ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU BỆNH CỦA AMIĐAN VIÊM MẠN TÍNH<br />
Ở NGƯỜI LỚN ĐƯỢC CẮT AMIĐAN<br />
TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH, TP.HCM.<br />
Nguyễn Nam Hà*, Trần Đình Khả**, Nguyễn Duy Từ**, Huỳnh Hữu Thức***<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Hiện nay phẫu thuật cắt amiđan được thực hiện nhiều trong các cơ sở y tế. Tuy nhien, có ít tài<br />
liệu trong nước cũng như nước ngoài đề cập đến giải phẫu bệnh amiđan viêm mạn tính. Do vậy. chúng tôi tiến<br />
hành nghiên cứu này nhằm khảo sát các đặc điểm giải phẫu bệnh của amiđan viêm mạn tính ở người lớn được<br />
cắt, góp phần tìm hiễu sự phù hợp của các chỉ định lâm sàng cắt amiđan.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Các biến số nghiên cứu gồm chỉ định cắt amiđan,<br />
xếp loại hình dạng amiđan, bề mặt amiđan, kích thước amiđan, giải phẫu bệnh vi thể, chẩn đoán vi thể được thực<br />
hiện ở 142 bệnh nhân viêm amiđan mạn tính được chẩn đoán và cắt amiđan tại khoa Tai Mũi Họng, bệnh viện<br />
Nhân Dân Gia Định từ 01/7/2008 đến 31/12/2008.<br />
Kết quả: Số đợt viêm tái phát > 4 lần/ năm là chỉ định cắt amiđan nhiều nhất ở người lớn.Tỉ lệ amiđan quá<br />
phát cao hơn xơ teo, với bề mặt có hốc chiếm đa số.Tăng sinh mô lympho là đặc điểm nổi bật trong viêm mạn thể<br />
quá phát. Xơ hoá là đặc điểm nổi bật trong thể amiđan xơ teo. Thấm nhập bạch cầu đa nhân là đặc điểm nổi bật<br />
đứng hàng thứ hai trong cả 2 thể quá phát và xơ teo, đặt ra vấn đề cần nghiên cứu lớn hơn về điều trị nội khoa<br />
trước mổ.<br />
Kết luận: Viêm tái phát là chỉ định cắt amiđan nhiều nhất ở người lớn. 100% các trường hợp có sang<br />
thương vi thể, được chẩn đoán là viêm amiđan mạn tính thông thường. Không có trường hợp nào viêm đặc hiệu<br />
hay ung thư tiềm ẩn (ung thư vi thể). Cần nghiên cứu lớn hơn về điều trị nội khoa trước mổ.<br />
Từ khóa: Viêm amidan, viêm amidan quá phát, dấu hiệu giải phẫu bệnh.<br />
<br />
ABTRACT<br />
HISTOPATHOLOGIC FEATURES OF CHRONIC TONSILITIS IN ADULDT’S PALATINE TONSILS<br />
RESECTED AT NHAN DAN GIA DINH HOSPITAL, HCMC<br />
Nguyen Nam Ha, Tran Dinh Kha, Nguyen Duy Tu, Huynh Huu Thuc<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 6 - 2009: 273 - 277<br />
Objective: Today, tonsilectomy is a surgery which has been done a great deal in many healthcare centers.<br />
However, there is not much to be mentioned in medicine literature about histoathology of chronic tonsillitis.<br />
Therefore, we have proceeded this survey to explore histopathologic features of undergone tonsilectomy in order to<br />
study the correspondence with clinic indications.<br />
Method: Cross-study analysis. The variables of the research include surgical indications, classification based<br />
on shape, surface, size, histopathologic diagnose of tonsils on 142 patients who have been diagnosed and operated<br />
at the Otolaryngology Department of Nhan Dan Gia Dinh hospital from 01st July 2008 to 31st December 2008.<br />
Results: Number of inflammation recurred: more than 4 times a year is the most found indication of<br />
tonsilectomy in adults. The proportion of hypertrophy tonsilitis is higher than fibrotic one. The most stand-out<br />
*Bộ môn Tai Mũi Họng, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch<br />
**Khoa Tai Mũi Họng, bệnh viện Nhân Dân Gia Định<br />
***Khoa Giai Phẫu Bệnh, bệnh viện Nhân Dân Gia Định<br />
Địa chỉ liên lạc: ThS Nguyễn Nam Hà ĐT: 0913.927.432 Email: hanguyennam@vnn.vn<br />
273<br />
<br />
histopathologic characteristics of chronic tonsillitis is hyperplasia of lymph tissue in chronic tonsillar hypertrophy<br />
as well as the fibrosing in hypotrophy tonsilitis. The second most prominent feature in hypertrophy as well as<br />
hypotrophy types is the infiltration of granulocytes which lays out some problems that we need to study more<br />
about medicine treatment before surgery.<br />
Conclusion: Most indications for tonsilectomy in adults are recurred tonsillitis cases. All have<br />
micropathologic features and have been diagnosed as common chronic tonsillitis. There no case with specific<br />
imflamation as well as dormant malignancy . Need to study more about medicine treatment before surgery.<br />
Keywords: Tonsilitis, hypertrophic tonsilitis, pathologic findings.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Viêm amiđan là một bệnh lý thường gặp trong chuyên khoa Tai Mũi Họng, không chỉ ở trẻ em mà<br />
còn ở người lớn. Tại Việt Nam, theo niên giám thống kê của Bộ Y tế năm 2002, trong các bệnh mắc cao<br />
nhất trên toàn quốc, viêm họng và viêm amiđan cấp đứng hàng thứ 2 (251,39 trường hợp mắc trên<br />
100.000 dân). Theo thống kê của bệnh viện Tai Mũi Họng TP. HCM năm 2007, viêm amiđan chiếm<br />
21% trong các bệnh Tai Mũi Họng.<br />
Hiện nay phẫu thuật cắt amiđan được thực hiện nhiều trong các cơ sở y tế. Có nhiều tài liệu và<br />
sách giáo khoa đề cập và bàn luận về chỉ định và các kỹ thuật cắt amiđan(1),(4),(5) . Tuy nhiên, có ít tài liệu<br />
trong nước cũng như nước ngoài đề cập đến giải phẫu bệnh amiđan viêm mạn tính(2)(6). Do vậy. chúng<br />
tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm khảo sát các đặc điểm giải phẫu bệnh của amiđan viêm mạn tính ở<br />
người lớn được cắt, góp phần tìm hiễu sự phù hợp của các chỉ định lâm sàng cắt amiđan.<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.<br />
<br />
Thời gian nghiên cứu<br />
Từ 01/7/2008 đến 31/12/2008.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Tất cả các bệnh nhân >15 tuổi bị viêm amiđan mạn tính được chẩn đoán và điều trị cắt amiđan tại<br />
khoa Tai Mũi Họng, bệnh viện Nhân Dân Gia Định (n=142).<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn mẫu<br />
Bệnh nhân >15 tuổi, không phân biệt giới tính.<br />
Được chẩn đoán lâm sàng là viêm amiđan mạn tính.<br />
Có chỉ định cắt amiđan: theo Hội TMH và Phẫu thuật Hoa Kỳ 2002, được thống nhất lại<br />
bởi Hội TMH Việt Nam tại Hội nghị Cần Thơ 2003.<br />
Đồng ý tham gia nghiên cứu.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Amiđan được chẩn đoán lâm sàng là ung thư: u sùi hoặc loét kèm thâm nhiễm cứng.<br />
Amiđan còn một phần hoặc cắt sót sau lần cắt trước.<br />
Bệnh nhân không trả lời đầy đủ các câu hỏi.<br />
Không đồng ý tham gia nghiên cứu.<br />
<br />
274<br />
<br />
Các biến số nghiên cứu<br />
Chỉ định cắt amiđan.<br />
Xếp loại hình dạng amiđan.<br />
Bề mặt amiđan.<br />
Kích thước amiđan.<br />
Giải phẫu bệnh vi thể.<br />
Chẩn đoán vi thể.<br />
<br />
Cách thu thập số liệu<br />
Hỏi bệnh nhân theo bảng câu hỏi soạn sẵn và khám bệnh nhân trước mổ.<br />
Lấy các mẫu amiđan đã được cắt: 2 amiđan bên trái và bên phải được cho vào 2 lọ<br />
formol 10% riêng biệt, gửi bệnh phẩm xuống khoa Giải phẫu bệnh của Bệnh viện Nhân Dân<br />
Gia Định.<br />
Ghi nhận kết quả giải phẫu bệnh của các mẫu amiđan.<br />
<br />
Công cụ thu thập số liệu<br />
Bảng thu thập số liệu đặc điểm lâm sàng.<br />
Phiếu xét nghiệm giải phẫu bệnh.<br />
<br />
Phương pháp xử lý và phân tích số liệu<br />
Số liệu thu thập được nhập vào máy tính.<br />
Quản lý và xử lý số liệu thống kê bằng chương trình Window Vista Excel.<br />
Kết quả được trình bày bằng các bảng và biểu đồ.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Có 142 ca được đưa vào nghiên cứu.<br />
<br />
Đặc điểm lâm sàng<br />
Bảng 1: Chỉ định cắt amiđan:<br />
Chỉ ñịnh<br />
Viêm tái phát hơn 4 lần/năm<br />
Tiền sử áp-xe quanh amiñan<br />
<br />
Số ca<br />
113<br />
11<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
79,6%<br />
7,7%<br />
<br />
Hơi thở hôi<br />
<br />
9<br />
<br />
6,3%<br />
<br />
Nhiều nốt sừng<br />
<br />
5<br />
<br />
3,5%<br />
<br />
Khó thở<br />
<br />
3<br />
<br />
2,1%<br />
<br />
Ngủ ngáy<br />
<br />
1<br />
<br />
0,7%<br />
<br />
Tổng số<br />
<br />
142<br />
<br />
100,0%<br />
<br />
Nhận xét: Hơn 3/4 trường hợp (79,6%) có chỉ định cắt amiđan là viêm tái phát nhiều lần.<br />
Bảng 2: Xếp loại hình dạng amiđan:<br />
Hình dạng<br />
Quá phát<br />
Xơ teo<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Số ca<br />
97<br />
45<br />
142<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
68,3%<br />
31,7%<br />
100,0%<br />
<br />
Nhận xét: Tỉ lệ amiđan quá phát (68,3%) cao gấp đôi xơ teo (31,7%).<br />
<br />
275<br />
<br />
Bảng 3: Phân độ amiđan quá phát<br />
Quá phát<br />
<br />
Số ca<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
<br />
Độ 1<br />
Độ 2<br />
Độ 3<br />
Độ 4<br />
Tổng số<br />
<br />
27<br />
44<br />
25<br />
1<br />
97<br />
<br />
27,8%<br />
45,4%<br />
25,8%<br />
1,0%<br />
100,0%<br />
<br />
Nhận xét: Gần 1/2 trường hợp (45,4%) có amiđan quá phát độ 2.<br />
Bảng 4: Bề mặt amiđan<br />
Bề mặt<br />
Trơn láng<br />
Hốc bã<br />
Nốt sừng<br />
Sùi<br />
Loét<br />
<br />
Số ca<br />
18<br />
119<br />
5<br />
0<br />
0<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
12,7%<br />
83,8%<br />
3,5%<br />
0,0%<br />
0,0%<br />
<br />
Nhận xét: Hơn 3/4 trường hợp (83,8%) bề mặt amiđan có hốc bã.<br />
<br />
Đặc điểm giải phẫu bệnh<br />
Bảng 5: Kích thước amiđan<br />
Quá phát<br />
<br />
Xơ teo<br />
<br />
Kích thước<br />
(cm)<br />
<br />
Trái<br />
<br />
Phải<br />
<br />
Trái<br />
<br />
Phải<br />
<br />
Dài<br />
<br />
2,63<br />
<br />
2,64<br />
<br />
2,33<br />
<br />
2,31<br />
<br />
Ngang<br />
<br />
1,97<br />
<br />
2,00<br />
<br />
1,85<br />
<br />
1,82<br />
<br />
Dày<br />
<br />
1,33<br />
<br />
1,39<br />
<br />
1,3<br />
<br />
1,29<br />
<br />
Bảng 6: Giải phẫu bệnh vi thể<br />
Sang thương<br />
<br />
Quá phát<br />
(n=97)<br />
<br />
Xơ teo<br />
(n=45)<br />
<br />
Số ca<br />
<br />
%<br />
<br />
Số ca<br />
<br />
%<br />
<br />
Có sang thương<br />
<br />
97<br />
<br />
100,0%<br />
<br />
45<br />
<br />
100,0%<br />
<br />
Tăng sinh mô<br />
Lympho<br />
<br />
88<br />
<br />
90,7%<br />
<br />
23<br />
<br />
51,1%<br />
<br />
Lot biểu mô<br />
<br />
34<br />
<br />
35,1%<br />
<br />
12<br />
<br />
26,7%<br />
<br />
Thấm nhập bạch<br />
cầu ña nhân<br />
<br />
71<br />
<br />
73,2%<br />
<br />
31<br />
<br />
68,9%<br />
<br />
Sừng hố biểu mô<br />
<br />
24<br />
<br />
24,7%<br />
<br />
4<br />
<br />
8,9%<br />
<br />
Xơ hoá<br />
<br />
15<br />
<br />
15,5%<br />
<br />
41<br />
<br />
91,1%<br />
<br />
Không có sang<br />
thương<br />
<br />
0<br />
<br />
0,0%<br />
<br />
0<br />
<br />
0,0%<br />
<br />
Nhận xét:<br />
- 100% các trường hợp có sang thương trên giải phẫu bệnh vi thể.<br />
- Tăng sinh mô lympho (90,7%) là đặc điểm nổi bật trong thể amiđan quá phát. Xơ<br />
hoá (91,1%) là đặc điểm nổi bật trong thể amiđan xơ teo.<br />
- Thấm nhập bạch cầu đa nhân là đặc điểm nổi bật đứng hàng thứ hai trong cả 2 thể quá<br />
phát và xơ teo (73,2% và 68,9%).<br />
<br />
276<br />
<br />
Chẩn đoán vi thể<br />
100% các trường hợp được chẩn đoán là viêm amiđan mạn tính thông thường. Không<br />
có trường hợp nào viêm đặc hiệu hay ung thư tiềm ẩn (ung thư vi thể).<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Về chỉ định cắt amiđan<br />
Số đợt viêm tái phát > 4 lần/ năm là chỉ định cắt amiđan nhiều nhất (77,5%). Đối với một<br />
số bệnh nhân trong số này làm mất sổ sức khoẻ, không ghi nhận được chẩn đoán của những<br />
lần khám trước, chúng tôi ghi nhận số lần đau họng kèm sốt tái phát và amiđan có hình<br />
dạng viêm mạn tính.<br />
Theo nghiên cứu của Lê Trí, lý do đến khám nhiều nhất của bệnh nhi viêm amiđan mạn<br />
là đau họng và sốt nhiều lần, chiếm tỉ lệ 90,4%(2).. Như vậy, số đợt viêm tái phát nhiều lần<br />
thường gặp nhất ở người lớn và trẻ em.<br />
Ngủ ngáy và khó thở chiếm tỉ lệ 2,8%. Tỉ lệ này thấp hơn tỉ lệ ngủ ngáy và khó thở ở trẻ<br />
em (12,4%, Lê Trí). Sự thấp hơn này sẽ được bàn luận ở phần hình dạng và phân độ quá<br />
phát amiđan ngay sau đây.<br />
<br />
Về xếp loại hình dạng và phân độ quá phát<br />
Tỉ lệ amiđan quá phát (68,3%) cao gấp đôi xơ teo (31,7%). Tuy nhiên, trong nghiên cứu<br />
này, amiđan quá phát ở người lớn chủ yếu là độ 2 (45,4%), nên chỉ định cắt amiđan do ngủ<br />
ngáy và khó thở ở người lớn không nhiều (2,8%). Trong nghiên cứu của Lê Trí, 100%<br />
amiđan viêm mạn ở trẻ em là thể quá phát, nên cắt amiđan do ngủ ngáy và khó thở chiếm tỉ<br />
lệ cao hơn (12,4%)(2).<br />
<br />
Về đặc điểm bề mặt amiđan<br />
Tỉ lệ cao của bề mặt có hốc bã (83,8%) là phù hợp với đặc tính viêm mạn của amiđan.<br />
Chúng ta không nhìn thấy được các khe (crypts) ở amiđan bình thường. Quá trình viêm<br />
mạn tái đi tái lại làm cho các khe dãn ra do chứa đầy mủ và lớp tế bào biểu mô, giống chất<br />
bã đậu. Chất bã đậu bong ra để lại các hốc bã(3).<br />
Trong mẫu nghiên cứu này, chúng tôi lưu ý 5 trường hợp (3,5%) có nhiều nốt sừng trên<br />
bề mặt amiđan. Các nốt sừng màu trắng, được cho là mủ trên amiđan, làm cho bệnh nhân lo<br />
sợ khi tình cờ soi gương. Các nốt sừng này khác với mủ hoặc chất bã là không thể gỡ ra khỏi<br />
amiđan được. Hồi cứu cho thấy các amiđan này đều quá phát (độ 2 hoặc 3), không gây triệu<br />
chứng hoặc chỉ gây nuốt vướng do amiđan quá phát.<br />
<br />
Về giải phẫu bệnh vi thể<br />
100% các trường hợp có sang thương trên giải phẫu bệnh vi thể. Các hình thái sang<br />
thương này cũng đã được nghiên cứu bởi Serdar Ugras và cộng sự (Thổ Nhĩ Kỳ). Nhóm<br />
nghiên cứu này đã cố gắng đưa ra tiêu chuẩn giải phẫu bệnh cho viêm amiđan mạn(6).<br />
Tăng sinh mô lympho (90,7%) là đặc điểm nổi bật trong viêm mạn thể quá phát. Xơ hoá<br />
(91,1%) là đặc điểm nổi bật trong thể amiđan xơ teo. Lê Trí cũng nhận thấy: “toàn bộ số ca<br />
khảo sát đều có xơ hoá hoặc tăng sản dạng limphô”(2).<br />
<br />
277<br />
<br />