Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU BỆNH – LÂM SÀNG BỆNH MÔ BÀO <br />
LANGERHANS Ở TRẺ EM <br />
Trần Thanh Tùng*, Hưá Thị Ngọc Hà** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và giải phẫu bệnh và mối liên quan với các thể <br />
bệnh mô bào Langerhans ở trẻ em. <br />
Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu gồm 80 trường hợp <br />
bệnh mô bào Langerhans đã được chẩn đoán tại bệnh viện Nhi Đồng I từ 01/01/2005 – 31/12/2011 với S100 <br />
hoặc CD1a dương tính. <br />
Kết quả: Bệnh xảy ra ở trẻ em từ 8 ngày đến 11 tuổi. Tuổi trung bình 2,7. Đỉnh tuổi là 1 tuổi (48,8%). Tỉ lệ <br />
nam: nữ là 1,4. Lý do đến khám nhiều nhất là nổi u hay sưng (47,6%). Triệu chứng lâm sàng rất đa dạng <br />
thường gặp nhất là u chiếm 41,3%, kế đến là sốt 37,5%, tổn thương da 30%, gan to 28,8%, lách to 25%, hạch to <br />
và tổn thương hệ tạo máu 23,8%, chảy mủ tai 11,3%. Ở da ban xuất huyết chiếm nhiều nhất (21,3%). Tổn <br />
thương xương là 41,3%, nhiều nhất là xương sọ 23,9%. Bệnh đơn hệ thống chiếm 63,8%, nhiều nhất là thể một <br />
xương 42,5%. Bệnh đa hệ thống chiếm 36,3%, nhiều nhất là thể có tổn thương cơ quan nguy cơ 30%. Chẩn <br />
đoán lâm sàng phù hợp với giải phẫu bệnh 53,8% và không phù hợp 46,3%. Ở da, tổn thương ở lớp bì nông <br />
91,7%, hướng thượng bì 87,5%, phản ứng tăng sinh 91,7%. Ở hạch, 100% xảy ra ở xoang hạch, đại bào hiện <br />
diện 33,3%. Ở xương và phần mềm, chủ yếu là phản ứng u hạt, số lượng tế bào viêm tăng lên, đặc biệt là bạch <br />
cầu ái toan. <br />
Kết luận: Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tuổi trung bình, tỉ lệ sốt, tỉ lệ tổn thương da, tỉ lệ tổn <br />
thương xương, phản ứng tăng sinh, phản ứng u hạt, tỉ lệ BCAT, BCTT, mô bào và hoại tử trong nhóm đơn hệ <br />
thống và nhóm đa hệ thống. <br />
Từ khóa: bệnh mô bào Langerhans, trẻ em <br />
<br />
ABSTRACT <br />
CLINICAL PATHOLOGICAL CHARACTERISTICS OF <br />
LANGERHANS CELL HISTIOCYTOSIS IN CHILDREN <br />
Tran Thanh Tung, Hua Thi Ngoc Ha <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 108 ‐ 114 <br />
Objective: To determine the clinical presentation, radiologic and laboratory findings, pathological features <br />
of Langerhans cell histiocytosis and its subtypes in a pediatric population. <br />
Method and material: A cross‐sectional study of 80 cases of Langerhans cell histiocytosis diagnosed in <br />
Children’s Hospital N1 from 01/2005 to 31/2011. All cases were confirmed by immunopositivity for S100 or <br />
CD1a. <br />
Results: The patients age ranged from 8 days to 11 years old (mean: 2.7 years, peak of age: 1 year) with a <br />
ratio of male to female of 1:4. The most common reason for hospitalization was a mass or swelling (47.6%). A <br />
wide range of clinical symptoms was documented with the presence of a tumor being the most common (41.3%), <br />
<br />
* Khoa Giải phẫu bệnh – BV Nhi Đồng 1 – TP. HCM <br />
** Bộ môn Giải phẫu bệnh – Đại học Y Dược TP. HCM <br />
Tác giả liên lạc: ThS. Trần Thanh Tùng <br />
ĐT: 0937.057.023 <br />
<br />
108<br />
<br />
Email: bstunggpb@yahoo.com <br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
followed by fever (37.5%), skin lesions (30%), hepatomegaly (28.8%), spleenomealy (25%), lymphadenopathy <br />
and hematopoietic lesions (23.8%), and otorrhea (11,3%). The most common cutaneous manifestation was <br />
purpura (21,3%). Bone involvement was observed in 41.3% of the cases with the skull being the most frequently <br />
involved bone. Single system LCH was the clinical presentation in 63.8% of the patients, most commonly as a <br />
single osseous lesion (42.5%). Multisystem LCH was noted in 36.3% of the cases, most frequently as <br />
involvement of risk organs (30%). A correlation between clinical diagnosis and pathological findings were <br />
documented in 53.8% of the cases. In the skin, the lesions were seen in the superficial dermis (91.7%), <br />
epidermotrophism (87.5%), and as a proliferative reaction (91.7%). In the lymph nodes, sinus involvement was <br />
observed in all cases whereas multinucleated giant cells were identified in 33.3% of the cases. Involvement of bone <br />
and soft tissue was primarily characterized by a granulomatous reaction associated with an increase of <br />
inflammatory cells, particularly eosinophils. <br />
Conclusion: Our study demonstrated a statistically significant difference in the mean age, fever rate, skin <br />
and bone lesions, proliferative and granulomatous reaction, eosinophils, neutrophils, histiocytes, and necrosis <br />
between the single‐system and multisystem type of LCH in children. <br />
Key words: Langerhans cell histiocytosis, children <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
<br />
Bệnh mô bào Langerhans mà trước đây gọi <br />
là bệnh mô bào X, là một bệnh lí hiếm <br />
gặp(10,19,20,22). Tần suất bệnh khoảng 5 phần <br />
triệu(6). Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, đa số các <br />
trường hợp xảy ra ở trẻ em(15,20,21), đỉnh tuổi từ <br />
3‐6 tuổi(3,11,19,23). Tại Khoa Giải phẫu bệnh ‐ <br />
Bệnh viện Nhi Đồng I hàng năm có từ 10 đến <br />
20 ca với bệnh cảnh lâm sàng đa dạng, giới <br />
hạn từ tổn thương đơn độc đến tổn thương đa <br />
cơ quan, đa hệ thống(14,15,22). Chẩn đoán lâm <br />
sàng và giải phẫu bệnh thường khó khăn(6), vì <br />
ngoài tỉ lệ bệnh thấp, thường các tổn thương <br />
biểu hiện dưới những tình trạng bệnh lí <br />
thường gặp như viêm tai ngoài, viêm tai giữa, <br />
viêm tuyến nước bọt cấp, viêm hạch, hồng <br />
ban, chàm, sốt kéo dài… Do đó bệnh rất dễ bỏ <br />
sót hay chẩn đoán nhầm(22), đặc biệt trong <br />
những trường hợp tổn thương đơn độc việc <br />
chẩn đoán chậm trễ có thể làm cho 10% bệnh <br />
có thể tiến triển sang thể bệnh nặng hơn(6) mà <br />
tỉ lệ tử vong có thể lên tới 66%(9), trong khi đa <br />
số các thể đơn độc có tiên lượng sống còn đến <br />
95% các trường hợp(21). Vì thế chúng tôi thực <br />
hiện đề tài này với mong muốn qua mô tả <br />
những đặc điểm giải phẫu bệnh ‐ lâm sàng của <br />
bệnh, sẽ giúp cải thiện chẩn đoán, góp phần <br />
tích cực cho điều trị và tiên lượng. <br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh <br />
<br />
80 bệnh nhi có chẩn đoán bệnh mô bào <br />
Langerhans tại khoa Giải phẫu bệnh Bệnh viện <br />
Nhi Đồng I TPHCM từ 01/01/2005 – 31/12/2011 <br />
với S100 hoặc CD1a dương tính. <br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu <br />
Mô tả hàng loạt ca. <br />
<br />
Các bước tiến hành <br />
Hồi cứu hồ sơ: Thu thập các số liệu từ hồ sơ <br />
bệnh án. <br />
Khảo sát các đặc điểm giải phẫu bệnh bằng <br />
cách đọc lại các tiêu bản mô học. <br />
Nhuộm hóa mô miễn dịch với S100 và hoặc <br />
CD1a theo phương pháp gián tiếp trên khối vùi <br />
nến, kèm lam chứng dương. <br />
Sử dụng kháng thể S100, mã số Z0311 và <br />
CD1a, mã số M3571 của DAKO. <br />
Đánh giá hóa mô miễn dịch với S100 và <br />
CD1a dựa trên số lượng và cường độ tế bào bắt <br />
màu theo 3 mức độ ít, vừa, nhiều. <br />
<br />
Xử lí số liệu <br />
Bằng phần mềm SPSS 19. <br />
<br />
109<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
KẾT QUẢ & BÀN LUẬN <br />
<br />
Tổn thương xương <br />
<br />
Tuổi <br />
<br />
Tỉ lệ tổn thương xương trong nghiên cứu <br />
này 41,3%, phù hợp với nghiên cứu của Zhu Li <br />
(38,78%)(15), nhưng thấp hơn so với Davidson <br />
(61%)(3), Singh 70%(32), Kilpatrick (73%)(11) và Jia <br />
Wang (73,1%)(19). Tổn thương xương trong <br />
nghiên cứu này thấp hơn so với các tác giả khác <br />
có thể là do rất nhiều bệnh nhi không được chụp <br />
kiểm tra xương (47%), nếu có chỉ chụp khu trú 1 <br />
vùng mà bác sĩ lâm sàng nghi ngờ có tổn <br />
thương. Hầu như tất cả các xương đều có thể bị <br />
ảnh hưởng. <br />
<br />
Bệnh mô bào Langerhans trong nghiên cứu <br />
này xảy ra ở trẻ em từ 8 ngày đến 11 tuổi. Tuổi <br />
trung bình 2,69. Đỉnh tuổi là 1 tuổi (48,8%). <br />
Nhóm tuổi cao nhất tập trung dưới 4 tuổi <br />
(72,5%). Tuổi càng tăng tỉ lệ mắc càng giảm <br />
(Bảng 1). <br />
Bảng 1: Số ca mắc bệnh theo tuổi. <br />
Tuổi 1<br />
Số ca 38<br />
<br />
2<br />
13<br />
<br />
3<br />
7<br />
<br />
4<br />
6<br />
<br />
5<br />
5<br />
<br />
6<br />
3<br />
<br />
7<br />
2<br />
<br />
8<br />
3<br />
<br />
9<br />
1<br />
<br />
10<br />
1<br />
<br />
11<br />
1<br />
<br />
Tuổi lúc chẩn đoán thấp nhất trong nghiên <br />
cứu này là 8 ngày, tương tự với tác giả Jia Wang <br />
13 ngày(19) và Zhu Li 4 giờ(15). Tuổi trung bình là <br />
2,69 tuổi, hơi thấp hơn so với các tác giả Gong <br />
3,5 tuổi(5), Jia Wang 4,2 tuổi(19), Davidson 5 tuổi(3), <br />
Kilpatrick 6,4 tuổi(11). Theo J A Salotti giới hạn từ <br />
0,09 – 15,1 tuổi(17). Nhóm tuổi thường gặp cao <br />
nhất là dưới 4 tuổi, phù hợp với Kasper đỉnh <br />
tuổi từ 2 đến 4 tuổi(10). Đỉnh tuổi trong nghiên <br />
cứu này là 1 tuổi (48,8%) thấp hơn so với Jia <br />
Wang 3‐6 tuổi(19). <br />
<br />
Giới <br />
Nữ chiếm 30 (38%). Nam chiếm 50 (62%). Tỉ <br />
lệ nam: nữ là 1,4. Tỉ lệ này hơi thấp hơn so với <br />
các tác giả Kilpatrick(11) và Jia Wang là 1,6(19), <br />
Davidson là 1,9(3), Gong là 1,8(5). Theo Salotti tỉ lệ <br />
nam nữ 1,5:1, gia tăng tới 2,7:1 ở trẻ 10‐14 tuổi(17). <br />
<br />
Triệu chứng lâm sàng <br />
Triệu chứng lâm sàng rất đa dạng, thường <br />
gặp nhất là u hay sưng trên cơ thể là 47,6%, đặc <br />
biệt ở vùng đầu mặt (37,5%), phù hợp với <br />
Kilpatrick là 48% sưng mô mềm(11). Các đặc điểm <br />
lâm sàng khác như tổn thương xương 41,3%, sốt <br />
37,5%, tổn thương da 30%, gan lách to 28,8%, <br />
hạch to 23,8%, chảy mủ tai 11,3%, tiêu chảy và <br />
đau nơi u 10%. U vùng đầu chiếm hơn 90%. Tổn <br />
thương da thường gặp ở nhiều nơi (45%) như ở <br />
đầu, thân, lòng bàn tay ‐ bàn chân. Loại tổn <br />
thương da thường là ban (58%) và sẩn (34%). <br />
Hạch đầu cổ chiếm nhiều nhất 68%. <br />
<br />
110<br />
<br />
Trong nghiên cứu này tổn thương chiếm <br />
nhiều nhất là xương sọ 23,9%, kế đến là xương <br />
hàm 5%, xương đùi 5%, xương chày và xương <br />
khác 3,8%. 97% là tổn thương kiểu hủy xương. <br />
So với tác giả Kilpatrick(11) và Lau(13) (Bảng 2), tỉ <br />
lệ tổn thương các xương đều thấp hơn, đặc biệt <br />
xương cột sống trong nghiên cứu này là 0% so <br />
với 8% và 12% của Kilpatrick và Lau(11,13). <br />
<br />
Tổn thương da <br />
Tổn thương da trong nghiên cứu này chiếm <br />
30% bằng với tác giả Hussein(8), thấp hơn so với <br />
Kasper(10) là 50%, và Zhu Li 55,5%(15), nhưng cao <br />
hơn so với Kilpatrick 13%(11), Singh 25%(18). Trong <br />
đó da đầu 18,8%, thân 20%, chi 12,5%. Tổn <br />
thương da nhiều nơi là 13,8%. Ban xuất huyết <br />
chiếm nhiều nhất (21,3%), sẩn (12,5%). <br />
Bảng 2: So sánh tỉ lệ tổn thương xương ở các vị trí. <br />
(11)<br />
<br />
Xương sọ<br />
Xương hàm<br />
Xương đùi<br />
Xương chày<br />
Xương chậu<br />
Cột sống<br />
<br />
NC này (%) Kilpatrick<br />
23,9<br />
27<br />
5<br />
11<br />
5<br />
13<br />
3,8<br />
0<br />
1,3<br />
10<br />
0<br />
8<br />
<br />
(%)<br />
<br />
Lau(12) (%)<br />
50<br />
0<br />
18<br />
0<br />
17<br />
12<br />
<br />
Tổn thương hạch <br />
Trong nghiên cứu này, hạch to là 23,8%, <br />
trong đó hạch đầu cổ 16,3%, hạch nách 5%, hạch <br />
bẹn, hạch ổ bụng 2% và hạch nhiều nơi 2,5%. <br />
Theo Glotzbecker hạch to gặp ít hơn 10%, <br />
thường ở vùng đầu cổ(4). Theo Zhu Li 30,7% <br />
hạch khu trú hay toàn thân(15). <br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
Tổn thương ở vị trí đặc biệt <br />
Trong nghiên cứu này, tuy có 28,9% có tổn <br />
thương xương sọ trên X quang nhưng không có <br />
MRI để đánh giá có ăn lan vào mô mềm hay <br />
không nên không đủ tiêu chuẩn để xác định. <br />
Những tổn thương khác được ghi nhận như <br />
chảy mủ tai 11,3%, lồi mắt 2,5%, loét miệng <br />
3,8%. Theo Singh chảy mủ tai 10%, rụng răng <br />
5%(18). Theo Kilpatrick chảy mủ tai và giảm thính <br />
lực 7%(11). Theo Zhu Li, chảy mủ tai 13,4%(15). <br />
<br />
Tổn thương các cơ quan nguy cơ <br />
Tổn thương gan và lách <br />
Trong nghiên cứu này, tổn thương gan là <br />
28,8%, lách 25%. Tỉ lệ này thấp hơn so với <br />
nghiên cứu của Zhu Li có tổn thương gan 52,3% <br />
và lách 48,3%(15). <br />
Tổn thương hệ tạo máu <br />
50% có Hemoglobin giảm, 6,3% có số lượng <br />
bạch cầu giảm, 25% có số lượng tiểu cầu giảm. <br />
Theo Hội mô bào, tổn thương đến hệ tạo <br />
máu khi có giảm hai trong ba dòng tế bào <br />
máu(7). Trong nghiên cứu này, có 23,8% tổn <br />
thương đến hệ tạo máu, trong đó 73,7% giảm <br />
dòng hồng cầu và tiểu cầu, 16% giảm ba dòng, <br />
10,3% giảm hai dòng bạch cầu và tiểu cầu. <br />
Theo Zhu Li 48,5% Hb giảm, 14% bạch cầu <br />
giảm, 15% tiểu cầu giảm(15). <br />
<br />
Chẩn đoán lâm sàng <br />
Chẩn đoán lâm sàng phù hợp với giải phẫu <br />
bệnh 53,8% chủ yếu trong bệnh đa hệ thống <br />
83,3% và không phù hợp 46,3% chủ yếu trong <br />
nhóm bệnh đơn hệ thống 58,8%. Điều này có thể <br />
là do bệnh đơn hệ thống có triệu chứng lâm <br />
sàng nghèo nàn còn trong bệnh đa hệ thống có <br />
nhiều triệu chứng nặng như thiếu máu, gan lách <br />
to. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p <br />