intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm giải phẫu, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị tật tim bẩm sinh phụ thuộc ống động mạch ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Nhi đồng 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

35
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tật tim bẩm sinh (TBS) phụ thuộc ống động mạch (OĐM) cần được can thiệp thông tim hay phẫu thuật ngay trong giai đoạn sơ sinh. Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã có những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị nhóm bệnh lý này. Bài viết trình bày khảo sát đặc điểm giải phẫu, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị tật TBS phụ thuộc OĐM tại Bệnh viện Nhi Đồng 2.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm giải phẫu, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị tật tim bẩm sinh phụ thuộc ống động mạch ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Nhi đồng 2

  1. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU, LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ TẬT TIM BẨM SINH PHỤ THUỘC ỐNG ĐỘNG MẠCH Ở TRẺ SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 Võ Phan Thảo Trang1, Phạm Diệp Thùy Dương2 TÓM TẮT Đặt vấn đề: Tật tim bẩm sinh (TBS) phụ thuộc ống động mạch (OĐM) cần được can thiệp thông tim hay phẫu thuật ngay trong giai đoạn sơ sinh. Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã có những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị nhóm bệnh lý này; nhưng chúng tôi chỉ tìm thấy 2 báo cáo về kết quả điều trị sau đặt stent OĐM, và chưa tìm thấy báo cáo nào về các liệu pháp khác. Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm giải phẫu, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị tật TBS phụ thuộc OĐM tại Bệnh viện Nhi Đồng 2. Đối tượng - Phương pháp: Mô tả tiến cứu 78 trường hợp TBS phụ thuộc OĐM được điều trị từ 01/05/2019 – 29/02/2020. Kết quả: 70% trẻ được sử dụng PGE1 để mở OĐM với 98% có hiệu quả ở liều thấp, khởi đầu 9,5 ± 6,0 ng/kg/ph và duy trì 6,8 ± 5,3 ng/kg/ph. Có 77% trẻ được can thiệp thông tim với 95% thành công ban đầu, và chỉ 6,4% trẻ được phẫu thuật với tỷ lệ thành công là 40%. Tỷ lệ tử vong là 27%. Kết luận: Có thể sử dụng PGE1 để mở và duy trì OĐM với liều khởi đầu và duy trì thấp. Phẫu thuật TBS sơ sinh cần được phát triển đồng bộ để cải thiện tiên lượng cho trẻ có tật TBS phụ thuộc OĐM. Từ khóa: tim bẩm sinh (TBS), ống động mạch (OĐM) ABSTRACT ANATOMICAL, CLINICAL, LABORATORY, AND THERAPEUTICAL CHARACTERISTICS OF DUCTAL-DEPENDENT CONGENITAL HEART DISEASES IN NEWBORNS AT CHILDREN’S HOSPITAL 2 Vo Phan Thao Trang, Pham Diep Thuy Duong * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No. 2 - 2021: 07 - 13 Background: Ductal-dependent (DD) congenital heart diseases required cardiac catheterization or surgery in the neonatal period. Children's Hospital 2 has made progress in prenatal diagnosis and treatment of this group of diseases. However, we could only find 2 reports of ductal stenting results but no systematic report on other therapies. Objectives: To investigate the anatomical, clinical, laboratory, and therapeutical characteristics of ductal- dependent congenital heart diseases in newborns at Children’s Hospital 2. Methods: Prospective description of 78 cases of DD congenital heart diseases treated from May 1, 2019 to February 29, 2020. Results: There were 70% of the cases which used PGE1 to open the ductus arteriosus, with 98% effective rate at low doses, starting at 9.5 ± 6.0 ng/kg/min and maintained at 6.8 ± 5.3 ng/kg/min. Among all cases, 77% had cardiac catheterization with 95% of initial success, and only 6.4% had surgery with a successful rate of 40%. Đơn nguyên sơ sinh, Khoa Phụ Sản – Bệnh viện ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh 1 Bộ môn Nhi – ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh 2 Tác giả liên lạc: TS. Phạm Diệp Thùy Dương ĐT: 0908143227 Email: thuyduongpd@ump.edu.vn 1Khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: ThS. Lâm Minh Quang ĐT: 0908297705 Email: minhquang0202@yahoo.com Chuyên Đề Nhi Khoa 7
  2. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 Nghiên cứu Y học The mortality rate was 27%. Conclusion: PGE1 can be used to open and maintain the ductus arteriosus with a low starting and maintenance dose. Surgery for newborn with congenital heart diseases needs to be developed synchronously to improve the prognosis of newborns with DD congenital heart diseases. Keywords: congenital heart disease, ductus arteriosus ĐẶT VẤN ĐỀ mới có một báo cáo về liều lượng có tác dụng mở và duy trì OĐM(4), còn tác dụng phụ lại chưa Tim bẩm sinh (TBS) phụ thuộc ống động được báo cáo. Cũng vậy, về kết quả điều trị của mạch (OĐM) là tật TBS nặng cần được can thiệp phương pháp đặt stent OĐM, chúng tôi chỉ tìm thông tim hay phẫu thuật trong giai đoạn sơ thấy 1 báo cáo trên nhóm THP phụ thuộc sinh(1). Đây là tật TBS thường có biểu hiện lâm OĐM(5), và 1 nghiên cứu nữa trên nhóm THHT sàng trong tuần tuổi đầu tiên với bệnh cảnh tím, phụ thuộc OĐM(4). Chúng tôi chưa tìm thấy báo suy hô hấp hay sốc tim; và bệnh cảnh sốc do cáo nào về các phương pháp điều trị thông tim nguyên nhân tim mạch đôi khi còn được chẩn can thiệp khác. Ngoài ra, có rất ít số liệu về phẫu đoán nhầm(2). TBS phụ thuộc OĐM được chia thuật tim trong giai đoạn sơ sinh, dù phẫu thuật làm hai nhóm: nhóm tuần hoàn phổi (THP) phụ tim hở trong điều trị TBS khá phát triển trong 5 thuộc OĐM và tuần hoàn hệ thống (THHT) phụ năm gần đây. thuộc OĐM(2). Việc can thiệp điều trị nhằm mở và duy trì OĐM với Prostaglandin E (PGE) giúp Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này ổn định huyết động tạm thời trong khi chờ thực nhằm mục tiêu mô tả các đặc điểm giải phẫu, hiện các can thiệp khác, như thông tim hay phẫu lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị tật TBS phụ thuật sửa chữa(2). PGE1 đã được FDA công nhận thuộc OĐM tại bệnh viện Nhi Đồng 2. từ năm 1981(2), nhưng ở Việt Nam, PGE1 chỉ Mục tiêu được sử dụng nhiều ở bệnh viện Nhi Đồng 1 và Trên trẻ sơ sinh được chẩn đoán TBS phụ 2 từ năm 2012. Tuy vậy, chúng tôi chưa tìm thấy thuộc OĐM tại BVNĐ2: nghiên cứu tại các bệnh viện này về liều điều trị Xác định các đặc điểm giải phẫu, hiệu quả và tác dụng phụ của PGE1. Các can Xác định các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và thiệp điều trị khác như thông tim can thiệp và cận lâm sàng, phẫu thuật tim đã cứu sống được nhiều tật TBS. Xác định các can thiệp điều trị và kết quả Tuy nhiên, trên thế giới, tỷ lệ tử vong ở nhóm điều trị ban đầu. TBS nặng sau 1 tuổi vẫn đến 25% trong giai đoạn 1979 – 2005(1); và ở Việt Nam, nghiên cứu của ĐỐI TƢỢNG- PHƢƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU Nguyễn Hoàng Tâm tại bệnh viện Nhi Đồng 1 Đối tƣợng nghiên cứu năm 2010 trên nhóm TBS phụ thuộc OĐM cũng Trẻ sơ sinh được chẩn đoán TBS phụ thuộc ghi nhận tỷ lệ tử vong lên đến 39,3%(3). Tại bệnh OĐM từ 01/05/2019 đến 29/02/2020. viện Nhi Đồng 2, chương trình siêu âm tầm soát Tiêu chí chọn mẫu và chẩn đoán tật TBS bào thai, kết hợp tư vấn Trẻ sơ sinh được chẩn đoán xác định TBS tiền sản với các bệnh viện sản của TP. Hồ Chí phụ thuộc OĐM bằng siêu âm tim Doppler do Minh được thực hiện từ năm 2012 đã giúp phát bác sĩ chuyên khoa Tim mạch Nhi thực hiện tại hiện sớm tật TBS phụ thuộc OĐM. Vì vậy, nhóm bệnh viện Nhi Đồng 2. được chẩn đoán tiền sản được phát hiện sớm, và Phƣơng pháp nghiên cứu được lên kế hoạch can thiệp sớm sau sinh. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ tìm thấy rất ít báo cáo về kết Thiết kế nghiên cứu quả điều trị trên nhóm tật TBS này. Về PGE1, chỉ Tiến cứu mô tả hàng loạt ca. 8 Chuyên Đề Nhi Khoa
  3. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 Kỹ thuật chọn mẫu Đặc điểm Nn % Tim phức tạp kèm không lỗ van động 12 15,4 Lấy trọn mẫu. mạch phổi hay hẹp phổi nặng Định nghĩa biến số Nhóm THHT phụ thuộc OĐM 27 34,6 Hẹp eo Động mạch chủ 15 19,2 1. Có chẩn đoán tiền sản: tật TBS có khả năng Đứt đoạn cung Động mạch chủ 6 7,7 phụ thuộc OĐM được siêu âm tim thai bởi bác sĩ Hội chứng thiểu sản tim trái 5 6,4 tim mạch nhi hay bác sĩ sản khoa có bằng cấp về Hẹp van Động mạch chủ nặng 1 1,3 siêu âm tim thai như dòng OĐM ngược chiều, Như vậy, phân bố giải phẫu ưu thế ở nhóm hẹp khít van động mạch phổi (ĐMP), hẹp van THP phụ thuộc OĐM với tỷ lệ 65,4% (Bảng 1). động mạch chủ (ĐMC) nặng< Bảng 2: Đặc điểm dịch tễ (N = 78) 2. Truyền PGE1 có hiệu quả: tím cải thiện, tri Đặc điểm Nn % giác cải thiện, mạch, huyết áp ổn định và OĐM Giới mở trên siêu âm tim. Nam 48 61,5 Nữ 30 39,5 3. Thông tim can thiệp thành công: thỏa tất Tuổi thai (tuần) cả các điều kiện: a) Thành công về kĩ thuật; b) < 34 6 7,7 Sau can thiệp, bệnh nhi đạt được tình trạng 34-37 9 11,5 huyết động học ổn định: tri giác tỉnh táo, hồng ≥ 37 63 80,8 hơn so với ban đầu, chi ấm, thời gian đổ đầy Cân nặng lúc sinh (g) < 1500 2 2,56 mao mạch =2500 61 78,2 động ổn sau phẫu thuật và xuất viện được. Trẻ nam chiếm ưu thế, và đa số trẻ được sinh Phương pháp phân tích số liệu đủ tháng với cân nặng lúc sinh ≥2500 g (Bảng 2). Thu thập số liệu theo bệnh án mẫu. Chúng tôi ghi nhận lí do nhập viện nhiều Số liệu sau khi được thu thập sẽ được xử lý nhất là suy hô hấp hay tím; và 47,7% được chẩn bằng phần mềm thống kê Stata 12. đoán tiền sản. Thời gian phát hiện bệnh quanh tuần tuổi đầu tiên. Triệu chứng tím gặp 84,3% ở Đối với biến định tính: tính tần số và %. nhóm THP phụ thuộc OĐM, trong đó suy tim và Đối với biến định lượng: tính trung bình và sốc tim chủ yếu gặp ở nhóm THHT phụ thuộc độ lệch chuẩn. OĐM XQ ngực thẳng với hình ảnh bóng tim to Y đức và tăng tuần hoàn phổi chủ động ở nhóm THHT Nghiên cứu này được thông qua bởi Hội phụ thuộc OĐM với tỷ lệ lần lượt là 52% và đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học bệnh 70,4%, hình ảnh giảm THP gặp ở 80,4% ở nhóm viện Nhi Đồng 2, số: 1066/NĐ2-CĐT, ký ngày THP phụ thuộc OĐM (Bảng 3). 27/09/2019. Mục tiêu của điều trị ban đầu tật TBS phụ KẾT QUẢ thuộc OĐM là cải thiện lâm sàng và bệnh nhân Trong 10 tháng thực hiện nghiên cứu, có 78 xuất viện được. PGE1 chỉ giúp mở và duy trì trường hợp trẻ có tật TBS phụ thuộc OĐM được OĐM để chờ thông tim can thiệp hay phẫu thuật sửa chữa. Một số tật chỉ cần thông tim can thiệp nhập viện tại bệnh viện Nhi Đồng 2. điều trị, như hẹp van ĐMP đơn thuần, trong khi Bảng 1: Đặc điểm giải phẫu (N = 78) một số tật khác cần được thực hiện sớm phẫu Đặc điểm Nn % Nhóm THP phụ thuộc OĐM 51 65,4 thuật sữa chữa sau khi điều trị ban đầu tạm thời Tứ chứng Fallot nặng hay không lỗ van 20 25,6 với PGE1 hay thông tim đặt stent OĐM, như hẹp động mạch phổi/Thông liên thất eo ĐMC có thông liên thất. Bảng 4 ghi nhận các Hẹp phổi nặng hay không lỗ van động 19 24,4 đặc điểm phương pháp điều trị cũng như kết mạch phổi/vách liên thất kín Chuyên Đề Nhi Khoa 9
  4. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 Nghiên cứu Y học quả ban đầu (Bảng 4). Bảng 3: Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng (N=78) THHT phụ thuộc OĐM THP phụ thuộc OĐM Tổng Đặc điểm (N = 27) (N = 51) (N=78) n (%) hay TV(25;75) n (%) hay TV(25;75) n (%) hay TV(25;75) Tuổi phát hiện bệnh (ngày) 4(0;13) 1(0;5) 4(0;13) Lí do nhập viện Tím/ suy hô hấp 11(40,7) 30(59) 41(52,5) Chẩn đoán tiền sản tật TBS 10(37) 27(53) 37(47,4) Khác: non, dị tật khác ... 2(7,4) 6(11,7) 8(10,2) Triệu chứng lâm sàng Tím 15(55,5) 43(84,3) 58(74,4) Thở nhanh 13(48,1) 8(15,7) 21(27) Suy tim 15(55,5) 0(0) 15(19,2) Sốc tim 9(33,3) 0(0) 9(11,5) Toan chuyển hóa 9(33,3) 11(21,5) 32(41) X quang ngực thẳng Bóng tim to 14(52) 14(27,5) 28(35,9) THP giảm 1(3,7) 41(80,4) 42(53,8) THP tăng chủ động 19(70,4) 1(2) 20(25,6) THP tăng thụ động 12(44,4) 2(3,9) 18(23,1) TV: trung vị Bảng 4: Đặc điểm điều trị và kết quả điều trị ban đầu THHT phụ thuộc OĐM THP phụ thuộc OĐM Tổng Đặc điểm N = 27 N = 51 N = 78 n (%) hay TB ± ĐLC (min; max) Vận mạch 8(29,6) 5(9,8) 13(16,7) Hỗ trợ hô hấp 21(77,8) 23(45,1) 44(56,4) Truyền PGE1 (n=55) 18(66,7) 37(72,6) 55(70,5) Tuổi bắt đầu (ngày) 10,1 ± 8,2 (0; 26) 4,6 ± 5,9 (0; 23) 6,4 ± 7,1 (0; 26) Thời gian truyền (ngày) 6,4 ± 8,3 (1; 31) 5,4 ± 5,7 (0; 27) 5,7 ± 6,6 (0; 31) Liều khởi đầu (ng/kg/ph) 12,7 ± 7,1 (3; 20) 8,0 ± 4,9 (3; 20) 9,5 ± 6,0 (3; 20) Liều tối thiểu (ng/kg/ph) 8,7 ± 6,7 (1; 20) 5,9 ± 4,2 (1; 20) 6,8 ± 5,3 (1; 20) Liều tối đa (ng/kg/ph) 16 ± 11,7 (3; 40) 12,4 ± 7,2 (3; 30) 13,6 ± 9,0 (3; 40) Hiệu quả 54(98%) Tác dụng phụ Sốt 4(14,8) 5(9,8) 9(16,4) Rối loạn tiêu hóa 3(11,1) 4(7,8) 7(12,7) Ngưng thở 4(14,8) 2(3,9) 6(10,9) Run, kích thích 2(7,4) 2(3,9) 4(7,3) Thông tim can thiệp 16(59,3) 44(86,3) 60(77) Thành công 14(87,5) 43(97,7) 57(95) Phẫu thuật 5(18,5) 0(0) 5(6,4) Thành công 2(40) 0(0) 2(40) Kết quả điều trị ban đầu Bệnh cải thiện 11(40) 46(90,2) 57(73) Tử vong, tiên lượng tử vong 16(59) 5(10) 16(27) TB ± ĐLC: trung bình ± Độ lệch chuẩn 10 Chuyên Đề Nhi Khoa
  5. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 BÀN LUẬN điểm tuần hoàn phổi giảm chiếm đến 80,4%. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng Nhóm THHT phụ thuộc OĐM, đa số có kèm shunt trong tim lớn như thông liên thất lớn, cửa Lí do nhập viện chiếm tỷ lệ cao nhất là tím sổ phế chủ, dẫn đến tăng lưu lượng máu lên hay suy hô hấp. Tỷ lệ nhập viện do chẩn đoán ĐMP nên bóng tim to và tăng THP chủ động. tiền sản tật TBS của chúng tôi cao hơn tỷ lệ ghi Nhóm THP phụ thuộc OĐM có giảm lưu lượng nhận trong nghiên cứu của Nguyễn Hoàng máu lên phổi, lưu lượng máu lên phổi đa số phụ Tâm năm 2010 (7%)(3), nhờ chương trình tầm thuộc vào lưu lượng máu từ OĐM. Như vậy, xét soát và chẩn đoán tiền sản tật TBS ở Bệnh viện nghiệm kinh điển và dễ tiếp cận ở mọi tuyến Nhi đồng 2 được triển khai từ năm 2012 và điều trị là X quang ngực thẳng cũng góp phần ngày càng phát triển. quan trọng vào việc gợi ý chẩn đoán có tật TBS Trong nhóm THP phụ thuộc OĐM, tỷ lệ tím không và nhóm TBS phụ thuộc OĐM nào. Sự cao đến 84,3%. Điều này phù hợp với sinh lí kết hợp giữa khám lâm sàng với bất thường trên bệnh của nhóm tật này, việc đóng OĐM sẽ làm X quang ngực thẳng có thể giúp các bệnh viện giảm lưu lượng máu lên phổi nên biểu hiện tím tuyến dưới trong việc định hướng ban đầu tật gần như chiếm đa số. Chúng tôi chỉ ghi nhận suy TBS, để có thể xử lý thích hợp và chuyển viện tim và sốc tim trong triệu chứng lúc nhập viện ở chuyên khoa. nhóm THHT phụ thuộc OĐM. Kết quả này cũng khá tương đồng với kết quả trong những nghiên Đặc điểm điều trị và kết quả điều trị ban đầu cứu khác. Lê Minh Hiếu nghiên cứu trên 48 trẻ Can thiệp điều trị gồm hỗ trợ hô hấp và có THHT phụ thuộc OĐM ghi nhận tỷ lệ suy tim vận mạch có kết quả tương tự kết quả trong lên tới gần 70% trường hợp và tỷ lệ sốc tim là nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Tâm(3). 27%(4). Kovacikova L nghiên cứu trên 117 trẻ bị Nghiên cứu của Lê Minh Hiếu ghi nhận tỷ lệ tật tắc nghẽn tim trái trong 8 năm (1997 – 2004) vận mạch cao, có thể là do chỉ nghiên cứu trên tại đơn vị Hồi sức tim mạch cũng ghi nhận có nhóm THHT phụ thuộc OĐM nên bệnh cảnh 28,2% trẻ bị suy tim, 65,4% trẻ bị sốc tim và chỉ suy tim và sốc tim nhiều hơn(4). Nghiên cứu 4,8% bị tím nặng(6). Như vậy, nên nghĩ tới năm 2010 của Nguyễn Hoàng Tâm ghi nhận nguyên nhân tim mạch và chỉ định siêu âm tim không trẻ nào được truyền PGE1, chỉ 28,9% sớm để chẩn đoán kịp thời những trường hợp có được thông tim can thiệp, và tử vong lên đến biểu hiện sốc ở giai đoạn sơ sinh. 39,3%(3). Ở thời điểm 2010, PGE1 còn rất khan Nhóm THHT phụ thuộc OĐM có 2 thay đổi hiếm tại Việt Nam, đồng thời thông tim can trên X quang thường gặp nhất là tăng tuần hoàn thiệp cũng như phẫu thuật tim hở chưa được phổi chủ động và bóng tim to, lần lượt là 70,4% phát triển nên kết quả điều trị chưa khả quan. và 52%. Nhóm THP phụ thuộc OĐM thì đặc Bảng 5: Đặc điểm điều trị PGE1 so với một số nghiên cứu ( ) ( ) Huang FK 7 Cucerea M 8 Chúng tôi Đặc điểm N = 33 (2005 – 2010) N = 66 (2014 – 2016) N = 78 (2019-2020) Ngày tuổi truyền PGE1 (ngày) 1(1;26) 2,06 ±1,44 6,4 ± 7,1 Liều khởi đầu (ng/kg/ph) 20 ±7,4 39,8 ± 33 9,5 ± 6,0 Liều tối thiểu (ng/kg/ph) 10,5±5,3 15± 12,6 6,8 ± 5,3 Tác dụng phụ (%) Sốt 0% 50% 16,4% Rối loạn tiêu hóa 6% 25% 12,7% Ngưng thở 24% 16,7% 10,9% Run, kích thích 0% 7,5% 7,3% Chuyên Đề Nhi Khoa 11
  6. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 Nghiên cứu Y học Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận PGE1 có gian truyền ngắn hơn nhưng liều khởi đầu PGE1 hiệu quả mở OĐM khởi đầu ở liều thấp (≤20 cao hơn và tác dụng phụ ghi nhận cũng cao ng/kg/ph) (Bảng 6). Các tác dụng phụ của chúng hơn(8). Sự khác biệt này có lẽ do ở Bệnh viện Nhi tôi ghi nhận gồm 16,4% sốt, 10,9 % có ngưng thở, Đồng 2, PGE1 không phải lúc nào cũng có sẵn và 7,3% có triệu chứng thần kinh như kích thích, đôi lúc khan hiếm dẫn đến việc phải tiết kiệm run giật nhẹ. Những tác dụng phụ này thoáng trong sử dụng thuốc. Chiến lược điều trị của qua và hồi phục nhanh sau đó, không có trường chúng tôi là sử dụng liều thấp ban đầu khi có chỉ hợp nào ngưng thở hay co giật cần đặt NKQ do định, tăng dần đến liều ổn định để mở OĐM, dùng PGE1. Hiệu quả mở OĐM này được ghi đánh giá hiệu quả lâm sàng và kiểm tra mức độ nhận khoảng 98% trường hợp, chỉ có một số trẻ mở OĐM bằng siêu âm tim. Sau đó, PGE1 sẽ cần điều trị liều cao vì được chẩn đoán trễ lúc được giảm dần đến liều tối thiểu có hiệu quả. OĐM đã gần đóng. Kết quả này cũng tương tự Tại Việt Nam, trước 2012, PGE1 còn hiếm như trong một số nghiên cứu trên thế giới ở tật nên trong nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Tâm TBS phụ thuộc OĐM(7,8). Nghiên cứu của thực hiện năm 2010, không có ca nào được điều Huang và cs trên 33 trẻ ghi nhận tuổi trung bình trị PGE1. Các nghiên cứu sau 2012 ghi nhận bắt đầu truyền là 2,9 ± 5,1 ngày với 75% trẻ được PGE1 mở và duy trì OĐM, tuy nhiên liều hiệu khởi đầu điều trị với liều thấp 20,0 ± 7,4 quả, tác dụng phụ chưa được ghi nhận(4). Kết ng/kg/phút, không có trường hợp nào ghi nhận quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy PGE1 những biến cố nghiêm trọng như ngưng thở liều thấp vẫn có thể có hiệu quả với tác dụng nặng cần đặt nội khí quản hay hạ huyết áp phụ thoáng qua và chấp nhận được, phù hợp nghiêm trọng, co giật(7). Nghiên cứu Cucerea ghi với tình trạng PGE1 còn khan hiếm và giá thành nhận ngày tuổi bắt đầu truyền sớm hơn, thời cao ở Việt Nam hiện nay. Bảng 6: Đặc điểm thông tim can thiệp so với một số nghiên cứu (9) (5) Melekoglu AN Nguyễn Minh Trí Việt Chúng tôi N = 46 N = 55 N = 60 Đặc điểm dân số 2014 - 2016 2016 - 2017 2019 - 2020 TBS cần can thiệp sơ TBS THP phụ thuộc OĐM TBS phụ thuộc OĐM sinh được đặt stent OĐM Ngày tuổi can thiệp (ngày) 7,6 8 12,66 ± 10,5 Cân nặng lúc can thiệp (g) >2500 3000 (1800 – 4000) 2982 ± 611 Thông tim can thiệp 100% 100% 77 % Tỷ lệ thành công (%) 73,9% 98 % 95% Tỷ lệ thất bại 10,9% 2% (không thấy OĐM) 5% Thời gian nằm hồi sức sau can thiệp (ngày) 1,8 ± 1,6 1(1,2) Ngày tuổi can thiệp, cân nặng lúc can thiệp được phẫu thuật trong giai đoạn sơ sinh chỉ và kết quả điều trị thông tim ban đầu trong chiếm 6,4% (5 trường hợp), đều thuộc nhóm nghiên cứu của chúng tôi khá tương đồng với bệnh lý THHT phụ thuộc OĐM. Tỷ lệ tử vong kết quả trong các nghiên cứu khác(5,9). Tỷ lệ sau phẫu thuật là 60% (3 trường hợp) do nhiễm thành công trong nghiên cứu của chúng tôi là trùng huyết và viêm phổi sau phẫu thuật. 95%, có cao hơn so với tỷ lệ trong nghiên cứu Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Tâm năm 2010 của Melekoglu và tương đương với kết quả trên nhóm TBS phụ thuộc OĐM cũng ghi nhận trong nghiên cứu Nguyễn Minh Trí Việt. Như chỉ 7,1% được phẫu thuật(3). Do đó, việc cải thiện vậy, can thiệp thông tim cũng như hồi sức sau đồng bộ nhân sự và trang thiết bị cho ekip phẫu thông tim ở bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 2016 đến thuật tim mạch sơ sinh, bao gồm các giai đoạn nay có kết quả khả quan. tiền phẫu, hậu phẫu và hồi sức hậu phẫu là việc Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh lý cần kíp để cải thiện tiên lượng cho bệnh nhi. Tỷ 12 Chuyên Đề Nhi Khoa
  7. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 lệ tử vong chung của tật TBS phụ thuộc OĐM TÀI LIỆU THAM KHẢO trong nghiên cứu vẫn còn cao, lên đến 27% 1. Oster ME, Lee KA, Honein MA (2013). Temporal Trends in trường hợp. Tuy nhiên tỷ lệ này thấp hơn so với Survival Among Infants With Critical Congenital Heart Defects. Pediatrics, 131(5):1502-1508. kết quả trong nghiên cứu của Nguyễn Hoàng 2. Yun SW (2011). Congenital heart disease in the newborn Tâm thực hiện năm 2010(3). Các nghiên cứu trên requiring early intervention. Korean J Pediatr, 54(5):183-191. thế giới đều ghi nhận tỷ lệ tử vong cao ở nhóm 3. Nguyễn Hoàng Tâm (2010). Đặc điểm tim bẩm sinh phụ thuộc ống động mạch ở trẻ sơ sinh bệnh viện Nhi Đồng 1. Luận Văn TBS nặng(1,10). Vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị Bác Sĩ Nội Trú, Đại học Y dược TP. HCM. tật TBS phụ thuộc OĐM cần được quan tâm 4. Lê Minh Hiếu (2017). Kết quả tức thời và diễn tiến trong 3 tháng đầu sau đặt stent ống động mạch ở bệnh nhi mắc bệnh phát triển trong thời gian sắp tới. tim bẩm sinh tắc nghẽn tim trái. Luận Văn Bác Sĩ Nội Trú, Đại KẾT LUẬN học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP. HCM. 5. Nguyễn Minh Trí Việt, Tăng Chí Thượng (2018). Đánh giá kết Nhóm THP phụ thuộc OĐM thường gặp quả ngắn hạn và trung hạn điều trị đặt stent ống động mạch ở hơn nhóm THHT phụ thuộc OĐM. Trong khi bệnh nhân tim bẩm sinh phụ thuộc ống động mạch. Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 22(4):290-296. tím là triệu chứng chiếm trên 2/3 ở nhóm THP 6. Kovacikova L, Dakkak K, Skrak P, et al (2007). Neonates with phụ thuộc OĐM, suy tim và sốc tim gặp chủ yếu left-sided obstructive heart disease: clinical manifestation and management at primary care hospitals. Bratisl Lek Listy, ở nhóm THHT phụ thuộc OĐM. Gần 2/3 bệnh 108(7):316-319. nhân được sử dụng thuốc PGE1 để mở OĐM 7. Huang FK, Lin CC, Huang TC, et al (2013). Reappraisal of the với 98% có hiệu quả với liều thấp; khởi đầu 9,52 prostaglandin E1 dose for early newborns with patent ductus arteriosus-dependent pulmonary circulation. Pediatr Neonatol, ± 6,02 (3; 20) ng/kg/ph và duy trì 6,78 ± 5,27 (1; 54(2):102-106. 20) ng/kg/ph. Có 77% trẻ được can thiệp thông 8. Cucerea M, Simon M, Moldovan E (2016). Congenital Heart tim với 95% thành công ban đầu. Chỉ 6,4% trẻ Disease Requiring Maintenance of Ductus Arteriosus in Critically Ill Newborns Admitted at a Tertiary Neonatal được phẫu thuật trong giai đoạn sơ sinh với tỷ lệ Intensive Care Unit. J Crit Care Med, 2(4):185-191. thành công thấp 40%. Tỷ lệ tử vong chiếm 27%. 9. Melekoglu AN, Baspinar O (2019). Transcatheter cardiac interventions in neonates with congenital heart disease: A Có thể sử dụng PGE1 để mở và duy trì OĐM single centre experience. Journal of International Medical với liều khởi đầu và liều duy trì thấp; nên chỉ Research, 47(2):615-625. định sớm và kịp thời khi có chẩn đoán TBS phụ 10. Siffel C, Riehle-Colarusso T, Oster ME, et al (2015). Survival of Children With Hypoplastic Left Heart Syndrome. Pediatrics, thuộc OĐM và theo dõi sát tác dụng phụ trong 136(4):864-870. suốt quá trình điều trị. Phẫu thuật TBS sơ sinh cần được phát triển đồng bộ về chuẩn bị tiền Ngày nhận bài báo: 05/11/2020 phẫu, phẫu thuật và hồi sức hậu phẫu để cải Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo: 01/02/2021 thiện tiên lượng cho trẻ sơ sinh có tật TBS phụ Ngày bài báo được đăng: 10/03/2020 thuộc OĐM. Chuyên Đề Nhi Khoa 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2