intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm Bệnh Rubella

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

72
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tổng quan: + Còn gọi là sởi Đức hay sởi 3 ngày) - là một nhiễm trùng chủ yếu ảnh hưởng đến da và hạch bạch huyết. - Bệnh gây bởi virus rubella (không phải là virus sởi), thường lây qua dịch tiết mũi họng. - Virus cũng có thể đi qua máu của người mẹ để nhiễm vào thai nhi. + Là một bệnh - nhẹ ở trẻ em, tuy nhiên mối nguy hiểm chính của rubella là ở phụ nữ có thai. - Hầu hết các ca nhiễm rubella hiện nay xảy ra ở người lớn trẻ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm Bệnh Rubella

  1. Bệnh Rubella I.Tổng quan: + Còn gọi là sởi Đức hay sởi 3 ngày) - là một nhiễm trùng chủ yếu ảnh hưởng đến da và hạch bạch huyết. - Bệnh gây bởi virus rubella (không phải là virus sởi), thường lây qua dịch tiết mũi họng. - Virus cũng có thể đi qua máu của người mẹ để nhiễm vào thai nhi. + Là một bệnh - nhẹ ở trẻ em, tuy nhiên mối nguy hiểm chính của rubella là ở phụ nữ có thai. - Hầu hết các ca nhiễm rubella hiện nay xảy ra ở người lớn trẻ chưa có miễn dịch. - Trên thực tế, các chuyên gia ước tính hiện có 10% số người lớn trẻ tuổi mẫn cảm với rubella, đã gây nguy hiểm cho đứa con mà họ có thể có vào một ngày nào đó. II.Triệu chứng *Bệnh diễn tiến qua 3 giai đoạn:
  2. 1.Thời kỳ ủ bệnh: - từ 12 – 23 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn lây.. -Thời gian này người bệnh đã bị nhiễm vi-rút, nhưng chưa có biểu hiện bệnh. 2. Thời kỳ phát bệnh: Người bệnh sẽ có những biểu hiện: + Sốt nhẹ trên 370C kèm theo nhức đầu, mệt mỏi, chảy mũi trong, đau họng, đôi khi có đỏ mắt. + Phát ban: - Vào ngày thứ hai hoặc thứ ba, - Ban đỏ, từng đốm lan tỏa, ban dát sần. - Đặc biệt ban mọc đầu tiên ở mặt, sau đó lan ra thân mình (trừ lòng bàn tay, lòng bàn chân). - Ban đỏ, từng đốm lan tỏa, ban dát sẩn.
  3. - Đặc biệt ban mọc tuần tự, đầu tiên ở mặt, kế đến ở cổ và thân mình, rồi lan ra toàn thân (Khi phát ban lan xuống người, thì ở mặt thường hết). + Đau khớp. Nổi hạch cổ. 3. Thời kỳ lui bệnh: + Các triệu chứng bệnh kéo dài từ 3 – 4 ngày rồi tự hết. - Riêng triệu chứng đau khớp có thể kéo dài lâu hơn. - Sau khi khỏi bệnh, người bệnh sẽ có miễn dịch suốt đời với bệnh. + Các triệu chứng khác của rubella, gồm: - đau đầu, chán ăn; viêm kết mạc nhẹ (viêm lớp màng lót mí mắt và nhãn cầu); - hắt hơi hoặc chảy nước mũi, sưng hạch ở các vùng khác của cơ thể, - đau và sưng khớp (nhất là ở phụ nữ trẻ). - Nhiều người bị rubella có rất ít hoặc hoàn toàn không có triệu chứng. II.Biến chứng *Khi rubella xảy ra ở phụ nữ có thai, nó có thể gây hội chứng rubella bẩm sinh, với những hậu quả nặng nề ở thai nhi.
  4. +Trong 8 - 10 tuần đầu: 9/10 có tổn thương thai nhi (thai nhiều khuyết tật, sảy thai…) +Từ 10-16 tuần: 1/5 đến 1/10 có tổn thương thai nhi (thai nhiều khuyết tật, sảy thai…) +Sau 16 tuần tổn thương hiếm gặp *Trẻ bị nhiễm rubella trước khi sinh có nguy cơ bị chậm tăng trưởng, chậm phát triển tâm thần, dị tật tim và mặt, điếc và nhiều vấn đề ở gan, lách và tủy xương. *Các rối loạn máu 1/3000; Viêm não 1/6000; * Khả năng lây truyền - Virus rubella lây từ người sang người qua những giọt dịch tiết bắn ra từ mũi và họng. - Người nhiễm rubella dễ lây bệnh cho người khác nhất từ 1 tuần trước đến 1 tuần sau khi phát ban. - Người nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng vẫn có thể lây truyền bệnh. - Tất cả mọi người, mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh Rubella, trong đó đối tượng dễ gặp nguy hiểm nhất là phụ nữ mang thai (trừ những người đã bị Rubella lúc còn nhỏ thì đã được miễn dịch, không mắc lại). III. Phơi nhiễm trong khi có thai
  5. + Nếu một phụ nữ có thai cho rằng mình đã bị phơi nhiễm với sởi Đức, - trước tiên bệnh nhân nên đi khám (ví dụ xét nghiệm máu) để kiểm tra xem mình đã có miễn dịch chưa. + Nếu có miễn dịch rồi thì không có gì đáng lo. - Bạn sẽ không bị nhiễm rubella nếu bạn đã có miễn dịch, - và nếu bạn không bị nhiễm thì đứa con trong bụng bạn không thể bị ảnh hưởng, cho dù bạn có tiếp xúc với người bị bệnh. +Nếu chưa có MD - Việc tiêm globulin miễn dịch có thể làm giảm khả năng bệnh biểu hiện rõ, - nhưng nó không phòng ngừa được bệnh ở những người chưa có miễn dịch có tiếp xúc với bệnh, - và không phải là cách bảo vệ những phụ nữ có thai mẫn cảm với bệnh và có tiếp xúc với rubella. - Trường hợp phụ nữ chưa có miễn dịch đang mang thai những tháng đầu bị nhiễm rubella, thường được tư vấn chấm dứt thai nghén. + Nếu việc chấm dứt thai nghén không được nghĩ tới vì những lý do y học hoặc đạo đức, - thì bệnh nhân sẽ được đề nghị tiêm globulin miễn dịch càng sớm càng tốt sau khi phơi nhiễm với rubella.
  6. - Người ta cho rằng giảm mức độ nặng của bệnh sẽ làm giảm khả năng thai nhi bị tổn thương. IV.Điều trị 1.Không thể điều trị rubella bằng kháng sinh - vì kháng sinh không có tác dụng chống lại các nhiễm virus. - Phụ nữ có thai tiếp xúc với rubella nên đi khám sản khoa sớm. 2.Săn sóc tại nhà - Rubella thường là bệnh nhẹ, nhất là ở trẻ em và ít cần sự chăm sóc đặt biệt tại nhà. - Theo dõi nhiệt độ của trẻ, và đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu sốt quá cao. - Để làm giảm khó chịu, bạn có thể cho trẻ acetaminophen hoặc ibuprofen. - Tránh dùng aspirin cho trẻ bị bệnh do virus vì sử dụng aspirin ở những trường hợp này có thể gây ra hội chứng Reye, dẫn đến suy gan và tử vong. V.Phòng ngừa 1.Có thể phòng ngừa rubella bằng vaccin. Tiêm chủng vắc-xin ở đâu ? Những đối tượng nào cần được tiêm chủng ? Tiêm chủng vắc-xin là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh Rubella. Vaccin sởi-quai bị-rubella (MMR) thường được tiêm cho trẻ 12 - 15 tháng tuổi trở lên. Liều MMR thứ hai được tiêm khi trẻ lên 4 - 6 tuổi,
  7. nhưng không nên quá 11-12 tuổi. Có thể đến tiêm chủng tại Viện VSPD hoặc tại các Đội Y tế Dự phòng của các Trung tâm Y tế Quận Huyện.. 2.Không nên tiêm phòng vắc xin phòng Rubella cho những đối tựơng sau đây. + Phụ nữ có thai hoặc đang nghi ngờ có thai. + Những người dị ứng với thuốc Neomycine, dị ứng với trứng. + Những người có phản ứng với những lần tiêm ngừa Rubella trước. + Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, hoặc đang sử dụng những thuốc ức chế miễn dịch. + Bệnh nhân bị bệnh ác tính về máu. + Bệnh nhân bị nhiễm trùng cấp tính hoặc mãn tính. (Ví dụ như bệnh Lao chưa được điều trị). * Lưu ý: - Sau khi tiêm vắc-xin sẽ phòng được bệnh trong 10 năm. - 3 tháng sau khi tiêm ngừa vắc-xin mới được phép mang thai. - Đối với người lớn nếu đã có miễn dịch thì không cần tiêm chủng. - Phụ nữ đang mang thai mà bị nhiễm vi-rút Rubella hoặc sống trong vùng có dịch Rubella nên xin xét nghiệm tìm kháng thể đặc hiệu của vi-rút để có chẩn đoán xác định bệnh, sau đó đến khám tại các phòng khám sản phụ khoa để được điều trị và xử trí thích hợp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2