Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM BỆNH TIM BẨM SINH Ở TRẺ EM<br />
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KIÊN GIANG<br />
Trương Bích Thủy*, Văng Kiến Được*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Xác định số lượng - tỉ lệ các loại bệnh tim bẩm sinh (TBS), tỉ lệ một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng<br />
và biến chứng ở trẻ em bệnh TBS khám-điều trị tại khoa Nhi bệnh viện Đa khoa Kiên giang (BVĐKKG).<br />
Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang.<br />
Kết quả:,Khảo sát 543 bệnh nhi tim bẩm sinh (sơ sinh đến 15 tuổi), từ tháng 1 - 2009 đến tháng 10-2011,<br />
cho kết quả như sau: tỉ lệ nam: nữ là 1,04:1. 60% trẻ TBS đến khám ở tuổi dưới 36 tháng. 17,3% có kèm dị tật<br />
khác, trong đó 8,1% là hội chứng Down. 87,7% có tuổi mẹ lúc mang thai là 18-35 tuổi. 55% trẻ đến khám vì ho,<br />
khò khè kéo dài. 54,5% có viêm phổi kèm theo. Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là tiếng tim bất thường<br />
(87%). Phân loại có 17,5% TBS tím, 82,5% TBS không tím, trong đó TBS không tím có luồng thông trái-phải là<br />
74%. Loại TBS nhiều nhất là thông liên thất 39,6%, thông liên nhĩ 13,6%, còn ống động mạch 13,4%, tứ chứng<br />
Fallot 9,9%. Biến chứng thường gặp nhất là TAĐMP 57%, suy dinh dưỡng 47%; suy tim 14,7%. 414 trẻ có chỉ<br />
định can thiệp, trong đó 125 trẻ đã được phẫu thuật tại bệnh viện Kiên giang.<br />
Kết luận: Số lượng bệnh nhi TBS khá nhiều, đa số là TBS không tím với các biến chứng TAĐMP, suy dinh<br />
dưỡng, và bệnh cảnh nhiễm trùng hô hấp kèm theo. Phần lớn bệnh nhi có chỉ định điều trị can thiệp, một số đã<br />
được phẫu thuật tại BV Kiên giang.<br />
Từ khóa: tim bẩm sinh, trẻ em<br />
<br />
ABSTRACT<br />
CHARACTERISTICS OF CONGENITAL HEART DISEASE IN CHILDREN<br />
AT THE KIEN GIANG HOSPITAL<br />
Truong Bich Thuy, Vang Kien Duoc<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 21 - 26<br />
Objectives: To determine the number, the rate of congenital heart disease (CHD), the rate of epidemiology,<br />
clinical characteristics, and of common complications in CHD children who were treated at the pediatric<br />
department at Kien giang Hospital.<br />
Methods: Cross-sectional descriptive study.<br />
Results: From January, 2009 to October, 2011, there were 543 cases CHD of children from neonatal to 15<br />
years old. The male: female ratio was 1.04:1. 60% of them were under 36 months; 17.3% was accompanied by<br />
other malformations of which 8.1% Down syndrome. 87.7% mothers aged from 18 to 35 years. The rate of cough<br />
and wheezing lasting was 55%. The rate of pneumonia was 54.5%. Clinical symptom most commonly was<br />
abnormal heart sound (87%). Acyanotic CHD made up 82.5% which 74% the left-to-right shunt lesions. The rate<br />
of ventricular septal defect, atrial septal defect, patent ductus arteriosus and tetralogy of fallot were 39.6%, 13.6%,<br />
13.4% and 9.9%. The rate of pulmonary artery hypertension (PAH), malnutrition and heart failure were 57%,<br />
47% and 14.7%. 414 patients needing surgery in which 125 patients who had surgery at the Kien Giang hospital.<br />
<br />
* Khoa Nhi - BV ĐK Kiên Giang<br />
Tác giả liên lạc: BS. CKII. Trương Bích Thủy<br />
<br />
ĐT: 0913871172<br />
<br />
Email: thuykg0611@yahoo.com.vn<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
21<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Conclusions: There were many CHD children, most of them were acyanotic CHD had complications such as<br />
PAH, malnutrition,… and accompanied by respiratory tract infection. The majority of patients needing surgery,<br />
one-third of them who had surgery at the Kien giang hospital.<br />
Keywords: congenital heart disease, children<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
<br />
Tim bẩm sinh (TBS) là dị tật của buồng tim,<br />
van tim, vách tim và các mạch máu lớn, xảy ra<br />
ngay từ lúc còn ở thời kỳ bào thai. Đây là một<br />
trong những loại bệnh bẩm sinh, chiếm khoảng<br />
0,7-0,8% tổng số trẻ sơ sinh lúc chào đời.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Diễn tiến bệnh TBS phức tạp, thường dẫn<br />
đến các biến chứng suy hô hấp, suy tim, suy<br />
dinh dưỡng..., ảnh hưởng nặng nề đến quá trình<br />
phát triển của trẻ, góp phần làm tăng tỉ lệ bệnh<br />
tật, tử vong ở bệnh nhi.<br />
Trên thế giới đã có những thống kê về tim<br />
bẩm sinh trong cộng đồng, ở các bệnh viện, các<br />
trung tâm nhi khoa, trung tâm tim mạch(3,4,7),…Ở<br />
Việt Nam, chưa có công trình công bố các số liệu<br />
về tần suất tim bẩm sinh trong cộng đồng, chỉ có<br />
một số dữ kiện về tim bẩm sinh trong bệnh viện<br />
như: Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng<br />
2, Viện Nhi Trung ương, Viện tim thành phố Hồ<br />
Chí Minh(10,14),…<br />
Tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang, số bệnh<br />
nhi có bệnh tim bẩm sinh đến khám và có chỉ<br />
định điều trị can thiệp chiếm số lượng không ít.<br />
Hiện tại, với sự giúp đỡ của tuyến trên (Bệnh<br />
viện Chợ Rẫy), bệnh viện đã thực hiện điều trị<br />
triệt để một số bệnh tim bẩm sinh bằng phẫu<br />
thuật và trong thời gian tới sẽ triển khai thêm<br />
thông tim can thiệp. Nghiên cứu của chúng tôi<br />
nhằm khảo sát đặc điểm bệnh tim bẩm sinh ở trẻ<br />
em tại bệnh viện, giúp các thầy thuốc lâm sàng<br />
có cái nhìn bao quát hơn, có thêm các dữ kiện<br />
lâm sàng cụ thể hơn với những thống kê thực tế.<br />
Từ đó, góp phần cho tiến trình hoạch định kế<br />
hoạch phát hiện, theo dõi và điều trị bệnh kịp<br />
thời, có hiệu quả; phát triển lớn mạnh các<br />
chương trình điều trị can thiệp, nâng cao chất<br />
lượng điều trị của bệnh viện.<br />
<br />
Bệnh nhi được chẩn đoán xác định TBS bằng<br />
siêu âm tim doppler màu, khám-điều trị tại khoa<br />
Nhi-BV ĐK Kiên giang từ 01-2009 đến 10-2011.<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.<br />
Xử lý dữ liệu: Xử lý bằng phần mềm thống<br />
kê SPSS 16.0, xác định tỉ lệ, trung bình theo mục<br />
2<br />
<br />
tiêu cụ thể, dùng phép kiểm Chi-Square (χ ),<br />
mức ý nghĩa p < 0,05.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Trong 3 năm, ghi nhận 543 trường hợp (ca)<br />
đưa vào lô nghiên cứu với các đặc điểm sau:<br />
<br />
Đặc điểm dịch tễ<br />
Giới tính<br />
Nam: 278 ca, chiếm 51%. Nữ: 265 ca, chiếm<br />
49%. Tỉ lệ nam:nữ=1,04:1.<br />
Tuổi<br />
Tuổi trung bình 44,83 ± 41,81 tháng (sơ sinh15 tuổi), trong đó:<br />
Sơ sinh: 85 ca – 15,7%.<br />
1-36 tháng: 238 ca – 43,8%.<br />
36-72 tháng: 89 ca – 16,4%.<br />
Trên 72 tháng: 131 ca – 24%.<br />
<br />
Nơi cư ngụ<br />
Nơi cư ngụ phân bố rải rác ở khắp các<br />
huyện, thị.<br />
Tuổi của mẹ lúc mang thai<br />
Trung bình 26,26 ± 5,31 tuổi (17-40 tuổi),<br />
trong đó:<br />
Dưới 18 tuổi: 11ca – 2%.<br />
18-35 tuổi: 476 ca – 87,7%.<br />
Trên 35 tuổi: 56 ca – 10,3%.<br />
<br />
22<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
TBS không tím, trong đó TBS không tím có luồng<br />
thông trái-phải là 405 ca (74%).<br />
<br />
Đặc điểm lâm sàng<br />
Tiền sử<br />
Bảng 1. Đặc điểm tiền sử bệnh nhi TBS<br />
Đặc điểm<br />
Cân nặng lúc sinh:<br />
Tuổi thai<br />
Phát hiện TBS lúc<br />
<br />
≥2.500g<br />