mủ hoặc vách hóa có hay không<br />
kèm theo kén khí.<br />
<br />
Thùy trên<br />
<br />
Thùy giữa<br />
<br />
Thùy dưới<br />
<br />
Hình 2: Phân bố áp xe theo vị trí phổi và thùy bị tổn thương (n = 83)<br />
cấy dương tính là 17% (8/47 trường hợp) (bảng<br />
Có 27/86 trường hợp có thực hiện soi cấy<br />
5).<br />
đàm, chiếm 31,4%. 4 ca lấy mẫu đàm trong lúc<br />
thực hiện soi khí phế quản, các ca còn lại thông<br />
qua phương pháp hút dịch khí quản (NTA).<br />
14/27 trường hợp cấy dương tính (chiếm 51,9%)<br />
(bảng 2). 34 ca (39,5%) có thực hiện hút mủ áp xe<br />
phổi. Cấy dương tính 7 ca (23%) (bảng 3).<br />
Bảng 2: Kết quả cấy đàm<br />
Loại vi khuẩn<br />
Candida spp<br />
Streptococcus α hemolytic<br />
Enterobacter spp<br />
Klebsiella spp<br />
Acinetobacter spp<br />
Staphylococcus aureus<br />
Streptococcus β hemolytic<br />
Staphylococcus coagulase negative<br />
<br />
Tần số<br />
(n = 14)<br />
4<br />
3<br />
2<br />
3<br />
3<br />
2<br />
1<br />
1<br />
<br />
Bảng 3: Kết quả cấy mủ áp xe phổi<br />
Loại vi khuẩn<br />
Escherichia coli<br />
Klebsiella spp<br />
Klebsiella pneumonia<br />
Enterobacter spp<br />
Proteus mirabilis<br />
Pseudomonas aeruginosa<br />
<br />
Tần số<br />
(n = 7)<br />
2<br />
2<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
<br />
Thực hiện chọc dò màng phổi 19 ca trong<br />
tổng số 49 ca có tràn dịch màng phổi (chiếm<br />
38,8%), 6 ca cho kết quả dương tính (chiếm<br />
31,6%) (bảng 4). Cấy máu được thực hiện ở 47/86<br />
trường hợp (chiếm tỉ lệ 54,7%), trong đó có 1<br />
trường hợp phối hợp thêm cấy kỵ khí và 1<br />
trường hợp phối hợp thêm cấy tìm nấm. Tỉ lệ<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
4<br />
<br />
Bảng 4: Kết quả cấy dịch màng phổi<br />
Loại vi khuẩn<br />
Staphylococcus aureus<br />
Staphylococcus coagulase (-)<br />
Streptococcus spp<br />
Escherichia coli<br />
Klebsiella oxytoca<br />
Klebsiella spp<br />
Acinetobacter spp<br />
<br />
Tần số<br />
(n = 6)<br />
2<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
<br />
Bảng 5: Kết quả cấy máu<br />
Loại vi khuẩn<br />
Acinetobacter spp<br />
Staphylococcus coagulase (-)<br />
Staphylococcus aureus<br />
Pseudomonas pseudomallei<br />
Bacillus (không định danh)<br />
Nấm men<br />
<br />
Tần số<br />
(n = 8)<br />
2<br />
2<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
<br />
Thời gian nằm viện trung bình là 29 ± 16<br />
ngày, ít nhất là 1 ngày (ca này tử vong sau 5 giờ<br />
nhập viện), dài nhất là 83 ngày. 51% các trường<br />
hợp sử dụng kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3<br />
và kháng sinh Aminoglycosid ngay khi chẩn<br />
đoán sơ bộ là áp xe phổi. 30% các trường hợp có<br />
sử dụng phối hợp với kháng sinh trị vi khuẩn kỵ<br />
khí (Metronidazol hoặc Clindamycin). 50% các<br />
trường hợp sử dụng phối hợp 2 loại kháng sinh.<br />
23% sử dụng phối hợp 3 loại kháng sinh. Có<br />
20/86 trường hợp vẫn duy trì kháng sinh điều trị<br />
như lúc mới chẩn đoán ra áp xe phổi (chiếm<br />
23,3%), 1 trường hợp tử vong sớm trước khi đổi<br />
<br />
kháng sinh, còn 65 trường hợp được thay đổi<br />
kháng sinh điều trị (chiếm 75,6%). Kháng sinh<br />
được dùng nhiều trong lần thay đổi kháng sinh<br />
lần thứ nhất là Ciprofloxacin/Pefloxacin,<br />
Metronidazol và Vancomycin. Ceftazidim và<br />
Imipenem bắt đầu được sử dụng trong lần đổi<br />
kháng sinh này. 58% các trường hợp đã sử dụng<br />
3 hoặc 4 loại kháng sinh trong quá trình nằm<br />
viện. Có 6 trường hợp đã thay đổi nhiều loại<br />
kháng sinh (sử dụng đến 7-8 loại).<br />
Có 54/86 trường hợp có tập vật lý trị liệu<br />
trong quá trình điều trị (chiếm 62,8%). 16 bệnh<br />
nhi (18,6%) có thực hiện chọc hút mủ áp xe.<br />
Trong số này, có 7 bệnh nhi được chọc hút mủ<br />
qua thành ngực trước sau đó được phẫu thuật<br />
thoát mủ hoặc cắt bỏ phân thùy phổi có chứa áp<br />
xe. 9 trường hợp được chọc hút thoát mủ qua<br />
thành ngực mà không phải can thiệp phẫu thuật<br />
sau đó, chiếm 56%. 26/86 bệnh nhi được thực<br />
hiện phẫu thuật, chiếm 30,2% (bảng 7). Phẫu<br />
thuật được thực hiện nhiều hơn ở nhóm có kích<br />
thước áp xe > 8 cm (p < 0,001). Có sự khác biệt có<br />
ý nghĩa thống kê về tỉ lệ phẫu thuật giữa 2 nhóm<br />
: nhóm có thời gian bệnh trước nhập viện trên 14<br />
ngày có tỉ lệ phẫu thuật cao hơn (χ2, p = 0,03).<br />
Thời điểm mổ sớm ≤ 14 ngày thì tỉ lệ điều trị kéo<br />
dài trên 30 ngày sẽ ít hơn (p = 0,042). Có sự khác<br />
biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ phẫu thuật theo<br />
thời gian điều trị : thời gian điều trị càng kéo dài<br />
thì tỉ lệ phẫu thuật càng tăng, có phẫu thuật thì<br />
thời gian nằm viện lâu hơn (χ2, p < 0,001)<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
78 trường hợp khỏi bệnh, chiếm 91%. 5<br />
trường hợp không bớt xin về. Có 3 bệnh nhi tử<br />
vong, chiếm 3,5%. 31 bệnh nhi có biến chứng do<br />
áp xe hoặc do điều trị, chiếm 34%. Các biến<br />
chứng do áp xe gồm ho khạc ra máu (26,7%),<br />
thủng cơ hoành (1,1%). Các biến chứng do điều<br />
trị nội (nhiễm khuẩn bệnh viện, suy hô hấp, sốc<br />
kéo dài…), do điều trị ngoại (chảy máu sau mổ,<br />
tràn khí màng phổi, tràn khí dưới da…)<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Trong khoảng thời gian hơn 8 năm, từ tháng<br />
1/2000 dến hết tháng 4/2008, tại hai bệnh viện<br />
Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2, chúng tôi đã thu<br />
thập được 95 trường hợp có chẩn đoán áp xe<br />
phổi lúc xuất viện phù hợp với tiêu chuẩn đưa<br />
vào mẫu nghiên cứu. Như vậy, trung bình có<br />
khoảng 11 trường hợp áp xe phổi nhập viện mỗi<br />
năm. So với tổng số 297.591 lượt có bệnh lý hô<br />
hấp cùng nhập viện trong khoảng thời gian này,<br />
số trường hợp áp xe phổi chỉ chiếm tỉ lệ 0,32‰.<br />
Nghiên cứu của Minh Ái tại bệnh viện Nhi Đồng<br />
1 từ năm 1989-1990 ghi nhận có 21 bệnh nhi<br />
nhập viện điều trị áp xe phổi trong vòng một<br />
năm, chiếm tỉ lệ 5,6 o/oo(15). Hai nghiên cứu khác<br />
tại hai bệnh viện ở Đài Loan: một nghiên cứu ghi<br />
nhận được 23 trường hợp áp xe phổi trong 20<br />
năm, nghiên cứu kia quan sát được 27 ca trong<br />
16 năm (trung bình khoảng 1ca/năm)(8,18). Vậy, so<br />
với 10 năm trước, tỉ lệ áp xe phổi trong nghiên<br />
cứu của chúng tôi có giảm nhưng vẫn cao hơn tỉ<br />
lệ bệnh trong y văn. Trong nghiên cứu của<br />
chúng tôi, áp xe phổi thường gặp hơn vào giai<br />
đoạn đầu, chiếm ¾ số trường hợp trong 5 năm<br />
đầu tiên.<br />
Lứa tuổi nhũ nhi < 2 tuổi ít mắc bệnh hơn so<br />
với các lứa tuổi khác. Tuổi trung bình là 7 tuổi,<br />
tương tự nghiên cứu của Yen. Không có sự khác<br />
biệt giữa tuổi trung bình của nam và nữ. Chỉ có<br />
chưa đến 1/4 số trường hợp nhập viện điều trị áp<br />
xe phổi là ở tại thành phố Hồ Chí Minh, số còn<br />
lại là từ các tỉnh, nhiều nhất là từ các tỉnh miền<br />
Tây, và điều trị chủ yếu tại bệnh viện Nhi Đồng<br />
1 (phù hợp khoảng cách địa lý). Bệnh nhân điều<br />
trị tại bệnh viện Nhi Đồng 2 chủ yếu là ở tại<br />
thành phố, sau đó là từ các tỉnh miền Đông,<br />
cũng phù hợp khoảng cách địa lý.<br />
Có đến hơn phân nửa số bệnh nhi có kèm<br />
theo bệnh lý nền. Bệnh lý thường gặp nhất là<br />
khò khè tái phát. Nghiên cứu của Minh Ái ghi<br />
nhận tất cả các bệnh nhân đều bị nhiễm khuẩn<br />
hô hấp cấp thường xuyên hoặc thỉnh thoảng (15).<br />
Theo y văn, suy giảm miễn dịch (bẩm sinh hay<br />
mắc phải) chiếm tỉ lệ cao, từ 20-50% (10). Nghiên<br />
<br />
5<br />
<br />